Quyền lực mềm của Trung Quốc.

22 Tháng Mười 202111:39 CH(Xem: 3794)
                             QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG QUỐC.

247626714_2241768112632533_6910918271857724544_n            Tập Cận Bình tại lễ duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn ngày 30 tháng Chín, 2021.




Phạm Phú Khải
  VOA Blog



Vào ngày 10 tháng 5 năm nay, Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh Li Jiming cảnh báo nước này chớ tham gia vào nhóm Bộ Tứ (QUAD) vì nó chỉ thể hiện tính cách địa chính trị có mục đích hẹp hòi và không có lợi ích gì cho Bangladesh để tham gia.
Cung cách hành xử của Li, nói riêng, hay giới lãnh đạo tại Bắc Kinh, nói chung, thường hay thể hiện chính sách ngoại giao cưỡng bách và giận dữ. Điều này nói lên được nhiều về đặc tính quyền lực mềm của họ. Nó thật sự mềm không?
Joseph S. Nye, người đưa ra khái niệm quyền lực mềm vào cuối thập niên 1980s, cho rằng trong bang giao quốc tế, nó là “khả năng của một nước để thuyết phục nước khác làm những gì họ muốn mà không cần sử dụng vũ lực hoặc ép buộc”. Nye biện luận rằng, tuy Hoa Kỳ có đủ khả năng/lực để thống trị những nước khác, nhưng cũng rất tài giỏi trong việc phát huy quyền lực mềm, với sự trợ giúp của các công ty, tổ chức, trường đại học, nhà thờ và các tổ chức khác của xã hội dân sự; văn hóa, lý tưởng và giá trị của Hoa Kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp Hoa Thịnh Đốn thu hút các đối tác và những người ủng hộ.
Trong hai ba nhập niên qua, lãnh đạo Bắc Kinh từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình, đều hiểu rằng, để Trung Quốc trở nên một cường quốc, nhất là để sánh vai ngang hàng với Hoa Kỳ, Trung Quốc phải ưu tiên xây dựng quyền lực mềm. Bắc Kinh hiểu rằng lịch sử của Trung Quốc thời Mao Trạch Đông sẽ không ích lợi gì cho mục tiêu này. Thêm vào đó, hình ảnh Thiên An Môn, xảy ra cách đây 32 năm, mãi mãi ám ảnh những người từng sống vào thời đó, trong hay ngoài Trung Hoa lục địa. May cho Bắc Kinh, dân số thế giới lúc đó chỉ mới 5.20 tỷ người, so với gần 7.86 tỷ hiện nay, và dân số Trung Quốc chỉ 1.12 tỷ người năm 1989, so với 1.40 tỷ người bây giờ. Nghĩa là khoảng 280 triệu người Trung Quốc, và 2.66 tỷ người trên thế giới, sinh sau sự kiện này. Không phải ai cũng đam mê tìm hiểu lịch sử, hay truy tìm các tài liệu khả tín để đọc, nên người dân trong lẫn ngoài Trung Quốc chưa chắc đã biết về các biến cố này. Ngoài ra, phần lớn những chính sách và tài liệu giáo dục Trung Quốc đều chủ trương ém nhẹm hoàn toàn biến cố này, vì vậy chỉ có những người quan tâm mới thật sự biết hư thực phần nào. Bắc Kinh cũng đã sử dụng mọi biện pháp khác nhau, kể cả quyền lực cứng và bén (hard and sharp power), từ tuyên truyền đến kiểm soát toàn bộ và triệt để chính sách thông tin và giáo dục, v.v… để giảm thiểu tối đa những tác hại về uy tín đến từ nhiều phía, trong cũng như ngoài Trung Hoa.
Ém nhẹm biến cố Thiên An Môn, hay những hành động vi phạm nhân quyền khủng khiếp khác của Bắc Kinh, dù có thành công đi nữa, cũng chỉ là chữa cháy. Vì thế, Bắc Kinh tập trung nỗ lực, kể cả các nguồn tài lực và vật lực dồi dào, để cải thiện hình ảnh của mình hầu tạo cảm tình trên khắp nơi trong những thập niên qua. Rất nhiều tác phẩm nghiên cứu và bình luận từ giới chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc đã nói về các vấn đề này.
Tuy thế, những nỗ lực này không những không hiệu quả, mà ngày càng phản tác dụng. Thực tế là mặt mũi, uy tín hay sự bắt mắt (appeal) của người dân trên khắp thế giới dành cho Bắc Kinh ngày càng đi xuống, đặc biệt trong hai năm 2020 và 2021.
Cung cách đối xử của Trung Quốc với Úc là một trường hợp điển hình mà thế giới có thể nhìn ra và rút tỉa được bài học. Trung Quốc đã trừng phạt Úc về mặt thương mại trong hai năm qua vì đã dám đụng đến các vấn đề tế nhị (như chủ quyền/thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tại Hồng Kông hay Đài Loan, Biển Đông, nhân quyền, Tây Tạng, Tân Cương, Thiên An Môn, nguồn gốc Covid-19 v.v…) đối với Bắc Kinh. Thật ra cung cách của Trung Quốc ở mọi nơi đều thế, kể cả Việt Nam. Nhưng trong khi chính quyền Hà Nội chủ trương bưng bít và có khi ngăn cấm xã hội thảo luận công khai về các vấn đề tế nhị này thì việc cấm đoán tại Úc hay các nền dân chủ khác là điều bất khả.
Vì thế, dầu Bắc Kinh đã tìm cách xây dựng quyền lực mềm qua các Viện Khổng giáo tại Úc và nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn, hình ảnh và uy tín của Bắc Kinh đã bị suy giảm nặng nề. Mỗi khi người phát ngôn của Trung Quốc, hay Toàn cầu Thời báo, phê phán hay lên lớp dạy đời Úc, hay các nước khác, họ chỉ làm lộ ra thêm các lớp vỏ bọc được chăm bón cẩn thận về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc bấy lâu nay. Cung cách của đại sứ Li Jiming tại Bangladesh, như đề cập trên, cũng nói lên văn hóa ngoại giao đầy tính thô thiển của họ. Như Navdeep Suri chia sẻ, “Mặt nạ được lột ra và sự hung hăng trần trụi, trong lời nói và hành động, được hiển thị đầy đủ.”
Trong cuộc khảo sát do viện nghiên cứu Lowy Institute thực hiện vào tháng 6 năm 2021 cho biết, có 63% dân Úc bây giờ xem Trung Quốc chủ yếu là mối đe dọa an ninh đối với Úc, tăng 22% so với năm 2020; chỉ có 34% xem Trung Quốc chủ yếu là đối tác kinh tế đối với Úc, giảm 21% so với năm 2020. Về tin tưởng vào lãnh đạo chính trị, thì chỉ có 10% dân Úc phần nào tin rằng Tập Cận Bình sẽ hành xử đúng mực liên quan đến các vấn đề quốc tế, trong khi 25% không tin tưởng bao nhiêu và 53% hoàn toàn không tin tưởng. Trong khi đó, sự tin tưởng vào Tập Cận Bình là 22% vào năm 2020 và 43% vào năm 2018. Nghĩa là đã xuống đáng kể trong 4 năm qua.
Khảo sát của cơ quan Pew Research, phổ biến vào cuối tháng 6 năm 2021, cho biết hầu hết các quốc gia (ngoại trừ Tân Tây Lan) có cái nhìn tích cực về Hoa Kỳ, trong khi rất tiêu cực về Trung Quốc. Pew Research cho biết đa số phần lớn các nền kinh tế tiên tiến được khảo sát đều có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc - bao gồm khoảng 3/4 trở lên, như Nhật Bản (88%), Thụy Điển (80%), Úc (78%), Hàn Quốc (77%) ) và Mỹ (76%). Pew Research cũng nói rằng tại nhiều nơi, những quan điểm bất lợi này bằng hoặc gần mức cao nhất trong lịch sử, mặc dù phần lớn chúng không thay đổi so với năm ngoái.
Khảo sát của Pew Research cũng cho biết thêm ba điều sau đây. Một, phần lớn người dân không tin tưởng vào, và có cái nhìn tiêu cực về, Tập Cận Bình, trong khi sự ủng hộ dành cho Tổng thống Biden thì rất cao. Hai, trung bình 49% cho rằng Trung Quốc đã quản lý đại dịch khá tốt, trong khi chỉ có 37% nhìn như thế đối với Hoa Kỳ. Ba, khoảng một nửa người, hay hơn, trong tất cả những nơi được khảo sát, cho rằng điều quan trọng đối với quốc gia của họ là có quan hệ kinh tế mạnh với Hoa Kỳ hơn với Trung Quốc.
Nhưng điều đáng nói nhất của cuộc khảo sát trên là về quyền tự do cá nhân. Trong cuộc khảo sát tại 17 nền kinh tế hàng đầu thế giới nêu trên, tuyệt đại đa số người tham dự đều tin rằng chính quyền Trung Quốc không tôn trọng tự do cá nhân của công dân mình. Tại những nơi như Thụy Điển, Hàn Quốc, Úc, Hà Lan, Hoa Kỳ và Nhật Bản, hơn 9 trên 10 người nghĩ vậy. Chỉ có tại Singapore thì mức độ tin tưởng như thế thấp nhất, chỉ 6 trên 10 người, hay 60%.
Pew Research cho biết tỷ lệ người dân tại các nơi này đã tin rằng trước đây Trung Quốc không tôn trọng tự do cá nhân, như các khảo sát vào năm 2018. Nhưng tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, và cao nhất so với các bản khảo sát trước đây, vào năm nay. Những người được khảo sát cũng nghĩ rằng Trung Quốc không hề tôn trọng người dân của họ.
Trong thời đại nay, nếu Trung Quốc ngày càng siết chặt không gian riêng của người dân thì họ cũng không thể nào bịt miệng hay bịt mắt được những người sống ngoài lục địa này.
Bản báo cáo chi tiết 113 trang vào tháng 4 năm 2021 từ European Think-tank Network on China (ETNC), được cộng tác bởi các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc đến từ nhiều cơ quan nghiên cứu tại Âu châu, cho biết quyền lực mềm của Trung Quốc đã giảm sút đáng kể. Bản báo cáo này tóm tắt một số điều đáng quan tâm như sau. Một, phát triển quyền lực mềm là một trong các trụ cột chính trong chính sách ngoại giao chính của Trung Quốc. Hai, ba phương pháp tiếp cận chính của Trung Quốc trong việc phát triển quyền lực mềm tại Âu châu là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc; định hình hình ảnh của Trung Quốc thông qua các phương tiện truyền thông; và sử dụng các hiệu ứng quyền lực mềm thứ cấp (secondary) của sức mạnh kinh tế. Ba, gần đây, và đặc biệt là năm ngoái, Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn trong nỗ lực định hình hình ảnh của mình bằng cách mở rộng các biện pháp khác nhau hầu nâng cao thông điệp chính trị của mình. Bốn, tiếp cận thị trường, cơ hội thương mại và đầu tư có lẽ là yếu tố lớn nhất quyết định sức hấp dẫn của Trung Quốc ở châu Âu, nhưng chính nó cũng là nguồn mà Trung Quốc sử dụng để sử dụng sức mạnh cưỡng chế của mình. Năm, vì một số lý do nêu trên, các thiết chế tại Âu châu ngày càng trở nên cảnh giác hơn, về các rủi ro tham vọng địa chính trị của Trung Quốc, và qua đó nhấn mạnh đến nó nhiều hơn. Sáu, để đáp lại, thông điệp công khai của chính quyền Trung Quốc ở châu Âu ngày càng trở nên chủ động, thậm chí là hung hăng, bao gồm cả việc áp đặt các lệnh trừng phạt v.v…
Tóm lại, Bắc Kinh vẫn chỉ thể hiện bản chất hung hăng và áp đặt/cưỡng chế, chứ không phải là quyền lực mềm.
Khi người dân khắp nơi không tin tưởng vào Tận Cận Bình hay Bắc Kinh, thì làm sao họ ủng hộ cho các chính sách đến từ Trung Quốc, dù đó là kinh tế hay văn hóa?
Tập Cận Bình và chính quyền Bắc Kinh sẽ tiếp tục thất bại và ngày càng rõ ràng, nếu vẫn theo đuổi chủ trương hiện nay. Muốn Trung Quốc thật sự hùng mạnh và tin tưởng trên khắp thế giới thì trước tiên họ phải từ bỏ tham vọng bá quyền, phải tôn trọng người dân của mình và thật lòng trong quan hệ ngoại giao với các nước khác. Nói cách khác, quyền lực mềm phải thật sự đến từ trong bản chất, trong tâm tính của mình, không phải bằng thủ đoạn hay lời nói suôn.
Vì vậy mà Bắc Kinh nên học từ những bài học vỡ lòng về con người, về bang giao quốc tế, qua ba câu nói sau đây.
Một, đến từ cố Tổng thống Hoa Kỳ, và lãnh đạo quân sự tối cao trong Thế Chiến II, Dwight D. Eisenhower: Lãnh đạo là nghệ thuật mà người khác muốn làm những điều mà chính bạn muốn họ làm.
Hai, cũng tương tự như Eisenhover, nhưng đến từ chính một triết gia hàng đầu của Trung Quốc, Lão Tử: Một nhà lãnh đạo tốt nhất khi mọi người hầu như không biết anh ta tồn tại, khi công việc của anh ta được hoàn thành, mục tiêu của anh ta đã hoàn thành, và họ sẽ nói: chúng tôi đã tự mình làm điều đó.
Ba, đến từ cố Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt: Để xử lý bản thân, hãy sử dụng cái đầu của bạn; để xử lí những người khác, hãy sử dụng trái tim của bạn.
Thay đổi rõ ràng là điều không dễ. Thay đổi mang tính lột xác, bản chất, lại vô cùng khó khăn. Nhưng chỉ khi nào giới lãnh đạo Bắc Kinh nhận ra điều này và dần dần tìm cách áp dụng các nguyên tắc và giá trị phục vụ con người, cho công dân cũng như người dân trên khắp thế giới, vì lợi ích thật sự chứ không phải trí trá, thì Trung Quốc mới được lòng người và được tín nhiệm. Đến lúc đó Trung Quốc mới thật sự hùng mạnh, đáng để thế giới ngưỡng mộ. Còn nếu cứ theo đuổi con đường bá chủ bá quyền nhưng đội lốt quyền lực mềm trong khi đàng sau là cứng và bén, thì thất bại là tất yếu.
.........................
Tập Cận Bình tại lễ duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn ngày 30 tháng Chín, 2021.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 2155)
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 20248:15 CH(Xem: 1230)
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 2428)
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 20248:41 CH(Xem: 2606)
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 20248:40 CH(Xem: 1629)
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 20245:57 CH(Xem: 1976)
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 20248:05 CH(Xem: 2570)
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 20248:11 CH(Xem: 2632)
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 20246:22 CH(Xem: 2281)
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 20246:20 CH(Xem: 2378)
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 3276)
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 20247:24 CH(Xem: 2560)
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
28 Tháng Hai 20247:28 CH(Xem: 2324)
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 2648)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 4099)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...