Vai trò lịch sử quái dị của Hiệp định Ba Lê

27 Tháng Ba 20247:51 CH(Xem: 726)

                                          SÀI GÒN THẤT THỦ
             KỲ 7: VAI TRÒ LỊCH SỬ QUÁI DỊ CỦA HIỆP ĐỊNH BA LÊ

Saigon-1973-Continental-Hotel







©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVRSaigon 1973





Vào buổi sáng sớm ngày bắt đầu có hiệu lực của hiệp định Ba Lê, bầu trời Sài Gòn được tô điểm bằng những màu sắc xanh trong thật đẹp, tôi đã dùng xe hơi chạy vòng quanh Dinh Độc Lập nên ngắm nhìn được những quang cảnh này. Trong bầu không khí êm đềm lúc đó, những hồi chuông thánh thót vang lên từ Nhà Thờ Đức Bà nằm đối diện với cục Bưu Điện Sài Gòn tựa như báo hiệu chính thức cho cuộc ngưng bắn được quy định nơi hiệp định Ba Lê.

Hiệp định Ba Lê là một bản văn quy định về việc đình chiến và những thủ tục tất yếu để tiến hành việc hòa giải dân tộc giữa hai miền Nam Bắc VN. Đây cũng là một bản văn làm xôn xao dư luận quốc tế về một giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh tại VN.

Ngoài đường phố lúc đó, xe cộ, người ta bắt đầu di chuyển nhộn nhịp và đa số người dân nơi đây đều tỏ vẻ nhẹ nhỏm như trút đi những gánh lo âu mang nặng bấy lâu nay. Riêng tôi cũng cảm thấy thoải mái, thanh thản vì nghĩ rằng từ nay chiến tranh đã thực sự chấm dứt và hòa bình sẽ được tái lập trên mảnh đất Việt Nam đầy đau thương này. Đó là ngày 28/1/1973.
Nhưng sự đình chiến chính thức theo như quy định của hiệp định Ba Lê đã không được thực hiện đúng đắn dù chỉ trong một ngày. Và mỗi điều duy nhất được nghiêm chỉnh thực hiện theo hiệp định này là quân đội Hoa Kỳ đã triệt thoái toàn diện khỏi VN mà thôi.
 us withdraw 1973 3
us withdraw 1973 1

                                                     Quân đội Mỹ rút khỏi VietNam 1973

Trong khi đó, cuộc chiến huynh đệ tương tàn của hai miền Nam Bắc vẫn cứ tiếp diễn cho đến hai năm sau, quân Bắc Việt đã vi phạm trắng trợn hiệp định Ba Lê, xâm chiếm miền Nam bằng các hành động quân sự. Kết quả là họ đã tiêu diệt chính quyền miền Nam. Vì vậy nếu trở lại thời điểm ngày 28/1/1973 nói trên thì những hồi chuông vang lên hôm đó, chẳng khác nào là hồi chuông điếu tang báo hiệu cho sự sụp đổ của miền Nam.
anloc 1972 1

                                                                 Thị Xã An Lộc 1972

anloc 1972 2

                                                 Tanks Việt cộng tại chiến trường An Lộc

kontum 1972 1

                                                Quân đội VNCH tại chiến trường An Lộc 1972

Tái chiếm Quảng Trị 1972

                                                              Tái chiếm Quảng Trị 1972

Từ cuối tháng 3/1972 trước đó, qua chiến dịch tổng tấn công của Bắc Việt vào ba thành phố Kontum, An Lộc, Quảng Trị đã trở thành những chiến địa ác liệt nổi tiếng làm chấn động cả thế giới. Tuy thoạt đầu quân Bắc Việt đã chiếm cứ được Quảng Trị và một số nơi khác, nhưng sau đó trước sự phản công kiên cường của quân đội miền Nam, quân Bắc Việt phải tháo lui và không giữ được một thành phố nào đã từng chiếm đóng cho đến hết mùa Xuân năm đó.
Trong suốt thời gian này, quân đội Hoa Kỳ đã trợ giúp cho miền Nam bằng những cuộc oanh tạc và pháo kích vào cứ địa của quân Bắc Việt ở miền Bắc do các oanh tạc cơ xuất phát từ những hạm đội ngoài khơi. Lúc này, tôi cũng bám sát từng chiến trường để thực hiện những bài ký sự nóng bỏng dưới những làn đạn pháo đầy trời. Tại chiến trường Quảng Trị, tôi đã nhặt được tập nhật ký của một binh sĩ quân Bắc Việt tử trận tên Nguyễn Đình Tạo, trong đó có ghi lại rằng anh ta đi chiến đấu nơi chiến trường miền Nam để lại vợ ở Hà Nội và lúc nào cũng tưởng nhớ mùi hoa lài nơi cố hương của mình, vì lý tưởng dân tộc anh ta quyết chiến đầu dù phải hy sinh tính mạng. Khi tôi được người phiên dịch đọc lại cho nghe những điều này thì lần đầu tiên tôi có cảm giác về tính chất của cuộc chiến này là nếu hai bên chịu ngồi lại nói chuyện với nhau thì họ sẽ hiểu rõ nhau hơn.
Sau đó, tình hình sôi động chiến trường đã tạm thời lắng dịu trong lúc tại Sài Gòn, những tin đồn về một cuộc đàm phán đình chiến và việc quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi VN đã bắt đầu lan rộng. Tháng 7/1972, cố vấn Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Kissinger đã tổ chức những cuộc đàm phán bí mật cùng Lê Đức Thọ, ủy viên bộ chính trị trung ương đảng Lao Động, nay là đảng cộng sản. Những cuộc “đi đêm” ngày càng kéo dài với nội dung đàm phán hoàn toàn được giữ kín trong vòng bí mật.
"Đi đêm " giữa Lê Đức Thọ & H. Kissinger

                                              “Đi đêm ” giữa Lê Đức Thọ & H. Kissinger

Và cứ mỗi lần đàm phán xong, chính bản thân ông Kissinger hoặc người phụ tá là ông Alexander Haig lại bay đến Sài Gòn để hội đàm cùng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trên tư cách là một vị đặc sứ. Những lúc như vậy thì các đặc phái viên như chúng tôi thường đến phi trường Tân Sơn Nhất để phỏng vấn ông Haig hoặc ông Kissinger nhưng tuyệt nhiên cả hai ông đều không tiết lộ một chút nào chi tiết nào liên quan đến cuộc đàm phán cả.
TT Nguyễn Văn Thiệu & H. Kissinger

                                                    TT Nguyễn Văn Thiệu & H. Kissinger

Công việc chính của những người làm phóng viên chiến trường như chúng tôi chỉ là ghi lại những điều tai nghe mắt thấy dưới vòm trời lửa đạn, cho nên các tin tức liên quan đến những nhà ngoại giao và chính trị gia cùng các cuộc tiếp xúc qua lại giữa họ thì công việc của chúng tôi đã trở thành những người đi lượm lặt từng mảnh vụn tin tức để cháp nối thành những suy luận vá víu.
Lúc này, coi như việc Hoa Kỳ muốn rút khỏi Việt Nam một cách toàn diện đã hầu như được minh bạch hóa. Đồng thời, Hoa Kỳ vẫn giữ tư thế viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam, nhưng còn cuộc chiến đấu với miền Bắc thì sẽ giao lại cho người VN trên tinh thần rút lui trong danh dự và không bỏ rơi đồng minh. Dĩ nhiên là dư luận miền Nam đã phản đối mạnh mẽ những hành động đàm phán qua mặt mình như vậy của Hoa Kỳ và chỉ trích rằng Hoa Kỳ với mục đích đòi Bắc Việt trao trả tù binh cũng như muốn rút quân sớm ra khỏi Việt Nam nên ép buộc chính quyền miền Nam phải ký kết những hiệp định đầy bất lợi. Theo chính phủ miền Nam thì tại sao có điều kỳ quặc là song song với việc quân đội Hoa Kỳ triệt thoái khỏi thì sự kiện bộ đội Bắc Việt với quân số đông đảo đang hiện diện ở miền Nam lại không được đề cập đến?
ThieuVNLeafF
Trong quá trình phản đối kịch liệt phía Hoa Kỳ về vấn đề này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đặc biệt trọng dụng người cháu của ông là Hoàng Đức Nhã. Ông Nhã là một thanh niên cao lớn, đẹp trai và được đào tạo tại Hoa Kỳ. Với một trình độ Anh ngữ lưu loát, ông Nhã đã đưa ra những nghị luận phản bác lại khuynh hướng triệt thoái của Hoa Kỳ trong tư thế là chẳng thèm coi nỗ lực đi đêm của Kissinger vào đâu cả. Điều này khiến dư luận Hoa Kỳ không có thiện cảm với ông Nhã nhưng ngược lại tại quốc nội, ông Nhã lại chiếm được cảm tình của chính giới và dân chúng miền Nam. Vì vậy, giai đoạn này đã trở thành thế kèn cựa qua lại đưa đến tình trạng không thể nào hình thành được việc ký kết một hiệp định theo ý muốn của Hoa Kỳ.
TT Nguyễn Văn Thiệu & Cố Vấn / Tổng trưởng Thông Tin Hoàng Đức Nhã

                                               TT Nguyễn Văn Thiệu & Cố vấn Hoàng Đức Nhã

Về phía Bắc Việt, sau quá trình đi đêm đã tưởng đâu là Hoa Kỳ sẽ ép được chính phủ miền Nam ưng thuận việc ký kết nên đối với cục diện bất thành họ đã bất mãn và vào ngày 26/10/1972 đài phát thanh Hà Nội đột nhiên bộc lộ công khai những chi tiết về thảo án của hiệp định ngưng chiến được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt trước đó. Việc này đã làm cho Hoa Kỳ bực tức và đi đến quyết định cứng rắn là đe dọa cắt đứt viện trợ nếu chính quyền miền Nam không đồng ý hợp tác về vấn đề này. Tuy nhiên, sau đó Bắc Việt lại đưa ra thêm một số yêu sách khiến Hoa Kỳ càng phẫn nộ và đã dằn mặt bằng một cuộc oanh tạc quy mô trên một số khu vực trung tâm của miền Bắc. Đó là cuộc dội bom vào cuối năm 1972 đến đầu năm 1973 được gọi là “cuộc oanh tạc Giáng Sinh”.
B52 trong chiến dịch Linebacker

                                                        B52 trong chiến dịch Linebacker

b52
Trải qua những giai đoạn như vậy, kết cuộc hiệp định ngưng chiến giữa hai miền Nam Bắc và việc Hoa Kỳ ngưng oanh tạc cùng với việc Bắc Việt trao trả tù binh Mỹ đã được sự đồng ý của các phe tham chiến. Mặt khác, theo hiệp định này về mặt chính trị thì tại miền Nam dưới sự giám sát của quốc tế sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do để dân chúng tự lựa chọn chính thể. Thêm nữa, chính phủ miền Nam và chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (CMLTMNVN) sẽ cùng một thế lực chính trị thứ ba trên nguyên tắc ba phe bình đẳng để thành lập nghị hội toàn quốc hòa giải dân tộc, và các thành viên trong nghị hội sẽ ra ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử nói trên.
Ngày 27/1/1973, hiệp định này đã được ký kết tại Paris giữa đại diện bốn bên gồm Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn, Bắc Việt và chính phủ CMLTMNVN với tên gọi chính thức hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam, hay còn gọi tắt là hiệp định Ba Lê với niềm hy vọng tràn trề về cuộc đình chiến tại Việt Nam.
Hội Nghị Paris 1973

                                                                Hội Nghị Paris 1973

Trong giai đoạn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối việc ký kết hiệp định, chính phủ Nhật Bản đã cực lực phản đối hành động này của ông Thiệu qua lời chỉ trích rằng ông Thiệu chỉ là một thứ trở ngại cho nền hòa bình, đồng thời Nhật Bản với chủ trương là nếu Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam thì người Việt Nam với nhau sẽ dễ dàng thương lượng và thực hiện việc hòa giải dân tộc, đã gần như là áp đảo tinh thần ông Thiệu qua những lời kêu gọi hãy nhanh chóng ký kết vào hiệp định ngưng bắn Ba Lê.
Nhưng trên thực tế chỉ có việc Hoa Kỳ triệt thoái toàn diện và phía Bắc Việt trao trả tù binh được coi như thi hành đúng đắn theo tinh thần của hiệp định Ba Lê, còn lại những gì gọi là hòa giải dân tộc hoặc lập lại một nền hòa bình vĩnh cửu tại Việt Nam v.v… được ghi trong hiệp định đều là những điều mơ tưởng. Như vậy, hiệp định Ba Lê đã mang một ý nghĩa gì?
Tôi chợt nhớ đến lời nhận định của ông Joe Freed, một ký giả chuyên nghiệp kỳ cựu đã từng sống ở Sài Gòn trên 10 năm của nhật báo New York Daily News, như sau: “Hiệp định Ba Lê? Ồ! Đó chỉ là một sự lường gạt trắng trợn và nó giống như một tấm giấy thông hành cấp cho Hoa Kỳ được phép rời khỏi Việt Nam mà thôi. Việc Hoa Kỳ nhận lại tù binh cũng chỉ là một hình thức tạm thời làm cho vẻ hợp lệ trên mặt giấy tờ. Còn lại sau đó, Hoa Kỳ bỏ mặc cho miền Nam ra sao cũng được, miễn là Hoa Kỳ cứ tiếp tục viện trợ cho miền Nam để giải quyết vấn đề của mình”.
Nhưng Hoa Kỳ đã không viện trợ cho miền Nam như những lời cam kết và hiệp định Ba Lê đã hoàn thành một vai trò lịch sử quái dị, mở đường cho cuộc chiến thắng của quân Bắc Việt cũng như tạo động lưc mạnh mẽ cho sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tư 20248:25 CH(Xem: 692)
Từ năm 1865, Pháp và Xiêm cũng bắt đầu thảo luận về chủ quyền trên Kampuchea - mà theo lối diễn tả của Minh Mạng, giống như miếng xương sườn gà, trông thì ngon, nhưng khó nuốt. Năm 1867, Xiêm đổi quyền bảo hộ Kampuchea cho Pháp, lấy hai tỉnh Battambang và Siamreap. Có lẽ vì thế kinh nghiệm Xiêm La khá hấp dẫn ở thời điểm này. Thực ra, giòng họ Chakri may mắn hơn tài giỏi. Con triều thuộc địa chưa lên đến cao điểm. Năm 1888, Pháp bắt Xiêm cắt nhượng dần bốn tiểu quốc Lào để năm 1893 Liên bang Đông Dương có được 5 xứ. Năm 1907, như một điều kiện để giữ được độc lập, Xiêm phải trả Kampuchea tỉnh Battambang...
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 795)
Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố hôm 1/4: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, người đã lên tiếng một cách ôn hòa về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. “Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương chỉ vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam", vẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói. Bộ cũng kêu gọi Việt Nam “hãy trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ một cách bất công”.
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 751)
Từ ngày ngày 01/4, chính quyền lập chốt chặn hai đầu không cho ai qua lại khu vực này. Bản thân ông Duy Hồ cũng bị giam lỏng tại gia từ ngày 18/3 tới nay. Ông nói qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do (RFA): “Ngày 25/2 (âm lịch) là ngày lễ của tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi làm lễ kỷ niệm Đức thầy vắng mặt. Tất cả cán bộ lãnh đạo không cho chúng tôi tổ chức ngày lễ này, nói là trong Hiến chương của Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quốc doanh không có ngày lễ này, và Nhà nước cũng không cho làm lễ ngày này.”
02 Tháng Tư 20248:11 CH(Xem: 1237)
Chỉ sau vài hiệp đấu, sau những đòn tấn công của Tiểu Lân La, Cù Công thi triển võ công cái thế tuyệt đỉnh, y lấy tay làm đao vung lên chém gió phần phật, nhiều khi đắc ý Cù Công còn vỗ bàn đùng đùng nhằm uy hiếp tinh thần của đối phương làm cho Tiểu Lân La mồm im thin thít, những bài quyền của Cù Công rất đa dạng như:” góp ý cùng đảng cọng rau trên tinh thần xây dựng’, “Hồ tiên vương phát kẹo cho Cù Công”, “Đảng cọng rau phải nhìn thấy tầm của Cù Công đã từng gặp gỡ những ông vua, bà chúa xứ người…”, thật là một trận đánh đẹp có thể viết thành sách (Đỗ Hữu Ca).
01 Tháng Tư 20248:52 CH(Xem: 996)
Một tín đồ của chùa Đại Thọ không chứng kiến vụ việc nhưng được những người thân xung quanh đó thuật lại vụ việc. Người này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong buổi chiều ngày 01/4: “Sáng nay có khoảng 100 công an mặc cảnh phục và thường phục cùng nhiều chó nghiệp vụ được điều động đến khu vực giảng đường để ngăn cấm mọi người tiếp cận khu vực này. Chính quyền cũng điều động khoảng sáu xe múc có gầu đến để phá huỷ giảng đường.”
30 Tháng Ba 20245:41 CH(Xem: 2227)
Đảng ngày nay mê say. Đô la vơ đầy túi. Mác-Lê không cần thiết. Chỉ vỏ bọc bên ngoài. Bên trong là tham nhũng. Chúng bán sạch quê hương. Qua mô hình phát triển. Đất nước chẳng tiến lên. Thấy giật lùi tụt hậu. Quê hương của chúng ta. Từ biển đảo đất liền Nay sắp thành Trung cộng. Lại bắc thuộc ngàn năm. Nhìn về đất nước tôi. Đứng bên đây tôi khóc. Cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau này đau quá. Chẳng biết bao giờ nguôi.
30 Tháng Ba 20245:40 CH(Xem: 1077)
Cơ quan CSĐT cho rằng các video do ông Lê Phú Tuân đăng tải đã thu hút nhiều lượt xem, chia sẻ, bình luận, lan truyền nhanh trên không gian mạng. Hậu quả của thực tế này theo cơ quan CSĐT thuộc Công an huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là đã gây dư luận xấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nước, hạ thấp uy tín của cơ quan Nhà nước; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của những người thi hành pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
29 Tháng Ba 20247:02 CH(Xem: 694)
Vào mùa Thu năm 1991, tôi đã gặp lại Bùi Tín tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Khi tôi đặt câu hỏi: “Nếu hiện nay ông thường đề cập đến tự do và dân chủ thì ông nghĩ sao về cuộc chiến tranh trước đây đã đánh tan một chính quyền từng nêu cao ý nghĩa của tự do và dân chủ tuy nó không hoàn toàn giống với giá trị quan như ông suy nghĩ?”. Và Bùi Tín đã trả lời như sau:“Cuộc chiến đó là một chiến thắng rỗng tuếch và vô nghĩa, lòng tôi vô cùng đau đớn xót xa khi nghĩ rằng có lẽ nhưng đồng đội của tôi đã hy sinh tính mạng cho sự thắng lợi vô nghĩa này.”
28 Tháng Ba 20248:14 CH(Xem: 882)
Vào ngày 26/3/2024, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an tỉnh Vĩnh Long bắt giữ ông Thạch Chanh Đa Ra, sinh năm 1990, và ông Kim Khiêm, sinh năm 1978 cùng ngụ ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình về cáo buộc theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự - Lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Ông Thạch Chanh Đa Ra là trụ trì chùa Đại Thọ, ông bị loại ra khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam hồi năm ngoái, trong khi ông Kim Khiêm là Phật tử và cũng là người giúp việc của cơ sở tôn giáo này. Dẫn nguồn tin từ công an địa phương, truyền thông Nhà nước đưa tin, từ năm 2020 đến nay...
28 Tháng Ba 20248:13 CH(Xem: 887)
Ông Y Quynh Bdap, người đang tị nạn tại Thái Lan vì đàn áp tôn giáo, bình luận về phiên toà: “Việc xét xử thầy Y Krếc Byă không được công khai, không được minh bạch, rõ ràng vi phạm quyền được xét xử công bằng. Việc họ kết án thầy Y Krếc Byă 13 năm tù tôi thấy là quá bất công đối với những người hoạt động tôn giáo để bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình bởi vì thầy Y Krếc Byă không phạm tội mà chỉ hoạt động cũng như bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình theo đúng pháp luật và niềm tin của anh.”
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...