Ngày 30/4 “đường vinh quang xây xác quân thù”

27 Tháng Tư 20194:17 CH(Xem: 7625)

         NGÀY 30/4 “ĐƯỜNG VINH QUANG XÂY XÁC QUÂN THÙ”

 

                                za                               Ghi chú trong hình: HIGHWAY OF HORROR (Quang Tri 1972)
                                   Đại lộ Kinh Hoàng, các tháng tư đen 1972, 1975, ngày 30/4:
                                                    “Đường vinh quang xây xác dân thù
!”

 




Lê Bá Vận




“Đường vinh quang xây xác quân thù”.

Tuy gây tranh luận do mang tính man rợ, song đó là câu để tự hào, là tinh túy, là linh hồn của bài đảng ca cọng sản Việt Nam (csVN), vừa là Quốc ca Cọng hòa xã hội chủ nghĩa VN.

 

Vi diệu thay! nổi bật là xác nhân dân đồng bào trong 3 trận chiến chính.

Giới nghiên cứu quân sự thế giới về chiến tranh VN đồng ý chỉ 3 trận đánh ấy là cần quan tâm:

Trận đầu là trận Mậu Thân Huế, tháng 2- 1968. Tháng Tết đen - Huế.

Trận thứ hai là trận Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 30-4-1972. Tháng tư đen - Quảng Trị.

Trận thứ ba là trận chiến dịch Hồ Chí Minh 30-4-1975. Tháng tư đen – Ngày Quốc hận.

 

I) Trận Mậu Thân Huế, tháng Tết đen Man rợ năm 1968.

Khuya mồng một Tết Mậu Thân 1968 (đêm giao thừa theo lịch miền Bắc) lực lượng Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng bất ngờ đồng loạt tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam VN trong lúc nhân dân vững tin hưu chiến, ăn Tết năm đó tưng bừng.

Rút cục cọng sản làm chủ được Huế và toàn bộ dân cư trong 26 ngày trong tháng 2-1968.

Đến khi chúng bị đẩy lui thì nhiều ngôi mộ tâp thể chôn tử thi, ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống, được tìm thấy tại 22 địa điểm ở Huế và quanh Huế.

Tại các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai người chết, người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Đó là trận thảm sát Huế (Hue massacre).

Các tử thi đào lên, dính chùm, bị trói là dấu ấn công tác của mấy ông Việt cộng.

 

II) Trận Quảng Trị, tháng tư đen Kinh hoàng năm 1972.

Ngày 30 tháng 3-1972 , quân đội nhân dân miền Bắc nã đại pháo, hỏa tiển và tràn qua sông Bến Hải, Đông Hà thất thủ. Trong suốt tháng tư cọng sản tiến đánh Quảng Trị và đến cuối tháng tư 1972 thì giành quyền kiểm soát được toàn tỉnh Quảng Trị.

Ngày 30-4-1972 quân đội VNCH quyết định rời bỏ Quảng Trị và rút lui toàn bộ ngày 1-5.

Trong tháng 6-1972, quân lực VNCH từ Huế bắt đầu phản công và tái chiếm thành cổ Quảng Trị giữa tháng 9-1972 mà thương vong binh sĩ hai bên đều rất nặng, nhất là phía cọng sản.

 

Tuy nhiên trận đánh ở Quảng Trị được nổi danh và nhớ đến với địa danh “Đại Lộ Kinh Hoàng” (Highway of  Horror) của Mùa Hè Đỏ Lửa (Flamming Summer) 1972.

Theo thông lệ, mỗi khi bộ đội cọng sản đến giải phóng thì người dân hùa nhau bỏ chạy về phía chính quyền quốc gia. Người dân Đông Hà và Quảng Trị ở gần giới tuyến, trong nhà ngoài vườn, họ đều xây hầm trú ẩn chắc chắn phòng pháo kích, đạn lạc. Sở dĩ đồng bào bỏ nhà cửa, ra đi chỉ vì không muốn sống với cọng sản. Hình ảnh tàn ác Tết Mậu Thân cũng còn đó.

 

Đau đớn thay! trên đường đoàn người di tản, gồng gánh của cải, có khi con nhỏ, đi bộ vào Huế thì đại pháo 130 mm của trung đoàn 38 Pháo binh, súng cối bộ binh, đại liên, nã vào họ, giết chết hàng ngàn thường dân (1841 xác thối rũa được thu nhặt 2 tháng sau đó), đa số là các người già, đàn bà, trẻ con khiến đoạn đường trên 2 cây số cách thị xã Quảng Trị 10 km về hướng nam, trở thành “Đại Lộ Kinh Hoàng”, chặng đường tử khí, đi vào lịch sử. (1) (2).

 

Một câu chuyện thương tâm: “Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ, là Trung Tá Kimberly M. Mitchell, còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín…” 

Cũng tháng 4-1975, nhân dân Huế kinh sợ họa Tết Mậu Thân tái diễn, ồ ạt chạy vào Đà Nẵng.

 

III) Trận Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng tư đen Quốc hận năm 1975.

Khởi đầu từ tháng 3-1975, Tây Nguyên Ban Mê Thuột, rồi lần lượt các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị, Huế trở vào…Nha Trang (thất thủ ngày 2-4-1975). Trong tháng tư chiến cuộc diễn ra ở các tỉnh phía đông Sài Gòn, Long Khánh (Xuân Lộc 12-4), châu thổ sông Cửu Long, và đến trưa ngày 30-4-1975 thì Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh quân đội VNCH buông súng, ngừng chiến đấu. Bộ đội cọng sản tiến vào Sài Gòn ngày hôm đó và Cần Thơ ngày 1-5.

Miền Nam đã kháng chiến để tự vệ song thất bại.

 

Chiến cuộc là thế, tuy nhiên, đối với nhân dân thì chiến dịch Hồ Chí Minh là chuỗi dài “Đại Lộ Kinh Hoàng” 1972  lặp lại, những con đường ngập tràn máu và xác người khởi đầu từ ở Tây Nguyên, lan xuống miền Trung, miền Nam. Pháo thủ cộng sản đã cố tình tác xạ bừa bãi vào dòng người dân tị nạn khi biết họ bỏ chạy về hướng chính quyền Việt Nam Cọng Hòa.

 

                                                         ***

 

Ngày 30/4/1975 và xây xác miền Nam quân thù.

Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Việt cọng vào nhà bắt người như bắt cá trong rọ, hoặc gọi ra trình diện rồi đem giết, chôn tập thể. Trong các tháng tư đen 1972 và 1975 bộ đội cọng sản nã súng lớn, bé vào đoàn thường dân di tản trên các quốc lộ để giết hoặc buộc trở lui. (1) (2)

Các đám dân đó tháo chạy về bên VNCH, mặc nhiên theo địch, là quân thù đối đầu với cách mạng. Lũ dân tháo chạy vượt biển thì bắn chết bỏ. Suốt thời chiến, trước 1975, Việt cọng còn thực hiện nhiều vụ pháo kích, đặt chất nổ, gài mìn vào thường dân sống với VNCH.

 

“Đường vinh quang xây xác quân thù!” 

Than ôi! tự xưng văn minh, đạo đức nhất, song giá Đảng sửa ngôn phong, thay ngôn từ “xây xác” kinh tởm bằng “truy sát/truy quét”, hoặc “tan bóng/chiến thắng…xây đắp sơn hà”! 

Và đổi “cờ in máu chiến thắng” thành “cờ phất phới/theo gió tung bay…” 

Song Đảng sẽ đánh mất bản chất “đảng cọp sống”, bầy cọp sổng chuồng và máu xác.

 

Cải cách ruộng đất Hồ chôn xác, Sinh Bắc tử Nam, Đường Trường Sơn Hồ Chí Minh đốt xác, Lăng Ba Đình Hồ ướp xác, Đại lộ kinh hoàng Dân rữa xác, Tháng tư đen, Ngày Quốc hận, một chuỗi dài tội ác lịch sử do đcsVN tạo nghiệp, dẫn dắt đất nước bị một đảng cầm quyền độc tài phỉnh gạt, thối nát đục khoét, rơi dần vào tay kẻ láng giềng trục lợi. Ôi niềm đau Quốc hận!

 

Ngày 30/4/1975 đỉnh cao “đường vinh quang xây xác quân thù”: cọng sản miền Bắc xâm lăng và đô hộ miền Nam trù phú. Chiến thắng ấy là nhờ công ơn to lớn Tàu cọng giúp đỡ.

Điều này nằm trong sách lược Đại Hán thâu tóm toàn bộ nước VN và biển Đông.

Miền Nam còn tự do ắt sẽ giữ trường tồn sơn hà Bắc, Nam, con cháu Hồng, Lạc.

 

 

Chú Thích:

 

(1) Bi Mộ “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Lời kể lại của một nhân chứng (email 14-4-2019). 

Ha Le … [ykhoahue] ykhoahue@yahoogroups.com To: yahoogroups

Apr. 14 at 12:27 p.m. [Attachment(s) from Ha Le included below]

Qúy gởi Anh Chị Em
Năm 1972 Kim là cựu học sinh trường Thánh Tâm , Quãng Trị và đã cùng Đồng bào Cam Lộ, Đông Hà,Gia Độ, Gio Linh...thuộc vùng Trị Thiên chạy “Giặc” trên đại lộ kinh hoàng của Mùa hè đỏ lửa 1972 . Số người dân vô tội bị bom đạn giết chết dọc theo bãi cát trắng , còn nhiều hơn số người dân bị chôn sống trong chiến cuộc Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968. Viết đến đây và nhớ lại Quãng Trị thân thương đã làm cho Kim “ Khóc trong lòng” và “ruột quặn đau “, nước mắt của Kim đã tuôn ra.
Kim đã cùng với các anh chị em của nhóm Hướng Thiện , Huế... xây được 100 ngôi mộ cho các nạn nhân hữu danh vô tự, hữu tự vô danh bị giết bởi đạn đại bác 130 ly và 2 cây đại liên do địch quân bắn thẳng vào người dân, để chặn đừơng tìm tự do cuả các “ Miềng “ chạy về phiá “ Mỹ Nguỵ và sau khi cuộc tái chiếm cổ thành Quảng Trị thì đã được Nhật Báo Sóng Thần đem chôn ở Phò Trạch. Nhưng đến năm 2009 thì việc xây bi mộ bị chính quyền ra lệnh “ Tạm đình chỉ” . Ngày 11 tháng 4 năm 2019 Kim và nhóm Hướng Thiện đang tiếp tục xây bi mộ cho 450 ngôi mộ còn lại . Kim sẽ tường trình sau…. Cầu xin Bề Trên, Trời Phật phù hộ cho sự việc thành công mỹ mãn , bình an.
Ai về Đông Hà  Ai qua Cam Lộ  Ai về Gia Độ  Ai đến Gio Linh  Ai về Triệu Phong 

Quãng Trị quê Miềng  Cho xin nhắn gởi  Chút tình nhớ thương. Tình Thân.

(Chú giải: Bi碑bēi = bia đá, bia kỷ niệm. Mộ墓mù=mồ mả.  Miềng, thổ ngữ Quảng Trị = mình (chỉ người đang nói) chúng mình, người mình, đồng bào mình…)
 
(2) Một Ký Ức Buồn – Người Kể Chuyện (Viết về ngày 30/4/1975).

Khi Cộng quân tiến về Sài Gòn từ hướng Long Khánh, gia đình tôi dắt díu nhau chạy giặc về Thủ Đức. …Trong dòng người di tản đông nghẹt, chen chúc, kẹt cứng từ cầu Sài gòn kéo dài đến gần giáp ranh tỉnh Bình Dương bây giờ, tôi nghe tiếng cầu kinh, niệm Phật trong khi những quả đạn rít qua đầu nghe nổ rất gần càng tăng thêm sự lo lắng, an toàn cho dòng người nối dài trên quốc lộ. Mẹ tôi, một người từng chạy giặc Mậu Thân năm 68 dường như bà khá bình tĩnh, mắt nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm đọc kinh cầu xin Chúa che chở cho cả gia đình… 

 

--------

 

                   NGÀY 30/4 “ĐƯỜNG VINH QUANG XÂY XÁC QUÂN THÙ”

 

                                    

                             Ghi chú trong hình: HIGHWAY OF HORROR (Quang Tri 1972)

Đại lộ Kinh Hoàng, các tháng tư đen 1972, 1975, ngày 30/4:“Đường vinh quang xây xác dân thù!”

 

“Đường vinh quang xây xác quân thù”.

Tuy gây tranh luận do mang tính man rợ, song đó là câu để tự hào, là tinh túy, là linh hồn của bài đảng ca cọng sản Việt Nam (csVN), vừa là Quốc ca Cọng hòa xã hội chủ nghĩa VN.

 

Vi diệu thay! nổi bật là xác nhân dân đồng bào trong 3 trận chiến chính.

Giới nghiên cứu quân sự thế giới về chiến tranh VN đồng ý chỉ 3 trận đánh ấy là cần quan tâm:

Trận đầu là trận Mậu Thân Huế, tháng 2- 1968. Tháng Tết đen - Huế.

Trận thứ hai là trận Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 30-4-1972. Tháng tư đen - Quảng Trị.

Trận thứ ba là trận chiến dịch Hồ Chí Minh 30-4-1975. Tháng tư đen – Ngày Quốc hận.

 

I) Trận Mậu Thân Huế, tháng Tết đen Man rợ năm 1968.

Khuya mồng một Tết Mậu Thân 1968 (đêm giao thừa theo lịch miền Bắc) lực lượng Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng bất ngờ đồng loạt tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam VN trong lúc nhân dân vững tin hưu chiến, ăn Tết năm đó tưng bừng.

Rút cục cọng sản làm chủ được Huế và toàn bộ dân cư trong 26 ngày trong tháng 2-1968.

Đến khi chúng bị đẩy lui thì nhiều ngôi mộ tâp thể chôn tử thi, ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống, được tìm thấy tại 22 địa điểm ở Huế và quanh Huế.

Tại các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai người chết, người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Đó là trận thảm sát Huế (Hue massacre).

Các tử thi đào lên, dính chùm, bị trói là dấu ấn công tác của mấy ông Việt cộng.

 

II) Trận Quảng Trị, tháng tư đen Kinh hoàng năm 1972.

Ngày 30 tháng 3-1972 , quân đội nhân dân miền Bắc nã đại pháo, hỏa tiển và tràn qua sông Bến Hải, Đông Hà thất thủ. Trong suốt tháng tư cọng sản tiến đánh Quảng Trị và đến cuối tháng tư 1972 thì giành quyền kiểm soát được toàn tỉnh Quảng Trị.

Ngày 30-4-1972 quân đội VNCH quyết định rời bỏ Quảng Trị và rút lui toàn bộ ngày 1-5.

Trong tháng 6-1972, quân lực VNCH từ Huế bắt đầu phản công và tái chiếm thành cổ Quảng Trị giữa tháng 9-1972 mà thương vong binh sĩ hai bên đều rất nặng, nhất là phía cọng sản.

 

Tuy nhiên trận đánh ở Quảng Trị được nổi danh và nhớ đến với địa danh “Đại Lộ Kinh Hoàng” (Highway of  Horror) của Mùa Hè Đỏ Lửa (Flamming Summer) 1972.

Theo thông lệ, mỗi khi bộ đội cọng sản đến giải phóng thì người dân hùa nhau bỏ chạy về phía chính quyền quốc gia. Người dân Đông Hà và Quảng Trị ở gần giới tuyến, trong nhà ngoài vườn, họ đều xây hầm trú ẩn chắc chắn phòng pháo kích, đạn lạc. Sở dĩ đồng bào bỏ nhà cửa, ra đi chỉ vì không muốn sống với cọng sản. Hình ảnh tàn ác Tết Mậu Thân cũng còn đó.

 

Đau đớn thay! trên đường đoàn người di tản, gồng gánh của cải, có khi con nhỏ, đi bộ vào Huế thì đại pháo 130 mm của trung đoàn 38 Pháo binh, súng cối bộ binh, đại liên, nã vào họ, giết chết hàng ngàn thường dân (1841 xác thối rũa được thu nhặt 2 tháng sau đó), đa số là các người già, đàn bà, trẻ con khiến đoạn đường trên 2 cây số cách thị xã Quảng Trị 10 km về hướng nam, trở thành “Đại Lộ Kinh Hoàng”, chặng đường tử khí, đi vào lịch sử. (1) (2).

 

Một câu chuyện thương tâm: “Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ, là Trung Tá Kimberly M. Mitchell, còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín…” 

Cũng tháng 4-1975, nhân dân Huế kinh sợ họa Tết Mậu Thân tái diễn, ồ ạt chạy vào Đà Nẵng.

 

III) Trận Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng tư đen Quốc hận năm 1975.

Khởi đầu từ tháng 3-1975, Tây Nguyên Ban Mê Thuột, rồi lần lượt các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị, Huế trở vào…Nha Trang (thất thủ ngày 2-4-1975). Trong tháng tư chiến cuộc diễn ra ở các tỉnh phía đông Sài Gòn, Long Khánh (Xuân Lộc 12-4), châu thổ sông Cửu Long, và đến trưa ngày 30-4-1975 thì Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh quân đội VNCH buông súng, ngừng chiến đấu. Bộ đội cọng sản tiến vào Sài Gòn ngày hôm đó và Cần Thơ ngày 1-5.

Miền Nam đã kháng chiến để tự vệ song thất bại.

 

Chiến cuộc là thế, tuy nhiên, đối với nhân dân thì chiến dịch Hồ Chí Minh là chuỗi dài “Đại Lộ Kinh Hoàng” 1972  lặp lại, những con đường ngập tràn máu và xác người khởi đầu từ ở Tây Nguyên, lan xuống miền Trung, miền Nam. Pháo thủ cộng sản đã cố tình tác xạ bừa bãi vào dòng người dân tị nạn khi biết họ bỏ chạy về hướng chính quyền Việt Nam Cọng Hòa.

 

                                                         ***

 

Ngày 30/4/1975 và xây xác miền Nam quân thù.

Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Việt cọng vào nhà bắt người như bắt cá trong rọ, hoặc gọi ra trình diện rồi đem giết, chôn tập thể. Trong các tháng tư đen 1972 và 1975 bộ đội cọng sản nã súng lớn, bé vào đoàn thường dân di tản trên các quốc lộ để giết hoặc buộc trở lui. (1) (2)

Các đám dân đó tháo chạy về bên VNCH, mặc nhiên theo địch, là quân thù đối đầu với cách mạng. Lũ dân tháo chạy vượt biển thì bắn chết bỏ.  Suốt thời chiến, trước 1975, Việt cọng còn thực hiện nhiều vụ pháo kích, đặt chất nổ, gài mìn vào thường dân sống với VNCH.

 

“Đường vinh quang xây xác quân thù!” 

Than ôi! tự xưng văn minh, đạo đức nhất, song giá Đảng sửa ngôn phong, thay ngôn từ “xây xác” kinh tởm bằng “truy sát/truy quét”, hoặc “tan bóng/chiến thắng…xây đắp sơn hà”! 

Và đổi “cờ in máu chiến thắng” thành “cờ phất phới/theo gió tung bay…” 

Song Đảng sẽ đánh mất bản chất “đảng cọp sống”, bầy cọp sổng chuồng và máu xác.

 

Cải cách ruộng đất Hồ chôn xác, Sinh Bắc tử Nam, Đường Trường Sơn Hồ Chí Minh đốt xác, Lăng Ba Đình Hồ ướp xác, Đại lộ kinh hoàng Dân rữa xác, Tháng tư đen, Ngày Quốc hận, một chuỗi dài tội ác lịch sử do đcsVN tạo nghiệp, dẫn dắt đất nước bị một đảng cầm quyền độc tài phỉnh gạt, thối nát đục khoét, rơi dần vào tay kẻ láng giềng trục lợi. Ôi niềm đau Quốc hận!

 

Ngày 30/4/1975 đỉnh cao “đường vinh quang xây xác quân thù”: cọng sản miền Bắc xâm lăng và đô hộ miền Nam trù phú. Chiến thắng ấy là nhờ công ơn to lớn Tàu cọng giúp đỡ.

Điều này nằm trong sách lược Đại Hán thâu tóm toàn bộ nước VN và biển Đông.

Miền Nam còn tự do ắt sẽ giữ trường tồn sơn hà Bắc, Nam, con cháu Hồng, Lạc.

 

Lê Bá Vận.

 

   

 

1-Huế, thảm sát tết Mậu Thân 1968: Tại các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người.

2-- Ghi chú trong hình: Refugees From The Besieged Quang Tri. HIGHWAY ONE, SOUTH VIETNAM: Carrying  their possessions, and in some cases, their children, refugees  from the besieged  Quang Tri province in South Viet Nam, walk along Highway 1 toward Hue City. (Các người tị nạn từ Quảng Trị bị bao vây. QUỐC LỘ MỘT, NAM VIET NAM: Gánh theo của cải, và đôi khi con cái, các người tị nạn từ tỉnh Quảng Trị bị bao vây, miền Nam Việt Nam, đi bộ dọc theo Quốc lộ 1 hướng về thành phố Huế).

3- Đại lộ Kinh Hoàng. Tháng tư đen 4-1972 xác nhân dân chạy trốn cọng sản đến giải phóng.

4- Ngày 21/3/1975 nguyên gia đình bị cọng sản bắn chết ở quốc lộ 1, gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản. 

 

  

1- Không muốn ở lại sống với cọng sản, đoàn người di tản rời bỏ thị xã Ban Mê Thuột (11-3-1975)

(Pleiku/Buon Me Thuot, Mar 1975 (250,000 refugees, est.)

2- Tháng 3-1975, nhân dân  Huế vượt đèo trên đường di tản vào Đà Nẵng.  

3- Ngày 12/4/1975, nhân dân Xuân Lộc kéo nhau chạy trốn bộ đội cọng sản đến giải phóng.

 

Chú Thích:

 

(1) Bi Mộ “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Lời kể lại của một nhân chứng (email 14-4-2019). 

Ha Le … [ykhoahue] ykhoahue@yahoogroups.com To: yahoogroups

Apr. 14 at 12:27 p.m. [Attachment(s) from Ha Le included below]

Qúy gởi Anh Chị Em
Năm 1972 Kim là cựu học sinh trường Thánh Tâm , Quãng Trị và đã cùng Đồng bào Cam Lộ, Đông Hà,Gia Độ, Gio Linh...thuộc vùng Trị Thiên chạy “Giặc” trên đại lộ kinh hoàng của Mùa hè đỏ lửa 1972 . Số người dân vô tội bị bom đạn giết chết dọc theo bãi cát trắng , còn nhiều hơn số người dân bị chôn sống trong chiến cuộc Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968. Viết đến đây và nhớ lại Quãng Trị thân thương đã làm cho Kim “ Khóc trong lòng” và “ruột quặn đau “, nước mắt của Kim đã tuôn ra.
Kim đã cùng với các anh chị em của nhóm Hướng Thiện , Huế... xây được 100 ngôi mộ cho các nạn nhân hữu danh vô tự, hữu tự vô danh bị giết bởi đạn đại bác 130 ly và 2 cây đại liên do địch quân bắn thẳng vào người dân ,để chặn đừơng tìm tự do cuả các “ Miềng “ chạy về phiá “ Mỹ Nguỵ và sau khi cuộc tái chiếm cổ thành Quãng Trị thì đã được Nhật Báo Sóng Thần đem chôn ở Phò Trạch. Nhưng đến năm 2009 thì việc xây bi mộ bị chính quyền ra lệnh “ Tạm đình chỉ” . Ngày 11 tháng 4 năm 2019 Kim và nhóm Hướng Thiện đang tiếp tục xây bi mộ cho 450 ngôi mộ còn lại . Kim sẽ tường trình sau…. Cầu xin Bề Trên, Trời Phật phù hộ cho sự việc thành công mỹ mãn , bình an.
Ai về Đông Hà  Ai qua Cam Lộ  Ai về Gia Độ  Ai đến Gio Linh  Ai về Triệu Phong 

Quãng Trị quê Miềng  Cho xin nhắn gởi   Chút tình nhớ thương. Tình Thân.

(Chú giải: Bi碑bēi = bia đá, bia kỷ niệm. Mộ墓mù=mồ mả.  Miềng, thổ ngữ Quảng Trị = mình (chỉ người đang nói) chúng mình, người mình, đồng bào mình…)
 
(2) Một Ký Ức Buồn – Người Kể Chuyện (Viết về ngày 30/4/1975).

Khi Cộng quân tiến về Sài Gòn từ hướng Long Khánh, gia đình tôi dắt díu nhau chạy giặc về Thủ Đức. …Trong dòng người di tản đông nghẹt, chen chúc, kẹt cứng từ cầu Sài gòn kéo dài đến gần giáp ranh tỉnh Bình Dương bây giờ, tôi nghe tiếng cầu kinh, niệm Phật trong khi những quả đạn rít qua đầu nghe nổ rất gần càng tăng thêm sự lo lắng, an toàn cho dòng người nối dài trên quốc lộ. Mẹ tôi, một người từng chạy giặc Mậu Thân năm 68 dường như bà khá bình tĩnh, mắt nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm đọc kinh cầu xin Chúa che chở cho cả gia đình… 

 

--------

 

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Năm 20192:51 CH
Khách
“Đường vinh quang xây xác quân thù…”

Đó là xác hàng ngàn nhân dân chạy trốn cọng sản đến giải phóng, bị đại pháo cọng sản bắn chết, xác để thối rửa hơn hai tháng trên Đại lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa.
30 Tháng Tư 20194:29 CH
Khách
HCM tàn sát các đảng phái. CS thảm sát hàng trăm ngàn người Miền Nam trước 75.
Hai triệu bộ đội Miền Bắc sinh Bắc tử Nam.
Đối tượng mà cọng sản gọi là "quân thù” trong câu “Đường vinh quang xây xác quân thù" không ai khác hơn chính là toàn dân mà thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 2723)
Lại nói về chức phó vương xứ Tận còn để trống ít lâu thì triều đình vội vã ban chiếu ngự bình sắc phong quan tham tri xứ Quảng Võ Thường phẩm hàm cấp ba lên nhiếp chính làm cho triều đình ai nấy cũng đều xôn xao bất mãn, bởi quan phẩm hàm cấp thấp, không theo con đường cơ cấu xưa nay, hơn nữa quan còn trẻ tuổi, khi thụ phong chỉ mới trên dưới 50 mà ở vị trí số 2 triều đình thì sợ lòng dân không phục. Biết ý quần thần, đức vua Lú mới truyền thái giám truyền tay cho xem qua lý lịch trích ngang của Võ Thường, theo đó tân phó vương là cháu đời thứ 19 của… Võ Tòng, gọi Tòng bằng ông tổ cậu...
15 Tháng Ba 20247:32 CH(Xem: 1571)
Tổ chức này cho biết đã trình báo tới Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR) và Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok về sự việc đang xảy ra. Vụ việc cơ quan an ninh Việt Nam qua tận Thái Lan để truy tìm người tị nạn xảy ra chỉ một ngày sau khi Báo Công an nhân dân online đưa tin Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura, khi ông này đến chào trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
12 Tháng Ba 20248:07 CH(Xem: 1873)
Bà Lan vừa chỉ cho đàn em từng kỷ vật, vừa thuyết minh: “Đây là bác Trọng tặng nhé, bác Nguyễn Phú Trọng tặng cho em bút bằng vàng với kim cương để ký các quyết định lớn. Đây, chính đích thân bác Trọng ký, em có hình ảnh luôn. Đây, chữ ký của bác Nguyễn Phú Trọng”. “Đây, cái này là của bác Phạm Minh Chính… Em có hết, tứ trụ triều đình em có hết, không có thiếu cái gì hết…” “Tay sờ mắt thấy…”; “Tiền không có thiếu đâu”; “Đừng có phát tán nhé…” “Tặng cho em trai một cái nè. Bằng vàng thật đấy nhé!” Phía trên là những lời của bà Lan, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, một khúc củi tươi mới vào lò. Bác Cả chống tham nhũng kiểu này thì …
11 Tháng Ba 20249:08 CH(Xem: 1541)
- Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi: Mời Bác nghỉ - Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Hàng bác cứ... lòng thòng Thì phải làm... kách mệnh Em Xuân nằm chân gác, Em Ngát ngủ tê hê Em Lạc cùng em Khai vẫn còn chờ ở đó... Đường kách mệnh gian khó Bác phải gắng cho xong Đầu gối bác muốn long Toàn thân thì uể oải Nhưng bác không trễ nãi Nhiệm vụ... đảng đã giao Bác phải cố cho mau.
11 Tháng Ba 20249:04 CH(Xem: 2339)
Cơ quan ANĐT cho rằng những thông tin, số liệu mà ông Đỗ Minh Hiền sử dụng được lấy từ các nguồn trên mạng Internet gồm BBC, Dân Làm Báo, Bauxite Việt Nam… Những thông tin này bị cho không được ông Đỗ Minh Hiền kiểm chứng; nhưng lồng ghép các quan điểm cá nhân bị cho cực đoan và chống đối đảng, Nhà nước Việt Nam. Cơ quan ANĐT thuộc Công an TP Hà Nội ủy thác điều tra cho cơ quan cùng cấp thuộc Công an 26 tỉnh, thành phố và cơ quan để thu thập các tài liệu bị cho do ông Đỗ Minh Hiền phát tán đi
09 Tháng Ba 20246:24 CH(Xem: 1757)
Ví dụ B: (1) Thanh niên phải yêu nước. (2) Láng giềng thì phải bảo bọc, tối lửa tắt đèn có nhau. (3) Anh em phải kính trọng nhường nhịn nhau đó là đạo lý Á Đông. Cả (1), (2), và (3) đều có lý. Giờ thì (4) Việt Nam nhỏ hơn nên là em, Trung Quốc lớn nên là anh (5). Em phải kính trọng anh. Kaka, (4) và (5) thì bắt đầu xàm. Ở đâu ra cái so sámh quan hệ hai quốc gia, hai thể chế chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp như quan hệ anh em? Ai bảo nhỏ hơn về diện tích, dân số thì là em? Mà em thì phải kính trọng anh, nghĩa là gì? Là nó đưa quân đánh mình hàng ngàn năm thì mình đứng yên cho nó đánh và kính nó à?
09 Tháng Ba 20246:21 CH(Xem: 2495)
Một đại diện của MSFJ hôm 6/3 nói với VOA rằng các thành viên của nhóm này “không liên quan gì đến vụ xả súng” ở Đắk Lắk, vốn khiến 9 người thiệt mạng, gồm 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã. Đại diện này cũng phủ nhận bất kỳ liên quan gì tới nhóm MSGI và cho biết họ đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa cũng như không ủng hộ bạo lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong email gửi VOA, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “tiếp tục quan ngại sâu sắc và thẳng thắn lên án những cuộc tấn công” ở Đắk Lắk.
08 Tháng Ba 20248:10 CH(Xem: 2174)
Y đã xuyên tạc thô thiển luật Nhân Quả như thế nào? Rằng “làm thợ hồ kiếp này là do kiếp trước phá nhà, làm bác sĩ kiếp này là do kiếp trước giết người, làm nhà giáo kiếp này là do kiếp trước đốt sách, lúc trẻ thích đi du lịch thì về già sẽ bị bại liệt, phải nằm một chỗ”… Đặc biệt, y còn bảo “kiếp trước thích câu cá (đánh lừa cá), thì kiếp này sẽ làm nghề… lừa đảo”. Y nói ra điều này chắc cũng không biết, rằng ông bác (nhận vơ?) đã quá cố của y từng rất thích câu cá. Vân vân và… vân vân. Nhân Quả trong luân hồi có thực đơn giản và thô thiển như hàng tôm hàng cá… ấy hay không? Không hề. Vậy vì sao có câu: “Gieo nhân nào gặt quả nấy”?
08 Tháng Ba 20248:07 CH(Xem: 1553)
Ngày 07/3, mục sư Y Khen Bdap cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết ba người bị bắt giữ là người trong gia đình của ông, bao gồm em trai ruột Y Quí Bdap (sinh năm 1982), con trai Y Nam Bkrông (sinh năm 1998), và cháu trai Y Kič Bkrông (sinh năm 1998). Ông nói qua điện thoại: “Lúc 10 giờ đêm ngày 05/03/2024, công an tỉnh Đắk Lắk và công an Bình Phước đến phòng trọ điều tra căn cước và lục soát chỗ ở của họ. Đến sáng ngày 06/03, vào lúc 10 giờ sáng, công an đến công ty nơi làm việc và áp giải ba người khi họ đang làm việc. Công an bắt giữ họ mà không đưa ra lý do hay giấy triệu tập.”
06 Tháng Ba 20248:18 CH(Xem: 1506)
Hơn thế nữa, nếu chỉ nhận định hời hợt, sẽ không thấy được sự tác hại trong hành động của Thái Bá Tân, và nếu chịu khó suy nghĩ sâu xa, người ta sẽ thấy ảnh hưởng trong vụ Thái Bá Tân sẽ lan rất rộng. Những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, cho dân oan, công đoàn độc lập..., nói chung là các phong trào xã hội dân sự sẽ dấy lên những sự nghi ngờ, đố kị lẫn nhau. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Ai là người thật tâm trong tranh đấu? Những người đang có những phát biểu nẩy lửa, những hành động, lời nói mạnh mẽ đối lập với chế độ CS, bao giờ sẽ trở cờ? Từ đó đưa đến thái độ nghị kị, dè chừng, đề phòng lẫn nhau, làm giảm đi sức mạnh của phong trào, tổ chức.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!