Thầy cô sử dụng những biện pháp phản giáo dục với học trò-đâu là gốc rễ của vấn đề?

06 Tháng Mười Hai 20181:33 CH(Xem: 6440)

              Thầy cô sử dụng những biện pháp phản giáo dục với học trò
                                         đâu là gốc rễ của vấn đề?

download



Song Chi.



Những câu chuyện về sự bạo hành hay cách ứng xử phản giáo dục của các thầy cô giáo, bảo mẫu, dành cho các em học sinh của mình, kể cả lứa tuổi mầm non bé bỏng, đã không còn là chuyện mới mẻ gì nữa trong xã hội VN những năm gần đây. Nhưng càng ngày, dường như mức độ phản giáo dục, thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu vắng tính nhân bản trong chính những con người được mệnh danh là nhà giáo càng gia tăng!

Mới hồi tháng Tư năm nay, dư luận sững sốt, phẫn nộ trước câu chuyện một cô giáo Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng), chủ nhiệm lớp 3A5, bắt một em học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong lớp! Hãy nghe em học sinh kể lại với bà hành vi của cô giáo: "Con bé kể, lúc đầu, cháu không uống nhưng cô đếm 1, 2, 3 bắt cháu uống, nếu không uống thì cô đổ vào mồm nên sợ cháu phải uống. (“Vụ học sinh lớp 3 bị ép uống nước giặt giẻ lau bảng: “Cô đếm 1,2,3 bắt uống, nếu không sẽ đổ vào mồm”, Trí Thức Trẻ).

Ngày 19.11, một em học sinh lớp 6 ở trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vì chửi tục trong lớp nên bị cô giáo chủ nhiệm phạt bằng cách để cả lớp mỗi bạn tát 10 cái, tổng cộng 231 cái, trong đó cái tát bồi cuối cùng là của cô giáo, đến nỗi “mặt mũi tím sưng, tinh thần hoảng loạn, không nói được nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu!” Điều đáng nói thêm là đây không phải lần đầu cô giáo này có cách dạy dỗ bạo lực, phản giáo dục như vậy: “Không chỉ N. mà trước đó, gần 10 bạn cùng lớp cũng bị giáo viên chủ nhiệm trừng phạt bằng cách ép cả lớp tát vào má bạn hàng trăm cái nảy lửa.”, “Được biết, trước đây, lúc còn dạy ở trường THCS Hải Ninh, cô Thủy cũng có cách "giáo dục mạnh tay" khiến phụ huynh bức xúc và vừa chuyển về công tác tại Trường THCS Duy Ninh được vài tháng lại xảy ra vụ việc đau lòng nói trên” (“Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo "tặng" học trò hơn 900 bạt tai?”)

Câu chuyện chưa kịp lắng xuống thì ngày 3.12, “tại trường tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội khi một cô giáo xử phạt học sinh bằng cách cho bạn cùng lớp tát 50 cái. Sau khi bị tát 20 cái, em P. khóc lên vì quá đau thì cô giáo chủ nhiệm mới cho dừng lại.” (“Nóng: Học sinh lớp 2 bị cô giáo cho bạn tát 50 cái vì nói bậy”, Tin Tức online).

Đây chỉ là một vài trong vô số câu chuyện về cách hành xử phản giáo dục của thầy cô giáo dưới mái trường XHCN VN như bắt học trò liếm ghế, nuốt phấn, chửi mắng, cho các em học sinh tát bạn như một cách trừng phạt…Kể cả thầy đánh trò, cô giáo chửi đánh học trò…cũng không thiếu! Chỉ cần google cụm từ “thầy giáo đánh học trò, cô giáo đánh chửi học trò” là sẽ cho ra hàng loạt kết quả. Tương tự với “bảo mẫu đánh trẻ”. Và trong trường hợp thứ hai, đã từng có bảo mẫu giữ trẻ tại nhà đánh trẻ tới tử vong, có nhiều vụ cô giữ trẻ phải ra tòa lãnh án vì bạo hành trẻ v.v…

Từ những câu chuyện trên, có những vấn đề cần lưu ý:

1. Vai trò, vị trí của nghề giáo trong xã hội chưa được thực sự được đánh giáo cao, đồng lương lại không thỏa đáng khiến cho trong nhiều năm qua, sư phạm thường không phải là sự ưu tiên chọn lựa đối với phần lớn học sinh khi chọn ngành học. Thậm chí những năm trước, khi phải thi vào Đại học, điểm số một số ngành như Y, Dược, Kinh tế, Bách khoa…luôn cao hơn Sư phạm, khiến cho “đầu vào” của ngành Sư phạm có khá nhiều sinh viên có học lực yếu. Điều này rất khác với nhiều quốc gia khác, đặc biệt như Phần Lan, các thầy cô giáo được trả lương rất cao và yêu cầu tuyển chọn vào ngành giáo rất khó nên những người theo học ngành này phải giỏi.

Điều này còn dẫn đến không ít trường hợp vì không học được ngành khác, phải vào ngành giáo trong khi chưa chắc đã yêu thích nghề này. Ví dụ như trong trường hợp cô giáo cho học trò uống nước giẻ lau bảng, trước đó ngành học chính thức là ngành kinh tế.

2. Trong một môi trường xã hội mà chuyện con ông cháu cha hay chuyện nhờ có những mối quan hệ nào đó, nhờ “chạy chọt” để kiếm được một việc làm là chuyện…bình thường, ngành giáo cũng không là ngoại lệ. Cô giáo cho học trò uống nước giặt giẻ lau bảng có nhân thân, kinh nghiệm sau: “là con gái của bà Tạ Thị Ng., Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện An Dương, TP Hải Phòng”, “Sau khi tốt nghiệp một trường đại học kinh tế, cô Minh Hương học thêm văn bằng của trường sư phạm, ra trường là về Trường Tiểu học An Đồng dạy học, đến nay mới được 7 tháng” (“Cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng là con phó Phòng Giáo dục huyện”, Người Lao Động). Cô giáo cho bạn học đánh một học sinh lớp Hai 50 cái là L.H.Trang , con gái của bà H.T.L.Nhung, Phó chủ tịch Quận Đống Đa. Đến khi xảy ra chuyện thì gia đình, nhà trường hay bản thân cô giáo đó lại bao biện là do còn trẻ, nông nổi, chưa có kinh nghiệm ứng xử với học trò, mong mọi người thông cảm (!).

Nghề nào cũng vậy, muốn làm được tốt thì ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, còn phải có những phẩm chất, tính cách phù hợp. Với nghề giáo đó là tính kiên nhẫn, chu đáo, yêu thương học trò, yêu thương trẻ con, hiểu tâm lý học trò v.v…Nếu vì một lý do nào đó mà chọn nghề giáo hoặc nếu vì con ông cháu cha mà được phân công đi dạy khi chưa có đủ kinh nghiệm cũng không có những tính cách, phẩm chất phù hợp thì sẽ dễ có những hành vi, cách dạy dỗ không đúng mực, thậm chí phản giáo dục. Trong cả 3 trường hợp trên, từ hai cô giáo còn trẻ chưa có kinh nghiệm đứng lớp bao lâu cho đến cô giáo cho học sinh tát bạn 230 cái từng đi dạy nhiều năm đều thiếu hẳn những phẩm chất, tính cách cần thiết trên, họ không chỉ thiếu kiên nhẫn mà còn tàn ác với những đứa học trò bé nhỏ của mình.

3. Căn bệnh chạy theo thành tích. Một “căn bệnh” rất nặng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề ở VN, trong đó có nghề giáo. “Sau khi sự việc bị phanh phui, cô Nguyễn Thị Phương Thủy, người chỉ đạo gây ra 231 cái tát kia (chưa kể cả 670 cái tát dành cho 10 học sinh (HS) khác trước đó), bao biện rằng tất cả chỉ vì cô lo lắng cho xếp hạng thi đua của lớp cô chủ nhiệm. Còn bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng nhà trường, thì xin báo chí đừng lên tiếng vụ việc vì trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn quốc gia mức độ II.” (“Vụ 231 cái tát: Sự vô cảm đáng sợ từ bệnh thành tích”, Pháp Luật TP.HCM). Bài báo cũng đưa ra ý kiến của một số cá nhân gắn bó với ngành giáo dục về “căn bệnh thành tích mì ăn liền” này.

Đã từng có những câu chuyện khác, không liên quan, khi một học sinh bị lạm dụng tình dục bởi thầy cô hoặc nhân viên, bảo vệ của nhà trường thì thay vì đứng về phía đứa trẻ là nạn nhân đáng thương, thì tại một vài trường, nhà trường đã tìm cách ém nhẹm câu chuyện, bất hợp tác với phóng viên, vô cảm với nỗi đau của trẻ và phụ huynh…chỉ vì sợ nếu làm lớn chuyện sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của nhà trường!

4. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật, hoàn toàn không ý thức được là mình đã làm sai, một điều đáng kinh ngạc ở những con người đã qua tuổi trưởng thành, hoạt động trong môi trường giáo dục, là thầy cô, là Hiệu trưởng, Ban Giám Hiệu…này. Khi dư luận, báo chí lên tiếng, thì các cô giáo kia mới hoảng loạn! “Khi phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, cô giáo chỉ nghĩ đó là một hành động nửa đùa nửa thật chứ không ngờ lại gây hậu quả nghiêm trọng như vậy... Sau khi sự việc bị lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nữ giáo viên này đã bị sốc tâm lý” (“Cô giáo bị sốc tâm lý sau khi phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng”, Báo Mới). Cô giáo trừng phạt học sinh bằng cách cho cả lớp tát 230 cái, thì đập đầu vào tường, toan tự tử.

Có nghĩa là trước đó họ không hề ý thức được rằng hành động của mình là sai, cho đến khi dư luận phản ứng! Hãy đặt câu hỏi nếu dư luận không phản ứng thì sao, nhất là cô giáo Thủy vụ 230 cái tát kia đã từng sử dụng biện pháp bạo lực, mạnh tay với học sinh nhiều lần, ở cả trường cũ lẫn trường mới?

Nhân vật còn đánh trách hơn nữa là bà Hiệu trưởng nơi cô giáo cho học trò tát bạn 230 cái (và trước đó là hàng trăm cái tát, với 10 học sinh khác) đã không phản ứng những lần trước, lần này khi câu chuyện lan truyền thì lại xin báo chí đừng lên tiếng, sau đó lại tiến hành lấy “phiếu điều tra” các em học sinh đã tát bạn với mục đích làm giảm nhẹ sự việc.

Facebooker Chau Doan (Đoàn Bảo Châu) viết:

Hết thuốc

Sự việc cô hiệu trưởng "hỏi cung" 23 đứa trẻ khi chúng bị cách ly, không có người giám hộ với mục đích vớt vát danh dự của nhà trường hoàn toàn theo logic của những con người giả dối.

Thay vì nhìn sự việc 231 cái tát là một tội lỗi không thể tha thứ với những đứa trẻ, hiệu trưởng chỉ nhìn thấy đấy là một rủi ro mất điểm thi đua.

Việc coi trọng thành tích cộng với sự ngu dốt của một con người làm nghề giáo dục nhưng không hề hiểu về tâm hồn con trẻ, không hiểu điều gì tạo nên nhân cách con người, tức là thực sự không hiểu hai chữ Giáo Dục đã khiến cô ta mù loà và tiếp tục hành động ngu xuẩn.

Logic tâm lý này y như sự việc hiệu trưởng đi xe đâm gẫy chân học sinh rồi bắt cả trường nói dối để lấp liếm tội.

Họ giống nhau bởi họ là nhũng con người có tâm độc ác, thèm khát thành tích và danh vọng đến mức bất chấp quyền lợi và sự tổn thương cuả những đứa trẻ.

….

Và tôi tin rằng, sau thảm hoạ này thì sự ngu và bất lương của hiệu trưởng và giáo viên vẫn y nguyên thôi.

Họ không nhìn được những gì người khác nhìn thấy.

Tóm lại là hết thuốc!”

Cái đáng sợ nhất là “Họ không nhìn được những gì người khác nhìn thấy”. Nên kết quả có ngay thôi, câu chuyện cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái chưa kịp lắng xuống, thì đã có cô giáo khác cho học sinh tát bạn, chỉ mới học lớp Hai, 50 cái.

5. Và cuối cùng: Thiếu hiểu biết về Quyền Con Người, Quyền Trẻ em nên mới hành xử như thế. Bởi trong một xã hội như xã hội VN, Quyền Con Người, Quyền Trẻ em và vô số quyền khác là những khái niệm vô cùng xa xỉ!

Và tôi cũng không nghĩ rằng những câu chuyện tương tự sẽ chấm dứt, trong xã hội VN, khi những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề vẫn còn đó.


RFA Blog

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 20248:08 CH(Xem: 891)
Ông Nguyễn Công Khế lúc đó là Tổng biên tập báo Thanh Niên đã ký Hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (Báo Thanh Niên chiếm 51% vốn điều lệ) và Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Vinpearl thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Thanh Niên để thực hiện Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp trên khu đất này. Báo Thanh Niên góp vốn là quyền sử dụng khu đất. Tuy nhiên, sau đó hai bên đã thoả thuận chấm dứt hợp đồng và khu đất được chuyển nhượng cho tư nhân, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
15 Tháng Giêng 20249:02 CH(Xem: 2654)
Như đã nói ban Tuyên Giáo đảng đã dùng sai từ để gọi những người bất đồng chính kiến là 'Phản động' mà thay vào đó nên gọi là "phản bất động", bởi vì đảng có chuyển động đâu là phản động, một cái đảng chỉ nằm yên và thụt lùi so với văn minh nhân loại là một cái đảng bất động, hiểu chưa. Và chúng ta không phải là toàn dân VN mà chúng ta chỉ là một lũ cs chúng nó, 5 triệu đứa đảng viên, vài triệu đứa ăn theo chứ không phải là mấy chục triệu con người không ưa thích đảng cs, vì vậy người dân trong nước đừng nên mắc lừa mà đứng vào cái vòng chúng ta mà bọn chúng nó vẽ ra. Chúng nó là một thế lực đối nghịch và là kẻ thù của dân tộc Việt Nam!.
13 Tháng Giêng 20245:36 CH(Xem: 1575)
Bọn quan tham thân Hán Giở đủ trò gian manh Vơ vét cho thật nhanh Để trở thành tỷ phú Băng đảng tên Trọng lú Đang làm trò mị dân Rằng Trọng - đấng Minh quân Đang nhóm lò diệt ác Chúng lại còn khoác lác Sẽ bắt sạch quan tham Tống vào hết trại giam Cho vào lò đốt hết Nhưng dân ta đều biết Bọn chúng nó diệt nhau Triệt đối thủ cho mau Để tranh quyền đoạt chức Chúng như đám cẩu xực Chỉ hậm hực tranh ăn Còn đất nước nhân dân Chúng không thèm nghĩ tới
12 Tháng Giêng 20247:10 CH(Xem: 979)
Quan đầu tỉnh xứ Thanh (1) Cung phụng bồ nhí siêu xe bạc tỉ Biệt thự rải khắp nơi Chiếm đất vàng phố thị Còn ủ mưu đầu cơ chính trị Bợ gót đưa “nàng” vào cơ cấu Quan thật giầu! Quan tính kế thật sâu! Quan lấy tiền từ đâu? Từ bòn rút dân đen? Hay tận vét bằng trò buôn quan bán chức? . Tôi nghe... Quan đầu tỉnh xứ Bái khử nhau (2) Hệt như phim hình sự Vì ân oán tư thù? Vì ăn chia không đủ? Vì lật lọng bảo kê ghế ngồi cơ cấu?
12 Tháng Giêng 20247:08 CH(Xem: 1195)
Họ điêu ngoa từ lương tâm Họ tham ô hết chỗ rồi. Họ lếu láo giọng nghêu ngao Mày hơn tao, tao cho vào đại lao! Họ bắt bớ những ai nói thật Họ bao che những tên súc vật Họ gán ghép những ai vô tội thành người có lỗi. Họ buôn danh bất chính ngôn thuận Rồi ăn trên máu xương đồng loại Họ ra oai chứng nhận cho mình như loài quỷ satan. *** Họ mánh khóe trò ba que Rồi ti toe nghe mà thương. Họ bốc phét Họ lưu manh Họ ma ranh không còn phanh.
11 Tháng Giêng 20247:02 CH(Xem: 1381)
Quốc hội giống áo nát tươm Quan to bằng giả mắt gườm liếc nhau Đại biểu tựa lá bài cào Khoe mẽ ăn cắp làm sao biết điều Nợ công kèm với chỉ tiêu Cường quốc banh nổ láo liều đã lâu Chuyên môn giấu c.. trong đầu Phần mềm xài ké biết rầu hay chăng Cáp quang quốc tế lằng nhằng "Cá mập" "cắn" tưởng mấy thằng óc heo Suốt đời bợ bám nói leo Ngông nghênh đi trước đói nghèo theo sau
10 Tháng Giêng 20247:47 CH(Xem: 2270)
Rồi hôm nay khi nền kinh tế 'định hướng XHCN' của chúng nó tan nát như cái thùng rác, người lao động thất nghiệp dài hạn, cả triệu người không có Tết thì chúng nó lại cho bọn nhà báo "bán miệng nuôi trôn"* leo lên đài báo phét lác rằng kinh tế VN tăng trưởng mạnh, ái chà, tăng mạnh lắm, nhanh lắm để phóng tới cái miệng hố Xuống Hố Cả Nút kia kìa! * Nguyên văn là bán trôn nuôi miệng ý chỉ những cô gái đĩ điếm bán của trời cho để nuôi thân, thế nhưng bọn Chuyên Láo này chúng nó còn tệ hơn cả các cô gái ăn sương khi cả lũ bọn chúng nó nói láo xoen xoét, nói láo như thật để được nhận những đồng tiền của đảng ban phát mà nuôi 'cái trôn' của mình. Chính chúng nó mới là bọn nhận tiền của thế lực thù địch cực đoan!
10 Tháng Giêng 20247:45 CH(Xem: 1755)
Để chứng minh các bị cáo có sự cấu kết để trục lợi một cách đê hèn, đại diện Viện Kiểm sát dẫn chứng, bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Việt Á) nhắn tin cho nhau “đi làm căn cước luôn đi, không thì mòn mất hoa hay”. Quá trình thẩm vấn, đại diện Viện kiểm sát đã hỏi “mòn hoa tay là gì”, và bị cáo Trịnh Thanh Hùng trả lời lạnh lùng “đếm tiền nhiều mòn hoa tay”. Ai cũng biết “đếm tiền nhiều mòn hoa tay” là lối nói thậm xưng. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19, kiểu đùa cợt vô lối giữa cán bộ và doanh nghiệp như vậy, bỗng dưng có màu sắc cực kỳ phản cảm và gián tiếp...
09 Tháng Giêng 20248:45 CH(Xem: 2459)
Những kẻ đục khoét đất nước trong thời bình, thì có thể tạm gọi là những kẻ tham nhũng - loại đã mù lòa với lòng tham vượt qua trách nhiệm. Nhưng trong chiến tranh hay đại dịch, những kẻ cầm quyền lợi dụng thời khắc khốn cùng của dân tộc và đất nước để đục khoét, thì nó không thể đơn giản gọi tên là tham nhũng được. Tên gọi của nó, chính là phản quốc. Bởi, nghĩ ra được những điều để trục lợi riêng ở thời điểm đó, thì họ hoàn toàn không còn ý thức gì về quê hương và dân tộc ở nơi mà họ đang thụ hưởng. Đó chính là những kẻ từ chối quê hương, từ chối tiếng nói, màu da, dân tộc… họ chọn phản lại truyền thống và văn hóa...
08 Tháng Giêng 20249:32 CH(Xem: 640)
Bạn cũ lâu ngày gặp lại Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn Mãi long đong chức phó dân quèn Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu Quá nửa đời mãi chửa hết ngu... .
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!