Các tổ chức Nhân quyền Quốc tế : “Bắt bớ các nhà báo thể hiện Việt Nam là nhà nước độc đoán”

11 Tháng Tư 20219:52 CH(Xem: 3574)

Các tổ chức Nhân quyền Quốc tế : “Bắt bớ các nhà báo thể hiện
Việt Nam là nhà nước độc đoán”

1e1cff60-f72a-43f4-85eb-0871f9c8a9bf                                              Nhà báo Nguyễn Hoài Nam - Hình RFA



Cao Nguyên
    RFA



Các tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới bày tỏ sự lo ngại khi cơ quan chức năng Việt Nam của Chính phủ Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua đã bỏ tù nhiều nhà báo. Trong số này không chỉ có những người viết báo độc lập, mà cả những nhà báo đã và đang làm việc cho các tờ báo nhà nước.

Việt Nam là nhà nước độc đoán

Chỉ trong vài tháng, cơ quan chức năng tại nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam tiến hành bắt giam và kết án nhiều nhà báo độc lập. Đó là những nhà báo có tiếng nói đối lập như ông Lê Trọng Hùng, người đưa tin trên kênh truyền thông độc lập của mình là CHTV; hay ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập là ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn vừa bị kết án hồi tháng 1/2021.

Bên cạnh đó còn có cả những phóng viên đã từng làm việc cho các tờ báo do Nhà nước kiểm soát bị bắt bởi các bài viết chỉ trích lãnh đạo trên trang cá nhân, như ông Nguyễn Hoài Nam vừa bị bắt hôm 3/4 vừa qua, nhà báo Phan Bùi Bảo Thy cùng đồng sự, ông Trương Châu Hữu Danh…

Trả lời RFA, ông Nguyễn Trường Sơn, người giữ vai trò phụ trách chiến dịch cấp khu vực của văn phòng Ân xá Quốc tế tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương, cho biết, có một điểm chung giữa các nhà báo đối lập và những cựu phóng viên của các tờ báo “chính thống” trong nước là những người này đã sử dụng phương tiện mạng xã hội cá nhân của mình để lên tiếng mạnh mẽ cho các vấn đề xã hội. Họ đã gây được những sự chú rất đáng kể từ công chúng. Việc bắt các nhà báo này cho thấy Việt Nam là một nhà nước độc đoán:

Công việc của những người này là những nhà báo độc lập hoặc những nhà báo công dân lên tiếng về các vấn đề xã hội. Trước hết, chúng ta thấy rằng tiếng nói của họ đã có được những hiệu quả, cũng như những hiệu ứng nhất định, trong việc phản ánh các vấn đề thời sự mà người dân quan tâm.

Và việc bắt bớ, bỏ tù những người này chỉ cho thấy rằng Việt Nam là một nhà nước độc đoán, không chấp nhận những tiếng nói độc lập, không chấp nhận những tiếng nói bất đồng với nhà nước. Đó là điểm nổi cộm nhất mà chúng tôi nhận thấy được trong các đợt bắt bớ nhắm tới các nhà báo trong thời gian vừa qua.”
Đại diện cấp cao của Uỷ ban bảo vệ Ký giả (CPJ) tại khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin trả lời RFA qua ứng dụng tin nhắn rằng, CPJ quan ngại về các vụ bắt giữ nhà báo gần đây tại cơ quan truyền thông nhà nước và kêu gọi trả tự do cho họ:
Thật đáng lo ngại khi thấy sự sách nhiễu liên tục đối với các nhà báo độc lập, nay mở rộng sang các phóng viên báo chí nhà nước.”

Theo báo cáo thường niên mới nhất của CPJ công bố hồi tháng 12/2020, Việt Nam đang giam giữ 15 nhà báo độc lập, đứng thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc.

Nhà báo nên được tạo điều kiện để giám sát

Riêng đối với các trường hợp phóng viên báo chí Nhà nước bị bắt, khi viết về các đề tài chống tham nhũng hay những hành vi sai trái của các quan chức Nhà nước, họ thường đưa ra những bằng chứng, thông tin được xếp vào hàng “mật” mà chỉ có nội bộ Đảng mới biết được. Do vậy, có nhận định của giới quan sát tình hình chính trị Việt Nam rằng đây là cuộc “đấu đá nội bộ” giữa các quan chức Việt Nam.

Trước nhận định như vậy, ông Nguyễn Trường Sơn cho biết, quan điểm của Ân xá Quốc tế là “không có bất kỳ một sự phân biệt nào” đối với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí hoặc là những nhà báo công dân sử dụng phương tiện truyền thông cá nhân cho mục đích báo chí:

Chúng ta phải nhìn nhận rằng đó là hoạt động báo chí, là một lĩnh vực có tính chất đưa tin đến với đại chúng. Việc các nhà báo người ta lấy được thông tin, nguồn thông tin từ đâu, hoặc là làm cách nào đó để họ lấy được thông tin, thì đó không phải là cái mà chúng tôi khi nhắm vào để đưa ra đánh giá của mình.

Thay vào đó, chúng tôi chú ý nhiều hơn vào các thông điệp cũng như các quá trình hoạt động nghề nghiệp của họ để đưa ra đánh giá của mình.

Ví dụ, một nhà báo đưa tin có trung thực hay không. Cái thông tin mà nhà báo đấy đưa ra có mang tính báo chí hay không, có mang tính kích động bạo lực hay không, hay là có mang tính cổ vũ cho sự phân biệt đối xử hay không. Đó mới là việc mà chúng tôi dựa vào để đưa ra các đánh giá của mình. Còn nguồn thông tin của các nhà báo thì chúng tôi không dựa vào đó để đưa ra đánh giá.”

Ông Shawn Crispin nêu quan điểm của CPJ về vấn đề này như sau:

Trong quá khứ, hành vi sách nhiễu như vậy đối với các phóng viên báo Nhà nước là phản ánh sự đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản, với việc một phe phái tiết lộ cho các phương tiện truyền thông cùng phe với mình về chuyện tham nhũng hoặc tội ác của phe khác, nhằm đạt được lợi thế chính trị. Đặc biệt là trong cuộc chạy đua trước Đại hội Đảng.

Quan điểm của chúng tôi là không nên sử dụng và lạm dụng các nhà báo trong trò chơi chính trị  tồi tệ này. Họ nên được phép đưa tin mà không phải lo sợ bị trả thù.

Các nhà báo ở Việt Nam nên được phép thực hiện vai trò kiểm tra và cân bằng của mình mà không bị buộc tội chống nhà nước hay bị đe dọa bỏ tù.

Tình trạng tham nhũng đang tràn lan trong Đảng Cộng sản Việt Nam, như chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thừa nhận. Các phóng viên nên được phép điều tra và đưa tin về những hành vi sai trái và tham nhũng trong Đảng, bất kể nguồn của thông tin hay nó có dính dáng đến quyền lực của các chính trị gia.”
Ngày 18/2/2021, CPJ lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà báo Phan Bùi Bảo Thy, Trưởng Văn phòng đại diện báo Giáo dục và Thời đại tại Đà Nẵng. Nhà báo Phan Bùi Bảo Thy bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về hành vi lập Facebook ẩn danh nói xấu lãnh đạo.
Theo Công an tỉnh Quảng Trị, ông Phan Bùi Bảo Thy và một cộng sự tên Lê Anh Dũng bị bắt vào ngày 10/2/2021 do đã lập ra một số tài khoản Facebook giả rồi đưa lên những bình luận, hình ảnh và video tố cáo lãnh đạo địa phương tham nhũng.

Ông Nguyễn Hoài Nam, cựu phóng viên báo Pháp Luật, Thanh Niên và VTV vừa bị bắt giam điều tra cũng theo điều 331 BLHS. Ông Nam viết các loạt bài viết về các vụ sai phạm xảy ra tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam. Ngoài ra, ông này còn tố cáo '"sự bắt tay" giữa công an và Viện Kiểm sát trong một số vụ án gây tình trạng bỏ lọt tội phạm, mà cụ thể là trong những vụ tiêu cực (tham nhũng) ở Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.

Ngày 17/12/2020, Công an tỉnh Cần Thơ bắt nhà báo, Facebooker Trương Châu Hữu Danh, người từng viết cho báo Long An, Nông Thôn Ngày Nay, Lao Động… Ông Danh nổi tiếng là một người chuyên chống BOT “bẩn”, sau này là thành viên sáng lập Báo Sạch và có nhiều bài viết đấu tranh cho sự tự do của tử tù Hồ Duy Hải.

Tất cả các nhà báo Hữu Danh, Bảo Thy, Anh Dũng và Hoài Nam đều bị khởi tố theo điều 331 Bộ Luật Hình sự, tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân”. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 20219:30 CH(Xem: 10101)
Chích thuốc TQ cho người dân đảng csVN mà cụ thể là Sở Y Tế tỉnh Bình Dương đã chà đạp nhân quyền trầm trọng khi đặt ra vấn đề không có sự lựa chọn nào từ phía người dân mà họ chỉ được tiêm chủng qua sự chỉ định của nhà cầm quyền. Đây cũng là nét phi dân chủ khi người dân không được hỏi ý kiến trong khi họ lo lắng vì không tiếp cận được nguồn vaccine trong đại dịch, do đó họ bắt buộc phải "Bị" chọn giữa cái tệ và cái tệ hơn, cho nên đành phải chích ngừa thuốc TQ còn hơn phải chích thuốc do Việt Nam sản xuất nhưng công hiệu không biết như thế nào?!.
29 Tháng Tám 202111:03 CH(Xem: 11644)
Như vậy đại dịch ở Việt Nam sẽ còn tiếp diễn với con số tử vong theo cấp số nhân chứ không hề giảm như những tên bồi bút khoác lác, bởi vì nếu Việt Nam vẫn không mua được vaccine trong thời điểm 3 tháng cuối năm thì hơn 86 triệu con người trong nước vẫn có thể bị lây nhiễm, truyền bệnh cho người khác và Covid19 sẽ chiến thắng trong chu kỳ quy định của nó từ thời gian nhiễm cho đến tử vong là một thời gian rất ngắn, ngắn hơn những đàm phán mua thuốc của Việt Nam, ngắn hơn cả hệ thống y tế phòng ngừa, điều trị lạc hậu, chậm chạp và quan liêu của Việt Nam...
29 Tháng Tám 202110:58 CH(Xem: 6933)
Điều đáng lên án ở đây là chính quyền thị xã Lagi cấm ngư dân xuống neo đậu chắc chắn, khi ngư Dân nhận được tin xả đập từ chiều họ đã cố gắng tiếp cận tàu thuyền, nhưng các chốt chặn không cho họ xuống, và đe dọa nếu xuống neo đậu tàu thuyền thì đi cách ly tập trung 14 ngày. Nhiều ngư dân lo sợ chỉ vì đi neo đậu thuyền mà bị đi cách ly tập trung rất dễ lây chéo trong khu cách ly nên, họ đành nhắm mắt nhìn tàu thuyền bị cuốn theo dòng nước dữ. Dòng nước không có tội, mà tội ở đây là một lũ quan chức Bình Thuận ngu dốt và ác độc.
29 Tháng Tám 202110:57 CH(Xem: 7744)
Chúng ta đã nghe nhiều chuyện về sai lầm của người dân trong đại dịch: nào là vô ý thức chạy về quê, nào là làm loạn khu cách ly, nào là chống tiêm vắc xin Trung Quốc làm hỗn loạn điểm tiêm ngừa… Nhưng chỉ có người dân là đủ sự chân thành và nhân tính để mô tả với nhau rằng chuyện gì đang thật sự xảy ra trong đại dịch. Những ngôn từ thấu hiểu và sẻ chia, chỉ có dân và dân với nhau. Không ai khác. Khủng hoảng và biến động xảy ra là điều không ai muốn. Và bất kỳ chính quyền nào cũng sẽ phải va vấp, thất bại đôi lần với những tính toán để vượt qua sự cố. Nhưng...
28 Tháng Tám 202110:55 CH(Xem: 3632)
Vậy thì những cái gọi là “bách chiến bách thắng” nào là đánh đâu thắng đấy, nào là tinh nhuệ, hiện đại… chẳng qua chỉ là những lời tô vẽ và tự sướng như lời người cộng sản xưa nay. Còn trong thực tế thì “cũng… thường thôi”. Đã gần 1 tuần đưa quân đội chiếm lĩnh Sài Gòn và một số thành phố, một số tỉnh, đến nay, số ca nhiễm virus vẫn cứ không dừng lại hoặc giảm xuống, mà ngày càng tăng. Sự phẫn uất của người dân ngày càng dâng cao, cái gọi là “niềm tin” vào lời của quan chức, của chính quyền hầu như tan theo bọt nước, hình ảnh quân đội chỉ là đội quân nhếch nhác, ô hợp, mệt mỏi và thất bại trong con mắt của nhân dân.
27 Tháng Tám 20219:52 CH(Xem: 4199)
Một xã hội đầy bất an và bi kịch, đảng chỉ diễn mua vui, mị dân, thực ra đằng sau đó, là những tiếng kêu ai oán mà chẳng bao giờ truyền thông nhà nước đoái hoài tới. Chẳng cán bộ nào, chẳng có đảng nhà nước CP tới hỗ trợ, chỉ dân giúp dân. Nghe câu “CP ơi, nhà nước ơi hãy trợ cấp, phát trực tiếp cho Dân nghèo .... [qua tổ trưởng] sẽ không tới tay dân đâu mà xót xa và bất lực. Một xã hội gần như bế tắc. Quan trên phớt lờ, quan dưới thì... bỏ túi.
27 Tháng Tám 20219:49 CH(Xem: 2916)
Không phải tự dưng mà người dân tranh nhau từng miếng ăn, từng trái bầu trái bí trong mùa dịch. Không phải tự dưng mà người dân rên xiết, quì lạy vì miếng ăn. Không phải tự dưng mà người dân trở nên căng thẳng vì miếng ăn. Tất cả thực trạng này đều do một quá trình tương tác lâu dài giữa nhà nước với nhân dân, thông qua kênh chính quyền địa phương, dường như thói quen, căn bệnh chụp giật đã trở nên phổ biến, bởi không chụp giật thì sẽ mất miếng ăn. Và, không biết tự bao giờ, miếng ăn, miếng tồi tàn đã thành một thứ gì đó rất khó nói, nó đã giết chết danh dự, lòng tự trọng...
26 Tháng Tám 202111:04 CH(Xem: 9252)
Chưa hết, một đảng viên ưu tú, già không nên nết thế này, mới đây Trơ làm cho dư luận bức xúc khi Dân đặt câu hỏi quân đội tràn vào Saigon chống dịch mà mang súng làm chi? Trơ không dài dòng, dứt khoát bảo là “bắn vỡ mõm bọn vô ơn xuyên tạc gây chia rẽ”. Vâng, với một đảng viên trung với đảng cộng sản, máu bạo lực luôn thường trực trong người Trơ thì không cần bàn cãi. Có điều Trơ thật mất dạy, người mà trơ đòi bắn ấy họ là đồng bào của Trơ, họ đang đóng thuế nuôi trơ đấy thằng già mất dạy Vũ Hùng.
25 Tháng Tám 202111:22 CH(Xem: 7329)
Các ông Việt Nam ngạo nghễ thì sao? Học phí thu không bỏ sót ngàn nào, còn bày ra đủ thứ thuế phí để tận thu, ăn luôn cả tương lai đất nước.Cha Mẹ các em thì bị tận thu bóc lột ở ngoài xã hội, từ quả trứng bó rau, lít xăng hay ký điện phải còng lưng ra trả. Trả tới nổi làm quần quật quanh năm không có tích lũy một đồng, tất cả chạy hết vào thuế phí.Rồi cuối cùng, từ xương máu đồng bào, tương lai trẻ em của đất nước, tất cả nó nằm gọn trong tấm quốc tịch Síp của quan chức đảng viên, chúng vơ vét tham nhũng để cố mua cho bằng được...
24 Tháng Tám 202110:14 CH(Xem: 10938)
với tinh thần “phải quyết thắng tới cùng”, để cho đám quan chức vốn xuất thân từ công an, tình báo, hoặc tuyên giáo, không có chút kiến thức, kinh nghiệm về khoa học lên lãnh đạo việc chống dịch, đưa công an, và bây giờ là quân đội vào kiểm soát tình hình, coi virus là…giặc, coi dân cũng là những kẻ thù tiềm tàng…Thay vì chống dịch với tư duy khoa học, đưa các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực dịch tễ học, vi trùng học…lên lãnh đạo việc chống dịch, còn chính phủ thì lùi lại, lắng nghe ý kiến của họ, lắng nghe ý kiến của dân...
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!