Nền Dân Chủ Mỹ Đứng Trước Bờ Vực Sụp Đổ?

10 Tháng Chín 20235:36 CH(Xem: 1610)

                 Nền Dân Chủ Mỹ Đứng Trước Bờ Vực Sụp Đổ?


Nen Dan Chu My 01
Những người ủng hộ TT Donald Trump tấn công vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1 năm 2021. (Photo: www.en.wikipedia.org)
  




Huỳnh Kim Quang
     Việt Báo




Tự do và dân chủ luôn luôn là khát vọng muôn thuở của con người.


Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã, đang và có lẽ sẽ còn chứng kiến những nhà lãnh đạo đầy tham vọng quyền lực, những chế độ độc tài toàn trị, những chủ nghĩa Dân Túy, Dân tộc Cực hữu, v.v… luôn luôn tìm mọi cách để duy trì quyền lực bằng nhiều thủ đoạn mà trong đó bao gồm việc tướt bỏ các quyền cơ bản của người dân. 

Tuy nhiên, các quyền cơ bản của con người, gồm quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc là những quyền ắt có của con người khi sinh ra đời, như bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 đã viết:

“Chúng ta giữ lấy những sự thật này làm bằng chứng, rằng tất cả con người được sinh ra bình đẳng, rằng họ đã được đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả tương nhượng, mà trong số những quyền này là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. – Rằng để bảo đảm những quyền này, các chính quyền được con người tạo dựng, nhận được quyền lực chính đáng của họ từ sự đồng ý của người dân. -- Rằng bất cứ khi nào, bất cứ hình thức chính quyền nào trở thành phá hoại những mục đích này, thì người dân có quyền thay đổi hay bãi bỏ chính quyền đó, và thiết lập chính quyền mới, đặt nền tảng trên những nguyên lý như thế và tổ chức quyền lực của mình trong hình thức như vậy, sao cho chúng có hiệu quả nhất đối với sự an toàn và hạnh phúc của người dân.”(1)

Trong khát vọng tự do và dân chủ ấy, lịch sử nhân loại đã xảy ra vô số những cuộc cách mạng thay đổi chế độ hoặc chính quyền vì đi ngược lại ý muốn tự do và dân chủ của người dân. Chẳng hạn, Cách Mạng Mỹ (1765-1789), với lý thuyết chính trị dẫn đạo đưa tới Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ (1775-1783) mà trong đó 13 thuộc địa đã đứng lên chống lại Đế Quốc Anh và giành độc lập để thành lập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Cùng thời gian đó là cuộc Cách Mạng Pháp vào năm 1789 lật đổ chế độ quân chủ và đòi hỏi cải tổ xã hội để khơi mào cho sự thay đổi toàn diện tại Châu Âu sau đó. Gần đây, vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, nhân loại cũng đã chứng kiến nhiều nước thuộc Liên-xô cũ đứng lên làm cách mạng, gồm Cách Mạng Nhung tại Tiệp Khắc vào năm 1989, Cách Mạng Hoa Hồng tại Georgia vào năm 2003, Cách Mạng Cam tại Ukraine năm 2004, Cách Mạng Hoa Tulip tại Kyrgyzstan vào năm 2005. Bi thảm nhất là cuộc cách mạng đòi dân chủ hóa tại Thiên An Môn, Bắc Kinh, của học sinh, sinh viên và người dân Trung Quốc vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 đã bị chính quyền Cộng Sản Trung Quốc dùng quân đội để đàn áp đẫm máu.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền thừa nhận trên bình diện phổ quát các quyền tự do, dân chủ và tôn trọng nhân phẩm của con người. Dù vậy, cho đến ngày nay, trên thế giới này con người vẫn còn phải đấu tranh liên tục để có thể có được tự do, dân quyền và nhân quyền và hàng trăm triệu người vẫn còn phải chịu đau khổ sống dưới các chế độ bất công và vi phạm các quyền tự do cơ bản của người dân.

Điều trớ trêu nhất là chính ngay trên đất nước Hoa Kỳ, nơi được xem là kiểu mẫu của nền tự do và dân chủ toàn cầu, trong nhiều năm qua đã chứng kiến những khủng hoảng không ngừng đưa đẩy nền dân chủ đến gần bờ vực sụp đổ, mà biến cố nổi bật gần nhất là cuộc tấn công của những người ủng hộ Tổng Thống thất cử Donald Trump vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ, nơi biểu tượng quyền lực Lập Pháp cao nhất của nước Mỹ, vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, trong nỗ lực giúp Donald Trump duy trì quyền lực dù ông đã thua cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3 tháng 11 năm 2020.

Để đưa nền dân chủ Mỹ vào cuộc khủng hoảng hiện nay, tất nhiên, không phải trong một sớm một chiều mà trải qua một quá trình biến động với bối cảnh thoái trào của nền dân chủ trên thế giới nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng. 
 
Sự thoái trào của nền dân chủ trên toàn cầu
 
Trong bài viết có tựa đề “U.S. listed as a ‘backsliding’ democracy for first time in report by European think tank,” được đăng trên trang mạng toàn cầu của báo The Washington Post hôm 22 tháng 11 năm 2021,(2) ký giả Miriam Berger cho biết rằng lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bị nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, International Institute for Democracy and Electoral Assistance (IDEA) đưa vào danh sách những nền dân chủ “thoái trào” của họ.
Bản phúc trình về Tình Trạng Dân Chủ Toàn Cầu năm 2021 của IDEA viết rằng, “Hoa Kỳ, pháo đài của nền dân chủ toàn cầu, đã trở thành nạn nhân cho chính các khuynh hướng độc tài, và đã bị đẩy xuống nhiều thứ bậc đáng kể trên nấc thang dân chủ.” Bản phúc trình đã phân tích các khuynh hướng từ năm 2020 tới năm 2021, cho thấy rằng hơn ¼ dân số thế giới sống trong những nước thoái trào dân chủ, mà IDEA xác định là các quốc gia đang chứng kiến sự suy giảm phẩm chất của nền dân chủ của đất nước họ.

Bản phúc trình viết rằng, “Thế giới đang ngày càng trở nên độc tài hơn khi các chế độ phi dân chủ trở thành trắng trợn hơn trong việc đàn áp của họ và nhiều chính quyền dân chủ phải chịu thụt lùi bằng cách áp dụng các chiến thuật hạn chế tự do ngôn luận và làm suy yếu nền pháp quyền, càng trở nên trầm trọng hơn bởi những gì có nguy cơ trở thành ‘điều bình thường mới’ của các hạn chế vì covid-19.” Bản phúc trình còn lưu ý rằng, “Con số quốc gia đi theo chiều hướng độc tài nhiều gấp ba lần con số nước đi theo dân chủ.”

Đánh giá về Hoa Kỳ của bản phúc trình nói trên tập trung vào những phát triển trong thời gian của chính phủ của Tổng Thống Donald Trump. Bản phúc trình gọi việc nêu nghi vấn vô cớ của Trump đối với tính hợp pháp của các kết quả bầu cử năm 2020 là “điểm quay ngược lịch sử” mà “đã phá hoại niềm tin cơ bản vào tiến trình bầu cử” và đã đạt tới cực điểm trong cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ. Phúc trình kết luận rằng “chiến thuật của Trump đã có ảnh hưởng lan truyền tới Brazil, Mexico, Myanmar, Peru, và nhiều nước khác.”

Một sự kiện đáng chú ý khác là vào ngày 15 tháng 8 năm 2023, khoảng 6,500 nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc 80 nước và 200 giáo phái trên thế giới đã tập trung về thành phố Chicago, Hoa Kỳ, là trụ sở của Nghị Viện Tôn Giáo Thế Giới (Parliament of the World’s Religions) để tham dự hội nghị năm nay có chủ đề “A Call to Conscience: Defending Freedom & Human Rights” [Lời Kêu Gọi Lương Tâm: Bảo Vệ Tự Do và Nhân Quyền], theo ký giả Craig C Lewis viết trong bài tường thuật có tựa đề “Interfaith Dialogue: Parliament of the World’s Religions Convenes in Chicago with a Focus on Human Rights” được đăng trên báo mạng Buddhistdoor.net.(3)

Nhấn mạnh đến sự đa dạng của sự kiện liên tôn giáo, chủ tọa chương trình cho Nghị Viện năm nay là nữ Linh Mục cao cấp người Wiccan là Phyllis Curott, trong một tuyên bố trước hội nghị đã nói đến khuynh hướng chính trị toàn cầu ngày càng hướng tới chủ nghĩa độc tài như là “cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất đang chống lại tất cả chúng ta ngày nay.” Bà nói rằng, “Tai họa toàn cầu đang bành trướng đang thể hiện trong những bạo chúa và những kẻ hung tàn phạm các tội ác chống nhân loại, đàn áp các quyền tự do căn bản, lật đổ các nền dân chủ, và giết chết sự thật bằng những lời nói dối.” Bà nói thêm rằng, “Những kẻ bắt nạt và chuyên quyền này đang theo đuổi các cuộc chiến dân tộc chủ nghĩa và nhắm mắt làm ngơ với chủ nghĩa khủng bố nội địa. Họ đang nuôi dưỡng sự thù hận và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái và chống Hồi Giáo, thù ghét phụ nữ, và kỳ thị chủng tộc. Và họ đang cố gắng lạm dụng các tôn giáo để biện minh cho điều vô lý.”
 
Nền dân chủ Mỹ đang có nguy cơ sụp đổ?
 
Có phải nền dân chủ Mỹ đang có nguy cơ sụp đổ? Đó là vấn đề đã và đang được nhiều người bàn đến.

Theo thăm dò của Đại Học Quinnipiac từ ngày 25 tới 29 tháng 8 năm 2022 với 1,584 người Mỹ trưởng thành bao gồm các cử tri Dân Chủ, Cộng Hòa, độc lập và không đảng phái, 67% người được thăm dò nói rằng nền dân chủ Mỹ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Trong bài tiểu luận được trích từ tác phẩm “How Democracies Die” được Broadway Books xuất bản vào năm 2019 và được đăng trên trang mạng www.americanacademy.de,(4) hai đồng tác giả Steven Levitsky và Daniel Ziblatt nói rằng trong suốt 15 năm làm nghiên cứu và dạy về sự thất bại của các nền dân chủ và khuynh hướng trỗi dậy của chủ nghĩa độc tài trên thế giới, họ chưa bao giờ nghĩ rằng có lúc họ phải đối diện với tình trạng nguy hiểm của nền dân chủ ngay trên đất nước Mỹ của họ như hiện nay.

Steven Levitsky và Daniel Ziblatt kể rằng trong 2 năm qua họ đã quan sát các chính trị gia nói và làm những việc chưa từng có trước đây tại Hoa Kỳ, nhưng đó là điều mà họ đã nhận ra như những điềm báo trước của cuộc khủng hoảng dân chủ tại những nơi khác. Cũng như nhiều người Mỹ khác, hai tác giả này cảm thấy sợ hãi, ngay cả khi họ tự trấn an rằng sự việc không thể thực sự tồi tệ như thế xảy ra ở đây. Họ nói rằng dù biết các nền dân chủ thường mong manh, nhưng không nghĩ là nền dân chủ nơi đất nước Mỹ của họ lại cũng giống như thế. Họ nói rằng Hiến Pháp, tự do, bình đẳng, tầng lớp trung lưu mạnh mẽ, sự thịnh vượng, nền giáo dục cao, và lãnh vực tư nhân đa dạng rộng lớn lẽ ra là những yếu tố giúp nước Mỹ tránh khỏi bị thoái trào dân chủ. Nhưng bây giờ họ lo ngại. Các chính trị gia Mỹ đối xử với các đối thủ như kẻ thù, dọa nạt báo chí tự do, và đe dọa bác bỏ các kết quả của những cuộc bầu cử. Họ (các chính trị gia Mỹ) cố gắng làm suy yếu những lá chắn cơ chế của nền dân chủ Mỹ, gồm các tòa án, các cơ quan tình báo, và các văn phòng đạo đức.

Hai đồng tác giả viết rằng, “Các tiểu bang ở Mỹ, đã từng được luật gia vĩ đại Louis Brandeis ca tụng như là “những phòng thí nghiệm của nền dân chủ,” đang có nguy cơ biến thành những phòng thí nghiệm của chủ nghĩa độc tài khi những người nắm quyền lực viết lại luật bầu cử, vẽ lại các khu vực bầu cử, và ngay cả hủy bỏ quyền bỏ phiếu để bảo đảm rằng họ không bị thua. Và vào năm 2016, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một người đàn ông không có một chút kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan công quyền, có rất ít cam kết rõ ràng đối với các quyền theo Hiến Pháp, và có khuynh hướng độc tài rõ rệt đã được bầu làm tổng thống.”

Tác phẩm “How Democracies Die” đã xuất bản vào năm 2019, nghĩa là trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3 tháng 11 năm 2020, mà qua đó những điềm báo và lo ngại của hai tác giả của cuốn sách này đã trở thành hiện thực, khi Donald Trump không chấp nhận bị thua trong cuộc bầu cử và bằng mọi cách bất hợp pháp để lật ngược kết quả bầu cử khiến cho nền dân chủ Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có trước đây.

Ký giả của báo The Atlantic và cũng là phó giáo sư môn chính trị toàn cầu của Đại Học University College London là Brian Klaas trong bài viết “America’s Self-Obsession Is Killing Its Democracy,”(5) được đăng trên trang mạng của báo này hôm 22 tháng 7 năm 2022, đã bày tỏ niềm thất vọng cay đắng đối với cách mà các chính trị gia Mỹ đang ứng phó với tình trạng nguy cấp của nền dân chủ Mỹ mà ông gọi là “đang hấp hối.”

Brian Klaas cho rằng có nhiều loại thuốc để chữa trị vết thương của nền dân chủ Mỹ. Rất tiếc, sự rối loạn chức năng chính trị làm cho các chính trị gia đã chọn cách không chữa trị và khi thời gian qua đi thì lại càng có ít cách điều trị hiệu quả, ngay dù khi bệnh tình đã đến giai đoạn cuối. Ông viết rằng, “Không có cuộc cải tổ dân chủ lớn nào được Quốc Hội thông qua. Không có khuôn mặt chính trị chủ yếu nào là người đã cố gắng đảo ngược cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ [cuộc tổng tuyển cử ngày 3 tháng 11 năm 2020] đã đối diện với trách nhiệm thực sự. Vị tổng thống là người đã dàn dựng mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ của chúng ta trong thời hiện đại vẫn còn tự do tái tranh cử, và có thể sẽ trở lại Tòa Bạch Ốc.”

 Khi Brian Klaas viết bài này vào tháng 7 năm 2022 thì vẫn chưa có các cáo trạng của các đại bồi thẩm đoàn buộc tội cựu TT Donald Trump và các cộng sự của ông về các tội liên quan đến vụ cất giấu tài liệu bí mật quốc gia trái phép tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida, các tội liên quan đến vụ nổi dậy tại Tòa Nhà Quốc Hội ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, và vụ âm mưu đảo ngược cuộc bầu cử tại tiểu bang Georgia. Dù vậy, cho đến nay, tháng 9 năm 2023 các phiên tòa xử vẫn còn đang và sẽ tiếp diễn, cho nên chưa có kết quả cuối cùng, hay bản án nào dành cho những bị cáo.

Brian Klaas, trong bài viết được nói ở trên đã nhận định rằng, “Vấn đề cơ bản là một trong hai đảng chính tại Hoa Kỳ -- Đảng Cộng Hòa bị Trump hóa – đã trở thành độc tài tới tận cốt lõi.”

Nhưng, một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao các cử tri Cộng Hòa vẫn tiếp tục tin tưởng Trump?
 
Tại sao Cộng Hòa tin Trump?
 
Bình luận gia chính trị của CNN Ronald Brownstein, trong bài viết “Why Republican voters believe Trump,”(6) hôm 22 tháng 8 năm 2023, nói rằng việc mô tả của Trump về những người bảo thủ như các nạn nhân thực sự của sự thiên vị “đang làm cho giới ủng hộ nền tảng của ông say mê ông.”

Ronald Brownstein chỉ ra rằng, “Các vấn đề đã nổi lên trong 7 năm qua liên quan đến chủng tộc và giới tính rất khó chịu. Người dân không thích cảm giác khó chịu. Họ không thích cảm giác bị chê trách hay đổ tội. Trump chữa trị những cảm giác đó. Ông ấy là một tay phù thủy là người đã làm cho sự khó chịu của họ biến mất và rồi trao cho họ điều gì đó để họ giận dữ và làm cho họ cảm thấy thượng đẳng chính đáng. Đó không phải là lỗi của họ [người dân], đó là của người nào khác [Trump].”

Ronald Brownstein trích lời của Robert P. Jones, chủ tịch sáng lập của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng phi đảng phái (Public Religion Research Institute) cho rằng đại đa số đảng viên Cộng Hòa và tín đồ Tin Lành Phúc Âm Da Trắng có cùng tình cảm rằng “Thượng Đế định đoạt nước Mỹ là vùng đất hứa mới nơi mà những người Thiên Chúa Giáo Châu Âu có thể tạo lập xã hội làm kiểu mẫu cho phần còn lại của thế giới.” Trong khi đó 2/3 người Mỹ khác bác bỏ ý tưởng đó, nghĩa là chống lại ý Chúa. Donald Trump tuyên bố “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” nên được xem như là Thiên sứ và được ủng hộ.

 Theo Ronald Brownstein, Daniel Cox, viên chức cao cấp trong cuộc thăm dò quan điểm công chúng tại Viện American Enterprise Institute theo đường lối trung hữu, thì cho rằng thành phần ủng hộ nền tảng của Trump là người Da Trắng bảo thủ không có bằng đại học đã ngày càng xem chính họ là những nạn nhân thực sự hơn là các nhóm bị gạt ra ngoài truyền thống.

Nen Dan Chu My 02
Nền dân chủ Mỹ bị rạn nứt, với sự phân cực chính trị ngày càng trầm trọng. (Photo: https://www.freepik.com
 
Đâu là nguồn gốc sâu xa làm rạn nứt nền dân chủ Mỹ?
         
Hai ký giả Dan Balz và Clara Ence Morse của báo The Washington Post, trong bài viết có tựa đề “American democracy is cracking,”(7) được đăng trên trang mạng của báo này vào ngày 18 tháng 8 năm 2023, cho biết rằng nhiều người Mỹ tin rằng hệ thống chính trị ở Mỹ đã bị gãy đổ và nó không còn đại diện cho họ nữa, bởi vì việc tìm kiếm điểm chung trong hệ thống chính trị này ngày càng khó đạt được. Hai ký giả này nói rằng đối với những vấn đề lớn đang thách thức như biến đổi khí hậu, di trú, bất bình đẳng, súng, nợ và thâm hụt thì chính quyền và các chính trị gia có vẻ không thể đạt được sự đồng thuận.

Dan Balz và Clara Ence Morse viết rằng, “Ngày 6 tháng 1 năm 2021, cuộc tấn công vào Tòa Nhà Quốc Hội vừa là điển hình cực đoan của những gì đang xảy ra khi nền dân chủ ngừng chức năng mà nó vốn phải là và kết quả của những cuộc tấn công liên tục bởi cựu TT Donald Trump vào tính hợp pháp của tiến trình bầu cử dựa trên sự dối trá và xuyên tạc, là mối đe dọa tiếp tục đối với nền dân chủ Hoa Kỳ.”

Hai ký giả nói trên đã nêu ra một số nguồn gốc sâu xa mà từ đó đưa đến sự rạn nứt hay khủng hoảng của nền dân chủ Mỹ như hiện nay, như sau.

- Mất niềm tin với chính quyền: Niềm tin của công chúng vào chính quyền liên bang đã sút giảm trong thời kỳ Cuộc Chiến Tranh Việt Nam vào thập niên 1960s và rồi càng trở nên tồi tệ hơn trong vụ tai tiếng Watergate vào đầu thập niên 1970s. Niềm tin vào chính quyền có được hồi phục khá hơn sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Nhưng liên tục hai thập niên kế đó thì việc mất niềm tin vào chính quyền vẫn tồn tại.

Người Mỹ từ lâu đã hoài nghi quyền lực của chính quyền liên bang. Những vụ tai tiếng và tham nhũng qua nhiều năm làm trầm trọng thêm việc mất niềm tin. Gần đây, các viên chức chính quyền đã công khai tấn công các cơ chế mà họ đang làm việc trong đó làm cho bộ máy hành chánh càng khó hoạt động hiệu quả. Không ai làm điều ngày trầm trọng hơn Trump. Các vụ tấn công vào những cơ chế đã là dấu ấn trong thời gian hoạt động chính trị của ông.

- Sự phân cực: Phần lớn lịch sử Hoa Kỳ, hệ thống hiến pháp đã được tạo ra bởi các nhà lập quốc đã hoạt động khá hiệu quả. Cuộc Nội Chiến là một ngoại lệ, nhưng nói chung, chính quyền đã hoạt động tốt, nếu không muốn nói là hoàn hảo.

Tuy nhiên, gần đây, sự suy yếu của hệ thống đã ngày càng rõ ràng khi phe phái định hình phần lớn hành vi chính trị và Đảng Cộng Hòa đã rời xa bến đỗ lịch sử của họ. Tác động của Trump đã bóp méo chủ nghĩa bảo thủ của Đảng Cộng Hòa truyền thống và khiến cho nhiều đảng viên Cộng Hòa chấp nhận những niềm tin sai sự thật như là sự thật. Thí dụ điển hình nhất của điều đó là đại đa số đảng viên Cộng Hòa nói rằng Biden không được bầu hợp pháp. Cánh cực hữu của Đảng Cộng Hòa và đặc biệt những cử tri của Trump chống lại sự thỏa hiệp.

- Bầu cử tổng thống: Hiến Pháp đã tạo dựng một bộ máy bất thường cho việc chọn tổng thống – đại cử tri đoàn. Qua nhiều năm điều này đã chứng minh có sai sót.

Các nhà lập quốc không tin hệ thống dựa vào phiếu bầu phổ thông, sợ nhiều công dân sẽ không được thông tri đầy đủ. Họ đặt quyền lực vào tay của các đại cử tri. Họ nghĩ rằng Hạ Viện thường cuối cùng chọn tổng thống, mà không lường trước được những ảnh hưởng của điều nhanh chóng đã trở thành hệ thống hai đảng tại Hoa Kỳ. Cơ sở hợp lý đối với hệ thống hiện nay đã bị lấn át bởi những thực tế của nền chính trị ngày nay.

Cụ thể là sự sai sót đã xảy ra 2 lần trong ¼ thế kỷ vừa qua và cũng có thể xảy ra vào năm 2024. Vào năm 2000 khi Bush trở thành tổng thống, và 2016 khi Trump được chọn là tổng thống, cả hai đều thua phiếu phổ thông của Al Gore và Hillary Clinton, mà phiếu của cử tri đoàn thì có lợi cho Cộng Hòa.

Bởi vì kết quả tại các tiểu bang cạnh tranh nhất có thể được quyết định bởi một số nhỏ lá phiếu, Cộng Hòa hiện nay có cơ hội tốt hơn một cách đáng kể để thắng cử tri đoàn hơn là phiếu bầu phổ thông.

- Quốc Hội: Theo Hiến Pháp, Hạ Viện được chia ghế dựa vào dân số, và Thượng Viện có đại diện bình đẳng cho mỗi tiểu bang không tính đến dân số. Trong quá khứ, nhiều đại diện tiểu bang cử vào Thượng Viện được chia giữa 2 đảng chính (Dân Chủ và Cộng Hòa). Thí dụ, năm 1982, khoảng hơn hai chục tiểu bang đã phân chia đại diện. Bây giờ chỉ có 6 tiểu bang có phân chia và những tiểu bang này chiếm khoảng 9% dân số Hoa Kỳ.

Cộng Hòa có khuynh hướng kiểm soát hoàn toàn tại những tiểu bang có dân số ít, đang tạo ra một sự mất quân bình trong số lượng thượng nghị sĩ mà họ cử tới Washington và phần trăm của dân số toàn quốc mà họ đại diện. Ngay cả gần đây khi họ chiếm đa số tại Thượng Viện, họ đại diện một thiểu số dân số. Vào năm 2024, hai tiểu bang có dân số ít nhất cả nước là West Virginia và Montana có thể chuyển quyền kiểm soát Thượng Viện từ Dân Chủ sang Cộng Hòa, nếu những người tranh cử Cộng Hòa thắng các đương nhiệm Dân Chủ.

Điều này đã có ảnh hưởng đặc biệt tới sự chứng nhận các ứng cử viên thẩm phán và những người được bổ nhiệm đảm nhận các chức vụ cao cấp của hành pháp. Trong nhiệm kỳ 4 năm của Trump, gần một nửa cá nhân được đề cử vào các chức vụ chính được chứng nhận bởi các thượng nghị sĩ đại diện thiểu số dân số. Nên nhớ, không có đề cử nào của các tổng thống gần đây có hơn 5% được chứng nhận bởi các thượng nghị sĩ đại diện thiểu số dân số.

- Tối Cao Pháp Viện: Dân Chủ thắng phiếu phổ thông qua 7 trong 9 cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi. Nhưng trong thời gian đó, các tổng thống Cộng Hòa đã đề cử 6 trong số 9 thành viên của Tối Cao Pháp Viện. Bốn trong 9 thẩm phán, gồm 3 người được Trump đề cử, đã được chứng nhận bởi các thượng nghị sĩ đại diện thiểu số dân số.

- Lập pháp các tiểu bang: Tại Thủ Đô Washington, sự chia rẽ chính trị đã dẫn tới bế tắc và bất động trên nhiều vấn đề. Tại các tiểu bang, điều ngược lại đã xảy ra bởi vì các tiểu bang ngày càng trở thành đỏ hơn hay xanh hơn.

Đảng chiếm ưu thế tại tiểu bang đã có thể hành động quyết liệt để ban hành các ưu tiên cai trị của họ. Điều này có nghĩa là quyền phá thai và đồng tính bị hạn chế chặt chẽ tại các tiểu bang màu đó của Cộng Hòa, trong khi được tôn trọng tại các tiểu bang màu xanh của Dân Chủ.

- Quan điểm công đối nghịch với chính sách công: Khoảng trống giữa chính sách công và quan điểm công là hệ quả to lớn của chính quyền liên bang bị đóng băng ngày nay. Ba vấn đề được nói đến nhiều nhất là phá thai, súng và di trú.

Về phá thai, hầu hết người Mỹ đều chống lại phán quyết vào năm ngoái (2022) của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Dobbs kiện Jackson Women’s Health Organization, mà đã chấm dứt quyền lập hiến đối với việc phá thai. Về súng, đại đa số ủng hộ các đề xuất riêng lẻ siết chặt luật, nhưng giới vận động hành lang vẫn có đủ quyền lực để ngăn chận hành động. Về di trú, hai thập niên qua Quốc Hội đã thất bại trong việc đưa ra giải pháp hữu hiệu.
         
Để kết thúc bài này, nhân kỷ niệm 60 năm (1963-2023) ngày Mục Sư Martin Luther King Jr. đọc bài diễn văn nổi tiếng “I Have A Dream” (ngày 28 tháng 8 năm 1963) trước khoảng 250,000 người tham dự cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc và thúc giục Quốc Hội thông qua dự luật dân quyền Civil Rights Act trước Đài Tưởng Niệm Lincoln ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, xin trích một đoạn trong bài diễn văn đã đi vào lịch sử nước Mỹ:

“Hỡi các bạn, hôm nay tôi nói với các bạn rằng cho dù chúng ta đang đối diện với muôn vàn khó khăn hiện tại và ngày mai, tôi vẫn có một ước mơ. Đó là ước mơ có cội nguồn sâu thẳm trong ước mơ của người Mỹ.

“Tôi có một ước mơ rằng một ngày nào đó đất nước này sẽ vươn lên và sống theo ý nghĩa thực sự của tín điều: ‘Chúng ta giữ lấy những sự thật này làm bằng chứng: rằng tất cả mọi người được sinh ra bình đẳng’.

“Tôi có một ước mơ rằng một ngày nào đó trên những ngọn đồi đỏ của Georgia những người con của các nô lệ và những người con của những ông chủ của cựu nô lệ sẽ có thể ngồi xuống bên nhau quanh chiếc bàn tình nghĩa anh em.”
         
Ước mơ đó cao đẹp biết bao! Rất tiếc, 60 năm sau ước mơ cao cả của Cố Mục Sư Martin Luther King Jr. vẫn chỉ là ước mơ giữa một nước Mỹ chia rẽ, hận thù, kỳ thị, và nền dân chủ đứng trước bờ vực sụp đổ!
_____________________
 
(1) Declaration of Independence: A Transcription, https://www.archives.gov  
(2)Miriam Berger, U.S. listed as a ‘backsliding’ democracy for first time in report by European think tank, https://www.washingtonpost.com  
(3) Craig C Lewis, Interfaith Dialogue: Parliament of the World’s Religions Convenes in Chicago with a Focus on Human Rights, www.buddhistdoor.net
(4) Steven Levitsky và Daniel Ziblatt, How Democracies Die,
(5) Brian Klaas, America’s Self-Obsession Is Killing Its Democracy,
(6) Ronald Brownstein, Why Republican voters believe Trump, www.cnn.com
(7) Dan Balz và Clara Ence Morse, American democracy is cracking,
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 20236:18 CH(Xem: 3157)
Khi CSVN đu dây lần thứ nhất, thì giai đoạn này trùng hợp với những xung đột võ trang biên giới Nga Hoa đẫm máu. Thêm vào đó CSVN cũng đã phát động cuộc chiến xâm lược Miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến khi họ chiến thắng vào năm 1975. Dĩ nhiên họ không quan tâm đến những đổ máu của quân dân LX và TQ, nhưng ngay cả hy sinh hằng triệu quân dân của chính dân tộc Việt Nam, họ cũng không bận tâm. Trong mắt của người cộng sản chân chính, không hề có yêu dân, yêu nước, cũng không hề yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa xa vời từ LX hay TQ, mà họ chỉ yêu quyền lực tuyệt đối, nhất là quyền lực tuyệt đối nới rộng trên cả 2 miền đất nước Việt Nam.
12 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 6700)
Làm phiền người dân chua đủ, bộ công an csVN còn phi dân chủ hơn khi cho nhân viên tự tiện đến nhà người dân để răn đe không được tham gia các cuộc hội họp của những tổ chức đấu tranh khác, bọn sai nha này kéo cả lũ đầu trâu mặt ngựa đến nhà người dân để hù dọa về cái bóng ma mà bọn chúng lo sợ mang tên “thế lực thù địch, phản động”, “bọn chống đối nhận tiền của nước ngoài”…; nhằm làm cho người dân lo sợ mình có thể bị bắt bất cứ lúc nào, ủa, cái nhà nước quản lý sâu sát từ đáy quần nhân dân trở lên mà cũng còn lo sợ nữa sao, đảng csVN nuôi hàng triệu binh lính cả công an lẫn quân đội mà lại lo sợ rằng người đứng lên lật đổ mình thì quả là một cái đảng vô loài, hèn nhát.
11 Tháng Mười 20237:41 CH(Xem: 2455)
Vậy trong bối cảnh này, ai trong số “3 Tứ trụ triều đình” sẽ thay ông Trọng làm Tổng Bí thư đảng khóa XIV? Trước hết, ông Trọng sẽ nghỉ hưu vì không còn điều kiện giữ chức Tổng Bí thư, sau khi đã được đặc biệt gia hạn giữ nhiệm kỳ thứ 3, tổng cộng 15 năm. Điều lệ Đảng quy định Tổng Bí thư không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ (10 năm). Người nhiều triển vọng nhất là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, sinh năm 1970 tại Hải Dương (nguyên quán ở Vĩnh Long) đến năm 2026 sẽ là 56 tuổi. Thứ hai là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 tại Nghệ An, đến năm 2026 sẽ là 69 tuổi. Người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, đến năm 2026 là 66 tuổi.
11 Tháng Mười 20237:39 CH(Xem: 2280)
Vì chế độ CS TQ TCB tồn tại trên Nòng Súng do đó chi phí cho lực lượng cầm súng trực tiếp đối phó với dân và các lực lượng thực thi pháp luật với một tỷ lệ trong ngân sách rất lớn, ngoài ra còn phải nuông chiều bằng đãi ngộ bằng bao che nếu công cụ này làm sai làm quấy với dân, ức hiếp dân, làm hiện trường giả để báo cáo phá án nhanh thăng quan tiến chức, làm bằng giả để thăng quan khi bị phát hiện thì kiểm điểm rồi vẫn y chức, rất ít trường hợp phải nghỉ. Mời dân làm việc đánh chết dân trong đồn công an cũng vô can ... Cán bộ thì phải nịnh bợ biết tham nhũng từ khi bắt đầu tham gia bộ máy cầm quyền để có tiền lo lót nhờ cấp trên...
07 Tháng Mười 20235:53 CH(Xem: 1818)
Tỉ như Đào Duy Anh, sau 1975, một học giả ăn mòn bát đĩa cộng sản, hiểu cộng sản từ chân tơ kẽ tóc, hiểu những mánh khóe tiểu xảo. Vậy mà khi vào miền Nam gặp các trí thức trong Nam, ông theo thói quen quán tính vẫn gọi xách mé: thằng Diệm. Nhiều người lảng tránh ông. Đào Duy Anh là tác giả tập ký: Nhớ nghĩ chiều hôm. Cuốn tập ký lược thuật các công trình biên khảo của ông viết trong nhiều năm. Trần Huy Liệu khuyên ông: muốn sống, muốn tồn tại thì liệu viết mà lách nữa. Ở đây, quả thực ông đã thuộc bài do trần Huy Liệu chỉ dẫn. Tội cho tiếng tăm một học giả. Viết mà sợ, viết mà phải lách vì sợ bị liệt vị, bị thổi còi!!!
04 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 1829)
Việc cổ phiếu Vinfast mất giá 90% không làm cho những nhà đầu tư chứng khoán (invest) - không phải đầu cơ (speculate), các nhà băng ngạc nhiên, họ đã dự doán, chờ đợi chuyện này. Họ đã biết VFS sẽ chết, họ biết từ lúc VFS chưa được khai sinh (IPO) trên sàn Nasdaq. Lên sàn Nasdaq vào ngày 15.08.2023, cân nặng 22kg, ít ngày sau cậu bé VFS lớn như thổi, chỉ trong khoảng 2 tuần hơn, không biết ăn thực phẩm “chức năng” nào, vào lúc nặng nhất cậu cân nặng hơn 93 kg. Một đám con nhang, đệ tử, cô hồn, các đảng trong nước cũng như hải ngoại reo mừng, ca tụng với những lời có cánh. Ông bố Phạm Nhật Vượng của cậu hí hửng, hả hê, hân hoan, hớn hở vì thằng con lớn như thổi của mình.
02 Tháng Mười 20238:57 CH(Xem: 1697)
Riêng VOA, cần ghi nhận rằng, đài này cũng có cố gắng quay được cảnh những người dân ở Sài Gòn nói về quan hệ Việt – Mỹ, dù chỉ trong vài phút. Điều này cũng dễ hiểu vì bên trong Việt Nam, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, nên họ có nhiều trở ngại khi tác nghiệp. Tuy nhiên, khi ông thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính thăm Hoa Kỳ, đây là cơ hội cho họ “điền thế” vì ông ta có mặt ngay gần đại bản doanh của họ, họ không bị trở ngại nào cả, thế nhưng hầu như không thấy tin tức, bài viết gì về ông Chính, nhất là đài RFA. Chẳng lẽ mật vụ của ông Chính tác oai tác quái đến nỗi cấm họ đến gần, ngay cả trên đất Mỹ hay sao?!
30 Tháng Chín 20235:52 CH(Xem: 1803)
Để bảo vệ thương trường do chi phí lao động cao, các công ty Hoa Kỳ thường kiện các công ty Việt Nam bán phá giá hay được trợ cấp của nhà nước. Ngày 25-4-2023, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo đã nhận được đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm kệ thép chứa đồ (steel shelf) xuất khẩu từ Việt Nam vào năm vừa qua trị giá khoảng 32.7 triệu USD. Edsal Manufacturing Co. là công ty khởi kiện. Áp dụng thuế chống bán phá giá thường rất cao, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề, có nguy cơ mất hoàn toàn thị phần tại thị trường này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế...
26 Tháng Chín 20238:56 CH(Xem: 2440)
Cần phải lưu ý nơi đây rằng Điều 4HP minh thị trao quyền lãnh đạo cả nhà nước (tức chính quyền) lẫn xã hội dân sự cho đảng CSVN. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng lý do CSVN qua điều 9 HP, hiến định hóa vai trò của MTTQ là nhằm mục đích đem lại tính chính danh cho một tay sai đắc lực của đảng, hầu đoàn ngũ hóa mọi thành phần xã hội dân sự, củng cố sự lãnh đạo toàn trị của đảng CSVN. Sự phân tích nêu trên tương đối rõ rệt, đảng CSVN minh thị công nhận sự độc tài toàn trị của đảng qua điều 4HP với sự trợ thủ đắc lực của tay sai là MTTQ. Tuy nhân dân bị tước mọi nhân quyền và ngậm đắng nuốt cay, nhưng đảng CSVN lường gạt nhân dân ở chỗ nào?
24 Tháng Chín 20235:32 CH(Xem: 3937)
VinFast mua bình điện của Tàu. Vì vậy về chất lượng thì tiền nào của nấy. Xe nhỏ thì cháy nhỏ, xe lớn thì cháy lớn. Để trong nhà hay dưới gara xe thì như bom nổ chậm, trời nóng cũng dễ nổ cháy lắm. Hà Nội hay Sài Gòn những khu chung cư tập trung đông, xe hai bánh chạy điện hay xe xăng dùng bình điện VinFast đều có khả năng tự phát nổ rồi cháy nhất là lúc charge bình hay nhiệt độ trong nhà lên cao. Hình dưới cho thấy xe hai bánh ở Trung Quốc đang đậu cũng tự cháy. Cứ tưởng tượng nó đang ở gara xe lúc cả nhà đang ngủ thì hậu quả ra sao? Tại sao bình điện rẻ tiền thì hay cháy tôi đã giải thích trong mấy bài viết trước rồi.
24 Tháng Chín 20235:31 CH(Xem: 1698)
Phiên tòa “thành công rực rỡ” khi tái diễn màn chửi mắng, đá xéo, đá đểu công khai giữa các phe. Sau 18 tháng nghỉ mát, người đẹp Phương Hằng ra tòa với vóc dáng phổng phao, thậm chí còn đẫy đà hơn lúc trước, dung mạo được make up chỉnh chu, thần thái tươi tỉnh không hề hom hem mệt mỏi như các bị cáo tội 331 khác. Ngay như cựu nhà báo Hàn Ni, dù bị bắt sau Phương Hằng nhiều tháng, số ngày tạm giam ngắn hơn nhưng dáng người gầy đi, vẻ mặt hốc hác thấy rõ. Chứng tỏ, hoặc Phương Hằng có chế độ cơm tù đặc biệt, hoặc người đẹp này hạp khẩu với cơm tù.
21 Tháng Chín 20238:21 CH(Xem: 2235)
Câu hỏi chúng ta phải nêu ra là: Trong trật tự chính trị lưỡng cực giữa Dân Chủ và Tính Thiện bên này và Độc Tài và Tính Ác bên kia thì CSVN đứng về bên nào? Câu trả lời đơn giản và toàn thể nhân loại đều chứng kiến rõ: Đó là đảng CSVN tự trong bản chất là thuần độc tài và gian ác. Chính vì thế, tại Liên Hiệp Quốc, trong khi toàn thể nhân loại văn minh đứng về phe Ukraine (trên đà dân chủ hóa đất nước) thì lập tức sau ngày LB Nga xâm lăng (22 tháng 4 năm 2022), CSVN hoặc bỏ phiếu chống lại các nghị quyết lên án LB Nga hoặc bỏ phiếu trung lập nhưng có lợi cho LB Nga, rập khuôn CSTQ.
21 Tháng Chín 20238:21 CH(Xem: 1891)
Vào cái chính phủ độc tài đảng trị chứ ai, bọn họ cho rằng mình có quyền cho nên áp thuế để ăn chặn trên đầu người dân một cách trắng trợn, ai mà chỉ trích thì đảng sẽ ngụy biện là mình đã có ký kết những hiệp định kinh tế, theo đó giá xe sẽ giảm dần từ cột mốc XYZ xa lắc nào đó. Thế thì đợi đến lúc đó đi rồi hãy tính nhé đảng, có đâu mà cứ giở trò lưu manh chỉ cốt đem lại lợi ích cho mình, còn đối tác thì mặc xác nó. Như thế mà lại đòi công nhận mình có nền KTTT thì nếu không phải lưu manh thì cũng là một lũ bợm bãi.
18 Tháng Chín 20237:53 CH(Xem: 2596)
Sĩ diện hão không còn là thói cá nhân nữa mà nay được nâng lên tầm Quốc gia rồi. Cho nên mới đua nhau lập kỷ lục Guiness với những cái Bánh chưng, bánh dày, bánh tét, tô hủ tiếu, ly cà phê… to nhất thế giới; cái mõ, đôi guốc, chiếc võng, ngôi chùa, pho tượng… lớn nhất châu Á; nhiều cuộc thi hoa hậu nhất, chiếc áo dài có đuôi dài 200m … nhất Đông Nam Á … Cứ đà này, nay mai sẽ còn đấu giá Số nhà đẹp, Sim điện thoại đẹp, Số căn cước công dân đẹp, tên trường đẹp, tên phố đẹp … Tức là nâng thói mê tín, sĩ diện hão lên tầm đặc trưng Văn hoá Quốc gia Việt Nam. Nghĩ một tí, hóa ra cái chuyện mua danh, sĩ diện hão ngày nay cũng chỉ là...
17 Tháng Chín 20235:44 CH(Xem: 2159)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi nói về thể chế kinh tế của Việt nam hiện nay thì nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã khẳng định rằng “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Chính vì sự sai lầm như thế nên nền kinh tế Việt nam dường như bị trói buộc và không thể cất cánh, nói như chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược thì: “Chúng ta là nền kinh tế thị trường duy nhất trên thế giới lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, làm kinh tế thị trường bị biến dạng, gia tăng vai trò can thiệp hành chính của Nhà nước”. Nói một ví dụ về lĩnh vực kinh tế để thấy thực trạng của đất nước...
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!