Chuyện Người Hà Nội Thời Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa

24 Tháng Năm 202010:29 CH(Xem: 11036)

                                      E...O ƠI! HÀ LỘI PHỐ
              Chuyện Người Hà Nội Thời Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa

a78b39e7-37e3-4d8a-b6e6-91b73f4699c3              Người dân Hà Nội chen lấn giành giật để được nhận gạo ATM - Hình Trong Nước.



    Nguyễn Hữu Thời
FB. Trần Khải Thanh Thủy



    Tôi sinh trưởng và lớn lên ở miền Trung, và có vợ nguời miền Bắc. Nỗi uớc mơ của tôi là có dịp về thăm quê vợ ở Hà Nội; nhưng tiếc thay đã 38 năm kết hôn với nàng, tôi vẫn chưa đạt được ý nguyện. Nhân có anh bạn thân mới về thăm Hà Nội trở lại Hoa kỳ. Anh có đến thăm tôi, và kể chuyện về thăm Hà Nội. Tôi náo nức nghe anh kể, và trung thực thuật lại không thêm bớt, để hầu bạn đọc.

- Anh biết không. Tôi ăn mặc cốt sạch sẽ, thoải mái chứ không phải cho sang trọng, ăn diện bên ngoài khi đi ra phố. Tới Hà Nội, tôi về ngụ tại nhà ông anh ruột tôi, chị dâu tôi người Hà nội. Anh chị tôi có chương trình cho tôi đi thăm viếng Hà Nội ngày hôm sau. Nhưng tôi tranh thủ thời gian, muốn đi loanh quanh gần nhà truớc đã. Tắm rửa thay quần áo xong, tôi mượn chiếc xe đạp của đứa cháu đạp loanh quanh khu phố gần nhà cho giãn gân cốt, và quan sát xem có gì lạ không.

Đi mấy quãng đuờng, tôi thấy có cái tiệm ăn bên ngoài để nhiều chậu hoa, cây cảnh trông hấp dẫn quá. Tò mò, tôi cẩn thận khóa xe, và buớc vào tính kiếm cái gì ăn lót dạ. Một cô có lẽ là nhân viên nhà hàng, mặc áo dài xanh có hoa thêu nơi ngực, đứng cạnh một cậu con trai, mặc đồng phục nhà hàng.

Cả hai nhìn tôi chăm chú từ đầu đến chân, cô gái buớc lại gần, mặt cứ vênh lên, cất tiếng hỏi:
- Bác vào đây tìm ai?
- Xin lỗi, chứ đây không phải là nhà hàng ăn sao cô?
- Ờ! Nhà hàng ăn đấy, nhưng bác đi nhầm chỗ rồi.
- Sao lạ vậy?
- Chúng tôi nghĩ Bác không đủ "tiêu chuẩn để phục vụ".

Trong lòng tôi thấy lạ lắm nhưng cũng cố hỏi để nghe thử cô bé nói gì nữa. Trong bụng tôi nghĩ, không lẽ ở Việt nam hiện nay còn kỳ thị hơn thời nội chiến Nam Bắc ở Mỹ cách đây hơn 200 năm truớc sao? Tôi nhỏ nhẹ hỏi:
- Xin cô vui lòng giải thích: Tại sao tôi lại không đủ tiêu chuẩn để phục vụ?
Cô nhà hàng chưa kịp trả lời thì bên phải cửa phòng xịch mở, một nguời đàn ông buớc ra, tay cầm xấp giấy, mặc bộ vest đen, áo sơ-mi trắng, cổ thắt nơ, để râu mép, chân mang giày da bóng láng; tiến lại chỗ tôi và hất hàm bảo:
- Nhà hàng này chỉ bán cho Việt kiều, khách Ngoại, và cán bộ nhà nuớc có đặt bàn truớc.
- À! Ra là thế. Không lẽ, tôi nói tôi là Việt kiều đây. Nhưng bỗng dưng lại xưng danh tính ra làm gì...

Nguời Việt trong nuớc hay nguời Việt ở nước ngoài cũng là cùng một dân tộc, một màu da, một tiếng nói mà. Sao có sự phân biệt lạ lùng như vậy. Hình như một số nguời ở Hà nội bây giờ họ quan niệm Việt kiều là phải mập mạp, phương phi, trắng trẻo, bụng to, nhiều đô la, ăn mặc sang trọng, tiêu tiền như quăng qua cửa sổ. Họ đâu có biết rằng ở Mỹ dù làm bất cứ một việc gì đi nữa, một giờ đáng một giờ, và phải làm việc hết sức mình mới mong đạt đuợc kết quả. Dù là nguời chủ cũng vất vả không thua gì công nhân. Các nguời trong tiệm nhìn thấy tôi gầy ốm, nuớc da lại đen, những ngón tay sần sùi, thô kệch, ăn mặc quá đơn giản, nếu không muốn nói là lôi thôi, áo bỏ ra ngoài, lè phè, chân mang dép Nhật cho mát, họ không muốn tiếp tôi chăng?

Tôi thấy cũng không thiết ăn uống nữa, nên chào họ rồi lặng lẽ quay lưng ra cửa, tay trái vừa giơ lên vừa kéo cánh cửa để buớc ra đuờng. Tôi loáng thoáng nghe sau lưng tiếng nói trống không; giọng đàn ông còn rất trẻ, có lẽ của cậu đứng gần cô gái lúc nãy: "Nhìn cái "thằng " đó tiền bạc đâu mà đòi vào đây ăn. Ăn rồi nó "lỉnh" ngay đấy. Mình lại phải mất công gọi công an. Tụi đó chỉ có ăn khoai thì có! Rõ "phén" cho rồi!".

Tôi xem như không nghe thấy gì, và cứ bước ra chỗ để chiếc xe đạp lúc nãy mà trong lòng nghĩ ngợi lung lắm.

Tôi cứ ngỡ là tôi đã đi lạc vào một xứ lạ không phải là quê hương Việt Nam ! Tôi là nguời Việt nam mà! Dù tôi ở Mỹ đã gần ba mươi năm rồi, nhung những cử chỉ, những suy nghĩ, những thức ăn uống, những tập tục, tập quán hàng ngày đâu có gì thay đổi mấy trong tôi đâu! Cậu làm việc trong nhà hàng nói câu vừa rồi, gọi tôi bằng "thằng" tuổi tác chắc cũng nhỏ hơn cháu Út nhà tôi (31 tuổi).

Tôi chán ngán buớc lại chỗ để chiếc xe đạp lúc nãy tính đạp xe về nhà, không đi nữa, nhưng tôi không thấy chiếc xe đạp đâu, nó không có cánh mà đã bay đi rồi! Tôi nghĩ hay là tôi lầm chỗ, chắc hồi nãy mình để chỗ đằng kia. Tôi vội buớc qua chỗ tôi vừa nghĩ thì gặp ngay cô bán gánh trái cây, tuổi chừng 25, 27 đang ngồi trên cái đòn gánh để duới đất, hai chân xoạc ra, chàng hảng, thoải mái, nếu cô ấy mặc váy thì thấy rõ cái quần lót, may mà cô mặc quần dài; đang móc tiền ra lẩm nhẩm đếm. Tôi bước lại gần, ôn tồn và lễ phép hỏi:
- Xin lỗi cô. Hồi nãy truớc khi vào nhà hàng - tôi vừa nói, vừa lấy tay chỉ vào nhà hàng,- tôi dựng chiếc xe đạp gần đây. Cô có thấy ai tới lấy không nhỉ?

Cô ngưng đếm, mặt cuống lên, ngẩng nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên như nhìn nguời từ hành tinh lạ, mắt hấp háy, miệng phát ra câu trả lời nhát gừng, giọng bực tức, đặc sệt, nặng thật khó nghe.
- Rõ hỏi vớ vẩn! Ai ăn không ngồi rồi ra đây ngồi gác xe cho bác phỏng! Xéo đi cho khuất mắt bà.

Tôi ngạc nhiên và nghĩ rằng vì mình thật thà hỏi thẳng, có thể cô ấy hiểu lầm tôi nghi ngờ gì chăng nên cô nổi nóng chóng như vậy. Tôi nói lời xin lỗi và tính quay đi. Cô không đáp lại, và chăm chú tiếp tục đếm bạc, xem như không có tôi còn đứng đấy, mồm nói đay nghiến: "Tiên sư nhà chúng bay! Bà đẻ ra con mà con tính "chum" với bà hả. Tờ nầy hai ngàn mà con cứ cãi với bà là đã trả tờ năm ngàn. Đồ thối. Quỷ có tha thì Ma cũng bắt. Ngày mai sẽ biết tay bà".

Tôi quả thật không hiểu cô đang rủa ai, và nói với ai. Tiếng "Chum" nghia là gì! Tôi chán chường lặng lẽ bỏ đi, chậm rãi thả bộ về nhà. Tôi đi lạc vào khu có nhiều cửa hàng bán đồ kỷ niệm cho khách du lịch, và chú ý đến một cửa hàng bên ngoài trang hoàng rất là cầu kỳ, hấp dẫn. Tôi bước vào. Cô bán hàng ăn mặc rất thời trang không thua gì các cô bán hàng son phấn trong các cửa tiệm Macy's, Broadways ở Mỹ. Nét mặt thật đẹp giống như người mẫu hay tài tử xi-nê, tuổi cỡ 19, 20. Thấy tôi, cô vội bước lại, tươi cuời, vồn vã hỏi, giọng nói nhẹ nhàng, êm ả, ru ngủ, dịu dàng, ngọt ngào như mía đuờng Quảng Ngãi.

Cô ta nhỏ nhẹ, thỏ thẻ:
- Chào anh! Anh cần mua gì để em chọn hộ.

Tôi nghĩ có lẽ mình đã đến tuổi ngễnh ngãng nên nghe lầm chăng hay cô đang hỏi cậu thanh niên nào đang đứng gần đây? Tôi nhìn quanh quất thấy không có ai, biết là cô ta nói với mình nên vờ như không nghe. Tôi cảm thấy vừa ngượng, vừa buồn cuời, tuổi mình chỉ còn hai năm nữa là tới tuổi hưu (65). Sao cô ấy gọi mình bằng anh nhỉ? Bộ mình còn trẻ lắm sao! Tôi đâu có nhuộm tóc, tôi vẫn để đầu tóc hoa râm kia mà.
Tôi với lấy cái xắc tay đàn bà mân mê, săm soi, tính mua về làm quà cho bà xã Nghiệp. Cô bán hàng thấy vậy bước lại gần hơn, mùi son phấn thơm tho dễ chịu:
- Kìa anh! nào để em chọn hộ cho.

Cô lăng xăng giới thiệu cái nầy, món kia và cứ bảo tôi mua đi. Cô tính giá hời cho. Cuối cùng cô chọn cho tôi được một cái xắc tay khá đẹp và dẫn tôi đến quầy trả tiền. Cô thu ngân nơi quầy hàng nở nụ cuời thật tươi, hỏi han, chào đón như người thân từ thuở nào, lâu năm không gặp. Đột nhiên cô hỏi:
- Anh trả tiền đô hay tiền Việt.
Tôi ngỡ ngàng đáp:
- Tiền đô! Tôi chưa có thời giờ đổi ra tiền Việt Nam.
- Đuợc! Tốt lắm! Lần sau anh nhớ ghé lại cửa hàng em nhé! Tôi móc ví trả tiền, và lẩm cẩm thầm nghĩ rằng sao hai cô nầy biết mình là Việt kiều nên mới hỏi mình trả tiền đô hay tiền Việt, nhưng sao những người ở nhà hàng ăn lúc nãy không nhận ra mình là Việt kiều nhỉ?

Trả tiền xong, tôi chào hai cô, tay cầm cái xắc tay dợm bước ra ngòai. Cô bán hàng tiễn tôi và nói cho tôi vừa đủ nghe:
- Cạnh đây có chỗ "Tươi Mát", xin mời anh vào thưởng thức. Chủ là bạn em.
- Cảm ơn cô. Tôi vừa mới uống nuớc giải khát xong.

Tôi tiếp tục buớc ra ngoài đường liền nghe tiếng cười khúc khích lẫn tiếng nói của cô tính tiền: "Cái lão già ấy "Liễn" rồi. Lão ta còn không biết "Tươi Mát" là gì! Mày tốn công mời mọc cũng vô ích thôi".

Tôi thật không hiểu nổi, mới vài phút truớc đây các cô rất thân mật gọi tôi bằng anh làm tôi ngượng quá, và tỏ ra vui vẻ, săn đón, chỉ có mấy phút sau thôi, họ gọi tôi là lão già, và dùng tiếng lóng làm tôi không hiểu gì cả. Tôi lững thững, lếch thếch hỏi đuờng thả bộ về nhà, vừa buớc tới cửa đã thấy anh chị tôi đứng chờ nơi đó trông vẻ nóng ruột lắm. Chị dâu tôi lo lắng :
- Tôi biết chú đi lạc rồi. Sao không điện thoại về nhà?

Tôi kể lại hết chuyện đi vào nhà hàng, chuyện mất xe đạp, gặp cô bán trái cây, cô bán hàng và cô thu ngân ở tiệm bán đồ kỷ niệm v..v…

Cả nhà đều cuời lăn ra, và tôi cũng thắc mắc hỏi anh chị tôi những chữ mà tôi vừa mới nghe được như: "Lỉnh, Phén, Chum, Tươi Mát, Liễn v v…".

Anh tôi giải thích:
- Bây giờ dân ở đây họ chế ra nhiều tiếng lóng mới lắm. Chú ở ngoại quốc lâu năm nên không rõ đó thôi.

- Lỉnh là bỏ đi, lén lút đi, lẩn đi (ý muốn nói là ăn quỵt không trả tiền rồi bỏ đi)
- Phén là cút đi, đuổi đi,
- Chum là lừa gạt hay nói dối.
- Tươi Mát là chơi gái.
- Còn Liễn là bất lực, là liệt dương.

Còn thái độ họ đối với chú thì cũng tùy theo đối tượng thôi. Chú tiêu xài đô-la cho thật nhiều, diện đồ cho thật kẻng thì truớc mặt họ, chú là Vua đấy. Thôi! Chúng ta vào ăn cơm nói chuyện.

Trong bữa ăn tôi hỏi anh tôi:
- Hồi còn đi học, em đọc trong sách báo thấy nói, và trong thực tế cũng đã gặp, cũng đã quen những nguời Hà Nội trước năm 75 ở Sài gòn, và bây giờ ở Mỹ, họ thanh lịch lắm, ăn nói dịu dàng, ngọt ngào, cư xử rất là khả ái, cảm tình. Bạn thân em có vợ nguời Hà Nội, chị ấy hiền lành, nhu mì, khuôn phép, nói năng dễ nghe lắm khác hẳn những nguời Hà Nội mà em đã gặp hôm nay ở ngoài phố.

Anh đang vui vẻ, bỗng nét mặt chùng hẳn xuống, đặt đôi đũa xuống bàn, ngẩng mặt nhìn vào khoảng không, đôi mắt xa xăm, giọng buồn buồn anh trả lời:
- Ấy là những người Hà Nội truớc năm 1954 chú ơi. Sau Hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954, một số lớn họ đã di cư vào Nam, một số quá vãng hoặc vì sinh kế hay vì lý do gì đó họ đã đi ra khỏi Hà Nội từ lâu rồi. Hà Nội bây giờ chỉ còn lại một số ít người như xưa thôi. Đa số những người Hà Nội giờ đây là từ các tỉnh, các vùng quê về lập nghiệp chú ạ. Số còn lại là cán bộ các cấp từ các nơi đổi về.

Anh tôi không nói gì nữa, đứng dậy nói lời xin lỗi mọi người, là đã dùng bữa xong và buớc vào nhà trong. Anh tôi đi rồi, chị dâu tôi lên tiếng nói:
- Biết bao giờ mình có lại đuợc những người Hà Nội năm xưa… chú nhỉ!


LEGROSBOBO, April 10th

           NHT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 20245:54 CH(Xem: 1046)
Đỉẻng mày tính cách sao ngụy biện Lòn cúi bôi tro chốn linh thiêng Trơ trẽn sống ký sinh ti tiện Tiếp tay cho bè lũ giặc tiền Quân dân cả nước cùng lên tiếng Cột mốc biên cương chẳng của riêng Chống giặc ngoại xâm niềm hãnh diện Hy sinh gìn giữ đất vô biên 45 năm vía hồn ẩn hiện Bóng quế đất trời tỏa oan khiên 45 năm máu xương vạn biến Bất khuất rạng ngời sáng linh thiêng
16 Tháng Hai 20248:05 CH(Xem: 1133)
Nhà cầm quyền tin rằng cùng với dùi cui, súng đạn, nhà tù và theo thời gian, mọi ký ức trong dân chúng sẽ được xoá sạch. Nhưng chúng ta, những thân phận dân đen vẫn có cách riêng của mình để lưu giữ lại sự thật, cho hôm nay, cho hậu thế. Đó là việc kể lại, ghi chép lại một cách trung thực không chỉ về cuộc chiến tranh Biên giới, về Hải chiến Hoàng Sa, về sự kiện Gạc Ma, về những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường hay chống Tàu cộng xâm lược. Ghi chép , không chỉ là đặc quyền, mà còn là nghĩa vụ, là vũ khí lợi hại của chúng dân với sức công phá không hề nhỏ vào ch.ế đ.ộ đ.ộ.c t.ài.
16 Tháng Hai 20248:03 CH(Xem: 1071)
Đất nước tôi có muôn sự diệu kỳ Chùa phải to, tượng dài thêm vĩ đại Lễ quanh năm rồi lễ hoài, lễ mãi Cứ cầu xin dù chẳng biết được gì Đất nước tôi, đất nước của Thần uy Của quỷ ma chập chờn quanh kiếp sống Luôn thấp thỏm đâu đây cơn quái mộng Đợi một ngày dân tộc hoá vong nô! Đất nước tôi gì cũng cứ phải to Nào bánh chưng, bánh xèo cùng tô phở Để mai kia hoá nên rồng, nên hổ Cùng ma tăng, quỷ giáo dựng vương đồ. Đất nước tôi, đất nước giữa tỉnh mơ Bao chúng sinh ngơm ngớp chờ cháo thí Cướp ấn Trần mong tranh công, đoạt vị Mặc an nguy dân tộc đã cận kề Lớp lớp người chen chúc chốn biển mê Thoả cầu xin những thứ đời không có Lạnh khói hương nơi từ đường tiên tổ Để tranh nhau lặn ngụp chốn Phật đài!
15 Tháng Hai 20248:10 CH(Xem: 1268)
- Vậy sao chị thấy chính quyền vẫn nịnh hồn giữ lắm. Chị thấy trong menu của khách sạn có mục sắm đồ lễ cô Sáu? Chắc hồn linh lắm hả? - Linh mẹ gì ? Tụi nó xạo chuyện em lên để ăn tiền thành phần mê tín dị đoan ngoài Bắc đổ xô về du lịch Côn Đảo. Chớ nếu linh thiệt, em đã hiện về vặn cổ mấy thằng quan tham hết rồi, vặn luôn cái thằng tạc tượng em : Hồi em bị bắt mới 16 tuổi, nhà nghèo, ăn uống gì đâu, ngực nhỏ xíu à. Vậy mà bây giờ nó tạc tượng em , hai cái vú như hai trái bưởi, mà tạc bằng đá, nặng muốn chết chị ơi… -Thôi hồn đừng nói linh tinh nữa, chị sợ ở tù oan lắm rồi. Hồn ngồi chơi nha, chị phải vô ăn tối.
15 Tháng Hai 20248:08 CH(Xem: 2267)
Bọn này bần cố mà ra Nông dân thứ thiệt lớp ba trường làng Trước kia Phúc Niểng khoe khoang Ta đây vỗ ngực lớp ba trường làng Giờ đây hắn đã bẽ bàng Về nhà chăn vịt đường làng ngã ba Giờ đến thằng Chính được đà Học hành ngu dốt điêu toa xóm làng. Ngu dốt lại muốn làm quan. Ngày xưa đi học lừa thầy dối cha. Bọn này học tính ba hoa. Cũng vì cái thói lớp ba trường làng. Hoạn lợn học đến lớp ba. Mải chơi học tới tới trường làng lớp ba. Tấn Dũng hắn rất điêu ngoa. Ngày xưa hắn học lớp ba trường làng. Con mụ cán bộ Mỹ Hoa. Ngày xưa học biếng trường làng lớp ba.
08 Tháng Hai 20249:30 CH(Xem: 1679)
"Ba nhớ là khi các đồng chí lãnh đạo báo cáo là đã cử đoàn công tác vào Huế để tước ấn kiếm và buộc Bảo Đại thoái vị thì Bác Hồ tỏ ra không bằng lòng: - “Sao các chú dại thế? Thế giới người ta đang nhìn mình “đỏ loè”, còn một chút “vàng vàng” thì các chú lại bôi cho “đỏ” nốt!”. Điều này rất nhất quán với chủ trương của Bác là đi theo đường lối dân tộc chủ nghĩa." Thưa các bạn, Các bạn đọc đoạn văn này xong thì có cảm tưởng gì? Riêng tôi thì nghe trong đó giọng của một tên đầu sỏ mafia, đang chê trách lề lối làm việc của đàn em "Sao chúng mày ngu quá ? Phải biết che giấu thân phận thật sự của mình, ai lại vạch lưng ra cho người ngoài nhìn như thế chứ?"
07 Tháng Hai 20248:00 CH(Xem: 1216)
55 năm danh phận cáo chồn Nằm cho người ngắm tưởng đâu khôn Bao công sức bạc tiền tiêu tốn Xảo trá muôn đời thứ lộn ngôn Thờ giặc làm giang san khốn đốn Đợ dân bán nước bán linh hồn...
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 5391)
Không phải cứ áo trắng cổ cồn, khoác cái bộ mặt lãnh đạo là có thể xóa sạch quá khứ, lừa mị được người dân, bởi cái lịch sử đảng đĩ này tội ác quá dầy, quá nhiều thì làm sao mà xóa hết cho được, đó là còn chưa nói đến việc cái đảng đĩ này đặt người dân ra ngoài vòng quyền chính trị của mình, theo đó người dân VN không có quyền ý kiến, phản đối, biểu tình mà chỉ phái chấp nhận những gì mà đảng thi hành thì cho dù bọn lãnh đạo đảng có khoác cái gương mặt nguyên thủ như thế nào lên truyền hình phát biểu thì người dân họ cũng ngó qua như xem bọn hề rẻ tiền hài nhảm...
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 858)
Nếu có đa đảng thì mới có sự cạnh tranh thì đất nước mới tốt đẹp lên được. Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi. Do đó, khi kiều bào về xây dựng uy tín cho đất nước, là họ xây dựng uy tín cho đảng cầm quyền mà thôi. Chúng tôi về đóng góp xây dựng đất nước là chỉ xây dựng cho Đảng của họ thêm lớn mạnh thôi.”
06 Tháng Hai 20248:41 CH(Xem: 710)
Đã nghèo lại gặp cục eo Cuối năm đã đói lại đèo thêm ma 94 năm đè dân ta Ngóc đầu không nổi cũng là thèng ni Thà cho tao miếng bánh mì Hơn là cái ảnh bùa si ám đời Cửa ... nhà ... bây chiếm hết rồi Ruộng vườn nương rẫy tơi bời xác xơ Tết về chết cả trong mơ Áo ôm khố rách cũng nhờ đảng cho :v Bây giờ bây nhét ảnh hồ Tường vách nứa toạc treo mô được chừ?
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!