“Ma trận nước” của Bắc Kinh

07 Tháng Chín 201710:00 CH(Xem: 9673)

                                          “MA TRẬN NƯỚC” CỦA BẮC KINH


thuy-dien-trung-quoc-bom-no-cham-tren-dau-viet-nam_92319780                                         Đập thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc



Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 

 


BẮC KINH MUỐN TRANH GIÀNH CÁC NGUỒN NƯỚC Ở CHÂU Á:

 

Châu Á hiện nay có tỷ lệ nước ngọt cung ứng trên đầu người kém hơn bất cứ lục địa nào trên thế giới với 2 quốc gia đông dân nhất trên hành tinh là TQ và Ấn Độ, với sự thiếu nước ngọt trầm trọng dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2040 - 2050. Sự tranh giành các nguồn nước ngọt có thể sẽ ra các cuộc xung đột vũ trang, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình thế giới và sự ổn định lâu dài tại Châu Á - TBD. Cuộc chiến tranh giành nguồn nước thực sự đã bắt đầu mà TC là kẻ gây hấn bằng cách tái điều chỉnh các dòng sông chảy xuyên biên giới. Bắc Kinh dùng “MA TRẬN NƯỚC” làm vũ khí chiến lược nhằm khẳng định sự kiểm soát và ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trên toàn cõi Châu Á - TBD.

 

Bắc Kinh đang ở vị thế địa chính trị rất thuận lợi để thực hiện chiến lược đầy tham vọng này, bằng cách khống chế tuyệt đối các lưu vực sông Mekong và sông Brahmaputra, con sông huyết mạch giữa Bangladesh và Bắc Ấn Độ. Bắc Kinh đã xây nhiều đập nhất trên thế giới và Bắc Kinh cho rằng họ có quyền sử dụng những dòng sông chảy qua lãnh thổ của họ và họ muốn làm gì thì làm để kềm chế các dòng chảy qua biên giơí các nước láng giềng. Trên thực tế, họ đã xây những con đập khổng lồ trên sông Mekong chảy ra khỏi lãnh thổ  Hoa Lục.

 

Đối với Ấn Độ, Bắc Kinh vừa mới chặn dòng một nhánh của sông Brahmaputra bằng cách xây con đập trong dự án thủy điện lớn ở Tây Tạng và nước này đang tiếp tục ngăn đập trên một nhánh khác của sông Brahmaputra nhằm tạo ra một loạt các hồ nhân tạo chứa nước ngọt. Bắc Kinh đã hoàn tất xây dựng 6 siêu đập thủy điện trên dòng sông Mekong chảy vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà tác động của nó ở hạ lưu đã nhận thấy rõ ràng ảnh hưởng của nó. Nhưng, thay vì hạn chế việc xây đập, Bắc Kinh lại đang tích cực xây dựng thêm nhiều đập trên sông Mekong.

 

Tương tự nguồn cung cấp nước ngọt ở khu vực Trung Á phần lớn cạn kiệt cũng đang chịu nhiều sức ép khi bị Bắc Kinh chiếm đoạt ngày càng nhiều nước từ sông Illy. Hồ Balkahsh của Kazakhstan đang có nguy cơ bị thu hẹp dần. Bắc Kinh cũng lên kế hoạch uốn dòng sông Irtysh, con sông cung cấp nước ngọt cho thủ đô Astana của Kazakhstan và cung cấp nước cho sông Ob của Nga. Bắc Kinh đang mở rộng vô tội vạ các hoạt động năng lượng sản xuất nông nghiệp của TC tại Tân Cương, chúng đầu độc các nguồn nước bằng những thứ hóa chất độc hại và phân bón.

 

Trong khi đó tại Lào với mục tiêu xuất khẩu thủy điện, đặc biệt là cho Hoa Lục. Chính phủ Lào vừa thông báo với Campuchia và VN về quyết định tiếp tục dự án gây tranh cải thứ ba của mình là con đập 912 MW Pak Beng. Trước đó, Lào đã bất chấp các lo ngại trong khu vực về sự thay đổi dòng chảy tự nhiên để thúc đẩy các dự án xây đập Xayaburi và Don Sahong.

 

20% dân số thế giới có khoảng 1,5 tỷ người sẽ nạn nhân đầu tiên của khủng khoảng nước trên thế giới lần nầy. Khoảng 600 triệu người đã bắt đầu hứng chịu tình trạng khát nước ngọt. Cuối cùng, 60% bề mặt trên trái đất sẽ bị biến đổi. Trước tiên, sự cạn kiệt nguồn nước sẽ đe dọa cả thị trường thực phẩm ở Mỹ lẫn toàn cầu, nhất là những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ…dẫn đến giá lương thực trên thế giới sẽ tăng cao, đặt rủi ro cho thị trường lương thực toàn cầu và làm mất cân bằng tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra tình trạng bất ổn xã hội…Hoa Lục sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng với hơn 87.000 con đập lớn nhỏ. Bắc Kinh đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỷ người ở các nước hạ nguồn phương nam.

 

BẮC KINH MUỐN ĐỘC CHIẾM DÒNG SÔNG MEKONG:

 

Trên dãy núi Himalaya hùng vĩ là những đập thủy điện đã và đang được Bắc Kinh xây dựng và đưa vào hoạt động. Đây là những đập thủy điện có khả năng trữ lượng hàng tỷ thước khối nước để đáp ứng nhu cầu về điện năng nhằm giảm sự phụ thuộc vào than đá gây ô nhiễm. Theo National Interest, vào năm 1949, TC chỉ có chưa tới 40 đập thủy điện nhỏ, nhưng bây giờ số lượng đập ở Hoa Lục nhiều hơn của Hoa Kỳ, Brazil và Canada cộng lại. Chỉ tính riêng trên dòng Mekong, Bắc Kinh đã xây 7 con đập khổng lồ và đang lên kế hoạch tiếp tục xây thêm 21 con đập nữa, đe dọa đối với các quốc gia vùng hạ lưu như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên và Việt Nam.

 

Những con đập ở khu vực ở khu vực Tây Tạng có thể gây thảm họa cho Ấn Độ như nạn động đất, đất chuồi, lũ lụt…Nhà nghiên cứu khí hậu Milap Chandra Sharma - ĐH Jawaharlal Nerhu của Ấn Độ - nhận định rằng, các quốc gia láng giềng phương nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về nguồn nước; bởi lẽ, trước đây Ấn Độ từng chịu thiệt nặng nề tới hơn 30 triệu USD khi các con đập của TC bất ngờ xả lũ. Những trận lũ quét kinh hoàng khiến 500.000 người ở miền Đông bắc Ấn Độ mất nhà mất cửa, sống cảnh màn trời chiếu nước.

 

Theo The National Interrest, mỗi năm khi Hoa Lục vào mùa mưa, các quốc gia láng giềng hạ nguồn sông Mekong rơi vào tình trạng báo động, vì những con đập trên thượng nguồn bất ngờ xả lũ mà ít khi được Bắc Kinh thông báo trước. Ngoài lũ lụt ra, các đập thủy điện của TC cũng được cho là nguyên nhân của những đợt hạn hán khắc nghiệt nếu không được mấy con đập xả nước.

 

Báo South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh dù có mở cửa đập xả nước xuống khu vực hạ lưu để chứng minh “quyền lực tuyệt đối về môi trường”, nhưng động thái này chỉ là hành động lơ là chiếu lệ và không thể làm dịu mối nghi ngờ về chính sách “ngoại giao nguồn nước” của Bắc Kinh. Điển hình là đã xả nước từ đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam từ ngày 15/3 đến ngày 10/4/2016. Bộ Ngoại Giao nước này còn khẳng định có thể sẽ tiếp tục xả nước từ con đập trên cho đến khi “mùa nước thấp” kết thúc. Các nước Đông Nam Á đang hứng chịu những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua do nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu từ dòng Mekonh bị giảm mạnh hàng năm.

 

Báo Mizzima của Myanmar cho rằng, Bắc Kinh cho xả nước nhằm chứng tỏ quyền lực của nước này trong việc nắm giữ môi trường ở lưu vực sông Mekong. Nhiều chuyên gia cho rằng, các tai họa về môi trường xảy ra là do Bắc Kinh dùng ưu thế của mình để gây ảnh hưởng bất lợi đối với những quốc gia láng giềng phía nam. Những con sông bắt nguồn từ thượng nguồn Hoa Lục tác động lớn đến đời sống người dân Nam Á là nguồn cung cấp nước uống, tưới tiêu, đánh bắt cá và cả vận chuyển đường thủy. Với việc kiểm soát dòng chảy sông Mekong được xem là dòng sông huyết mạch trong khu vực. Bắc Kinh từng nhiều lần bị cáo buộc đã lạm dụng quyền lực. Bắc Kinh phớt lờ những lời cáo buộc này và tiếp tục sử dụng dòng Mekong như một chìa khoá để mặc cả và làm áp lực chính trị về mặt ngoại giao, ông Tanasak Phosrikun, một nhà hoạt động về sông Mekong ở Thái Lan, nhận xét.

 

Sông Mekong là một trong những con dài nhất thế giới có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2 dòng sông của hàng triệu người sống dưới hạ nguồn, nơi dòng sông chảy qua 5 nước như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN gây ra nhiều vùng khí hậu khác nhau, nhưng cội nguồn về mặt địa lý đều nằm ở trên thượng nguồn cao nguyên Tây Tạng. Người Tây Tạng cho rằng linh hồn sông nằm ở nơi mà họ gọi là “Dza Chu” (dòng sông của những tản đá) chảy ra từ hồ Zaxiqiwa thần bí ở cao nguyên Tây Tạng rất cao và rất khô.

 

Ủy hội sông Mekong đưa ra nhiều cảnh cáo hạn chế và ngưng quá trình xây đập trên sông Mekong để bảo đảm sự phát triển bền vững của tất cả các nước hạ nguồn mà con sông này chảy qua. Theo sự tính toán của Ủy hội sông Mekong, lợi ích thu được từ việc phát triển thủy điện kém xa rất nhiều so với tổn thất mà nó gây ra, cụ thể về biến đổi môi trường, thiệt hại về nghề cá, thiệt hại nông nghiệp, sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật…

 

Tuy nhiên, sự cảnh báo và các kiến nghị của Ủy hội sông Mekong bị hoàn toàn vô hiệu hóa với lập luận ngạo mạn, ngang ngược và cực kỳ ngu xuẩn của những lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”. Thái độ hoàn toàn vô trách nhiệm của TC đã vô hiệu hóa các nỗ lực bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông quốc tế Mekong. Nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, gây nên tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng lên đang đe dọa sự sống còn đến vùng ĐBSCL của VN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

 

ẤN ĐỘ LO BẮC KINH BỨC TỬ SÔNG BRAHMAPUTRA:

 

Sông Yarlung Zangbo từ phía Hoa lục chảy sang Ấn Độ được gọi bằng tên Brahmaputra (Tây Tạng gọi là Yarlung Tsango) chảy từ dãy Himalaya qua các nước TC, Ấn Độ và Bangladesh, từ lâu nó đã trở thành một mục tiêu trọng điểm của cuộc chiến giữa Ấn Độ và TC. Bắc Kinh được cho là đang lên kế hoạch xây 25 dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Brahmaputra, trong đó có khả năng Bắc Kinh xây dựng nhà máy thủy điện khổng lồ tại Medog, gần khu vực Great Bend cũng thuộc lưu vực sông Brahmaputra. Nếu dự án nầy được triển khai thì đập thủy điện nầy sẽ còn lớn gấp đôi đập Tam Hiệp hiện nay. Ấn Độ lo ngại dự án này thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông sẽ gây hậu quả môi sinh nghiêm trọng hoặc thậm chí là một “vũ khí chiến lược” nhằm chống lại New Delhi do một phần lớn nước tưới của sông chảy qua lãnh thổ Ấn Độ.

 

Theo tờ TopYaps, TC và Ấn Độ luôn chia sẻ cho nhau những dữ liệu thủy văn về lượng nước của các con sông bắt nguồn từ Hoa Lục chảy qua lãnh thổ Ấn Độ. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 5/2017, Bắc Kinh đã ngưng việc chia sẻ dữ liệu này. Giới chức Ấn Độ cho rằng, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn lũ lớn, có thể nhấn chìm miền đông Ấn Độ. Trận lũ lụt giữa tháng 8/2017 vừa qua đã khiến hàng trăm người Ấn Độ thiệt mạng.

 

Các chuyên gia về môi trường lo ngại rằng, với việc không chia sẻ dữ liệu thủy văn, Bắc Kinh đã cố ý dội một quả “bom nước” đe dọa sinh mạng của gần 1 triệu người Ấn Độ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng xây dựng phi pháp nhiều con đập trên các dòng sông chảy đến Ấn Độ mà theo các chuyên gia, nếu những con đập này xả lũ bất ngờ, Ấn Độ có thể sẽ chìm trong biển nước và hàng triệu người dân bị nhấn chìm trong cơn lũ lụt. Mối đe dọa to lớn hơn đối với Ấn Độ chính là con sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, khu vực thuộc quyền kiểm soát của Bắc Kinh.

 

Theo ông Santosh Rai - Nhà nghiên cứu tại Viện Địa chất Himalaya - Bắc Kinh có thể sử dụng sông Brahmaputra như một “quả bom nước” để chống lại Ấn Độ. Nếu TC xả lũ tất cả các con đập trên sông Brahmaputra thì toàn bộ khu vực phía đông của Ấn Độ có thể bị lũ lụt tàn phá trong vòng vài giờ. Chuyên gia chiến lược Brahma Chellani của Ấn Độ cho rằng, từ khi xảy ra xung đột ở khu vực cao nguyên Doklam, Bắc Kinh đã ngưng chia sẻ dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ và bắt đầu coi đây là một “vũ khí chiến lược” phục vụ “ma trận nước” để kiềm chế sức mạnh của Ấn Độ nói riêng và các quốc gia Nam Á nói chung.

 

Hu Zhiyong - Viện Quan hệ Quốc tế của ĐH Khoa học Xã hội Thượng Hải - giải thích rằng, Bắc Kinh không đồng ý chia sẻ dữ liệu thủy văn với Ấn Độ, trừ trường hợp Ấn Độ đồng thuận rút quân đơn phương khỏi cao nguyên Doklam. Bắc Kinh đang tìm cách tạo ra một “quả bom nuớc” dội lên Ấn Độ, đe dọa 1 triệu sinh mạng tại quốc gia này. Trên mạng Topyaps thông tin, Bắc Kinh đã xây dựng một số con đập ngang 3 dòng sông chính, chảy qua lãnh thổ Hoa Lục vào Ấn Độ. Nếu như Bắc Kinh bất ngờ mở cửa đập, toàn bộ khu vực phía Đông Ấn Độ sẽ bị nước lũ nhấn chìm chỉ trong vài giờ. Đây là mối hiểm họa nghiêm trọng cho dân Ấn Độ có thể cướp đi vô số mạng người.

 

“MA TRẬN NƯỚC” CỦA BẮC KINH:

 

Tạp chí Mỹ National Interrest số ra tháng 8/20017 cho biết, Bắc Kinh đang sở hữu một thứ vũ khí có thể giúp nước này đưa ¼ dân số thế giới trở thành con tin mà không phải bắn một phát đạn nào. Theo đó, với hơn 87.000 con đập và nắm quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn 10 dòng sông lớn là nguồn sống của 2 tỷ người, Bắc Kinh đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt con người.

 

Cụ thể, Bắc Kinh có thể xả nước từ các con đập thủy điện của mình, gây ra những trận lũ lụt kinh hoàng làm thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái của các quốc gia láng giềng dưới hạ lưu. Bắc Kinh sẽ sử dụng “ma trận nước” để hoàn toàn nắm quyền kiểm soát sinh mạng của các dân tộc dưới hạ nguồn. Thật vậy, các dòng sông lớn nhất châu lục như Mekong, Dương Tử, Sông Hằng và Irrawaddy, đều được mệnh danh là “Tháp canh nước Châu Á”, tất cả đều bắt nguồn từ đỉnh dãy núi Himalaya và chảy vào Hoa Lục trước khi đến các khu vực Nam Á.

 

Theo tài liệu chính thức của tỉnh Vân Nam năm 1995. Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thủy điện thềm Vân Nam trên chính sông Mekong, bắt đầu từ thượng nguồn: Liutongsiang - Jiabi - Wunenglong - Tuoba - Huangdeng - Tiemenkan - Guonguoio - Xiaowan - Manwan - Dachaoshan - Nuozhado - Jinhong - Gunlanba  và Mongsong. Chính những con đập thủy điện này đe dọa nghiêm trọng đời sống hàng 100 triệu nông dân và ngư dân sống dưới hạ nguồn sông Mekong trong thế kỷ nầy.

 

Nhà nghiên cứu Australia tên Newton Osbore nhận định rằng: “Hậu quả việc Bắc Kinh chiếm đoạt nguồn nước bằng cách xây những con đập thủy điện trên con sông này làm nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục trong mùa khô. Lượng đánh bắt cá ở Biển Hồ giảm phân nửa. Riêng tại vùng ĐSCL nguồn nước và thủy sản đã giảm hẳn, cả lượng phù sa cũng vậy,” ông Osbore nhận định. “Sông Mekong đang đặt trong tình trạng hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN.” Thật vậy, vùng ĐBSCL đã và đang bị nhiễm mặn nặng nề và nhiều cánh đồng bao la không canh tác được vì nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc thiếu nước ngọt để trồng trọt vì các hồ nước ở các đập thủy điện trên thượng nguồn giữ lại phù sa.

 

Rõ ràng, các đập thủy điện bên Tàu bức tử dòng sông Mekong và triệt luôn cả nguồn sống cả trăm triệu người nghèo khổ sống nhờ vào sông Mekong phía dưới hạ nguồn. Bắc Kinh với những kế hoạch xây đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong có nguy cơ trở thành “sông Trung Quốc”.

 

DÂN TÀU BỊ QUẢ BÁO - TC ĐANG ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG ĐẠI THẢM HỌA:

 

Trong khi Bắc Kinh cố tình gieo thảm họa nhân tai lũ lụt, gây chết chóc cho các dân tộc khác thì dân chúng Đại Lục bị quả báo. Tàu Cộng đang ở vào tình trạng suy thoái nhất về môi sinh. Trong vài ba thập niên qua, TC không chú trọng đến môi sinh mà chỉ chạy theo chỉ tiêu phát triển kinh tế, gây nên tình trạng ô nhiễm đến độ cực kỳ nguy hiểm. Dân Tàu không còn không khí sạch để thở, nước sạch để uống, thực phẩm sạch để ăn.

 

Một viên chức môi sinh hàng đầu của Tàu Cộng nói rằng, cuộc chiến chống ô nhiễm kinh niên của nuớc này đang gặp nhiều khó khăn vì tình trạng đô thị hóa và tăng trưởng nhanh chóng. Các công nghiệp mới cũng tạo nhiều hóa chất nguy hiểm và các loại chất thải điện tử. Điều này đã tạo ra những vấn đề vô cùng tác hại tới sức khỏe người dân, âu cũng là cái giá phải trả cho sự phát triển thần kỳ của TC trong suốt ba thập niên qua. Nguồn nước bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: 70% nước sông hồ và 90% nguồn nuớc ngầm đã làm cho 10% cây công nghiệp bị nhiễm kim loại nặng:

 

  • SÔNG DƯƠNG TỬ (Yangtze): Mỗi năm có khoảng 30 tỷ tấn nước ô nhiễm chưa xử lý đã thải ra con sông này. Ngoài ra, sông Dương Tử còn phải gồng mình tiếp nhận 24 tấn chất phế thải công nghiệp hàng năm
  • SÔNG HOÀNG HÀ (Huanghe): Con sông này dài 4.666 km chảy qua cao nguyên đất vàng gọi là hoàng thổ dầy đến 100 thước tại vùng Thiểm Tây đem lại phù sa đất vàng phì nhiêu. Nhưng, vì sai lầm chết người của Mao Trạch Đông trong kế hoạch “xây đập trị thủy” đem đại họa triền miên cho vùng Hoa bắc, bởi mỗi khi đê vỡ, sông Hoàng Hà sẽ đổi dòng chảy vào Bột Hải. Cứ mỗi lần đổi dòng, nó làm cho nhà cửa, ruộng vườn, đất đai canh tác bị tàn phá nặng nề làm hàng ngàn người chết. Rồi đến thời kỳ kỹ nghệ hóa, nạn đốn cây phá rừng bừa bãi để lấy đất canh tác.
  • BỘT HẢI: là nội hải của Hoa Lục vì phải chứa các nguồn nước ô nhiễm và chất phế thải công nghiệp nên đang đứng trước nguy cơ sẽ là “biển chết”
  • THÁI  HỒ: là hồ chứa nước ngọt lớn nhất ở Hoa Lục đã bị ô nhiễm trầm trọng tới mức chánh phủ phải bỏ ra 15 tỷ USD để cứu Thái Hồ trong vòng 10 năm. Chính phủ buộc phải đóng cửa 772 xí nghiệp hóa chất, 125 nhà máy chế tạo bình điện accu và 76 nhà máy giấy.
  • HẮC LONG GIANG (Heilóngjang): là con sông chạy dọc theo biên giới Nga - Trung là dòng sông ô nhiễm nhất Hoa Lục. Nhiều khúc sông dài cả trăm cây số, nước đen ngòm vì chất thải kỹ nghệ. Dân Nga ở phía bên kia biên giới, hàng ngày họ phải vớt hàng ngàn thùng hóa chất bằng nhựa do dân Tàu quăng xuống dòng Hắc Long Giang một cách vô trách nhiệm.
  • 28.000 DÒNG SÔNG BỊ XÓA SỔ: Năm 2013, Bộ Tài Nguyên của TC thông báo kết quả thống kê gây sốc, đó là 28.000 trong số 50.000 con sông của nước này đã biến mất do giảm lưu  lượng nước, sạt lở đất và biến dổi khí hậu, nó trùng khớp với giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc  độ chóng mặt ở Hoa Lục.
  • THAN ĐÁ: Năng lượng chính của Hoa Lục sử dụng đến 3.000 triệu tấn than đá hàng năm, đạt tới 70%, cộng thêm khói và bụi của hàng chục ngàn nhà máy công kỹ nghệ, hàng trăm triệu xe hơi và xe có động cơ thải ra hàng ngày đã làm cho Hoa Lục trở thành nước có số lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới. Hơn 60% dân tại các thành phố lớn phải thở bầu không khí ô nhiễm cao hơn 5 lần tiêu chuẩn của WHO ấn định. Mỗi năm  có khoảng 750.000 người chết vì thở không khí ô nhiễm.
  • RÁC: Hoa Lục coi như là quốc gia bị rác rưởi bao vây nghiêm trọng nhất trên thế giới. Trong hơn 600 đô thị lớn nhỏ của nước này thì có tới 2/3 thành phố bị rác bao vây. Tổng số lượng rác thải ra trong các thành phố này hàng năm lên tới 150 triệu tấn.
  • SA MẠC HÓA: Theo Business Insider, tốc độ sa mạc hóa tại Hoa Lục gia tăng trong suốt nửa cuối thế kỷ trước. Hơn ¼ đất đai canh tác đang xuống cấp hoặc chuyển hóa thành sa mạc do trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng quá nhiều nước hoặc biến đổi khí hậu. Chỉ riêng sa mạc GOBI xâm lấn 3.600 km2 diện tích đồng cỏ mỗi năm. Sa mạc hóa đang đe dọa cuộc sống của khoảng 1/3 dân số TC. Thực tế, khoảng 400 triệu người đang chật vật đối phó với tình trạng thiếu đất sản xuất khi 1/3 diện tích đất đai bị xói mòn. Hàng năm, những cơn bão cát từ sa mạc Gobi thổi về làm tối tăm trời đất, đại họa sa mạc đang tiến dần đến ngưỡng cửa Bắc Kinh.
  • TÌNH TRẠNG HẠN HÁN: Theo AFP, Hoa Lục đang quay cuồng trong những cơn hạn hán (reeling from drought) từ nhiều năm nay, đang hoành hành ác liệt ở khu tự trị Nội Mông và Hồi Ninh Hạ cùng các tỉnh Cam Túc, Quý Châu và Hồ Nam. Theo báo cáo của Cơ quan Hạn hán của TC cho biết: Tính đến ngày 31/7 năm nay, TQ có tổng cộng 422 triệu ha đất canh tác chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán làm nông dân Hoa Bắc và 3.88 triệu gia súc lâm vào tình trạng thiếu nước uống.

 

KẾT LUẬN:

 

Thời đại thế kỷ 21, đấu tranh xã hội làm chủ động việc quyết định hình thể chiến tranh, đồng thời quyết định thắng lợi, có nghĩa là những quyết định chiến lược hay sách lược chính trị bao trùm lên chiến lược quân sự. Điều quan trọng hàng đầu là phải phát hiện được yếu điểm hay tử huyệt của kẻ thù để xây dựng chiến lược.

 

Những ưu và nhược điểm đó nằm trong “môi trường sống” trong lòng xã hội địch. Cần phải tấn công vào những “tử huyệt” của địch để làm băng hoại xã hội địch và tê liệt bộ máy chiến tranh của nó. Những tử huyệt của TC là đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử và hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong.

 

Muốn phá “Ma trận nước” của Bắc Kinh, đề nghị Washington dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” đánh sập Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử và toàn bộ hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong để làm băng hoại đời sống xã hội địch cùng với bộ máy chiến tranh của nó và giải tỏa áp lực của lực lượng quân sự TC trên Biển Đông và Hoa Đông.

 

[1] ĐẬP TAM HIỆP:

 

Đập nầy nằm trên thượng nguồn sông Duơng Tử, được Bắc Kinh xây dựng từ thời Đặng Tiểu Bình muốn giương oai với thế giới phương Tây nên phớt lờ những lời khuyên can ngăn của nhiều quốc gia là không nên xây đập này vì xấu nhiều hơn tốt, vì nó sẽ gây tai hại cho môi trường và sinh vật hiếm ở dọc con sông nầy. Bắc Kinh vẫn tiếp tục cho xây mất hơn 5 năm mới hoàn thành.

 

Nhưng, Đập Tam Hiệp sẽ gây thảm họa lớn cho Tàu Cộng một khi chiến tranh tổng lực xảy ra giữa TC và các thế lực thù địch. Đập Tam Hiệp sẽ trở thành mục tiêu cố định, một “tử huyệt” vô phương bảo vệ. Đánh sập đập Tam Hiệp sẽ gây tai họa kinh hoàng cho TC, nó có thể xảy ra ra một cơn sóng thần “tsunami” do con nguời gây ra trên đất liền. Hiện tượng tàn phá khủng khiếp chỉ trong vòng 30 phút là nó quét sạch tất cả những chướng ngại vật trên con đường đi của nó và sẽ không có một sức mạnh nào ngăn chận được cơn sóng thần do đập này vỡ ra:

 

  • Sẽ có ít hàng triệu dân Tàu sống dọc theo con sông Dương Tử sẽ bị cuốn ra Biển Đông hoặc sống trong cảnh màn trời chiếu nước.
  • 1/3 diện tích rộng của Hoa Lục, những vùng đất sầm uất, phì nhiêu giàu có sẽ bị chôn vùi trong cơn lũ lụt kinh hoàng.
  • Các di tích lịch sử, văn hóa của TC đã tồn tại hàng ngàn năm qua sẽ bị xóa sạch trong phút chốc.
  • Hằng ngàn thành phố lớn nhỏ sẽ bị chìm trong cơn lũ lụt.
  • Hằng ngàn nhà máy công kỹ nghệ, công xưởng, kho hàng, nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng… sẽ ngập nước hoặc bị cuốn trôi theo dòng nước lũ mất tích.
  • Hàng ngàn thương thuyền, tàu bè thương mãi, kỹ nghệ du lịch sẽ bị cơn lũ lụt nhận chìm xuống đáy sông.
  • Nền kinh tế nông nghiệp sẽ phá sản, ruộng đồng phì nhiêu sẽ ngập nước sẽ gây nạn đói hoành hành và dịch bệnh phát sinh.

 

[2] HỆ THỐNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MEKONG:

 

Dã tâm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh dùng “vũ khí nước” của dòng sông Mekong tấn công vào “môi trường sống” của 5 quốc gia hạ nguồn. Báo chí Thái lan gọi đây là chính sách “The Rap of a River” của Bắc Kinh nhằm thao túng và gây áp lực chính trị đối với 5 quốc gia dưới hạ nguồn như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN.

 

Theo John Lee, chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung tâm Nghiên cứu Độc Lập (Centre for Independent Studies) có trụ sở tại Australia, cho rằng: “Việc Hoa Kỳ dấn thân vào vùng hạ lưu sông Mekong sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp Hoa Kỳ khôi phục ảnh hưởng của mình trong vùng Đông Nam Á châu”.

 

Trong bài viết “China’s water grab” (TC vồ chộp nguồn nước) đăng trên tạp chí Foreign Policy số ra ngày 24/8/2010, ông John Lee đã phân tách tâm trạng bất bình cao độ của cư dân các nước hạ nguồn trước việc dòng sông Mekong nuôi sống họ bị Bắc Kinh thao túng và lũng đoạn. Theo ông, nếu Washington quan tâm thực sự đến việc tăng cường sự hiện diện của mình tại Châu Á - TBD, Hoa Kỳ nên tập trung sự hiện diện của mình vào sông Mekong sẽ gặt hái thành quả rõ ràng hơn. Đó là trường hợp Hoa Kỳ quyết tâm can dự vào khu vực Đông Nam Á làm cho tham vọng của Bắc Kinh hung hăng, ngang ngược phải chùn bước ở Biển Đông là phải phá hủy, đánh sập đạp Tam Hiệp và toàn bộ hệ thống đập trên sông Mekong.

 

Nếu Washington chọn chiến lược đánh vào “môi  trường sống” của Tàu Cộng vừa ít đổ máu, vừa ít tốn kém lại đạt hiệu quả cao là làm băng hoại đời sống xả hội địch về mọi mặt: văn hóa, chính trị, kinh tế, y tế, quân sự…Hoa Kỳ vừa được “danh vẫn lợi” vì một khi hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong bị đánh sập, trả con sông Mekong về vị trí nguyên thủy của nó vào giữa thế kỷ XX thì tất cả quốc gia hạ nguồn sông Mekong như Miến Điện, Thái Lan, Lào Campuchia và Việt Nam sẽ nhiệt liệt tôn vinh Tổng thống Donald Trump là người hùng và là vị ân nhân cứu tinh của trên 100 triệu dân nông dân và ngư dân nghèo sống về nông nghiệp và nghề đánh bắt cá trên sông Mekong…

 

Trước đó, ngày 12/9/2014, Không quân chiến lược Hoa Kỳ đã xin Quốc Hội cấp thêm 16,5 triệu USD để hiện đại hóa siêu bom GBU-57 MOP (Massive Ordnance Penetration) vốn được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, nằm sâu trong lòng đất Iran và Bắc Triều Tiên? Nội dung cải tiến siêu bom GBU-57 MOP không được tiết lộ, chỉ biết rằng, chúng sẽ được nâng cấp để thực “một nhiệm vụ cụ thể”.

 

Bom GPU-57 MOP có chiều dài 6 thước, trọng lượng 13,6 tấn, bom có thể xuyên sâu 60,9 thước bê tông cốt thép trước khi phát nổ, bom này có hệ thống điều khiển được dẫn đường bằng GPS rất chính xác. Hiện nay, chỉ có máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer, B-52 Stratofortress và B-2 Spirit của Không quân Chiến lược là có thể mang loại bom khủng này.

 

Việc hiện đại hóa loại bom MOP này đã được hoàn tất vào tháng 1/2013 sẵn sàng được sử dụng. Bom MOP cải tiến có thêm cánh ổn định được thiết kế mới và ngoài nổ thứ 2 cho phép xuyên bunker tốt hơn. Việc thử nghiệm bom MOP cải tiến diễn ra cuối năm 2012 tại White Sands và đã thành công mỹ mãn. Chi phí phát triển GBU-57 MOP đã lên đến khoảng 400 triệu USD. Ngày 8/9/2014, Không quân Chiến lược Mỹ đã gởi văn bản xin thêm 16,5 triệu USD để tiếp tục nâng cấp bom này.

 

Hiện nay, việc tồn trữ những quả bom khủng GPU-57 MOP ở đâu vẫn còn trong vòng bí mật, có thể ở các căn cứ quân sự Guam, Okinawa hay Australia? Chỉ biết ngày 10/3/2016, động thái Mỹ điều động máy bay chiến lược B-2 Spirit tới Châu Á cùng với việc đàm phán đưa B-1B Lancer đến Australia vì lo ngại trước lời hăm dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng? Hay dùng vào mục tiêu khác: Đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp và hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong? Trên thế giới, chỉ có Mỹ mới có khả năng đánh sập đập Tam Hiệp và các đập thủy điện trên sông Mekong để khai thông dòng sông Mekong, giúp các dân tộc dưới hạ nguồn như Myanmar, Thái lan, Lào, Campuchia và VN được sóng sót và sinh tồn…

 

     Tổng hợp & nhận định

   NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

            07/9/2017          

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười 20239:36 CH(Xem: 3256)
“Sự cố” đúng ra chẳng có chi ồn ào, náo nhiệt nếu không có sự tham gia, góp lời bàn của một vài cây đa, cây đề trong làng văn chương xứ Vệ như anh Ô-sin Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc. Ô-sin Huy Đức gọi những khán giả phê phán, chỉ trích phinh Đất Sình Phương Nam là mang tâm thức nô lệ, sợ hãi những chuyện không đáng. Anh Ô-sin cho rằng những khán giả phê phán, bài xích cuốn phinh vì nội dung cũng như lời đối thoại trong phinh nhằm đề cao Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn – hai tổ chức kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc xuất xứ từ Trung Hoa...
14 Tháng Mười 20236:19 CH(Xem: 4309)
Cơ chế đó ưu việt đến nỗi để cho một thằng già trốn lính trong chiến tranh thâu tóm toàn bộ quyền lực, sửa đổi điều lệ để ngồi mãi trên ngai vàng cai trị toàn dân mà 5 triệu đứa đảng viên không dám nói gì. Cơ chế đó ưu việt đến nỗi đất nước ngày càng nghèo mạt, đào xới, tàn phá tan hoang để bán tống bán tháo mà ăn, người dân thì ai nấy đều mong vượt thoát ra khỏi để thoát cái kiếp được sống trong một đất nước lúc nào cũng khoác lác là đáng sống nhất thế giới nhưng đói rã họng cũng không thấy có cái đảng, cái nhà nước nào trợ giúp mà chỉ thấy toàn những khuôn mặt ngu ngốc hay giả vờ ngu đưa mặt ra để mà bịp bợm.
14 Tháng Mười 20236:18 CH(Xem: 3234)
Khi CSVN đu dây lần thứ nhất, thì giai đoạn này trùng hợp với những xung đột võ trang biên giới Nga Hoa đẫm máu. Thêm vào đó CSVN cũng đã phát động cuộc chiến xâm lược Miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến khi họ chiến thắng vào năm 1975. Dĩ nhiên họ không quan tâm đến những đổ máu của quân dân LX và TQ, nhưng ngay cả hy sinh hằng triệu quân dân của chính dân tộc Việt Nam, họ cũng không bận tâm. Trong mắt của người cộng sản chân chính, không hề có yêu dân, yêu nước, cũng không hề yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa xa vời từ LX hay TQ, mà họ chỉ yêu quyền lực tuyệt đối, nhất là quyền lực tuyệt đối nới rộng trên cả 2 miền đất nước Việt Nam.
12 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 6796)
Làm phiền người dân chua đủ, bộ công an csVN còn phi dân chủ hơn khi cho nhân viên tự tiện đến nhà người dân để răn đe không được tham gia các cuộc hội họp của những tổ chức đấu tranh khác, bọn sai nha này kéo cả lũ đầu trâu mặt ngựa đến nhà người dân để hù dọa về cái bóng ma mà bọn chúng lo sợ mang tên “thế lực thù địch, phản động”, “bọn chống đối nhận tiền của nước ngoài”…; nhằm làm cho người dân lo sợ mình có thể bị bắt bất cứ lúc nào, ủa, cái nhà nước quản lý sâu sát từ đáy quần nhân dân trở lên mà cũng còn lo sợ nữa sao, đảng csVN nuôi hàng triệu binh lính cả công an lẫn quân đội mà lại lo sợ rằng người đứng lên lật đổ mình thì quả là một cái đảng vô loài, hèn nhát.
11 Tháng Mười 20237:41 CH(Xem: 2480)
Vậy trong bối cảnh này, ai trong số “3 Tứ trụ triều đình” sẽ thay ông Trọng làm Tổng Bí thư đảng khóa XIV? Trước hết, ông Trọng sẽ nghỉ hưu vì không còn điều kiện giữ chức Tổng Bí thư, sau khi đã được đặc biệt gia hạn giữ nhiệm kỳ thứ 3, tổng cộng 15 năm. Điều lệ Đảng quy định Tổng Bí thư không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ (10 năm). Người nhiều triển vọng nhất là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, sinh năm 1970 tại Hải Dương (nguyên quán ở Vĩnh Long) đến năm 2026 sẽ là 56 tuổi. Thứ hai là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 tại Nghệ An, đến năm 2026 sẽ là 69 tuổi. Người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, đến năm 2026 là 66 tuổi.
11 Tháng Mười 20237:39 CH(Xem: 2307)
Vì chế độ CS TQ TCB tồn tại trên Nòng Súng do đó chi phí cho lực lượng cầm súng trực tiếp đối phó với dân và các lực lượng thực thi pháp luật với một tỷ lệ trong ngân sách rất lớn, ngoài ra còn phải nuông chiều bằng đãi ngộ bằng bao che nếu công cụ này làm sai làm quấy với dân, ức hiếp dân, làm hiện trường giả để báo cáo phá án nhanh thăng quan tiến chức, làm bằng giả để thăng quan khi bị phát hiện thì kiểm điểm rồi vẫn y chức, rất ít trường hợp phải nghỉ. Mời dân làm việc đánh chết dân trong đồn công an cũng vô can ... Cán bộ thì phải nịnh bợ biết tham nhũng từ khi bắt đầu tham gia bộ máy cầm quyền để có tiền lo lót nhờ cấp trên...
07 Tháng Mười 20235:53 CH(Xem: 1846)
Tỉ như Đào Duy Anh, sau 1975, một học giả ăn mòn bát đĩa cộng sản, hiểu cộng sản từ chân tơ kẽ tóc, hiểu những mánh khóe tiểu xảo. Vậy mà khi vào miền Nam gặp các trí thức trong Nam, ông theo thói quen quán tính vẫn gọi xách mé: thằng Diệm. Nhiều người lảng tránh ông. Đào Duy Anh là tác giả tập ký: Nhớ nghĩ chiều hôm. Cuốn tập ký lược thuật các công trình biên khảo của ông viết trong nhiều năm. Trần Huy Liệu khuyên ông: muốn sống, muốn tồn tại thì liệu viết mà lách nữa. Ở đây, quả thực ông đã thuộc bài do trần Huy Liệu chỉ dẫn. Tội cho tiếng tăm một học giả. Viết mà sợ, viết mà phải lách vì sợ bị liệt vị, bị thổi còi!!!
04 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 1835)
Việc cổ phiếu Vinfast mất giá 90% không làm cho những nhà đầu tư chứng khoán (invest) - không phải đầu cơ (speculate), các nhà băng ngạc nhiên, họ đã dự doán, chờ đợi chuyện này. Họ đã biết VFS sẽ chết, họ biết từ lúc VFS chưa được khai sinh (IPO) trên sàn Nasdaq. Lên sàn Nasdaq vào ngày 15.08.2023, cân nặng 22kg, ít ngày sau cậu bé VFS lớn như thổi, chỉ trong khoảng 2 tuần hơn, không biết ăn thực phẩm “chức năng” nào, vào lúc nặng nhất cậu cân nặng hơn 93 kg. Một đám con nhang, đệ tử, cô hồn, các đảng trong nước cũng như hải ngoại reo mừng, ca tụng với những lời có cánh. Ông bố Phạm Nhật Vượng của cậu hí hửng, hả hê, hân hoan, hớn hở vì thằng con lớn như thổi của mình.
02 Tháng Mười 20238:57 CH(Xem: 1711)
Riêng VOA, cần ghi nhận rằng, đài này cũng có cố gắng quay được cảnh những người dân ở Sài Gòn nói về quan hệ Việt – Mỹ, dù chỉ trong vài phút. Điều này cũng dễ hiểu vì bên trong Việt Nam, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, nên họ có nhiều trở ngại khi tác nghiệp. Tuy nhiên, khi ông thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính thăm Hoa Kỳ, đây là cơ hội cho họ “điền thế” vì ông ta có mặt ngay gần đại bản doanh của họ, họ không bị trở ngại nào cả, thế nhưng hầu như không thấy tin tức, bài viết gì về ông Chính, nhất là đài RFA. Chẳng lẽ mật vụ của ông Chính tác oai tác quái đến nỗi cấm họ đến gần, ngay cả trên đất Mỹ hay sao?!
30 Tháng Chín 20235:52 CH(Xem: 1836)
Để bảo vệ thương trường do chi phí lao động cao, các công ty Hoa Kỳ thường kiện các công ty Việt Nam bán phá giá hay được trợ cấp của nhà nước. Ngày 25-4-2023, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo đã nhận được đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm kệ thép chứa đồ (steel shelf) xuất khẩu từ Việt Nam vào năm vừa qua trị giá khoảng 32.7 triệu USD. Edsal Manufacturing Co. là công ty khởi kiện. Áp dụng thuế chống bán phá giá thường rất cao, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề, có nguy cơ mất hoàn toàn thị phần tại thị trường này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế...
26 Tháng Chín 20238:56 CH(Xem: 2527)
Cần phải lưu ý nơi đây rằng Điều 4HP minh thị trao quyền lãnh đạo cả nhà nước (tức chính quyền) lẫn xã hội dân sự cho đảng CSVN. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng lý do CSVN qua điều 9 HP, hiến định hóa vai trò của MTTQ là nhằm mục đích đem lại tính chính danh cho một tay sai đắc lực của đảng, hầu đoàn ngũ hóa mọi thành phần xã hội dân sự, củng cố sự lãnh đạo toàn trị của đảng CSVN. Sự phân tích nêu trên tương đối rõ rệt, đảng CSVN minh thị công nhận sự độc tài toàn trị của đảng qua điều 4HP với sự trợ thủ đắc lực của tay sai là MTTQ. Tuy nhân dân bị tước mọi nhân quyền và ngậm đắng nuốt cay, nhưng đảng CSVN lường gạt nhân dân ở chỗ nào?
24 Tháng Chín 20235:32 CH(Xem: 3975)
VinFast mua bình điện của Tàu. Vì vậy về chất lượng thì tiền nào của nấy. Xe nhỏ thì cháy nhỏ, xe lớn thì cháy lớn. Để trong nhà hay dưới gara xe thì như bom nổ chậm, trời nóng cũng dễ nổ cháy lắm. Hà Nội hay Sài Gòn những khu chung cư tập trung đông, xe hai bánh chạy điện hay xe xăng dùng bình điện VinFast đều có khả năng tự phát nổ rồi cháy nhất là lúc charge bình hay nhiệt độ trong nhà lên cao. Hình dưới cho thấy xe hai bánh ở Trung Quốc đang đậu cũng tự cháy. Cứ tưởng tượng nó đang ở gara xe lúc cả nhà đang ngủ thì hậu quả ra sao? Tại sao bình điện rẻ tiền thì hay cháy tôi đã giải thích trong mấy bài viết trước rồi.
24 Tháng Chín 20235:31 CH(Xem: 1711)
Phiên tòa “thành công rực rỡ” khi tái diễn màn chửi mắng, đá xéo, đá đểu công khai giữa các phe. Sau 18 tháng nghỉ mát, người đẹp Phương Hằng ra tòa với vóc dáng phổng phao, thậm chí còn đẫy đà hơn lúc trước, dung mạo được make up chỉnh chu, thần thái tươi tỉnh không hề hom hem mệt mỏi như các bị cáo tội 331 khác. Ngay như cựu nhà báo Hàn Ni, dù bị bắt sau Phương Hằng nhiều tháng, số ngày tạm giam ngắn hơn nhưng dáng người gầy đi, vẻ mặt hốc hác thấy rõ. Chứng tỏ, hoặc Phương Hằng có chế độ cơm tù đặc biệt, hoặc người đẹp này hạp khẩu với cơm tù.
21 Tháng Chín 20238:21 CH(Xem: 2255)
Câu hỏi chúng ta phải nêu ra là: Trong trật tự chính trị lưỡng cực giữa Dân Chủ và Tính Thiện bên này và Độc Tài và Tính Ác bên kia thì CSVN đứng về bên nào? Câu trả lời đơn giản và toàn thể nhân loại đều chứng kiến rõ: Đó là đảng CSVN tự trong bản chất là thuần độc tài và gian ác. Chính vì thế, tại Liên Hiệp Quốc, trong khi toàn thể nhân loại văn minh đứng về phe Ukraine (trên đà dân chủ hóa đất nước) thì lập tức sau ngày LB Nga xâm lăng (22 tháng 4 năm 2022), CSVN hoặc bỏ phiếu chống lại các nghị quyết lên án LB Nga hoặc bỏ phiếu trung lập nhưng có lợi cho LB Nga, rập khuôn CSTQ.
21 Tháng Chín 20238:21 CH(Xem: 1918)
Vào cái chính phủ độc tài đảng trị chứ ai, bọn họ cho rằng mình có quyền cho nên áp thuế để ăn chặn trên đầu người dân một cách trắng trợn, ai mà chỉ trích thì đảng sẽ ngụy biện là mình đã có ký kết những hiệp định kinh tế, theo đó giá xe sẽ giảm dần từ cột mốc XYZ xa lắc nào đó. Thế thì đợi đến lúc đó đi rồi hãy tính nhé đảng, có đâu mà cứ giở trò lưu manh chỉ cốt đem lại lợi ích cho mình, còn đối tác thì mặc xác nó. Như thế mà lại đòi công nhận mình có nền KTTT thì nếu không phải lưu manh thì cũng là một lũ bợm bãi.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...