Các bài viết (23)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Trần Công Lân.
Mới nhất
A-Z
Z-A
Tìm Hiểu Chính Trị Mỹ 2020 (P2)
15 Tháng Giêng 2021
10:45 CH
Ai chẳng biết trong những nhóm di dân đều có người xấu, tốt. Nếu những người đã sinh trưởng trên đất Mỹ còn phạm tội ác thì nói gì người xứ lạ đến từ đói kém? Các nhà chính trị lưỡng đảng đã lợi dụng di dân để làm lợi khí tranh cử chứ chẳng thực tình muốn giải quyết vấn đề di dân cho dù đó là mạch sống (kinh tế) của nước Mỹ chỉ vì giới tiểu thương là giới trung lưu tham dự vào sinh hoạt chính trị Mỹ vì quyền lợi của họ trong đó có sự lợi dụng người di dân và đó cũng là "quyền lợi" của nước Mỹ và người Mỹ. Bạn có thể chống lại quyền lợi của nước Mỹ hay không? Bạn sẽ bị chụp mũ là "socialist" (người theo chủ nghĩa xã hội)...
Tìm Hiểu Chính Trị Mỹ 2020 (P1)
07 Tháng Giêng 2021
10:21 CH
Một khi chưa hiểu hệ thống chính trị Mỹ mà cứ dịch hiến pháp Mỹ ra làm hiến pháp Việt cho VN tương lai thì quả là đại họa. Hãy thử lấy thí dụ về sự phân biệt giữa giáo quyền và chính quyền. Nhưng còn "in the God we trust"? Nếu không có God thì chúng ta (chính quyền và dân chúng) sẽ không còn tin nhau nữa hay sao? Còn nếu chúng ta cần có "God" (thượng đế) thì nếu bạn tin Chúa, tôi tin Phật, anh tin Muhammad thì các vị này có tin nhau không? Nếu không như hiện nay thì làm sao chúng ta làm việc? Mà nếu tin nhau thì tại sao còn đánh bom tự sát, chặt đầu, thả bom giết nhau vì tôn giáo?
Chính Phủ "lớn" (Big Government) hay "nhỏ"(Small Government )?
15 Tháng Mười Hai 2020
9:35 CH
Vậy thì nước lớn phải có chính quyền lớn. Trì trệ là tại lãnh đạo bất tài. Đừng đổ thừa cho cấp dưới. Luật pháp, nguyên tắc, đạo luật... là cho các lãnh đạo cơ quan được bổ nhiệm bởi Tổng Thống thông qua Quốc Hội. Cuối cùng là vị Tổng Thống (do dân bầu) mà dở thì dân chịu. Tại sao đổ thừa guồng máy chính quyền với những người công chức hèn mọn? Tất cả đã có từ bao lâu rồi? Nếu guồng máy dở thì quá khứ đã chứng minh. Còn nếu cắt giảm tới mức độ tê liệt thì trở thành vô chính phủ. Lúc đó nước Mỹ có còn gọi là quốc gia nữa không?
Bài Học Lưỡng Đảng Có Nên Theo?
01 Tháng Mười Hai 2020
9:39 CH
Khi có tranh chấp thì người ta thường lôi tôn giáo, hiến pháp ra để dẫn chứng sự hợp lý của mình. Nhưng họ quên đi tôn giáo chỉ là sản phẩm của loài người và thượng đế vẫn chỉ là vô hình. Còn hiến pháp là nền tảng của sinh hoạt dân chủ để duy trì quốc gia dưới một chính quyền mà hiến pháp quy định. Nếu bạn cho rằng tự do ngôn luận để nhục mạ, đe dọa người khác (nói thôi mà, chứ chưa làm?) và có quyền mang súng ra đường thì mục đích là gì? Phải chăng bạn đang phá nát cái hiến pháp và quốc gia mà bạn tưởng rằng bạn đang bảo vệ nó.
Phân Mệnh Diễn Giải từ một góc nhìn
24 Tháng Mười Một 2020
8:20 CH
Và khi phân mệnh hay "cương thường" đã không còn thì xã hội sẽ rối loạn vì phân công và phân lợi không còn theo các quy định của "chính kỳ sở mệnh" khi các cộng sự viên lần lượt ra đi và trong nội các không dám phản đối những gì ông ta làm sai, nói bậy chỉ vì "lòng trung thành" (loyalty). Mà nếu ai đó phản đối thì sớm muộn cũng bị loại trừ như những người đã từng làm việc cho Trump và từng ra đi vì bị đuổi việc hoặc tự xin nghỉ bởi không thấy được khả năng lãnh đạo của Trump. Cuối cùng Trump có một nội các bù nhìn để phục vụ lợi ích của Trump.
Người Mỹ Gốc Việt và Nền Dân Chủ (P2)
15 Tháng Mười Một 2020
7:57 CH
Người Mỹ gốc Việt đến Mỹ hơn 40 năm và chỉ mới tham dự chính trị cấp tỉnh, quận khoảng 10 năm trở lại. Thế hệ 1 và 1 rưỡi chưa đủ ý thức về lịch sử và chính trị Mỹ và cũng chưa học kỹ bài học cộng sản để có thể tìm con đường cho bản thân và dân tộc. Cứ xem các bài viết, hoạt động của cộng đồng VN trên đất Mỹ cho thấy chúng ta chưa đủ khả năng quan sát, phân tích và lý luận để gọi là đấu tranh quyền lợi của con người tuy rằng kiến thức, bằng cấp, chức vụ thì rất là gồ ghề, sáng chói. Nếu đã biết rằng đồng tiền không đem lại hạnh phúc và chiếc áo không làm nên thầy tu thì chúng ta nên tự giáo dục lại để có nhân cách hơn...
Người Mỹ Gốc Việt và Nền Dân Chủ
07 Tháng Mười Một 2020
10:17 CH
Khi sống trong một xã hội mà bạn không có lòng tin nơi người khác trong sự tiếp xúc hàng ngày thì khó mà sống chung lâu dài trong yên bình. Xã hội xây dựng trên căn bản luật pháp (rules of law) cho nên Hiến Pháp mới đặt ra sự phân quyền. Nếu nhà lãnh đạo (tổng thống) lạm dụng quyền lực để đi đến chuyên quyền và dần dần trở thành độc tài thì không còn là dân chủ nữa. Vậy thì người dân có chấp nhận một vị lãnh đạo nói láo (phủ nhận hay nói ngược lại chính điều mình đã nói ra trước đó hay sự kiện đã xảy ra trước đó mà mọi người đều biết, có truyền hình, báo chí ghi nhận)? Phải chăng bạn chấp nhận một vị lãnh đạo...
Người Mỹ gốc Việt và đảng Cộng Hòa
01 Tháng Mười Một 2020
8:26 CH
Khi người da đen bị đàn áp và biểu tình, bạo loạn... thì bạn bênh Trump, gọi BLM là "Bọn Lưu Manh".... Vậy thì có bao giờ bạn bị kỳ thị vì màu da, tiếng nói không giống Mỹ trắng? Bạn nhìn sự kiện là bất công xã hội (injustice) hay chỉ vì bạn nhìn người da đen như tội phạm? Hãy bỏ qua chuyện da màu. Ngay tại các nước thuần chủng thì nếu có bất công xã hội là có tranh đấu. Vậy nếu bạn muốn sống trong xã hội dân chủ mà không hiểu nền tảng của xã hội dân chủ là thế nào mà lại đi ủng hộ chính sách chuyên quyền ( authoritarian government) để đi đến độc tài? Rồi chuyện "Socialism", bạn hùa theo Trump chụp mũ cho những ai...
Con Đường Đi Đến Bình Sản Kinh Tế (P2)
08 Tháng Mười 2020
11:20 CH
Bình sản kinh tế không thể đem ra bàn ngang, tán dọc khi chưa hiểu nguồn gốc từ đâu có từ ngữ và tinh thần Bình Sản Kinh Tế. Bình sản kinh tế là cạm bẫy nguy hiểm đối với những thói “ăn ốc nói mò” hay sáng tác vụng về của những đầu óc cực tả hoặc utopia. Bình sản kinh tế cũng không quá xa lạ với nền kinh tế phương Tây khi nó từng được hiểu là ‘the equality wealth economy’. Từ con người và xã hội phát sinh ra chính trị, kinh tế, văn hóa.... Trí óc con người có khả năng tạo ra tất cả. Trong tiến trình thực hiện có đúng có sai. Nếu chúng ta chấp nhận sai lầm tất sẽ tìm cách sửa đổi. Nếu mù quáng tiếp tục sai lầm sẽ đi đến tự diệt...
Con Đường Đi Đến Bình Sản Kinh Tế (P1)
07 Tháng Mười 2020
9:46 CH
Các nhà chuyên môn (hiện nay) được đào tạo theo hệ thống giáo dục của Tây Phương. Họ có kiến thức chuyên môn nhưng không phải là cái nhìn tổng hợp (hay tổng thể). Tuy gọi là xã hội Dân Chủ nhưng khi cơ cấu chính quyền thành hình thì quyền lực tập trung trong tay các nhà chính trị. Đảng chính trị chỉ là bộ máy để thi hành nhiệm vụ. Trong sinh hoạt chính trị, đặc biệt là mùa tranh cử thì các đảng đưa ra các khẩu hiệu, chương trình, chính sách... của ứng cử viên. Nhưng khi đắc cử thì những hứa hẹn đó có được thực hiện không thì lại là chuyện khác. Dĩ nhiên cử tri có quyền biểu tình phản đối chính quyền nhưng...
Quay lại