Thủy điện: giữ hay bỏ?

25 Tháng Mười 20208:33 CH(Xem: 6720)

                                        Thủy điện: giữ hay bỏ?

Nha-may-thuy-dien-lon-nhat-Viet-Nam-duoc-lenh-mo-cua-xa-lu-thuy-dien-1601546123-700-width660height440


Viết Từ Sài Gòn

    RFA Blog



Theo báo cáo hằng năm, nếu không có thiên tai, nhân họa thì thôi, nếu có thiên tai, nhân họa (thủy điện xả nước) thì có tỉnh mất vài ngàn tỉ, thậm chí có tỉnh thiệt hại vài chục ngàn tỉ đồng, về mặt tiền bạc, đây là con số lớn khủng khiếp. Chưa dừng ở mất mát vật chất, mất mát về con người thì vô cùng lớn, không thể kiểm soát, tính toán cụ thể. Bởi tương lai, hứa hẹn, đời sống ổn định hay cả những mầm non tri thức nhân loại có thể bị vùi dập dưới thiên tai, nhân họa, và mọi sự chấm dứt từ đó. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai đất nước. Nhưng, giả sử đặt một phép toán đánh đổi, thì các báo cáo hằng năm nếu không thua lỗ cũng huề vốn của thủy điện, nghĩa là lợi nhuận từ thủy điện chưa bao giờ làm đầy thêm ngân sách nhà nước. Liệu thủy điện có nên tồn tại? Cần đặt ra hai hướng: Tồn tại và; Không tồn tại.

Tồn tại

Trong thực tế, hiện tại, nếu thủy điện tồn tại thì được gì, mất gì?

Mỗi công trình thủy điện lớn, nhỏ mọc lên, là thêm một diện tích rừng tự nhiên bị mất đi trên danh nghĩa khai thác rừng lòng hồ. Hãy tưởng tượng những cánh rừng nguyên sinh có bề dày hàng trăm năm tuổi, thậm chí lớp mùn ổn định mặt đất, cũng là lớp xốp điều tiết nước có tuổi thọ hàng trăm ngàn năm, những vỉa quặng có tuổi thọ hàng triệu năm sẽ bị cày xới tung lên. Vì người ta lấy gỗ rừng để bán, lấy tài nguyên, quặng, khoáng sản, và lấy lớp mùn bên trên để chế biến thành phân bón, lấy rễ cây, gốc cây để làm bàn ghế lõi gỗ, theo phong trào chơi gỗ lõi bây giờ… Nghĩa là không có bất kỳ thứ gì trên bề mặt của rừng được tha, rừng nguyên sinh bị cày xới “đào tận gốc, trốc tận rễ”.

Chưa dừng ở đây, các dòng chảy được điều tiết bởi tự nhiên, bởi các luồng từ trường, bởi độ cao, bởi gió, bởi địa hình… Đã hình thành cả triệu năm nay, tạo ra dòng ổn định, sức chịu lực của từng mảng núi, từng quả đồi, từng sườn đồi vốn dĩ được  kiến tạo không phải ngày một ngày hai, thậm chí không phải vài chục năm mà gần như biến chuyển, xê dịch trong cả triệu năm, để tự ổn định bằng các dòng chảy khe suối, tự ổn định bằng cây xanh, thành rừng nguyên sinh. Và sự ổn định này đã che chở đồng bằng, điều tiết dòng nước suốt hàng chục ngàn năm nay. Khi thủy điện xuất hiện, nó nhanh chóng phá vỡ mọi liên kết của núi rừng.

Một trái núi, một quả đồi trước đây chỉ đóng vai trò là một trái núi, một quả đồi, hứng mưa nắng và cưu mang lớp rừng bên trên da thịt của nó. Đến khi thủy điện xuất hiện, lớp da của rừng bị cạo nhẵn, xới tung, rừng núi đồi trở thành một cơ thể bị lột sạch da. Và chưa dừng ở đó, nó bị biến thành những bờ thành trong một cái chảo nước lớn là con đập. Nghĩa là những quả đồi bị biến thành thân đập. Nó phải nhận chịu một nguồn nước thấm vào bên trong hằng ngày, hằng tháng, hằng năm và nó tiếp tục bị cày xới trên da thịt để lấy gỗ tài nguyên, sau đó trồng lên những cánh rừng mới. Việc trồng rừng mới là tốt đẹp. Nhưng đợi cho rừng mới ổn định là một việc hi hữu, bởi rừng mới đóng vai trò thân đập, khác với rừng mới tự nhiên. Bên cạnh đó, rừng mới muốn có bề mặt ổn định phải tốn cả trăm năm, thậm chí ngàn năm.

Như vậy, về mặt tài nguyên, môi trường, một thủy điện xuất hiện, nghĩa là cục diện của núi rừng bị thay đổi, liên kết của núi rừng bị bẻ gãy và chưa biết đến bao giờ lại ổn định. Bởi việc khai thác rừng chưa bao giờ được ngưng nghỉ, bên cạnh đó, rừng phải hằng ngày nhận chịu một trách vụ mới trong khi sức khỏe của rừng không còn như trước. Nghĩa là trước đây rừng có đầy đủ thịt da, cơ bắp nhưng chỉ đứng đó như một thiền sư, khi cần thiết thì giữ một ít nước mưa rừng, từ từ xả xuống đồng bằng theo những dòng chảy được thiết lập từ cổ đại, cổ xưa… Còn bây giờ, rừng trở nên ốm yếu bệnh hoạn vì bị lột da, bị khoét thịt, bên cạnh đó, rừng gánh thêm nhiệm vụ mới là đứng gồng mình làm thân đập. Rừng, nói cho cùng đã bị hành hạ và lưu đày ngoài sức tưởng tượng.

Như vậy, việc giữ lại thủy điện sẽ có lợi gì? Câu trả lời dễ nhận biết nếu căn cứ trên các vấn đề trên.

Bỏ thủy điện

Và giả sử bỏ thủy điện, nghĩa là dẹp toàn bộ các thủy điện cóc, thủy điện mới phát sinh, thủy điện trên dự án chuẩn bị thi công… Thì sẽ được gì?

Muốn biết được bỏ thủy điện có lợi hay có hại, việc đầu tiên phải xem xét việc xây dựng và tồn tại một thủy điện có lợi lộc gì cho quốc dân. Câu trả lời về mức đóng góp hằng năm của thủy điện vào ngân sách quốc gia là bao nhiêu? Cho đến giờ phút này, con số mà thủy điện đóng góp vào ngân sách quốc gia vẫn là một ẩn số. Bởi hầu hết các thủy điện khi xây dựng xong đều có những vụ lùm xùm đi kèm về việc thua lỗ, đầu tư quá cao, không chừng hai mươi năm sau, thậm chí năm mươi năm sau mới có thể bù vốn và mới có thể đóng góp vào ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, việc mọc ra nhiều thủy điện, không những không tạo ra được thị trường điện cạnh tranh mà người dân vẫn phải đóng tiền điện rất cao (đừng so sánh giá điện Việt Nam với giá điện các nước khu vực. Bởi giá điện sạch, đảm bảo an toàn tài nguyên, môi trường của các nước khu vực đương nhiên phải rất cao, nó khác với nhiệt điện và thủy điện luôn làm tổn hại môi trường và đời sống người dân bất an thường trực tại Việt Nam. Bất kì phép so sánh nào về giá điện giữa Việt Nam và các nước khu vực đều khập khiểng, không đúng bản chất sự việc!).

Thủy điện tồn tại, giá điện vẫn tăng, trong khi các công trình điện gió, điện năng lượng mặt trời không có đường ra, một bài toán nan giải cho điện Việt Nam chỉ vì các công trình thủy điện và nhiệt điện liên tục báo lỗ, cần thu hồi vốn. Trong khi đó, nếu làm một cuộc điều tra nghiêm túc thì các chủ đầu tư thủy điện có lãi từ lúc thủy điện chưa hoạt động. Lãi từ rừng lòng hồ, lãi từ việc trồng rừng, lãi từ khai thác quặng… Và khi thủy điện hoạt động, nguồn điện được bán cho các nước khu vực, chủ yếu là bán cho nước bạn Lào, nó không có tính hiệu dụng cho dân sinh Việt Nam. Và đương nhiên lợi nhuận chỉ rơi vào tay nhà đầu tư, nhà nước cũng thất thu trong việc này. Ngoại trừ một số quan chức đã nhận hối lộ thì có “lãi” từ thủy điện. Nhưng xét trên cục diện quốc dân, thủy điện chỉ báo hại.

Dẹp thủy điện, đương nhiên sẽ có một bài toán mới vô cùng nan giải được đặt ra là hầu hết dòng chảy tự nhiên đã bị xóa sổ, hầu hết các cánh rừng nguyên sinh, những vùng điều tiết nước đã bị xóa sổ. Như vậy, sau một trận mưa lớn, núi sạt lở, nước chảy xối xả về đồng bằng và nguy cơ đại hồng thủy là thấy nước mắt. Như vậy, đâu là giải pháp?

Giải pháp duy nhất cho tình thế hiện tại là biến thủy điện thành vùng điều tiết nước trong tiến trình phục hồi rừng xanh. Nghĩa là vẫn tạm thời giữ thủy điện nhưng các thông số xả nước phải thay đổi theo yêu cầu tài nguyên môi trường thực thụ. Mùa hè, thủy điện không được phép xả rỉ rả cho việc tạo điện mà phải xả đủ cho hạ nguồn sử dụng trong việc trồng trọt và canh tác. Mùa đông, thủy điện phải liên tục điều tiết xả, không cố tình tích nước cho đủ cao trình rồi mới xả, nghĩa là dòng chảy và lưu lượng mùa đông phải đủ mạnh để mang phù sa về đồng bằng nhưng không mạnh bất thường do xả vội khi tích nước quá nhiều. Phải đảm bảo lưu lượng nguyên thủy của những con sông.

Các cánh rừng phải liên tục được trồng đền bù và ngay từ bây giờ, phải dừng khai thác rừng trong tức khắc, tuyệt đối không khai thác rừng mà phải trồng rừng, tiếp tục trồng rừng trong năm năm, mười năm, hai mươi năm. Có thể nói rằng tại Việt Nam, sự ổn định của chế độ chính trị tỉ lệ thuận với sự ổn định của rừng núi. Mọi kinh nghiệm buồn diễn ra trước mắt chứng minh cho luận điểm này!

Và khi rừng đã ổn định, khi lưu lượng chảy của sông suối đi đến phục hồi thì phải phá bỏ ngay các thủy điện. Phải dùng nguồn năng lượng khác, năng lượng mặt trời, năng lượng gió dư thừa, không bàn được, hà cớ gì phải dùng năng lượng nước trong khi nó không mang lại lợi lộc cho quốc dân và nó làm tổn hại mỗi năm hàng chục ngàn tỉ đồng, hàng trăm mạng người, hàng trăm tương lai bị đóng cửa?!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Hai 202010:30 CH(Xem: 9939)
Một tập thể hư cấu với những con người già nua, tư duy cổ hủ không có tinh thần đổi mới và sáng tạo. Bọn chúng vẫn áp dụng những lý thuyết cũ rích của cái Chủ nghĩa CS, đất nước khai sinh Chủ nghĩa CS cũng đã vứt bỏ từ lâu. Xét cho cùng thì đám đang ngồi họp Hội nghị đều là những kẻ Chính trị lùn, không có đạo đức và văn hóa của một con người. Nếu cứ để bọn chúng điều hành đất nước ta thì sẽ chẳng lập nên được bất cứ một kỳ tích nào và đất nước không thể phát triển lên được, mãi mãi tụt hậu, đưa đất nước xuống vực thẳm của một sự đói nghèo, nhân dân cơ cực và khổ đau, tương lai mù mịt và đen tối.
21 Tháng Mười Hai 202010:28 CH(Xem: 12321)
Ông là cán bộ đảng Học đạo đức tấm gương Sống khiêm tốn giản dị Chẳng khác chi dân thường. Chỉ vì mày chơi đểu Vứt tiền vào nhà ông Nên bây giờ dân chửi Lộn cả lò cả tông.
20 Tháng Mười Hai 202011:23 CH(Xem: 10696)
Ông chụp lại để làm bằng chứng, và kỷ niệm, treo ngay trong phòng khách nhà mình. Nhưng không hiểu vì sao chưa bao giờ thấy Hà Nội chính thức sử dụng tư liệu này trong việc tranh cãi về chủ quyền Hoàng Sa với Trung Quốc, và cũng không thấy chia sẻ bản văn này với bất kỳ nhóm nghiên cứu hay nhà nghiên cứu nào về biển Đông trong việc chống lại các luận điệu xâm lược hàm hồ của Trung Quốc. Khi hỏi ông rằng, liệu ông có biết giờ này văn bản đó ở đâu không? Nhà nghiên cứu cả đời gắn với Huế cười buồn, "chỗ mô thì chỉ có họ biết thôi". Ông nói rằng ông chỉ làm hết trách nhiệm của một công dân với tổ quốc - đặc biệt là một công dân ý thức mình là người Việt Nam - chứ không vì bất kỳ chuyện công danh hay lý tưởng chủ nghĩa gì cả.
18 Tháng Mười Hai 202010:31 CH(Xem: 11299)
Bầu sữa Sài Gòn từ bao nhiêu năm nay vẫn rót đều để nuôi đám ăn hại phía bắc chuyên vẽ dự án tượng đài và lăng tẩm để xẻ thịt ngân sách, nay bị bóp lại chúng tức lắm. Việc bắt Tất Thành Cang của nhóm người Tây Ninh cho thấy rằng, lão già 2 ghế là muốn nhắm vào vụ án Thủ Thiêm để quật ngã đám Mafia Hải-Quân – Đua. Thế nhưng có cái khó là, nếu bắt 3 bố già này thì cũng đồng nghĩa với việc đảng gián tiếp thừa nhận dân Thủ Thiêm bị oan. Bài toán khó là làm sao quật ngã ngã được Hải – Quân – Đua nhưng vẫn quỵt quyền lợi chính đáng của bà con dân oan Thủ Thiêm.
17 Tháng Mười Hai 202010:46 CH(Xem: 10939)
Nếu so sánh giữa Tất Thành Cang và Lê Tấn Hùng, thì rõ ràng Tất Thành Cang là con cá mập còn Lê Tấn Hùng là cá cơm. Thế nhưng để bắt cá cơm thì trước đây Nguyễn Phú Trọng phải nhờ Bộ Công An ra tay, còn hiện nay bắt cá mập Tất Thành Cang thì Công An Thành Hồ ra tay là đủ. Vậy là thế lực mới đã control “thành phố mang tên xác người” này rồi. Nếu đánh trực diện không ăn thua, thì gã học trò 10B Nguyễn Gia Thiều đã đổi cách, anh ta chọn cách thay dàn đội ngũ nắm quyền chủ chốt của thành phố bằng thế lực khác rồi dùng nó đánh nó để anh í ngồi ở ngoãi rung đùi thu nhận kết quả. Ảnh thâm lắm!
17 Tháng Mười Hai 202010:42 CH(Xem: 8403)
Ông Nguyễn Thiện Nhân được ghi nhớ như người dân Gò Vấp ghi nhớ Ngã Năm chuồng chó. Nếu ở Ngã Năm chó sủa cả ngày làm người dân bực dọc thì tại Thủ Thiêm người dân căm hờn vì câu nói: “Tôi nói tiếng Bắc nhưng là người miền Nam không gạt bà con đâu” khi ông Nguyễn Thiện Nhân đại diện chính quyền TP HCM họp với bà con mất đất Thủ Thiêm vào năm ngoái. Ông Nhân hứa sẽ giải quyết cho bà con nhưng cho tới khi ông về hưu mọi khiếu nại của dân chúng không được ông ấy lật bất cứ một hồ sơ nào để xem chứ đừng nói đến giải quyết.
15 Tháng Mười Hai 20209:40 CH(Xem: 9822)
Sau khi Stalin qua đời năm 1953, Nikita Khrushchev lên thay thì ông này vạch tội Stalin, tuy nhiên ông ta không hề phá mất di sản của Stalin để lại mà vẫn giữ nguyên để tiếp tục cai trị. Bởi đơn giản, qua 2 đời lãnh đạo tiền nhiệm thì ĐCS Liên Xô đã bịt gần như hết mọi ngóc ngách mà có thể làm cho giai cấp công – nông có thể nổi dậy. Và kết quả là Liê Xô đã tồn tại đến năm 1991 mới sụp đổ dù trong đó là cả rừng bất cập và đầy rẫy sự áp bức. Nếu tính từ năm 1930 khi mà Stalin trám lỗ hổng mà Lenin để lại cho đến Liên Xô sụp đổ thì người nông dân và công nhân Nga mất 61 năm ròng rã. Hiện nay nước Nga cũng độc tài nhưng người nông dân và công nhân được tự do hơn dưới thời Liên Xô rất nhiều.
13 Tháng Mười Hai 20207:54 CH(Xem: 10960)
Việt Nam ta thật tuyệt vời Cái bằng làm giả khắp nơi đều xài Lãnh đạo éo có cần tài Mua tấm bằng giả lên đài trị dân ! Nước nhà giờ lắm phi nhân Có tiền quen lớn phì thân làm giầu Quan to một bọn không đầu Bằng mua bằng mướn ngồi lâu cầm quyền Óc trâu chúng lái con thuyền Dối gian giả mạo ba miền nước non
12 Tháng Mười Hai 202010:41 SA(Xem: 7869)
Nói tới công lý người dân lại ngạc nhiên khi vụ xử Nguyễn Đức Chung vừa chấm dứt tại Hà Nội với bản án 5 năm cho nguyên Chủ tịch UBND thành phố. Bản án được dư luận cho là quá nhẹ so với tội trạng từng được báo chí công khai trước phiên tòa. Nhẹ nặng gì không biết nhưng nếu so với những tù nhân lương tâm khác thì chắc là khỏi nói người dân cũng “cân” được. Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh có tội tập cho học sinh hát bài “trả lại cho dân” bị kết án 11 năm tù, 5 năm quản chế còn ông Nguyễn Đức Chung vừa rửa tiền, buôn lậu, ăn cắp tài liệu bí mật của nhà nước lại được ông Thẩm phán Trương Việt Toàn vỗ vai an ủi với bản án....
11 Tháng Mười Hai 202010:36 CH(Xem: 10417)
Thực chất cái gọi là kêu gọi “tố cáo tiêu cực” của chính quyền CS nó vẫn mang dụng ý của Mao từ hơn 60 năm trước chứ không khác. Lời kêu gọi đó, quan chức CS cứ lặp đi lặp lại nhưng với người hiểu bản chất CS thì họ im, còn người không hiểu mà lao theo lời dụ đó thì tất bị tóm. Thực chất của việc bắt bớ người tố cáo ấy nó là một thông điệp. Thông điệp gì? Thông điệp rằng “hãy liệu hồn, tố tao là bọn bây sẽ nhận lãnh hậu quả như thế”, và nhờ đó ĐCS tạo ra tâm lý thà câm họng trong những con người chính trực, họ phải chọn phải mua lấy sự an toàn cho mình hay sống theo lương tri? Và hầu hết là mua lấy sự an toàn....
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!