LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG CÁI NHÌN TỔNG THẾ
(tiếp theo)
Đỗ Ngà
Facebook
Như đã nói bài lịch sử Việt Nam trong cái nhìn tổng thể phần đầu, hội nghị Fontainbleu là cuộc đàm phán giữa VNDCCH và Pháp với mục đích là Hồ Chí Minh đòi Pháp trả độc lập cho Việt Nam với điều kiện là Việt Minh nắm chính quyền. Điều này dẫn tới việc Pháp không đồng ý nên hội nghị đổ vỡ hoàn toàn và từ đó mới nổ ra chiến tranh Đông Dương lần 2 bắt đầu từ cuối năm 1946 và kết thúc là trận chiến Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954.
Điện Biên Phủ chỉ là một thất bại trên một mặt trận của Pháp ở Đông Dương. Thất bại này nó kéo theo biến chuyển chính trị tại chính trường Pháp và đưa đến đàm phán ở Geneva chứ thất bại đó không phải là thất bại toàn diện như lịch sử CS đã nói. Khi Điện Biên Phủ thất thủ thì thủ tướng có xu hướng chủ chiến với Việt Minh là Joseph Laniel đã bị mất tín nhiệm nghiêm trọng. Và kết quả là ông này phải từ chức vào ngày 12 tháng 6 năm 1954 nhường chỗ cho Pierre Mendès France thuộc phái chủ hòa lên lên thay. Và để lấy lòng dân, trong ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, ông Pierre Mendès France đã tuyên bố rằng, ông sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Đây là nước đi rất có lợi cho Việt Minh, vì nếu Pháp tiếp tục đánh thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.
Mục đích của Pierre Mendès France là muốn rút khỏi Đông Dương trong danh dự để lấy điểm trước dân Pháp. Dù thua nhưng Pháp vẫn còn quyền lợi trên đất nước Việt Nam, vì đơn giản thất bại Điện Biên Phủ chỉ là thất bại trên một mặt trận chứ không phải thất bại toàn diện. Pháp muốn lấy phần đất phía nam từ vĩ tuyến 18 trở vào để trao lại chính quyền Quốc Gia Việt Nam rồi rút.
Lại nói về chính quyền Quốc Gia Việt Nam, chính quyền này vẫn là do Bảo Đại làm Quốc trưởng được sự thừa nhận của Pháp từ năm 1948. Mà như ta biết trước đó, ngày 11 tháng 3 năm 1945 vua Bảo Đại đã cho ban hành “Tuyên cáo Việt Nam độc lập” tuyên bố hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị giữa An Nam và Đế quốc Thực dân Pháp, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre năm 1884 mà Nhà Nguyễn đã ký cùng các hiệp ước nhận bảo hộ. Ấy vậy mà Pháp vẫn thừa nhận tính chính danh của vua Bảo Đại. Điều này đủ để bác bỏ lập luận của những ai cho rằng, “nếu Việt Minh không cướp chính quyền từ tay vua Bảo Đại và Thủ Tướng Trần Trọng Kim thì Pháp vẫn quay lại và đánh chiếm Việt Nam" để biện minh cho chiến tranh với Pháp là không thể tránh. Đánh chiếm sao được khi mà năm 1948 họ vẫn thừa nhận tính chính danh của vua Bảo Đại?
Hiệp Đinh Geneva diễn ra vì mục đích Pháp muốn chia phần lại lãnh thổ Việt Nam với Việt Minh và nhường nó lại cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. Pháp đề nghị chia ở vĩ tuyến 18 để lấy từ Thanh Hóa trở vào, còn phía Việt Minh thì đề nghị ở vĩ tuyến 13 để lấy Huế về phía Bắc. Hội Nghị có sự tham gia nhiều bên và cuối cùng 2 bên chốt lại là chọn ở giữa vị tí vĩ tuyến 13 và vĩ tuyến 18 là vĩ tuyến 17 ngay sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị để chia đôi đất nước.
Hội nghị Genève bắt đầu vào cuối tháng 4 và kéo dài đến khi ký Hiệp ước vào ngày 21 tháng 7 năm 1954. Hội nghị có 9 phái đoàn tham dự gồm Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, mục đích để tái thiết hòa bình ở Đông Dương. Nội dung của Hiệp Định là lãnh thổ nước Việt Nam sẽ bị tạm chia làm hai vùng tập kết quân sự, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc do lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm soát, miền Nam do lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp, trong đó có Quân đội Quốc gia Việt Nam kiểm soát. Sau một thời gian, quân đội Pháp rút dần về nước. Hiệp ước này cũng quy định trong vòng 300 ngày quân VNDCCH hòa tập kết ra bắc vĩ tuyến 17, và ngược lại quân đội của Liên hiệp Pháp tập kết về nam vĩ tuyến 17.
Ngay cái quy định bên nào rút về bên đó cho thấy ý đồ chia đôi đất nước lâu dài của hiệp định này là quá rõ. Việt Minh biết không thể chiếm hết Việt Nam nên chấp nhận mất một nửa để sau đó dùng quân sự chiếm lại toạn bộ sau, và lịch sử đã chứng minh tất cả. Ý này phủ định ý tổng tuyển cử, vì sao? Vì để có tổng tuyển cử thì tại sao Việt Minh chấp nhận ý rút về phía Bắc vĩ tuyến 17 làm gì? Và nên nhớ Hiệp Định Geneva có chữ ký của phía VNDCCH. Vậy nên phần nam vĩ tuyến 17 thuộc Quốc Gia Việt Nam sau khi Pháp rút đi đã được chính VNDCCH thừa nhận. Thừa nhận bằng chính chữ ký trên hiệp định. Cho nên cuộc nam tiến vượt vĩ tuyến 17 tắm máu đồng bào sau đó là cuộc chiến phi nghĩa. Rõ ràng là như vậy.
Theo tuyên bố trong Hiệp Định thì sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. Đây là điểm yếu nhất, lỏng lẻo nhất trong Hiệp Định, và chắc chắn nó không bao giờ xảy ra. Vì sao? Vì đã là bầu cử tự do trong tình thế những phe thù địch nhau tham gia tranh cử mà không hề có quy định lực lượng thứ 3 nào giám sát bầu cử, và cũng không quy định thời điểm cụ thể diễn ra tổng tuyển cử. Thì khác nào quy định chiếu lệ? Sự quy định lỏng lẻo như vậy, nếu diễn ra tổng tuyển cử thì chắc chắn sẽ xảy ra hoặc gian lận tranh cử hoặc thậm chí là Việt Minh sẽ tắm máu người phía bên kia chuyến tuyến.
Như ta biết, năm 1954 khi mà Việt Minh thắng Pháp ở Điện Biên Phủ bằng quân sự và chính phủ Quốc Gia Việt Nam vẫn chưa đủ sức mạnh quân sự thì việc CS cho tắm máu phe đối lập để thanh trừng hết những kẻ ngoài Việt Minh là điều khó tránh khỏi. Bài học về những người ngoài Việt Minh trong bộ máy chính phủ lâm thời 1946 phải hoặc tháo chạy hoặc bị giết vẫn còn đó. Nên khi mà không có lực lượng thứ 3 đủ mạnh để giám sát bầu cử thì tổng tuyển cử không thể xảy ra được.
Đây là những bằng chính cho thấy, chính quyền Quốc Gia Việt Nam từ 1948-1955 hay VNCH từ 1955-1975 sau này đều là chính quyền hợp pháp không những được cả thế giới thừa nhận mà ngay cả chính VNDCCH đã thừa nhận bằng chính chữ ký của mình trên hiệp định. Cho nên chúng ta cần phải thấy rõ rằng những gì CS mang đến cho nhân dân Việt Nam từ khi họ cướp chính quyền cho đến nay chỉ toàn là họa. Họa chính họ tự tạo rồi tự họ tâng bốc công trạng cho chính mình. Nếu CS không cướp chính quyền, thì chẳng thể có 2 cuộc chiến thảm khốc về sau.