Kẻ cần câm miệng chính là cái lũ hèn
đang dạy dân hèn giống mình đó!
FB. Bạch Hoàn
Các báo, kể cả Tuổi Trẻ, hãy thôi cái trò dẫn lời mấy “chuyên gia” - mà quan điểm cá nhân tôi thấy tư duy như mấy con bò - để dạy dỗ người dân phải làm cái này cái kia trên mạng xã hội từ 1-1-2019 khi Luật An ninh mạng có hiệu lực đi. Nhiều người trong cái đám đó sống rất ơ hờ, vô cảm, và vô trách nhiệm. Nếu công dân nào cũng sống như cái đám đó thì đất nước này chắc sẽ sớm lên thiên đường.
Lũ người ấy định hướng rằng chỉ nên tin vào báo chính thống, chia sẻ thông tin từ báo. Ơ điên hả? Biết bao nhiêu thứ cần thiết mà báo chính thống câm như thóc, có dám nói cái quần gì đâu mà cứ chính với thống.
Lẽ ra, sứ mệnh của các báo là phải đấu tranh với cơ quan quản lý nhà nước để đòi hỏi bất kỳ điều luật nào đưa ra cũng phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận, khuyến khích người dân đấu tranh với những điều sai trái, giám sát và phản biện các chủ trương chính sách và việc thực thi nó. Đây là quyền Hiến định. Chứ không phải cái kiểu dạy dân, luật có hiệu lực rồi, hãy nói theo tuyên giáo thôi, hoặc câm miệng đi.
Kẻ cần câm miệng chính là cái lũ hèn đang dạy dân hèn giống mình đó.
Nên nhớ, hành động giám sát, phản biện của người dân đối với các cơ quan quyền lực nhà nước chính là động lực của sự phát triển trong bất kỳ xã hội nào.
LUẬT AN NINH MẠNG: 5 ĐIỀU CẦN BIẾT TỪ NGÀY 1/1/2019
1. Luật An ninh mạng là một đạo luật phản động, ngu dốt và man rợ, hoàn toàn đi ngược lại với xu hướng văn minh của loài người.
2. Nếu Luật An ninh mạng được Pháp ban hành cách đây 100 năm thì Nguyễn Ái Quốc sẽ bị xử đầu tiên.
3. Luật An ninh mạng nhắm đến việc loại bỏ hoặc kiểm soát các dịch vụ nước ngoài như Facebook và Google, tức là loại bỏ hoặc kiểm soát một môi trường ngôn luận và kết nối xã hội tương đối tự do hiện nay. Những điều cấm về ngôn luận trong Luật An ninh mạng thực ra không có gì mới, các luật khác đã quy định từ lâu. Các hãng công nghệ trong nước cũng từ lâu nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền, có hay không có Luật An ninh mạng cũng vậy.
4. Luật An ninh mạng sẽ cơ bản bị vô hiệu hoá nếu các hãng công nghệ nước ngoài từ chối tuân thủ (không đặt máy chủ, không mở văn phòng ở Việt Nam). Nếu các website nước ngoài bị chặn thì dùng trình duyệt Tor, các ứng dụng VPN hoặc đổi DNS sẽ truy cập được thoải mái, mà làm như vậy thì về cơ bản chính quyền cũng không đọc được dữ liệu truy cập của mình.
5. Luật ngu.
CẤM ĐOÁN LOẠN XẠ
Mọi người đang rộ lên việc này mai, 1-1-2019, Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực và chúng ta sẽ không thể thoải mái chém gió trên Facebook. Các nhà quản lý thì ôm tham vọng nắm được và cải tạo mạng xã hội bằng cách dùng smartphone mỗi ngày gửi cho nhau vài tin vui, tin tốt...
Thì cũng ổn thôi, các điều cấm đoán trong Luật An ninh mạng thật ra cũng chả có gì. Xưa nay dân ta vẫn thế. Kể ra cái luật này nó cụ thể hóa ra thôi. Hồi xưa tới giờ, mấy ai nói trái, trừ khi đã nghe được những động thái từ thượng tầng. Như hồi Luật về Hội, khi chủ trương thông qua luật này vẫn còn, thì ai cũng ủng hộ. Nhưng khi chủ trương đã hoãn, mấy ai dám cãi công khai? Kỳ họp thứ 4, QH 13 hồi tháng 11-2017, đại đa số ĐBQH ủng hộ Luật Đặc khu. Nhưng đến kỳ họp thứ 5 hồi tháng 5-2018, ai cũng phản đối. Nhiều chuyên gia nín thở, chờ đến khi biết chủ trương dừng lại luật này thì mới công khai lên báo nói: nên dừng lại...
Trước có người hỏi, điều đáng quan ngại nhất của Luật An ninh mạng là gì? Tôi trả lời rằng, cùng với dự thảo Nghị định hướng dẫn, Luật này có thể biến Cục trưởng Cục ANM thành "siêu quyền lực" và quyền bí mật riêng tư của công dân, kể cả của các lãnh đạo cấp cao, mà Hiến pháp đã ghi nhận có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào. Dù dự thảo Nghị định sau này đã đẩy thẩm quyền lên Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng có thể điều quan ngại ấy vẫn hiện hữu.
Quay lại các điều cấm đoán, tôi thấy nó là một vế. Kể ra, phải kiến tạo một nền tảng xã hội tốt mới là chuyện đáng bàn.
Này nhé, muốn người ta không đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang, kích động v.v.v. thì dứt khoát công khai, minh bạch phải được Nhà nước tuân thủ. Mọi thứ minh bạch rồi thì bố ai dám sai lệch được. Phạt như chơi...
Muốn các chủ trương, đường lối không bị nói ngược, thì đương nhiên chủ trương, đường lối phải chuẩn. Vẫn còn có những bài học về chủ trương, đường lối khiến ngay cả Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh phải khóc xin lỗi đồng bào và TBT Trường Chinh phải từ chức. Mới đây thôi, chủ trương thành lập các "quả đấm thép" có phải là đúng đắn không? Đến giờ các quả đấm thép ấy đấm vào nền kinh tế những cú trời giáng. Ai đúng ai sai chắc cũng đã rõ ràng...
Cấm việc xuyên tạc thì cũng cần, nhưng phải nghĩ tới việc tôn trọng sự thật. Bởi chắc chắn chỉ có sự thật mới là liều thuốc hữu hiệu nhất chống lại các luận điệu xuyên tạc. Còn khi sự thật đã được tuân thủ, thì ai trái sự thật sẽ bị bật thôi... Vì BLHS đã có các chế tài về tội danh vu khống. Chứ cứ lôi các định kiến cá nhân, nhìn nhận mọi thứ đều là nguy cơ, như kiểu coi MXH là chiến trường, thì đương nhiên sẽ gánh lấy hậu quả... Cơ bản là vậy...
Sự trưởng thành của một xã hội chắc chắn không phụ thuộc vào các điều cấm đoán. 31-12-2018.
Viết chạy ngày 1.1.2019
0h ngày 1.1.2019 có lẽ sẽ là dấu mốc đặc biệt khi Luật ANM chính thức có hiệu lực. Thôi thì cũng tranh thủ chém vài câu trước ngày đen tối này :)
-Nhiều điều cấm của Luật thì thấy ok, quá đúng rồi, đó là điều hiển nhiên: Cấm đưa t tin chưa được kiểm chứng; thông tin kích động bạo lực, vi phạm SHTT; kỳ thị chủng tộc. Ok, fine. Đúng mà. Trước nay vẫn thế. Siết chặt hơn thì cũng làm cho môi trg mxh cũng tốt hơn thôi.
- Cơ mà không được đưa t tin, comment trái với đường lối, chủ trg của Đảng cũng cần xem lại. Đảng cũng như một con người. Không thể lúc nào nói và làm cũng đúng. 100 điều nói ra mà chỉ 1-2 điều sai thì cũng tốt lắm rồi. Thế không cho người khác nói lại, góp ý hay sao ? Thậm chí nói ngược hẳn lại chắc gì đã không tốt để sửa sai?. Đảng chưa từng có chủ trương sai và sẽ không bao giờ sai nữa hay sao?. Chủ trương cải cách ruộng đất trước đây thế nào? Nếu báo chí được nói sớm, phát hiện sớm thì chủ trương đó sẽ bớt gây ra bn hậu quả tệ hại phải khắc phục, lãnh đạo phải khóc mà xin lỗi trước toàn thể quốc dân sau đó ?
Một cá nhân, tổ chức mà không còn khả năng lắng nghe và tiếp thu, để sửa mình, tiến bộ hơn mà lại tìm cách truy diệt người nói trái ý, có thể có cái sai của mình thì thật đáng buồn cho tổ chức, cá nhân đó.
Xin hết. Từ mai, em là một con cừu :-p
Các anh không được tính tút này vào danh sách các stt: Đi ngược abc...gì đó đâu nhá!