Quyền lực mềm của Trung Quốc.

22 Tháng Mười 202111:39 CH(Xem: 3807)
                             QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG QUỐC.

247626714_2241768112632533_6910918271857724544_n            Tập Cận Bình tại lễ duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn ngày 30 tháng Chín, 2021.




Phạm Phú Khải
  VOA Blog



Vào ngày 10 tháng 5 năm nay, Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh Li Jiming cảnh báo nước này chớ tham gia vào nhóm Bộ Tứ (QUAD) vì nó chỉ thể hiện tính cách địa chính trị có mục đích hẹp hòi và không có lợi ích gì cho Bangladesh để tham gia.
Cung cách hành xử của Li, nói riêng, hay giới lãnh đạo tại Bắc Kinh, nói chung, thường hay thể hiện chính sách ngoại giao cưỡng bách và giận dữ. Điều này nói lên được nhiều về đặc tính quyền lực mềm của họ. Nó thật sự mềm không?
Joseph S. Nye, người đưa ra khái niệm quyền lực mềm vào cuối thập niên 1980s, cho rằng trong bang giao quốc tế, nó là “khả năng của một nước để thuyết phục nước khác làm những gì họ muốn mà không cần sử dụng vũ lực hoặc ép buộc”. Nye biện luận rằng, tuy Hoa Kỳ có đủ khả năng/lực để thống trị những nước khác, nhưng cũng rất tài giỏi trong việc phát huy quyền lực mềm, với sự trợ giúp của các công ty, tổ chức, trường đại học, nhà thờ và các tổ chức khác của xã hội dân sự; văn hóa, lý tưởng và giá trị của Hoa Kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp Hoa Thịnh Đốn thu hút các đối tác và những người ủng hộ.
Trong hai ba nhập niên qua, lãnh đạo Bắc Kinh từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình, đều hiểu rằng, để Trung Quốc trở nên một cường quốc, nhất là để sánh vai ngang hàng với Hoa Kỳ, Trung Quốc phải ưu tiên xây dựng quyền lực mềm. Bắc Kinh hiểu rằng lịch sử của Trung Quốc thời Mao Trạch Đông sẽ không ích lợi gì cho mục tiêu này. Thêm vào đó, hình ảnh Thiên An Môn, xảy ra cách đây 32 năm, mãi mãi ám ảnh những người từng sống vào thời đó, trong hay ngoài Trung Hoa lục địa. May cho Bắc Kinh, dân số thế giới lúc đó chỉ mới 5.20 tỷ người, so với gần 7.86 tỷ hiện nay, và dân số Trung Quốc chỉ 1.12 tỷ người năm 1989, so với 1.40 tỷ người bây giờ. Nghĩa là khoảng 280 triệu người Trung Quốc, và 2.66 tỷ người trên thế giới, sinh sau sự kiện này. Không phải ai cũng đam mê tìm hiểu lịch sử, hay truy tìm các tài liệu khả tín để đọc, nên người dân trong lẫn ngoài Trung Quốc chưa chắc đã biết về các biến cố này. Ngoài ra, phần lớn những chính sách và tài liệu giáo dục Trung Quốc đều chủ trương ém nhẹm hoàn toàn biến cố này, vì vậy chỉ có những người quan tâm mới thật sự biết hư thực phần nào. Bắc Kinh cũng đã sử dụng mọi biện pháp khác nhau, kể cả quyền lực cứng và bén (hard and sharp power), từ tuyên truyền đến kiểm soát toàn bộ và triệt để chính sách thông tin và giáo dục, v.v… để giảm thiểu tối đa những tác hại về uy tín đến từ nhiều phía, trong cũng như ngoài Trung Hoa.
Ém nhẹm biến cố Thiên An Môn, hay những hành động vi phạm nhân quyền khủng khiếp khác của Bắc Kinh, dù có thành công đi nữa, cũng chỉ là chữa cháy. Vì thế, Bắc Kinh tập trung nỗ lực, kể cả các nguồn tài lực và vật lực dồi dào, để cải thiện hình ảnh của mình hầu tạo cảm tình trên khắp nơi trong những thập niên qua. Rất nhiều tác phẩm nghiên cứu và bình luận từ giới chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc đã nói về các vấn đề này.
Tuy thế, những nỗ lực này không những không hiệu quả, mà ngày càng phản tác dụng. Thực tế là mặt mũi, uy tín hay sự bắt mắt (appeal) của người dân trên khắp thế giới dành cho Bắc Kinh ngày càng đi xuống, đặc biệt trong hai năm 2020 và 2021.
Cung cách đối xử của Trung Quốc với Úc là một trường hợp điển hình mà thế giới có thể nhìn ra và rút tỉa được bài học. Trung Quốc đã trừng phạt Úc về mặt thương mại trong hai năm qua vì đã dám đụng đến các vấn đề tế nhị (như chủ quyền/thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tại Hồng Kông hay Đài Loan, Biển Đông, nhân quyền, Tây Tạng, Tân Cương, Thiên An Môn, nguồn gốc Covid-19 v.v…) đối với Bắc Kinh. Thật ra cung cách của Trung Quốc ở mọi nơi đều thế, kể cả Việt Nam. Nhưng trong khi chính quyền Hà Nội chủ trương bưng bít và có khi ngăn cấm xã hội thảo luận công khai về các vấn đề tế nhị này thì việc cấm đoán tại Úc hay các nền dân chủ khác là điều bất khả.
Vì thế, dầu Bắc Kinh đã tìm cách xây dựng quyền lực mềm qua các Viện Khổng giáo tại Úc và nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn, hình ảnh và uy tín của Bắc Kinh đã bị suy giảm nặng nề. Mỗi khi người phát ngôn của Trung Quốc, hay Toàn cầu Thời báo, phê phán hay lên lớp dạy đời Úc, hay các nước khác, họ chỉ làm lộ ra thêm các lớp vỏ bọc được chăm bón cẩn thận về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc bấy lâu nay. Cung cách của đại sứ Li Jiming tại Bangladesh, như đề cập trên, cũng nói lên văn hóa ngoại giao đầy tính thô thiển của họ. Như Navdeep Suri chia sẻ, “Mặt nạ được lột ra và sự hung hăng trần trụi, trong lời nói và hành động, được hiển thị đầy đủ.”
Trong cuộc khảo sát do viện nghiên cứu Lowy Institute thực hiện vào tháng 6 năm 2021 cho biết, có 63% dân Úc bây giờ xem Trung Quốc chủ yếu là mối đe dọa an ninh đối với Úc, tăng 22% so với năm 2020; chỉ có 34% xem Trung Quốc chủ yếu là đối tác kinh tế đối với Úc, giảm 21% so với năm 2020. Về tin tưởng vào lãnh đạo chính trị, thì chỉ có 10% dân Úc phần nào tin rằng Tập Cận Bình sẽ hành xử đúng mực liên quan đến các vấn đề quốc tế, trong khi 25% không tin tưởng bao nhiêu và 53% hoàn toàn không tin tưởng. Trong khi đó, sự tin tưởng vào Tập Cận Bình là 22% vào năm 2020 và 43% vào năm 2018. Nghĩa là đã xuống đáng kể trong 4 năm qua.
Khảo sát của cơ quan Pew Research, phổ biến vào cuối tháng 6 năm 2021, cho biết hầu hết các quốc gia (ngoại trừ Tân Tây Lan) có cái nhìn tích cực về Hoa Kỳ, trong khi rất tiêu cực về Trung Quốc. Pew Research cho biết đa số phần lớn các nền kinh tế tiên tiến được khảo sát đều có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc - bao gồm khoảng 3/4 trở lên, như Nhật Bản (88%), Thụy Điển (80%), Úc (78%), Hàn Quốc (77%) ) và Mỹ (76%). Pew Research cũng nói rằng tại nhiều nơi, những quan điểm bất lợi này bằng hoặc gần mức cao nhất trong lịch sử, mặc dù phần lớn chúng không thay đổi so với năm ngoái.
Khảo sát của Pew Research cũng cho biết thêm ba điều sau đây. Một, phần lớn người dân không tin tưởng vào, và có cái nhìn tiêu cực về, Tập Cận Bình, trong khi sự ủng hộ dành cho Tổng thống Biden thì rất cao. Hai, trung bình 49% cho rằng Trung Quốc đã quản lý đại dịch khá tốt, trong khi chỉ có 37% nhìn như thế đối với Hoa Kỳ. Ba, khoảng một nửa người, hay hơn, trong tất cả những nơi được khảo sát, cho rằng điều quan trọng đối với quốc gia của họ là có quan hệ kinh tế mạnh với Hoa Kỳ hơn với Trung Quốc.
Nhưng điều đáng nói nhất của cuộc khảo sát trên là về quyền tự do cá nhân. Trong cuộc khảo sát tại 17 nền kinh tế hàng đầu thế giới nêu trên, tuyệt đại đa số người tham dự đều tin rằng chính quyền Trung Quốc không tôn trọng tự do cá nhân của công dân mình. Tại những nơi như Thụy Điển, Hàn Quốc, Úc, Hà Lan, Hoa Kỳ và Nhật Bản, hơn 9 trên 10 người nghĩ vậy. Chỉ có tại Singapore thì mức độ tin tưởng như thế thấp nhất, chỉ 6 trên 10 người, hay 60%.
Pew Research cho biết tỷ lệ người dân tại các nơi này đã tin rằng trước đây Trung Quốc không tôn trọng tự do cá nhân, như các khảo sát vào năm 2018. Nhưng tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, và cao nhất so với các bản khảo sát trước đây, vào năm nay. Những người được khảo sát cũng nghĩ rằng Trung Quốc không hề tôn trọng người dân của họ.
Trong thời đại nay, nếu Trung Quốc ngày càng siết chặt không gian riêng của người dân thì họ cũng không thể nào bịt miệng hay bịt mắt được những người sống ngoài lục địa này.
Bản báo cáo chi tiết 113 trang vào tháng 4 năm 2021 từ European Think-tank Network on China (ETNC), được cộng tác bởi các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc đến từ nhiều cơ quan nghiên cứu tại Âu châu, cho biết quyền lực mềm của Trung Quốc đã giảm sút đáng kể. Bản báo cáo này tóm tắt một số điều đáng quan tâm như sau. Một, phát triển quyền lực mềm là một trong các trụ cột chính trong chính sách ngoại giao chính của Trung Quốc. Hai, ba phương pháp tiếp cận chính của Trung Quốc trong việc phát triển quyền lực mềm tại Âu châu là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc; định hình hình ảnh của Trung Quốc thông qua các phương tiện truyền thông; và sử dụng các hiệu ứng quyền lực mềm thứ cấp (secondary) của sức mạnh kinh tế. Ba, gần đây, và đặc biệt là năm ngoái, Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn trong nỗ lực định hình hình ảnh của mình bằng cách mở rộng các biện pháp khác nhau hầu nâng cao thông điệp chính trị của mình. Bốn, tiếp cận thị trường, cơ hội thương mại và đầu tư có lẽ là yếu tố lớn nhất quyết định sức hấp dẫn của Trung Quốc ở châu Âu, nhưng chính nó cũng là nguồn mà Trung Quốc sử dụng để sử dụng sức mạnh cưỡng chế của mình. Năm, vì một số lý do nêu trên, các thiết chế tại Âu châu ngày càng trở nên cảnh giác hơn, về các rủi ro tham vọng địa chính trị của Trung Quốc, và qua đó nhấn mạnh đến nó nhiều hơn. Sáu, để đáp lại, thông điệp công khai của chính quyền Trung Quốc ở châu Âu ngày càng trở nên chủ động, thậm chí là hung hăng, bao gồm cả việc áp đặt các lệnh trừng phạt v.v…
Tóm lại, Bắc Kinh vẫn chỉ thể hiện bản chất hung hăng và áp đặt/cưỡng chế, chứ không phải là quyền lực mềm.
Khi người dân khắp nơi không tin tưởng vào Tận Cận Bình hay Bắc Kinh, thì làm sao họ ủng hộ cho các chính sách đến từ Trung Quốc, dù đó là kinh tế hay văn hóa?
Tập Cận Bình và chính quyền Bắc Kinh sẽ tiếp tục thất bại và ngày càng rõ ràng, nếu vẫn theo đuổi chủ trương hiện nay. Muốn Trung Quốc thật sự hùng mạnh và tin tưởng trên khắp thế giới thì trước tiên họ phải từ bỏ tham vọng bá quyền, phải tôn trọng người dân của mình và thật lòng trong quan hệ ngoại giao với các nước khác. Nói cách khác, quyền lực mềm phải thật sự đến từ trong bản chất, trong tâm tính của mình, không phải bằng thủ đoạn hay lời nói suôn.
Vì vậy mà Bắc Kinh nên học từ những bài học vỡ lòng về con người, về bang giao quốc tế, qua ba câu nói sau đây.
Một, đến từ cố Tổng thống Hoa Kỳ, và lãnh đạo quân sự tối cao trong Thế Chiến II, Dwight D. Eisenhower: Lãnh đạo là nghệ thuật mà người khác muốn làm những điều mà chính bạn muốn họ làm.
Hai, cũng tương tự như Eisenhover, nhưng đến từ chính một triết gia hàng đầu của Trung Quốc, Lão Tử: Một nhà lãnh đạo tốt nhất khi mọi người hầu như không biết anh ta tồn tại, khi công việc của anh ta được hoàn thành, mục tiêu của anh ta đã hoàn thành, và họ sẽ nói: chúng tôi đã tự mình làm điều đó.
Ba, đến từ cố Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt: Để xử lý bản thân, hãy sử dụng cái đầu của bạn; để xử lí những người khác, hãy sử dụng trái tim của bạn.
Thay đổi rõ ràng là điều không dễ. Thay đổi mang tính lột xác, bản chất, lại vô cùng khó khăn. Nhưng chỉ khi nào giới lãnh đạo Bắc Kinh nhận ra điều này và dần dần tìm cách áp dụng các nguyên tắc và giá trị phục vụ con người, cho công dân cũng như người dân trên khắp thế giới, vì lợi ích thật sự chứ không phải trí trá, thì Trung Quốc mới được lòng người và được tín nhiệm. Đến lúc đó Trung Quốc mới thật sự hùng mạnh, đáng để thế giới ngưỡng mộ. Còn nếu cứ theo đuổi con đường bá chủ bá quyền nhưng đội lốt quyền lực mềm trong khi đàng sau là cứng và bén, thì thất bại là tất yếu.
.........................
Tập Cận Bình tại lễ duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn ngày 30 tháng Chín, 2021.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 20237:26 CH(Xem: 1868)
Ngoại giao cây tre theo đúng hình ảnh của loài thảo mộc này. Có nghĩa là gió chiều nào thì theo chiều ấy để sống còn, không một lập trường nào nhất định cả. Thuật ngữ này được TBT Nguyễn Phú Trọng chính thức hóa tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào ngày 22 tháng 8 năm 2016. Sách lược này không phải sáng kiến của Nguyễn Phú Trọng mà liên hệ mật thiết đến Ông Hồ Chí Minh và 70 năm cầm quyền của CSVN Báo chí CSVN gần đây khoe khoang ưu điểm sách lược ngoại giao này không tiếc lời và một số bình luận gia quốc tế cũng cho rằng đây là một sách lược thông minh của CSVN...
21 Tháng Mười Hai 20238:54 CH(Xem: 5608)
Nhân loại đã chứng minh không có cái gì mãi mãi trường tồn ngoài chân lý tôn giáo, đã có những quốc gia cộng sản đi trước VN, trong đó những tên độc tài đã dùng quân đội để đàn áp chính người dân của mình, và sau đó chúng đã bị chính cái quân đội của mình giết chết như hai vợ chồng tên TBT đảng cs Rumani Ceausescu năm 1989, cái kết thúc đó cũng sẽ diễn ra cho những tên lãnh đạo đảng csVN khi những quân nhân mang trong tim mình chữ “Nhân Dân” đúng nghĩa hiểu được trách nhiệm đích thực của mình.
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1114)
Bạn Tập sang đây chơi, chúng tôi mang cái lịch thiệp của người Việt ra mà đãi đằng. Ấy là nếu đối đãi không hậu thì sợ chúng tôi bớt đẹp, chứ hổng có phải vì yêu thương gì bạn. Bạn đừng có hiểu nhầm rồi bày đặt miệng lưỡi cú diều “cộng đồng chung vận mệnh”. Bạn đi cướp biển, cướp đảo người ta xong kêu chung vận mệnh là chung sao? Chúng tôi người văn hiến, sao lại chung vận mệnh với cướp được (8)? Có người nhận định như Lao Ta: Chẳng có tình hữu hảo, cùng chung hệ giá trị hay vận mệnh gì hết. Ông đạp xe xích lô, bà nhặt ve chai Hà Nội cũng biết rõ như vậy nhưng hòa bình là thứ mà chúng ta theo đuổi, cho đến khi hết...
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1248)
Như vậy, hợp tác giữa hai Bộ Công an với “đường giây nóng” để “bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ… chống can thiệp, chống ly khai..” là thỏa hiệp mới và có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Điều này cho thấy Việt Nam đã được Trung Quốc giúp “bảo vệ chính quyền và bảo vệ chế độ” như chính Trung Quốc bảo vệ mình. Đó là hai nước vẫn do đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chia sẻ tình báo về an ninh chính trị để chống “diễn biến hòa bình” là nhằm chống lại những mưu toan nổi dậy tự phát đã từng làm...
19 Tháng Mười Hai 20237:15 CH(Xem: 1046)
Mấy chục năm nay, các đảng cộng sản thường nói hay, nói đẹp nhưng hành động không đi đôi với lời nói. Muốn xây dựng niềm tin thì phải có hành động cụ thể. Thứ nhất, Trung Quốc công nhận chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển 200 dặm và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Thứ hai, Trung Quốc tham gia làm một thành viên có trách nhiệm trong Ủy ban quốc tế sông Mekong, thông báo đầy đủ các số liệu về nước đến các quốc gia nằm dọc theo dòng sông để kịp thời chuẩn bị tránh hạn hán hoặc lũ lụt, tham khảo các quốc gia liên quan trước khi xây đập chận nước hoặc đào kênh lấy nước của dòng sông. Đó là những hành động cần làm để có sự tin tưởng.
19 Tháng Mười Hai 20237:07 CH(Xem: 1464)
Đã bao giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp thu hay không thì không ai biết cả. Những người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động" và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp 2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
17 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2477)
Việc đảng csVN thừa nhận Đài Loan là một phần của TQ là một việc làm ngu xuẩn, nó cho thấy cái gọi là ‘ngoại giao cây tre” của đảng cs chỉ là một thứ ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của một bè lũ hèn nhát, vong nô. Nếu chọn trung lập thì đ0ảng csVN vẫn có thể đẩy đưa vấn đề Đài Loan một cách khéo léo hơn, vừa không mất lòng TQ và vẫn giữ thể diện cho Đài Loan, bởi vì Đài Loan thuộc về hay không thuộc về TQ thì đó không phải là vấn đề để đảng cs phải ra mặt công nhận cùng tên giặc bá quyền Tập Cận Bình.
17 Tháng Mười Hai 202312:27 SA(Xem: 3052)
Hãy nhìn một đất nước có gần 100 triệu dân, phương tiện giao thông đa phần là xe máy, thế nhưng cả gần 50 năm đảng vẫn không phát triển được công nghệ sản xuất cho riêng mình mà chỉ là một đất nước gia công lắp ráp, đánh thuế, thu tiền, cả xe hơi, máy bay, tàu thủy, bất cứ cái gì cũng không cần phải có một kế hoạch lâu dài phát triển nhằm cho ra sản phẩm tốt, giá thành hạ, mà cứ canh me thu thuế, thu phí mà sống thì lời hứa hẹn của Tập Cận Bình trong cơn hấp hối không khác nào một loại thuốc hồi sinh. VN tham gia vào sáng kiến của họ Tập chứng minh rằng đảng csVN chỉ là một loại giây leo, sống thực vật, ăn bám vào nhân dân và thế giới...
15 Tháng Mười Hai 20239:42 CH(Xem: 1337)
Tại sao “sáp nhập các đơn vị hành chính” mới thực hiện được… “dân chủ ở cơ sở”? Ở những đơn vị hành chính đã hoặc sắp sáp nhập dân có… biết, có… bàn, có… giám sát và thực sự đã “đồng thuận cao nhất” với tình trạng mà TH QHVN khái quát về các công thự dôi dư sau sáp nhập “chết yểu – cửa đóng then cài – rong rêu bu bám – hư hỏng, sập đổ trong sự hoang tàn hiển hiện”. Giới nào của dân dại dột đến mức xem sự lãng phí, đồng nghĩa với việc tước đoạt các phúc lợi trong giáo dục, y tế, an sinh mà lẽ ra họ phải được hưởng là nền tảng “tao sự ổn định và đem lại động lực mới”? “Dân chủ” mà tốn kém đến mức quái gở như vậy, giới nào của dân mới… thích?
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 1023)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 2894)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 942)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1544)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 951)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 977)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!