“Ma trận nước” của Bắc Kinh

07 Tháng Chín 201710:00 CH(Xem: 9640)

                                          “MA TRẬN NƯỚC” CỦA BẮC KINH


thuy-dien-trung-quoc-bom-no-cham-tren-dau-viet-nam_92319780                                         Đập thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc



Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 

 


BẮC KINH MUỐN TRANH GIÀNH CÁC NGUỒN NƯỚC Ở CHÂU Á:

 

Châu Á hiện nay có tỷ lệ nước ngọt cung ứng trên đầu người kém hơn bất cứ lục địa nào trên thế giới với 2 quốc gia đông dân nhất trên hành tinh là TQ và Ấn Độ, với sự thiếu nước ngọt trầm trọng dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2040 - 2050. Sự tranh giành các nguồn nước ngọt có thể sẽ ra các cuộc xung đột vũ trang, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình thế giới và sự ổn định lâu dài tại Châu Á - TBD. Cuộc chiến tranh giành nguồn nước thực sự đã bắt đầu mà TC là kẻ gây hấn bằng cách tái điều chỉnh các dòng sông chảy xuyên biên giới. Bắc Kinh dùng “MA TRẬN NƯỚC” làm vũ khí chiến lược nhằm khẳng định sự kiểm soát và ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trên toàn cõi Châu Á - TBD.

 

Bắc Kinh đang ở vị thế địa chính trị rất thuận lợi để thực hiện chiến lược đầy tham vọng này, bằng cách khống chế tuyệt đối các lưu vực sông Mekong và sông Brahmaputra, con sông huyết mạch giữa Bangladesh và Bắc Ấn Độ. Bắc Kinh đã xây nhiều đập nhất trên thế giới và Bắc Kinh cho rằng họ có quyền sử dụng những dòng sông chảy qua lãnh thổ của họ và họ muốn làm gì thì làm để kềm chế các dòng chảy qua biên giơí các nước láng giềng. Trên thực tế, họ đã xây những con đập khổng lồ trên sông Mekong chảy ra khỏi lãnh thổ  Hoa Lục.

 

Đối với Ấn Độ, Bắc Kinh vừa mới chặn dòng một nhánh của sông Brahmaputra bằng cách xây con đập trong dự án thủy điện lớn ở Tây Tạng và nước này đang tiếp tục ngăn đập trên một nhánh khác của sông Brahmaputra nhằm tạo ra một loạt các hồ nhân tạo chứa nước ngọt. Bắc Kinh đã hoàn tất xây dựng 6 siêu đập thủy điện trên dòng sông Mekong chảy vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà tác động của nó ở hạ lưu đã nhận thấy rõ ràng ảnh hưởng của nó. Nhưng, thay vì hạn chế việc xây đập, Bắc Kinh lại đang tích cực xây dựng thêm nhiều đập trên sông Mekong.

 

Tương tự nguồn cung cấp nước ngọt ở khu vực Trung Á phần lớn cạn kiệt cũng đang chịu nhiều sức ép khi bị Bắc Kinh chiếm đoạt ngày càng nhiều nước từ sông Illy. Hồ Balkahsh của Kazakhstan đang có nguy cơ bị thu hẹp dần. Bắc Kinh cũng lên kế hoạch uốn dòng sông Irtysh, con sông cung cấp nước ngọt cho thủ đô Astana của Kazakhstan và cung cấp nước cho sông Ob của Nga. Bắc Kinh đang mở rộng vô tội vạ các hoạt động năng lượng sản xuất nông nghiệp của TC tại Tân Cương, chúng đầu độc các nguồn nước bằng những thứ hóa chất độc hại và phân bón.

 

Trong khi đó tại Lào với mục tiêu xuất khẩu thủy điện, đặc biệt là cho Hoa Lục. Chính phủ Lào vừa thông báo với Campuchia và VN về quyết định tiếp tục dự án gây tranh cải thứ ba của mình là con đập 912 MW Pak Beng. Trước đó, Lào đã bất chấp các lo ngại trong khu vực về sự thay đổi dòng chảy tự nhiên để thúc đẩy các dự án xây đập Xayaburi và Don Sahong.

 

20% dân số thế giới có khoảng 1,5 tỷ người sẽ nạn nhân đầu tiên của khủng khoảng nước trên thế giới lần nầy. Khoảng 600 triệu người đã bắt đầu hứng chịu tình trạng khát nước ngọt. Cuối cùng, 60% bề mặt trên trái đất sẽ bị biến đổi. Trước tiên, sự cạn kiệt nguồn nước sẽ đe dọa cả thị trường thực phẩm ở Mỹ lẫn toàn cầu, nhất là những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ…dẫn đến giá lương thực trên thế giới sẽ tăng cao, đặt rủi ro cho thị trường lương thực toàn cầu và làm mất cân bằng tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra tình trạng bất ổn xã hội…Hoa Lục sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng với hơn 87.000 con đập lớn nhỏ. Bắc Kinh đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỷ người ở các nước hạ nguồn phương nam.

 

BẮC KINH MUỐN ĐỘC CHIẾM DÒNG SÔNG MEKONG:

 

Trên dãy núi Himalaya hùng vĩ là những đập thủy điện đã và đang được Bắc Kinh xây dựng và đưa vào hoạt động. Đây là những đập thủy điện có khả năng trữ lượng hàng tỷ thước khối nước để đáp ứng nhu cầu về điện năng nhằm giảm sự phụ thuộc vào than đá gây ô nhiễm. Theo National Interest, vào năm 1949, TC chỉ có chưa tới 40 đập thủy điện nhỏ, nhưng bây giờ số lượng đập ở Hoa Lục nhiều hơn của Hoa Kỳ, Brazil và Canada cộng lại. Chỉ tính riêng trên dòng Mekong, Bắc Kinh đã xây 7 con đập khổng lồ và đang lên kế hoạch tiếp tục xây thêm 21 con đập nữa, đe dọa đối với các quốc gia vùng hạ lưu như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên và Việt Nam.

 

Những con đập ở khu vực ở khu vực Tây Tạng có thể gây thảm họa cho Ấn Độ như nạn động đất, đất chuồi, lũ lụt…Nhà nghiên cứu khí hậu Milap Chandra Sharma - ĐH Jawaharlal Nerhu của Ấn Độ - nhận định rằng, các quốc gia láng giềng phương nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về nguồn nước; bởi lẽ, trước đây Ấn Độ từng chịu thiệt nặng nề tới hơn 30 triệu USD khi các con đập của TC bất ngờ xả lũ. Những trận lũ quét kinh hoàng khiến 500.000 người ở miền Đông bắc Ấn Độ mất nhà mất cửa, sống cảnh màn trời chiếu nước.

 

Theo The National Interrest, mỗi năm khi Hoa Lục vào mùa mưa, các quốc gia láng giềng hạ nguồn sông Mekong rơi vào tình trạng báo động, vì những con đập trên thượng nguồn bất ngờ xả lũ mà ít khi được Bắc Kinh thông báo trước. Ngoài lũ lụt ra, các đập thủy điện của TC cũng được cho là nguyên nhân của những đợt hạn hán khắc nghiệt nếu không được mấy con đập xả nước.

 

Báo South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh dù có mở cửa đập xả nước xuống khu vực hạ lưu để chứng minh “quyền lực tuyệt đối về môi trường”, nhưng động thái này chỉ là hành động lơ là chiếu lệ và không thể làm dịu mối nghi ngờ về chính sách “ngoại giao nguồn nước” của Bắc Kinh. Điển hình là đã xả nước từ đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam từ ngày 15/3 đến ngày 10/4/2016. Bộ Ngoại Giao nước này còn khẳng định có thể sẽ tiếp tục xả nước từ con đập trên cho đến khi “mùa nước thấp” kết thúc. Các nước Đông Nam Á đang hứng chịu những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua do nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu từ dòng Mekonh bị giảm mạnh hàng năm.

 

Báo Mizzima của Myanmar cho rằng, Bắc Kinh cho xả nước nhằm chứng tỏ quyền lực của nước này trong việc nắm giữ môi trường ở lưu vực sông Mekong. Nhiều chuyên gia cho rằng, các tai họa về môi trường xảy ra là do Bắc Kinh dùng ưu thế của mình để gây ảnh hưởng bất lợi đối với những quốc gia láng giềng phía nam. Những con sông bắt nguồn từ thượng nguồn Hoa Lục tác động lớn đến đời sống người dân Nam Á là nguồn cung cấp nước uống, tưới tiêu, đánh bắt cá và cả vận chuyển đường thủy. Với việc kiểm soát dòng chảy sông Mekong được xem là dòng sông huyết mạch trong khu vực. Bắc Kinh từng nhiều lần bị cáo buộc đã lạm dụng quyền lực. Bắc Kinh phớt lờ những lời cáo buộc này và tiếp tục sử dụng dòng Mekong như một chìa khoá để mặc cả và làm áp lực chính trị về mặt ngoại giao, ông Tanasak Phosrikun, một nhà hoạt động về sông Mekong ở Thái Lan, nhận xét.

 

Sông Mekong là một trong những con dài nhất thế giới có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2 dòng sông của hàng triệu người sống dưới hạ nguồn, nơi dòng sông chảy qua 5 nước như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN gây ra nhiều vùng khí hậu khác nhau, nhưng cội nguồn về mặt địa lý đều nằm ở trên thượng nguồn cao nguyên Tây Tạng. Người Tây Tạng cho rằng linh hồn sông nằm ở nơi mà họ gọi là “Dza Chu” (dòng sông của những tản đá) chảy ra từ hồ Zaxiqiwa thần bí ở cao nguyên Tây Tạng rất cao và rất khô.

 

Ủy hội sông Mekong đưa ra nhiều cảnh cáo hạn chế và ngưng quá trình xây đập trên sông Mekong để bảo đảm sự phát triển bền vững của tất cả các nước hạ nguồn mà con sông này chảy qua. Theo sự tính toán của Ủy hội sông Mekong, lợi ích thu được từ việc phát triển thủy điện kém xa rất nhiều so với tổn thất mà nó gây ra, cụ thể về biến đổi môi trường, thiệt hại về nghề cá, thiệt hại nông nghiệp, sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật…

 

Tuy nhiên, sự cảnh báo và các kiến nghị của Ủy hội sông Mekong bị hoàn toàn vô hiệu hóa với lập luận ngạo mạn, ngang ngược và cực kỳ ngu xuẩn của những lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”. Thái độ hoàn toàn vô trách nhiệm của TC đã vô hiệu hóa các nỗ lực bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông quốc tế Mekong. Nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, gây nên tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng lên đang đe dọa sự sống còn đến vùng ĐBSCL của VN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

 

ẤN ĐỘ LO BẮC KINH BỨC TỬ SÔNG BRAHMAPUTRA:

 

Sông Yarlung Zangbo từ phía Hoa lục chảy sang Ấn Độ được gọi bằng tên Brahmaputra (Tây Tạng gọi là Yarlung Tsango) chảy từ dãy Himalaya qua các nước TC, Ấn Độ và Bangladesh, từ lâu nó đã trở thành một mục tiêu trọng điểm của cuộc chiến giữa Ấn Độ và TC. Bắc Kinh được cho là đang lên kế hoạch xây 25 dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Brahmaputra, trong đó có khả năng Bắc Kinh xây dựng nhà máy thủy điện khổng lồ tại Medog, gần khu vực Great Bend cũng thuộc lưu vực sông Brahmaputra. Nếu dự án nầy được triển khai thì đập thủy điện nầy sẽ còn lớn gấp đôi đập Tam Hiệp hiện nay. Ấn Độ lo ngại dự án này thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông sẽ gây hậu quả môi sinh nghiêm trọng hoặc thậm chí là một “vũ khí chiến lược” nhằm chống lại New Delhi do một phần lớn nước tưới của sông chảy qua lãnh thổ Ấn Độ.

 

Theo tờ TopYaps, TC và Ấn Độ luôn chia sẻ cho nhau những dữ liệu thủy văn về lượng nước của các con sông bắt nguồn từ Hoa Lục chảy qua lãnh thổ Ấn Độ. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 5/2017, Bắc Kinh đã ngưng việc chia sẻ dữ liệu này. Giới chức Ấn Độ cho rằng, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn lũ lớn, có thể nhấn chìm miền đông Ấn Độ. Trận lũ lụt giữa tháng 8/2017 vừa qua đã khiến hàng trăm người Ấn Độ thiệt mạng.

 

Các chuyên gia về môi trường lo ngại rằng, với việc không chia sẻ dữ liệu thủy văn, Bắc Kinh đã cố ý dội một quả “bom nước” đe dọa sinh mạng của gần 1 triệu người Ấn Độ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng xây dựng phi pháp nhiều con đập trên các dòng sông chảy đến Ấn Độ mà theo các chuyên gia, nếu những con đập này xả lũ bất ngờ, Ấn Độ có thể sẽ chìm trong biển nước và hàng triệu người dân bị nhấn chìm trong cơn lũ lụt. Mối đe dọa to lớn hơn đối với Ấn Độ chính là con sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, khu vực thuộc quyền kiểm soát của Bắc Kinh.

 

Theo ông Santosh Rai - Nhà nghiên cứu tại Viện Địa chất Himalaya - Bắc Kinh có thể sử dụng sông Brahmaputra như một “quả bom nước” để chống lại Ấn Độ. Nếu TC xả lũ tất cả các con đập trên sông Brahmaputra thì toàn bộ khu vực phía đông của Ấn Độ có thể bị lũ lụt tàn phá trong vòng vài giờ. Chuyên gia chiến lược Brahma Chellani của Ấn Độ cho rằng, từ khi xảy ra xung đột ở khu vực cao nguyên Doklam, Bắc Kinh đã ngưng chia sẻ dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ và bắt đầu coi đây là một “vũ khí chiến lược” phục vụ “ma trận nước” để kiềm chế sức mạnh của Ấn Độ nói riêng và các quốc gia Nam Á nói chung.

 

Hu Zhiyong - Viện Quan hệ Quốc tế của ĐH Khoa học Xã hội Thượng Hải - giải thích rằng, Bắc Kinh không đồng ý chia sẻ dữ liệu thủy văn với Ấn Độ, trừ trường hợp Ấn Độ đồng thuận rút quân đơn phương khỏi cao nguyên Doklam. Bắc Kinh đang tìm cách tạo ra một “quả bom nuớc” dội lên Ấn Độ, đe dọa 1 triệu sinh mạng tại quốc gia này. Trên mạng Topyaps thông tin, Bắc Kinh đã xây dựng một số con đập ngang 3 dòng sông chính, chảy qua lãnh thổ Hoa Lục vào Ấn Độ. Nếu như Bắc Kinh bất ngờ mở cửa đập, toàn bộ khu vực phía Đông Ấn Độ sẽ bị nước lũ nhấn chìm chỉ trong vài giờ. Đây là mối hiểm họa nghiêm trọng cho dân Ấn Độ có thể cướp đi vô số mạng người.

 

“MA TRẬN NƯỚC” CỦA BẮC KINH:

 

Tạp chí Mỹ National Interrest số ra tháng 8/20017 cho biết, Bắc Kinh đang sở hữu một thứ vũ khí có thể giúp nước này đưa ¼ dân số thế giới trở thành con tin mà không phải bắn một phát đạn nào. Theo đó, với hơn 87.000 con đập và nắm quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn 10 dòng sông lớn là nguồn sống của 2 tỷ người, Bắc Kinh đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt con người.

 

Cụ thể, Bắc Kinh có thể xả nước từ các con đập thủy điện của mình, gây ra những trận lũ lụt kinh hoàng làm thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái của các quốc gia láng giềng dưới hạ lưu. Bắc Kinh sẽ sử dụng “ma trận nước” để hoàn toàn nắm quyền kiểm soát sinh mạng của các dân tộc dưới hạ nguồn. Thật vậy, các dòng sông lớn nhất châu lục như Mekong, Dương Tử, Sông Hằng và Irrawaddy, đều được mệnh danh là “Tháp canh nước Châu Á”, tất cả đều bắt nguồn từ đỉnh dãy núi Himalaya và chảy vào Hoa Lục trước khi đến các khu vực Nam Á.

 

Theo tài liệu chính thức của tỉnh Vân Nam năm 1995. Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thủy điện thềm Vân Nam trên chính sông Mekong, bắt đầu từ thượng nguồn: Liutongsiang - Jiabi - Wunenglong - Tuoba - Huangdeng - Tiemenkan - Guonguoio - Xiaowan - Manwan - Dachaoshan - Nuozhado - Jinhong - Gunlanba  và Mongsong. Chính những con đập thủy điện này đe dọa nghiêm trọng đời sống hàng 100 triệu nông dân và ngư dân sống dưới hạ nguồn sông Mekong trong thế kỷ nầy.

 

Nhà nghiên cứu Australia tên Newton Osbore nhận định rằng: “Hậu quả việc Bắc Kinh chiếm đoạt nguồn nước bằng cách xây những con đập thủy điện trên con sông này làm nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục trong mùa khô. Lượng đánh bắt cá ở Biển Hồ giảm phân nửa. Riêng tại vùng ĐSCL nguồn nước và thủy sản đã giảm hẳn, cả lượng phù sa cũng vậy,” ông Osbore nhận định. “Sông Mekong đang đặt trong tình trạng hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN.” Thật vậy, vùng ĐBSCL đã và đang bị nhiễm mặn nặng nề và nhiều cánh đồng bao la không canh tác được vì nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc thiếu nước ngọt để trồng trọt vì các hồ nước ở các đập thủy điện trên thượng nguồn giữ lại phù sa.

 

Rõ ràng, các đập thủy điện bên Tàu bức tử dòng sông Mekong và triệt luôn cả nguồn sống cả trăm triệu người nghèo khổ sống nhờ vào sông Mekong phía dưới hạ nguồn. Bắc Kinh với những kế hoạch xây đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong có nguy cơ trở thành “sông Trung Quốc”.

 

DÂN TÀU BỊ QUẢ BÁO - TC ĐANG ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG ĐẠI THẢM HỌA:

 

Trong khi Bắc Kinh cố tình gieo thảm họa nhân tai lũ lụt, gây chết chóc cho các dân tộc khác thì dân chúng Đại Lục bị quả báo. Tàu Cộng đang ở vào tình trạng suy thoái nhất về môi sinh. Trong vài ba thập niên qua, TC không chú trọng đến môi sinh mà chỉ chạy theo chỉ tiêu phát triển kinh tế, gây nên tình trạng ô nhiễm đến độ cực kỳ nguy hiểm. Dân Tàu không còn không khí sạch để thở, nước sạch để uống, thực phẩm sạch để ăn.

 

Một viên chức môi sinh hàng đầu của Tàu Cộng nói rằng, cuộc chiến chống ô nhiễm kinh niên của nuớc này đang gặp nhiều khó khăn vì tình trạng đô thị hóa và tăng trưởng nhanh chóng. Các công nghiệp mới cũng tạo nhiều hóa chất nguy hiểm và các loại chất thải điện tử. Điều này đã tạo ra những vấn đề vô cùng tác hại tới sức khỏe người dân, âu cũng là cái giá phải trả cho sự phát triển thần kỳ của TC trong suốt ba thập niên qua. Nguồn nước bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: 70% nước sông hồ và 90% nguồn nuớc ngầm đã làm cho 10% cây công nghiệp bị nhiễm kim loại nặng:

 

  • SÔNG DƯƠNG TỬ (Yangtze): Mỗi năm có khoảng 30 tỷ tấn nước ô nhiễm chưa xử lý đã thải ra con sông này. Ngoài ra, sông Dương Tử còn phải gồng mình tiếp nhận 24 tấn chất phế thải công nghiệp hàng năm
  • SÔNG HOÀNG HÀ (Huanghe): Con sông này dài 4.666 km chảy qua cao nguyên đất vàng gọi là hoàng thổ dầy đến 100 thước tại vùng Thiểm Tây đem lại phù sa đất vàng phì nhiêu. Nhưng, vì sai lầm chết người của Mao Trạch Đông trong kế hoạch “xây đập trị thủy” đem đại họa triền miên cho vùng Hoa bắc, bởi mỗi khi đê vỡ, sông Hoàng Hà sẽ đổi dòng chảy vào Bột Hải. Cứ mỗi lần đổi dòng, nó làm cho nhà cửa, ruộng vườn, đất đai canh tác bị tàn phá nặng nề làm hàng ngàn người chết. Rồi đến thời kỳ kỹ nghệ hóa, nạn đốn cây phá rừng bừa bãi để lấy đất canh tác.
  • BỘT HẢI: là nội hải của Hoa Lục vì phải chứa các nguồn nước ô nhiễm và chất phế thải công nghiệp nên đang đứng trước nguy cơ sẽ là “biển chết”
  • THÁI  HỒ: là hồ chứa nước ngọt lớn nhất ở Hoa Lục đã bị ô nhiễm trầm trọng tới mức chánh phủ phải bỏ ra 15 tỷ USD để cứu Thái Hồ trong vòng 10 năm. Chính phủ buộc phải đóng cửa 772 xí nghiệp hóa chất, 125 nhà máy chế tạo bình điện accu và 76 nhà máy giấy.
  • HẮC LONG GIANG (Heilóngjang): là con sông chạy dọc theo biên giới Nga - Trung là dòng sông ô nhiễm nhất Hoa Lục. Nhiều khúc sông dài cả trăm cây số, nước đen ngòm vì chất thải kỹ nghệ. Dân Nga ở phía bên kia biên giới, hàng ngày họ phải vớt hàng ngàn thùng hóa chất bằng nhựa do dân Tàu quăng xuống dòng Hắc Long Giang một cách vô trách nhiệm.
  • 28.000 DÒNG SÔNG BỊ XÓA SỔ: Năm 2013, Bộ Tài Nguyên của TC thông báo kết quả thống kê gây sốc, đó là 28.000 trong số 50.000 con sông của nước này đã biến mất do giảm lưu  lượng nước, sạt lở đất và biến dổi khí hậu, nó trùng khớp với giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc  độ chóng mặt ở Hoa Lục.
  • THAN ĐÁ: Năng lượng chính của Hoa Lục sử dụng đến 3.000 triệu tấn than đá hàng năm, đạt tới 70%, cộng thêm khói và bụi của hàng chục ngàn nhà máy công kỹ nghệ, hàng trăm triệu xe hơi và xe có động cơ thải ra hàng ngày đã làm cho Hoa Lục trở thành nước có số lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới. Hơn 60% dân tại các thành phố lớn phải thở bầu không khí ô nhiễm cao hơn 5 lần tiêu chuẩn của WHO ấn định. Mỗi năm  có khoảng 750.000 người chết vì thở không khí ô nhiễm.
  • RÁC: Hoa Lục coi như là quốc gia bị rác rưởi bao vây nghiêm trọng nhất trên thế giới. Trong hơn 600 đô thị lớn nhỏ của nước này thì có tới 2/3 thành phố bị rác bao vây. Tổng số lượng rác thải ra trong các thành phố này hàng năm lên tới 150 triệu tấn.
  • SA MẠC HÓA: Theo Business Insider, tốc độ sa mạc hóa tại Hoa Lục gia tăng trong suốt nửa cuối thế kỷ trước. Hơn ¼ đất đai canh tác đang xuống cấp hoặc chuyển hóa thành sa mạc do trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng quá nhiều nước hoặc biến đổi khí hậu. Chỉ riêng sa mạc GOBI xâm lấn 3.600 km2 diện tích đồng cỏ mỗi năm. Sa mạc hóa đang đe dọa cuộc sống của khoảng 1/3 dân số TC. Thực tế, khoảng 400 triệu người đang chật vật đối phó với tình trạng thiếu đất sản xuất khi 1/3 diện tích đất đai bị xói mòn. Hàng năm, những cơn bão cát từ sa mạc Gobi thổi về làm tối tăm trời đất, đại họa sa mạc đang tiến dần đến ngưỡng cửa Bắc Kinh.
  • TÌNH TRẠNG HẠN HÁN: Theo AFP, Hoa Lục đang quay cuồng trong những cơn hạn hán (reeling from drought) từ nhiều năm nay, đang hoành hành ác liệt ở khu tự trị Nội Mông và Hồi Ninh Hạ cùng các tỉnh Cam Túc, Quý Châu và Hồ Nam. Theo báo cáo của Cơ quan Hạn hán của TC cho biết: Tính đến ngày 31/7 năm nay, TQ có tổng cộng 422 triệu ha đất canh tác chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán làm nông dân Hoa Bắc và 3.88 triệu gia súc lâm vào tình trạng thiếu nước uống.

 

KẾT LUẬN:

 

Thời đại thế kỷ 21, đấu tranh xã hội làm chủ động việc quyết định hình thể chiến tranh, đồng thời quyết định thắng lợi, có nghĩa là những quyết định chiến lược hay sách lược chính trị bao trùm lên chiến lược quân sự. Điều quan trọng hàng đầu là phải phát hiện được yếu điểm hay tử huyệt của kẻ thù để xây dựng chiến lược.

 

Những ưu và nhược điểm đó nằm trong “môi trường sống” trong lòng xã hội địch. Cần phải tấn công vào những “tử huyệt” của địch để làm băng hoại xã hội địch và tê liệt bộ máy chiến tranh của nó. Những tử huyệt của TC là đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử và hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong.

 

Muốn phá “Ma trận nước” của Bắc Kinh, đề nghị Washington dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” đánh sập Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử và toàn bộ hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong để làm băng hoại đời sống xã hội địch cùng với bộ máy chiến tranh của nó và giải tỏa áp lực của lực lượng quân sự TC trên Biển Đông và Hoa Đông.

 

[1] ĐẬP TAM HIỆP:

 

Đập nầy nằm trên thượng nguồn sông Duơng Tử, được Bắc Kinh xây dựng từ thời Đặng Tiểu Bình muốn giương oai với thế giới phương Tây nên phớt lờ những lời khuyên can ngăn của nhiều quốc gia là không nên xây đập này vì xấu nhiều hơn tốt, vì nó sẽ gây tai hại cho môi trường và sinh vật hiếm ở dọc con sông nầy. Bắc Kinh vẫn tiếp tục cho xây mất hơn 5 năm mới hoàn thành.

 

Nhưng, Đập Tam Hiệp sẽ gây thảm họa lớn cho Tàu Cộng một khi chiến tranh tổng lực xảy ra giữa TC và các thế lực thù địch. Đập Tam Hiệp sẽ trở thành mục tiêu cố định, một “tử huyệt” vô phương bảo vệ. Đánh sập đập Tam Hiệp sẽ gây tai họa kinh hoàng cho TC, nó có thể xảy ra ra một cơn sóng thần “tsunami” do con nguời gây ra trên đất liền. Hiện tượng tàn phá khủng khiếp chỉ trong vòng 30 phút là nó quét sạch tất cả những chướng ngại vật trên con đường đi của nó và sẽ không có một sức mạnh nào ngăn chận được cơn sóng thần do đập này vỡ ra:

 

  • Sẽ có ít hàng triệu dân Tàu sống dọc theo con sông Dương Tử sẽ bị cuốn ra Biển Đông hoặc sống trong cảnh màn trời chiếu nước.
  • 1/3 diện tích rộng của Hoa Lục, những vùng đất sầm uất, phì nhiêu giàu có sẽ bị chôn vùi trong cơn lũ lụt kinh hoàng.
  • Các di tích lịch sử, văn hóa của TC đã tồn tại hàng ngàn năm qua sẽ bị xóa sạch trong phút chốc.
  • Hằng ngàn thành phố lớn nhỏ sẽ bị chìm trong cơn lũ lụt.
  • Hằng ngàn nhà máy công kỹ nghệ, công xưởng, kho hàng, nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng… sẽ ngập nước hoặc bị cuốn trôi theo dòng nước lũ mất tích.
  • Hàng ngàn thương thuyền, tàu bè thương mãi, kỹ nghệ du lịch sẽ bị cơn lũ lụt nhận chìm xuống đáy sông.
  • Nền kinh tế nông nghiệp sẽ phá sản, ruộng đồng phì nhiêu sẽ ngập nước sẽ gây nạn đói hoành hành và dịch bệnh phát sinh.

 

[2] HỆ THỐNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MEKONG:

 

Dã tâm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh dùng “vũ khí nước” của dòng sông Mekong tấn công vào “môi trường sống” của 5 quốc gia hạ nguồn. Báo chí Thái lan gọi đây là chính sách “The Rap of a River” của Bắc Kinh nhằm thao túng và gây áp lực chính trị đối với 5 quốc gia dưới hạ nguồn như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN.

 

Theo John Lee, chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung tâm Nghiên cứu Độc Lập (Centre for Independent Studies) có trụ sở tại Australia, cho rằng: “Việc Hoa Kỳ dấn thân vào vùng hạ lưu sông Mekong sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp Hoa Kỳ khôi phục ảnh hưởng của mình trong vùng Đông Nam Á châu”.

 

Trong bài viết “China’s water grab” (TC vồ chộp nguồn nước) đăng trên tạp chí Foreign Policy số ra ngày 24/8/2010, ông John Lee đã phân tách tâm trạng bất bình cao độ của cư dân các nước hạ nguồn trước việc dòng sông Mekong nuôi sống họ bị Bắc Kinh thao túng và lũng đoạn. Theo ông, nếu Washington quan tâm thực sự đến việc tăng cường sự hiện diện của mình tại Châu Á - TBD, Hoa Kỳ nên tập trung sự hiện diện của mình vào sông Mekong sẽ gặt hái thành quả rõ ràng hơn. Đó là trường hợp Hoa Kỳ quyết tâm can dự vào khu vực Đông Nam Á làm cho tham vọng của Bắc Kinh hung hăng, ngang ngược phải chùn bước ở Biển Đông là phải phá hủy, đánh sập đạp Tam Hiệp và toàn bộ hệ thống đập trên sông Mekong.

 

Nếu Washington chọn chiến lược đánh vào “môi  trường sống” của Tàu Cộng vừa ít đổ máu, vừa ít tốn kém lại đạt hiệu quả cao là làm băng hoại đời sống xả hội địch về mọi mặt: văn hóa, chính trị, kinh tế, y tế, quân sự…Hoa Kỳ vừa được “danh vẫn lợi” vì một khi hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong bị đánh sập, trả con sông Mekong về vị trí nguyên thủy của nó vào giữa thế kỷ XX thì tất cả quốc gia hạ nguồn sông Mekong như Miến Điện, Thái Lan, Lào Campuchia và Việt Nam sẽ nhiệt liệt tôn vinh Tổng thống Donald Trump là người hùng và là vị ân nhân cứu tinh của trên 100 triệu dân nông dân và ngư dân nghèo sống về nông nghiệp và nghề đánh bắt cá trên sông Mekong…

 

Trước đó, ngày 12/9/2014, Không quân chiến lược Hoa Kỳ đã xin Quốc Hội cấp thêm 16,5 triệu USD để hiện đại hóa siêu bom GBU-57 MOP (Massive Ordnance Penetration) vốn được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, nằm sâu trong lòng đất Iran và Bắc Triều Tiên? Nội dung cải tiến siêu bom GBU-57 MOP không được tiết lộ, chỉ biết rằng, chúng sẽ được nâng cấp để thực “một nhiệm vụ cụ thể”.

 

Bom GPU-57 MOP có chiều dài 6 thước, trọng lượng 13,6 tấn, bom có thể xuyên sâu 60,9 thước bê tông cốt thép trước khi phát nổ, bom này có hệ thống điều khiển được dẫn đường bằng GPS rất chính xác. Hiện nay, chỉ có máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer, B-52 Stratofortress và B-2 Spirit của Không quân Chiến lược là có thể mang loại bom khủng này.

 

Việc hiện đại hóa loại bom MOP này đã được hoàn tất vào tháng 1/2013 sẵn sàng được sử dụng. Bom MOP cải tiến có thêm cánh ổn định được thiết kế mới và ngoài nổ thứ 2 cho phép xuyên bunker tốt hơn. Việc thử nghiệm bom MOP cải tiến diễn ra cuối năm 2012 tại White Sands và đã thành công mỹ mãn. Chi phí phát triển GBU-57 MOP đã lên đến khoảng 400 triệu USD. Ngày 8/9/2014, Không quân Chiến lược Mỹ đã gởi văn bản xin thêm 16,5 triệu USD để tiếp tục nâng cấp bom này.

 

Hiện nay, việc tồn trữ những quả bom khủng GPU-57 MOP ở đâu vẫn còn trong vòng bí mật, có thể ở các căn cứ quân sự Guam, Okinawa hay Australia? Chỉ biết ngày 10/3/2016, động thái Mỹ điều động máy bay chiến lược B-2 Spirit tới Châu Á cùng với việc đàm phán đưa B-1B Lancer đến Australia vì lo ngại trước lời hăm dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng? Hay dùng vào mục tiêu khác: Đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp và hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong? Trên thế giới, chỉ có Mỹ mới có khả năng đánh sập đập Tam Hiệp và các đập thủy điện trên sông Mekong để khai thông dòng sông Mekong, giúp các dân tộc dưới hạ nguồn như Myanmar, Thái lan, Lào, Campuchia và VN được sóng sót và sinh tồn…

 

     Tổng hợp & nhận định

   NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

            07/9/2017          

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 20237:07 CH(Xem: 1353)
Đã bao giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp thu hay không thì không ai biết cả. Những người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động" và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp 2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
17 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2099)
Việc đảng csVN thừa nhận Đài Loan là một phần của TQ là một việc làm ngu xuẩn, nó cho thấy cái gọi là ‘ngoại giao cây tre” của đảng cs chỉ là một thứ ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của một bè lũ hèn nhát, vong nô. Nếu chọn trung lập thì đ0ảng csVN vẫn có thể đẩy đưa vấn đề Đài Loan một cách khéo léo hơn, vừa không mất lòng TQ và vẫn giữ thể diện cho Đài Loan, bởi vì Đài Loan thuộc về hay không thuộc về TQ thì đó không phải là vấn đề để đảng cs phải ra mặt công nhận cùng tên giặc bá quyền Tập Cận Bình.
17 Tháng Mười Hai 202312:27 SA(Xem: 2894)
Hãy nhìn một đất nước có gần 100 triệu dân, phương tiện giao thông đa phần là xe máy, thế nhưng cả gần 50 năm đảng vẫn không phát triển được công nghệ sản xuất cho riêng mình mà chỉ là một đất nước gia công lắp ráp, đánh thuế, thu tiền, cả xe hơi, máy bay, tàu thủy, bất cứ cái gì cũng không cần phải có một kế hoạch lâu dài phát triển nhằm cho ra sản phẩm tốt, giá thành hạ, mà cứ canh me thu thuế, thu phí mà sống thì lời hứa hẹn của Tập Cận Bình trong cơn hấp hối không khác nào một loại thuốc hồi sinh. VN tham gia vào sáng kiến của họ Tập chứng minh rằng đảng csVN chỉ là một loại giây leo, sống thực vật, ăn bám vào nhân dân và thế giới...
15 Tháng Mười Hai 20239:42 CH(Xem: 1176)
Tại sao “sáp nhập các đơn vị hành chính” mới thực hiện được… “dân chủ ở cơ sở”? Ở những đơn vị hành chính đã hoặc sắp sáp nhập dân có… biết, có… bàn, có… giám sát và thực sự đã “đồng thuận cao nhất” với tình trạng mà TH QHVN khái quát về các công thự dôi dư sau sáp nhập “chết yểu – cửa đóng then cài – rong rêu bu bám – hư hỏng, sập đổ trong sự hoang tàn hiển hiện”. Giới nào của dân dại dột đến mức xem sự lãng phí, đồng nghĩa với việc tước đoạt các phúc lợi trong giáo dục, y tế, an sinh mà lẽ ra họ phải được hưởng là nền tảng “tao sự ổn định và đem lại động lực mới”? “Dân chủ” mà tốn kém đến mức quái gở như vậy, giới nào của dân mới… thích?
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 959)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 2790)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 888)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1448)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 891)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 933)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
07 Tháng Mười Hai 20238:13 CH(Xem: 1045)
Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Nếu thật sự “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” thì tại sao lại có “quy định vừa ban hành đã sửa”? Tại sao một Ủy viên Bộ Chính trị, vừa nắm giữ vai trò Thủ tướng – quản trị và điều hành chính phủ, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tại quốc hội lại không hề băn khoăn chút nào khi “quy định vừa ban hành đã sửa” trở thành chuyện bình thường, đã vậy lại còn khuyến khích cả hệ thống... “không ngại” và... “không sợ”?
06 Tháng Mười Hai 20236:49 CH(Xem: 994)
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận. Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.
05 Tháng Mười Hai 20238:44 CH(Xem: 1026)
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 20238:36 CH(Xem: 1528)
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 20236:30 CH(Xem: 2795)
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.