Nhận diện "Đảng Trị"

29 Tháng Tám 20168:03 CH(Xem: 10309)

Nhận diện "Đảng Trị"

images (6)


Vu Nhất Phu (Trung Quốc)

Nguyễn Hải Hoành biên dịch



Ngay từ năm 1941, Đặng Tiểu Bình đã nghiêm túc phê bình thuyết “Dĩ Đảng trị quốc” [dùng Đảng để cai trị đất nước; sau đây gọi tắt là “Đảng trị”]. Cuối thập niên 1970, khi tổng kết bài học đau xót của “Cách mạng Văn hóa”, ông đề xuất phải cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giải quyết vấn đề Đảng – chính quyền không tách nhau, Đảng làm thay chính quyền. Phát biểu trong chuyến “Nam tuần” cuối cùng, ông nói rõ hơn: “Vẫn cứ phải dựa vào pháp chế, làm pháp chế thì tin cậy hơn.” Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV đưa ra phương châm “Dựa pháp luật trị quốc” [Pháp trị], phản ánh ý nguyện của Đặng. Thế nhưng giờ đây âm hồn thuyết “Đảng trị” vẫn còn lảng vảng chưa tan. Bởi vậy, khảo sát sơ qua về nguồn gốc, diễn biến và tác hại của thuyết “Đảng trị” là một việc có ý nghĩa hiện thực.

1. Đề xuất và diễn biến của thuyết “Đảng trị”

Lê-nin sáng lập Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga, làm cách mạng bạo lực lật đổ chế độ đế quốc Sa hoàng, sáng lập thể chế “Đảng hóa Nhà nước”, Đảng-chính quyền-quân đội thống nhất cao độ với nhau, quyền lực của Đảng cao hơn tất cả.

Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, sau mấy lần thất bại bèn “Học Nga làm thầy”, dẫn nhập thể chế “Đảng hóa Nhà nước” của Nga, đề xuất và bắt đầu thực thi thuyết “Đảng trị”. Tháng 1/1924, khi cải tổ Quốc Dân Đảng, ông giải thích: Tôi thấy Trung Quốc quá chia rẽ rối loạn, dân trí quá ấu trĩ, quốc dân không có tư tưởng chính trị đúng đắn, cho nên bèn chủ trương “Đảng trị”.

Ông chia quá trình dựng nước làm 3 giai đoạn: quân chính, huấn chính, hiến chính, và đề xuất trong thời kỳ huấn chính thì “Đảng cao trên Nhà nước”.

Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch lợi dụng di sản chính trị của Tôn, phát triển thuyết “Đảng trị” và “Thuyết 3 giai đoạn” thành thể chế chính trị cực quyền, đi lên con đường chuyên chế độc tài. Tưởng thi hành “Một chủ nghĩa, một chính đảng, một lãnh tụ”, yêu cầu quốc dân tuyệt đối trung thành với lãnh tụ. Từ đó Quốc Dân Đảng chiếm giữ tất cả mọi quyền lực của nhà nước. “Đảng trị” trở thành luận điệu cơ bản của lý thuyết “Đảng hóa nhà nước”, khiến cho tiến trình Hiến chính hóa Trung Quốc xuất hiện bước thụt lùi lớn.

2. Ảnh hưởng của tư tưởng “Đảng trị” đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tư tưởng “Đảng trị” có ảnh hưởng sâu xa đối với công tác trị Đảng, trị nước, trị quân đội của ĐCSTQ. Ngay từ thời kỳ mới lập căn cứ địa cách mạng, từng xuất hiện khuynh hướng sai lầm “Dùng Đảng thay cho chính quyền khu Xô viết”. Mao Trạch Đông nói về việc đó như sau: “Đảng có uy quyền cực lớn trong quần chúng, uy quyền của chính quyền thì kém nhiều. Đó là do trong nhiều công tác, để thuận tiện, Đảng đã trực tiếp làm lấy, gạt chính quyền sang một bên. Chúng ta cần tránh cách làm sai lầm của Quốc Dân Đảng là đảng trực tiếp ra lệnh cho chính quyền.” Năm 1941 Đặng Tiểu Bình viết bài phê phán thuyết “Đảng trị”: “Quan niệm ‘Đảng trị’ của một số đồng chí là biểu hiện cụ thể phản ánh truyền thống xấu của Quốc Dân Đảng vào trong Đảng ta… Chúng ta phản đối chuyên chính một đảng, lấy đảng trị nước của Quốc Dân Đảng.”

Nhưng những lời nói ấy không được toàn Đảng coi trọng. Tháng 9/1942, Trung ương ĐCSTQ ra “Quyết định về việc thống nhất sự lãnh đạo của Đảng tại căn cứ địa chống Nhật và điều chỉnh mối quan hệ giữa các tổ chức”, quy định rõ ràng: “Cơ quan đại diện Trung ương (Trung ương cục, Phân cục) và Đảng ủy các cấp là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở các vùng, thống nhất lãnh đạo công tác Đảng, chính, quân, dân ở các vùng.” Thể chế lãnh đạo nhất nguyên hóa coi quyền lực của Đảng là cao nhất, tuy xuất phát trong thời kỳ kháng chiến nhưng vẫn tiếp tục thực thi trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và áp dụng tiếp cho tới cả thời kỳ sau.

Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, đảng cách mạng trở thành đảng nắm chính quyền, lẽ ra nên kiện toàn pháp chế, đi lên con đường dùng pháp luật để trị nước. Thế nhưng quan niệm “Đảng trị” hình thành trong ban lãnh đạo cao nhất chẳng những không được khắc phục mà lại còn được tăng cường. Sau các phong trào chống phái hữu năm 1957 và hội nghị Tư pháp toàn quốc lần 4 năm 1958, các cơ quan tư pháp nhấn mạnh sự “lãnh đạo tuyệt đối” của Đảng, càng khiến cho “Đảng hóa Nhà nước” trở thành chuẩn mực. Biểu hiện tập trung nhất là bài nói ngày 24/8/1958 của Mao Trạch Đông: “Không thể dựa pháp luật để trị đa số người… Chúng ta chủ yếu phải dựa vào nghị quyết, họp hành, mỗi năm họp 4 lần, không thể dựa vào luật dân sự và hình sự để giữ trật tự xã hội. Mỗi nghị quyết của chúng ta đều là pháp luật…” “Cần nhân trị, không cần pháp trị. Mỗi bài xã luận của Nhân dân Nhật báo đều đòi hỏi cả nước phải thực thi, hà tất cần đến luật pháp gì?”

Lưu Thiếu Kỳ cũng nói: “Rốt cuộc nhân trị hay pháp trị? Xem ra trên thực tể phải dựa vào con người, pháp luật chỉ dùng để tham khảo. Nghị quyết của Đảng tức là pháp luật.”

Những chủ trương trên là biểu hiện cực đoan của thuyết “Đảng trị”, làm cho quyền lực của Đảng bành trướng vô hạn, tùy tiện hủy bỏ pháp chế, cuối cùng dẫn đến lạm dụng chuyên chính, không ngừng thanh trừng chính trị, đất nước không được một ngày yên bình, hàng triệu dân bị thiệt hại.

3. Sự vận hành thực tế của thuyết “Đảng trị”

“Đảng trị” không phải là chủ trương của cá nhân Mao Trạch Đông, mà là nhận thức chung của ban lãnh đạo cấp cao trong Đảng, nó được vận hành như sau:

Đảng cầm quyền không chịu sự ràng buộc của pháp luật.

Năm 1955 Lưu Thiếu Kỳ nhiều lần chỉ thị: “Pháp luật của chúng ta không phải để tự ràng buộc chúng ta mà là để ràng buộc kẻ địch, đả kích và tiêu diệt chúng…Pháp luật không được trói chân buộc tay nhân dân, nếu điều luật nào như thế thì phải hủy bỏ.” Quan điểm này rõ ràng đặt Đảng cầm quyền lên trên pháp luật, khác xa ý tưởng “Đảng cầm quyền phải hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật”.

Cơ quan pháp luật phải do Đảng nắm, dùng làm công cụ thuần phục của Đảng.

Tháng 7/1955, Lưu Thiếu Kỳ nói: “Đảng ủy quyết định bắt ai thì Viện Kiểm sát phải nhắm mắt đóng dấu phê chuẩn. Làm như thế có thể có sai, điều này có thể nói rõ trong Đảng nhưng đối với bên ngoài thì Viện Kiểm sát phải đứng ra chịu trách nhiệm… Nếu Viện Kiểm sát không làm cái mộc đỡ tên cho Đảng thì các nhân sĩ dân chủ sẽ lợi dụng điểm đó để chống Đảng, kết quả coi như Viện Kiểm sát chống Đảng….” Tháng 9/1955, Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh nói: Công an, Kiểm sát, Tòa án đều là công cụ của Đảng, nhằm bảo vệ CNXH, trấn áp kẻ địch. Nhưng Hiến pháp lại quy định ‘Tòa án nhân dân độc lập xét xử, chỉ phục tùng pháp luật… Viện Kiểm sát các cấp độc lập hành xử quyền kiểm sát’. Nếu Viện Kiểm sát, Tòa án dùng pháp luật để chống lại sự lãnh đạo của Đảng thì như thế là sai.

Tháng 9/1957, La Thụy Khanh phê bình: “Một số cơ quan tư pháp, kiểm sát, tòa án nhấn mạnh tư pháp độc lập, lãnh đạo theo ngành dọc, không nghe lời Đảng ủy.”

Báo cáo tình hình hội nghị tư pháp toàn quốc (6/1958) do tổ Đảng Tòa án tối cao trình TƯ Đảng nhấn mạnh: Tòa án phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng.

Những tài liệu kể trên cho thấy ban lãnh đạo Đảng cầm quyền nhất trí cho rằng các cơ quan công an, kiểm sát, tòa án đều là công cụ do Đảng trực tiếp nắm và dùng để trấn áp các thế lực khác… Cái gọi là “xét xử độc lập” quy định trong Hiến pháp chỉ là để tuyên truyền ra ngoài. Trong thực tế vận hành nội bộ thì căn bản không thừa nhận xét xử độc lập, ai chủ trương xét xử độc lập theo quy định của Hiến pháp thì người đó là kẻ chống Đảng. Có thể thấy trong Đảng đã hình thành một quy tắc ngầm không công bố ra ngoài nhưng lại có sức ràng buộc cưỡng chế. Đây là cách vận hành điển hình của thể chế “Đảng trị” hoặc “Đảng hóa Nhà nước”.

Hậu quả của thể chế đó là trong phong trào chống phái hữu, nhiều cán bộ các cơ quan kiểm sát và tòa án bị thanh trừng, toàn bộ tổ Đảng Bộ Tư pháp bị coi là “Tập đoàn chống Đảng”. Đến “Cách mạng Văn hóa” thì bộ sậu chủ trì công tác pháp lý như Bành Chân, La Thụy Khanh, và các lãnh đạo cấp cao như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đều bị đánh đổ.

Pháp luật kém hoàn thiện thì càng thuận tiện.

Tháng 3/1956, Bành Chân nói tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc: Pháp luật của chúng ta hiện nay rất không hoàn thiện, mọi người nói như thế rất phiền hà, nhưng cũng có chỗ thuận tiện. Khi xét xử vụ án, chúng ta chỉ cần đứng vững lập trường giai cấp, dựa vào chính sách, căn cứ theo lợi ích giai cấp giải quyết là được.

Sau khi Mao Trạch Đông nói “Không thể dựa vào luật dân sự, hình sự để giữ trật tự xã hội” (8/1958), Bành Chân, tổ trưởng Tổ Chính pháp trung ương nhanh chóng viết báo cáo lên Chủ tịch Mao và Trung ương Đảng, trình bày rõ: “(Hiện nay) đã không cần thiết làm các bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự và Luật Tố tụng nữa”. Sau đó các nơi tùy tiện bắt người và xét xử, bỏ qua mọi trình tự pháp luật. Đến “Cách mạng Văn hóa” năm 1966 thì chính Bành Chân cũng bị bỏ tù.

Ba cơ quan công an, kiểm sát, tư pháp hợp nhất làm việc.

Tháng 11/1960, TƯ Đảng ra văn bản quyết định:

– Bộ Công an, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao hợp nhất làm việc. Đối ngoại vẫn không thay đổi tên gọi 3 cơ quan này, giữ 3 biển tên cơ quan, 3 cổng vào cơ quan. Đối nội thì Tổ Đảng Bộ Công an lãnh đạo toàn bộ, Tòa án và Viện Kiểm sát mỗi cơ quan cử một người vào Tổ Đảng Bộ Công an để tăng cường liên hệ.

– Sau khi 3 cơ quan hợp nhất làm việc, Tòa Tối cao giữ lại 20-30 người, Viện Kiểm sát khoảng 50 người, mỗi cơ quan có một phòng làm việc để xử lý công tác nghiệp vụ.

Về thực chất như vậy là gộp Tòa Tối cao và Viện Kiểm sát vào Bộ Công an, triệt để thực hiện “nhất nguyên hóa’ công tác chính pháp, hoàn toàn hủy bỏ sự giám sát và chế ước của Tòa án và Viện Kiểm sát đối với cơ quan công an.

Sau khi 3 cơ quan công an, kiểm sát, tòa án cấp trung ương đã hợp nhất, 3 cơ quan này ở các địa phương cũng hợp nhất theo, cả nước hủy bỏ thể chế cũ, chuyển thành “Bộ Chính pháp” hoặc “Bộ Công an chính pháp”. Vì thế đã xuất hiện tình trạng: lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp dẫn đầu cán bộ, cảnh sát ngành chính pháp mang theo giấy phép bắt người khống và phán quyết khống xuống các địa phương tùy ý bắt giữ người; thậm chí không mở phiên tòa xét xử, ghi họ tên và tội danh người bị bắt và hình phạt lên tờ phán quyết khống là xong. “Đảng trị” đi tới mức kinh khủng như vậy.

4. Điều chỉnh và suy ngẫm sau khi xảy ra các tai họa

Trong phong trào Đại nhảy vọt bắt đầu năm 1958, cả nước tràn ngập làn gió cộng sản, làn gió phù phiếm, làn gió chỉ huy một cách mù quáng, làn gió đặc biệt của cán bộ và làn gió cưỡng bức mệnh lệnh. Hậu quả là đã đem lại tai họa chưa từng có, khiến cho mấy chục triệu nông dân bị chết đói. Để áp chế sự phản kháng của dân chúng, lãnh đạo lại lạm dụng công cụ chuyên chính, coi những người dân vô tội có ca thán về các khuyết điểm của chính quyền hoặc vì đói mà trộm cắp lương thực thực phẩm là đối tượng chuyên chính, bừa bãi bắt giam hoặc bắn bỏ họ, khiến cho tai họa càng thêm trầm trọng.

Tin tức về thảm họa kể trên cuối cùng đã vượt qua mọi tầng phong tỏa, được phản ánh tới ban lãnh đạo cấp cao, khiến họ dần dần bình tĩnh xem xét. Vào khoảng từ năm 1961 trở đi, một số nhà lãnh đạo bắt đầu phát biểu những suy nghĩ lại về tình hình trước mắt.

Tháng 6/1961, tại cuộc họp ba cơ quan công an-kiểm sát-tòa án cấp trung ương, đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tạ Phú Trị nói: “Mấy năm nay công an có khuyết điểm là với tay dài quá, xử lý cả một số việc không thuộc lĩnh vực của công an. Tay của kiểm sát và tòa án thì lại ngắn quá. Cần phải thay đổi tình trạng này.” Tại hội nghị mở rộng tổ Đảng Bộ Công an (7/1961) ông lại nói: “Mấy năm nay ba cơ quan công an-kiểm sát-tòa án làm rối loạn chức trách của mình. Cấp dưới có người nói ‘Công an đã cộng mất tài sản của kiểm sát và tòa án’. Ba cơ quan chính pháp [công an-kiểm sát-tòa án] cấp trung ương lập một Tổ Đảng, một cơ quan – đây là cách làm đơn giản hóa, chưa qua điều tra nghiên cứu… Không thể thổi ‘gió cộng sản’, không thể coi kiểm sát và tòa án là công cụ phụ trợ. Một số cách làm trước đây là sai, nay cần sửa lại.”

Người tái suy ngẫm tương đối thấu triệt là Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Tại Đại hội bảy nghìn người (1/1962), khi phân tích khó khăn lớn và nguyên nhân xảy ra tai họa, ông đưa ra nhận định “3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa”. Tháng 5 năm đó, khi tổng kết công tác chính pháp thời gian từ năm 1958 trở lại, ông nói: “Bài học kinh nghiệm chung của công tác chính pháp mấy năm nay là làm lẫn lộn hai loại mâu thuẫn có tính chất khác nhau, chủ yếu là nhầm ta thành địch, diện đả kích quá rộng… Có cán bộ Đảng và chính quyền tùy tiện duyệt bắt người, bỏ qua cơ quan công an và kiểm sát. Thậm chí có công xã, nhà máy, công trường cũng tùy tiện bắt người… Dùng biện pháp chuyên chính với địch để xử lý vấn đề của người mình, của nhân dân lao động là một sai lầm căn bản.’ Ông cũng nói: “Tòa án xét xử độc lập là đúng, Hiến pháp quy định thế. Đảng ủy và chính quyền không nên can thiệp các vụ án do Tòa xét xử… Không nên nói cơ quan chính pháp phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp. Nếu quyết định của Đảng ủy không nhất trí với pháp luật và chính sách của Trung ương thì nên phục tùng pháp luật, phục tùng chính sách của Trung ương.”

Lưu Thiếu Kỳ vốn là người đưa ra “Thuyết Công cụ thuần phục”, nhấn mạnh “Tòa án phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, trở thành công cụ thuần phục của Đảng”. Nhưng ông có ưu điểm lớn nhất là dám dũng cảm nhận sai lầm. Sự thay đổi nhận thức của ông về vấn đề cơ quan chính pháp phải phục tùng pháp luật, trên mức độ nhất định đã làm lung lay hệ thống “Đảng trị”, ươm mầm cho tai vạ sau này ông bị đánh đổ.

5. Có thể không giẫm lên vết xe đổ được chăng

Lưu Thiếu Kỳ bị lật đổ và hãm hại tới chết là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử nước CHND Trung Hoa. Thực ra có tới hàng chục triệu vụ tương tự. Trong “Cách mạng Văn hóa” từng xảy ra vụ “Đảng Nhân dân Nội Mông Cổ” liên quan tới số người đông nhất. Số liệu của Viện Kiểm sát Tối cao cho biết: Trong vụ án oan này có 346 nghìn cán bộ và quần chúng ở Khu tự trị Nội Mông Cổ bị vu cáo, hãm hại, 16.222 người bị hãm hại tới chết.

Nếu thống kê toàn bộ các vụ án oan sai tương tự thì cả Trung Quốc có biết bao người từng chết thảm dưới lưỡi dao “chuyên chính với kẻ địch”.

Có thể nói những vụ án oan sai đó là do các sai lầm ngẫu nhiên gây ra chăng? Trên thực tế, đây là kết quả tất nhiên của thể chế “Đảng trị”.

Mỗi khi nhớ lại số phận của các vị tiên liệt Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Trương Chí Tân v.v…, người viết bài này dường như nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của vô số oan hồn và bất giác nghĩ đến một câu thiên cổ tuyệt xướng trong bài “A Phòng cung phú” của nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường: “Người Tần không kịp tự thương cho mình mà đời người sau than thở cho họ. Người đời sau than thở cho họ mà không biết lấy đó làm gương, khiến người đời sau nữa lại phải than thở cho người đời sau nữa.” [theo lời dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê. Nguyên văn âm Hán-Việt: “Tần nhân vô hạ tự ai nhi hậu nhân ai chi, hậu nhân ai chi nhi bất giám chi, diệc sử hậu nhân phục ai hậu nhân dã.”]

Mong sao đồng bào nước ta có thể tỉnh ngộ, tuyệt đối không một lần nữa quay lại con đường cũ!

Nguyễn Hải Hoành tóm dịch

Nguồn: 于一夫: “以党治国”面面观 2010年第7期 炎黄春秋杂志

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười Một 20236:40 CH(Xem: 2757)
Tin tức tuần qua cho thấy, “đối tác chiến lược Việt – Mỹ” quả không phải là chiếc đũa thần. Intel dường như đã hủy bỏ kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam. Hôm 8/11/2023, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ “tiếc nuối”, đồng thời cho hay, Intel đã viện dẫn lý do rút khỏi Việt Nam, vì bị thiếu điện và thủ tục hành chính rườm rà (1). Cùng lúc đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng vừa tuyên bố đưa Việt Nam trở lại “danh sách giám sát” về hành vi thao túng tiền tệ.
12 Tháng Mười Một 20236:23 CH(Xem: 6326)
Cuối cùng Thưởng sẽ dẫn bầu đoàn thê tử của mình về nước sau khi được đám đại sứ, lãnh sự dẫn đi ăn đặc sản như thằng Tô Lâm công du Anh Quốc, nhưng không lẽ đi một chuyến như vậy mà không có lợi ích gì? Không biết Chủ Tịt Thưởng có cho mấy chục đứa con em nhà đỏ quá giang để đến Mỹ bằng visa công vụ rồi bỏ trốn như chị Nhân Cuốc Hội công du Nam Hàn dạo trước không, thế nhưng cho dù có thì cũng không bỏ bèn gì và không có công lao gì để ‘báo công cùng boác’ cho nên đề nghị Chủ Tịt Thưởng hãy đến...
09 Tháng Mười Một 20238:18 CH(Xem: 4549)
Đại biểu Quốc hội, bà Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nói: “Ngoài khách quan đó là quy định của pháp luật có những điểm chưa cụ thể, chưa đồng bộ, chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng và chưa có quy định của pháp luật về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, thì còn có nguyên nhân chủ quan như: năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, không kịp thời cập nhật quy định của pháp luật có liên quan để tránh làm sai; người có thẩm quyền quyết định thiếu chuyên môn lại không dám tin cấp dưới; cấp dưới có trình độ còn hạn chế. Tinh thần làm việc thụ động, sợ trách nhiệm...
31 Tháng Mười 20239:04 CH(Xem: 5323)
Nhưng, nếu đúng như những phản hồi mà chúng tôi nhận được thì lần này phía công an Nghệ An đã can thiệp trắng trợn, họ làm việc với những người tiếp nhận, người tổ chức tặng xe và với các phụ huynh học sinh. Họ gọi lên đồn điều tra, đe doạ giáo viên, gọi điện cho người thân từ ông bà, bố mẹ, chồng con và cả đồng nghiệp, có trường hợp còn gọi về hàng xóm, láng giềng ở quê những người tiếp nhận và có liên quan. Thậm chí tại một điểm tiếp nhận xe đạp, cô hiệu phó một trường miền núi Nghệ An, sau khi gửi thông tin để tiếp nhận xe tặng cho học sinh trường thì đã bị đe doạ không sót thành viên nào trong nhà để cấm cô nhận xe về...
30 Tháng Mười 20238:16 CH(Xem: 3880)
Anh Trần Quyết Thắng, người điều hành nhóm Rebike For Kids vào tháng 3 năm 2021 đã từng bị báo Hà Tĩnh vu khống có liên lạc với VOICE – (nghe nói) là một tổ chức phản động có cơ sở ở Thái Lan (1). Sau khi kiến nghị phản đối chuyện vu không bị phớt lờ, anh Thắng đăng bản kiến nghị lên facebook khiến báo Hà Tĩnh, sở Thông Tin&Truyền Thông phải họp lại và dẹp bỏ chuyện vu khống. Tưởng thế là yên, ngày hôm nay Nghệ An Thời Báo lại moi bài vu khống của báo Hà Tĩnh ra đăng lại để đánh lạc hướng chuyện cản trở việc làm thiện nguyện của anh Thắng và nhóm Rebike For Kids.
28 Tháng Mười 20235:30 CH(Xem: 2891)
Ông Việt rời khỏi đất nước, cùng với gia đình chạy trốn chế độ CSVN vào những ngày cuối tháng tư 1975, khi đó ông mới bốn tuổi. Ông không hề có một ngày nào, giờ nào sống với chế độ cộng sản Việt Nam, ông cũng không lớn lên dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sống, đi học từ mẫu giáo, trưởng thành dưới chế độ tự do, dân chủ, nhân bản của Mỹ, trở thành nhà văn, giáo sư đại học, ông không rành tiếng Việt nhưng lại rất can đảm, mạnh mẽ nhận định, phát biểu về một vấn đề to lớn mà ông hòan toàn thiếu hiểu biết, không có kinh nghiệm, chưa hề sống thực tế một ngày nào. Kiến thức, sự hiểu biết của ông Việt về cuộc chiến tranh 1954-1973.
25 Tháng Mười 20238:09 CH(Xem: 4710)
Bài viết của Tạp chí Cộng sản, cơ quan báo chí hàng đầu của Hội đồng Lý luận Trung ương, còn vạch cho thấy: “Ở một số trường, việc dạy và học các môn lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được coi trọng đúng mức; một số giảng viên, sinh viên, thậm chí cả các bậc phụ huynh coi đó là môn học phụ, việc dạy và học chưa tạo được hứng thú cho người học, chất lượng chưa cao. Nội dung, chương trình, phương thức giáo dục chậm đổi mới, chưa thật gắn kết, phù hợp, thiếu hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên. Đội ngũ làm công tác giáo dục lý luận ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Những tồn tại này...
23 Tháng Mười 20238:37 CH(Xem: 3518)
Muốn phê bình tính gian ác của Hiến Pháp 2013 của Việt Nam một cách cụ thể, điều quan trọng là phải nhận định đâu là những nguyên tắc rường cột của luật hiến pháp và sử dụng các nguyên tắc này, trong giới hạn nào đó, như là tiêu chuẩn phân tách. Điều này không dễ vì mỗi quốc gia trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới là một thực thể chính trị cá biệt trong lịch sử, văn hóa và phát triển của mình. Cũng vì thế, hiến pháp của họ theo những nguyên tắc và thứ tự ưu tiên khác nhau. Tuy nhiên, mọi người đều đồng thuận rằng Hiến Pháp của Hoa Kỳ là bản hiến pháp thành văn đầu tiên của một quốc gia dân chủ. Vì thế, sử dụng những nguyên tắc ...
23 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 2831)
Khá đông người bênh vực công an, cho rằng việc truy tố hình sự Ngọc Trinh vì tội gây rối trật tự công cộng là đúng, họ cho rằng Ngọc Trinh quả thật có gây rối “trật tự công cộng” bằng những hình ảnh biểu diễn xe mô-tô trên facebook. Phe chống lại việc truy tố Ngọc Trinh, phản đối việc bắt tạm giam, chỉ trích công an đã quá lạm quyền, tùy tiện khởi tố Ngọc Trinh về một tội chẳng những không đáng mà cũng không có cơ sở pháp lý. Đó là chưa kể Ngọc Trinh đã bị phạt vi cảnh về tội này dù bằng chứng chỉ là những hình ảnh được chính Ngọc Trinh đưa lên facebook. Ở đây rất dễ nhận ra một điều rất ư... ruồi bu. Nếu nghĩ rằng những hình ảnh...
20 Tháng Mười 20238:06 CH(Xem: 3442)
Và Hồ Chí Minh không phải chỉ được thứ tuyên truyền ấy xóa cho mình cái chân tướng hiếu sát phi nhân. Ông ta còn hóa thành thiên tài lỗi lạc dưới mắt nhiều người vì đã tổ chức giặc giã trong một phần tư thế kỷ để giành nửa nước, trong khi tại khắp các nước Á Phi, những lãnh tụ bất tài nhất cũng dần dần thu hồi được độc lập toàn vẹn cho quốc gia họ với những tổn thất nhẹ hơn nhiều. Ông ta còn hóa thành chính trị gia khôn ngoan, thành “cha già dân tộc” dưới mắt nhiều người, trong khi ở các xứ khác cùng lâm vào tình trạng lưỡng phân không có chính quyền nào nỡ giải quyết tình trạng một cách vô hiệu mà bất nhân đến thế...
19 Tháng Mười 20237:59 CH(Xem: 3834)
Sự thần phục nhũn nhặn của Thưởng nói riêng và giới lảnh đạo chóp bu đảng csVN xuất phát từ những lý luận ba xu của ban tuyên giáo, của cái tâm lý biết ơn vô lối, thêm vào đó là đường lối ngoại giao ẻo lả cây tre che dấu bản chất bạc nhược đớn hèn thà mất nước còn hơn mất đảng, cho nên giặc chiếm biến, bắt ngư dân thì bọn chúng cho rằng bọn Tàu phù thương nên ‘cho roi cho vọt’, hay như tâm lý hèn hạ của Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng khư khư ôm lấy 16 chữ vàng và 4 Tốt mặc cho bọn thảo khấu bá quyền xem Việt Nam như là cái ao nhà của bọn chúng.
19 Tháng Mười 20237:58 CH(Xem: 2648)
Khi nào trẻ em vùng cao, vùng nông thôn xa không còn trần như nhộng, đi chân đất đến trường; khi nào bệnh nhân không còn cảnh lèn như cá hộp trên những cái giường bệnh cũ kĩ hoặc nằm ngổn ngang trên các hành lang bệnh viện; khi nào không còn cảnh những đứa trẻ ăn trộm bánh mì đến mức đi tù vì đói… Thì sự tử tế tự dưng hiện diện. Khi nào sự dối trá còn có đất sống tốt, còn tác dụng vinh thân phì gia, thói xu nịnh và đạo đức giả, thói háo danh và sự khôn lỏi vẫn tràn ngập trên các diễn đàn sang trọng; khi nào tiếng nói trung thực còn bị coi là dại, là phản động, là thế lực thù địch…
17 Tháng Mười 20239:39 CH(Xem: 2466)
Nhưng giành miếng bánh của đàn anh thì phải xem thái độ của đàn anh như thế nào? Nhìn qua lãnh đạo Trung Cộng thì thấy họ nhăn mặt, hầm hừ. Lãnh đạo Việt Cộng, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, sợ đàn anh nên ngồi yên, không dám nhúc nhích. Ngay cả khi Phó tổng thống Kamala Harris của Hoa Kỳ đến Hà Nội vào tháng 8-2021, mời gọi nâng quan hệ Mỹ-Việt lên cao 1 bậc là Đối tác chiến lược để có thêm các công ty Hoa Kỳ vào đầu tư ở Việt Nam thì Trọng và lãnh đạo Việt Cộng cũng không dám đáp ứng. Thấy Việt Cộng không có can đảm thành lập dây chuyền sản xuất mới để thay thế Trung Cộng, các công ty tư bản quay sang Indonesia.
17 Tháng Mười 20239:36 CH(Xem: 3248)
“Sự cố” đúng ra chẳng có chi ồn ào, náo nhiệt nếu không có sự tham gia, góp lời bàn của một vài cây đa, cây đề trong làng văn chương xứ Vệ như anh Ô-sin Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc. Ô-sin Huy Đức gọi những khán giả phê phán, chỉ trích phinh Đất Sình Phương Nam là mang tâm thức nô lệ, sợ hãi những chuyện không đáng. Anh Ô-sin cho rằng những khán giả phê phán, bài xích cuốn phinh vì nội dung cũng như lời đối thoại trong phinh nhằm đề cao Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn – hai tổ chức kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc xuất xứ từ Trung Hoa...
14 Tháng Mười 20236:19 CH(Xem: 4293)
Cơ chế đó ưu việt đến nỗi để cho một thằng già trốn lính trong chiến tranh thâu tóm toàn bộ quyền lực, sửa đổi điều lệ để ngồi mãi trên ngai vàng cai trị toàn dân mà 5 triệu đứa đảng viên không dám nói gì. Cơ chế đó ưu việt đến nỗi đất nước ngày càng nghèo mạt, đào xới, tàn phá tan hoang để bán tống bán tháo mà ăn, người dân thì ai nấy đều mong vượt thoát ra khỏi để thoát cái kiếp được sống trong một đất nước lúc nào cũng khoác lác là đáng sống nhất thế giới nhưng đói rã họng cũng không thấy có cái đảng, cái nhà nước nào trợ giúp mà chỉ thấy toàn những khuôn mặt ngu ngốc hay giả vờ ngu đưa mặt ra để mà bịp bợm.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!