Các bài viết (21)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Vũ Ngự Chiêu
Mới nhất
A-Z
Z-A
Một cổ đôi tròng: Thời Nhật chiếm đóng, 1941-1945
23 Tháng Năm 2023
8:43 CH
Từ giữa thập niên 1930, giao tình giữa Đông Kinh và Hà Nội-Paris khi nóng, lúc mưa, trầm bổng theo tình hình chiến trận Trung Hoa—trọng tâm chính sách ngoại giao của tất cả cường quốc thế giới. Nhật Bản muốn chuyển hóa từ một cường quốc biển sang một cường quốc vừa biển vừa đất liền qua kế hoạch xâm chiếm Mãn Châu và lãnh thổ phía bắc cùng duyên hải tiêp cận Triều Tiên, tức Chosun, đã trở thành thuộc địa của Nhật từ năm 1910. Tự hào là một cường quốc Âu Châu, Pháp theo gương Bri-tên, Mỹ và Dutch, tạo thành một liên minh yểm trợ tinh thần cho Trung Hoa từ năm 1937. Các trục giao thông thủy bộ từ Đông Dương vào...
Petrus Key là ai?
11 Tháng Năm 2023
9:56 CH
Sử dụng tên Petrus Key, như thế, trước hết không những chính xác hơn tên Petrus Ký, mà còn tôn trọng ý nguyện của ông ta. Thứ nữa, dùng tên Petrus Key còn hàm ý kêu gọi nỗ lực nghiên cứu thêm về gia thế ông. Các nhà “Petrus Key học” tương lai nên tìm hiểu, một cách rõ ràng chính xác mà đừng nhắm mắt suy đoán vu vơ, là tại sao Petrus Key sau này tự khai (hoặc lấy lại) tên Trương Vĩnh Ký? Phải chăng “Trương Vĩnh Ký” chỉ là tên Việt hóa của Petrus Key, cho những mục tiêu nào đó (như bỏ tu, lấy vợ, trở lại xã hội)? Hay, Petrus Key đơn giản chỉ là bí danh đầu tiên của “Trương Vĩnh Ký,” như chúng ta thường hiểu? Khi đã lớn tuổi...
Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam (3-8/1945)
10 Tháng Năm 2023
7:53 CH
Tại Huế, theo người viết hồi ký cho Nguyễn Phước Điển, sau khi đã yêu cầu Nguyễn Phước Điển bỏ dở chuyến đi săn đêm ở phía bắc Quảng Trị đêm 8/3 và hộ tống phái đoàn vợ chồng nhà vua trở lại Hoàng thành vì lý do an ninh, sáng 11/3 Cố Vấn Tối Cao Yokoyama Masayuki—cựu Giám đốc Văn Hóa, nói thạo tiếng Pháp—đến thăm Nguyễn Phước Điển và, trái với nỗi lo ngại của Nhật, thuyết phục được vua hợp tác.[xv] Mối lo sợ trên chẳng phải thiếu căn cứ. Sau này, Khâm sứ Vatican ở Huế là Giám mục Antonin Drapier tiết lộ với Linh mục/Cao Ủy Georges Thierry d’Argenlieu rằng thượng tuần tháng 3/1945 Nguyễn Phước Điển đã nhờ ông ta...
Petrus Key là ai?
01 Tháng Năm 2023
9:06 CH
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, muốn tìm hiểu về Petrus Key, phải đặt trả Petrus Key vào bối cảnh xã hội hậu bán thế kỷ XIX—một vương quốc Đại Nam kém phát triển kỹ thuật, còn nặng về nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm sản và tiểu công nghệ Trung Cổ; sự xâm lăng của văn hóa Tây phương, dưới bảng hiệu tôn giáo, chủ nghĩa cá nhân vật bản và chiến lược thực dân của Pháp, cùng phản ứng của thực dân Tàu—một nước lớn lân bang tự xưng “Trung Quốc” [Zhongguo] khống chế mọi sinh hoạt của Việt Nam từ thế kỷ X, và rất có thế sớm hơn, từ thời Đông Hán (25-220)
Nguyễn Ái Quốc: Người Việt Đầu Tiên Đến Mỹ?
30 Tháng Tư 2023
6:03 CH
Trong dân gian, một huyền thoại được truyền tụng là việc ông Bùi Viện (1837-1878) từng qua Mỹ vào khoảng năm 1873.(1) Vì nhiều lý do khác nhau, rất ít người đề cập đến việc Nguyễn Sinh Côn (1892-1969), tức Paul Thành, có mặt ở Mỹ trong khoảng Thế chiến thứ nhất (1914-1918), làm quen với Bản tuyên ngôn độc lập 4/7/1776 của Liên bang Mỹ, và nhiều lần lập lại một câu bất hủ của văn kiện lịch sử này: từ những bài huấn luyện hội viên Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Đồng Chí Hội trong giai đoạn 1925-1927, tới bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Hà Nội.
Liên Hệ Việt Nam Và Pháp Trước 1858 (phần 2)
29 Tháng Tư 2023
6:10 CH
Ngày 27/12/1787, Pigneau rời Lorient qua Isle de France (Maurice). Ngoại trưởng Pháp tặng tiền, và tăng phái cho một ít sĩ quan. Pigneau thành lập ở đây một đạo thánh chiến quân, mang sang giúp Chủng. Ngày 18/5/1788, Pigneau trở lại Pondichéry. Nhưng Bá tước, Trung tướng Thomas de Corway [Conway]–từng tham chiến ở Mỹ và bị dính líu vào một âm mưu phế lập tại đây–từ chối cấp binh thuyền cho Pigneau. Quyết định này dựa trên mật lệnh từ Louis XVI ngày 2/12/1787, là "Tùy nghi hành động để thành lập một cơ sở ở Đại Việt; làm sao để vừa ít tốn kém vừa được nhiều lợi nhuận." Đồng ý với de Conway, tháng 7/1788...
Liên Hệ Việt Nam Và Pháp Trước 1858 (phần 1)
28 Tháng Tư 2023
7:38 CH
Trước năm 1858, Pháp và Việt Nam đã có quan hệ khá sâu đậm và phức tạp. Quan hệ đa phương này, giữa hai quốc gia cách nhau gần nửa vòng địa cầu, nẩy nở và đan kết qua ba phong trào đặc thù của thời Trung Cổ: thám hiểm và khai phá những vùng đất xa lạ bên ngoài Âu châu và vùng lân cận; đánh chiếm những vùng đất khác chủng tộc và văn hóa cho những lợi nhuận vật chất; và, truyền bá đạo Ki-tô. Trên cơ bản, động lực chính do bản năng loài người, ở giai đoạn luật kẻ mạnh thống trị. Những xã hội cổ thời ở lục địa Á Châu chẳng xa lạ gì với kinh nghiệm cá lớn nuốt cá bé này. Tuy nhiên, phong trào thực dân Âu Châu từ thế kỷ XV đã ...
Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX:Hồ Chí Minh—Nhà Ngoại Giao, 1945-1946
26 Tháng Tư 2023
7:53 CH
Từ năm 1930, sau khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] ngày 6/1/1930, Hồ bị bỏ quên bên lề phong trào Quốc Tế Cộng Sản, không những bị chỉ trích là “nặng tinh thần quốc gia,” “thời cơ,” mà còn bị tình nghi là có liên hệ với tình báo tư bản. Ngay đến bí danh Nguyễn Ái Quốc cũng bị khai tử. Suốt bốn năm dài ở Mat-scơ-va từ tháng 10/1934 tới tháng 9/1938, dưới bí danh Lin (Lâm), Hồ chẳng được giao một công tác quan trọng nào, trong khi nhóm QTCS (Comintern) trẻ trung từ Nga về như Livitnov Lê Huy Doãn (Hồng Phong), Cinitchkin Hà Huy Tập, Kan Nguyễn Ngọc Vi (Phùng Chí Kiên), Bourov Dương Bạch Mai, Pallat Nguyễn Văn Phong...
“Quân chủ lập hiến”: đoạn kết một thời đại, 1925-1927
23 Tháng Tư 2023
6:29 CH
Từ đầu thập niên 1920, các viên chức Âu Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến “Đệ Tam Quốc Tế” [Comintern]—đã bị một số trí thức Trung Hoa hiểu và dịch sai sang chữ Hán/Nho thành Quốc Tế Cộng Sản [International Communism], và/hoặc muốn cấy sâu hạt nhân sợ hãi trong đám đông về thế lực tử thù của các cường quốc thực dân và Giáo hội Vatican. Mặc dù Trung Hoa đang như người bệnh nặng—rã rời, phân hóa vì đủ loại sứ quân, nhưng chính phủ Nam Kinh dường hờ hững với các cường quốc, nuôi tham vọng thống nhất đất nước và hiện đại hóa quốc phòng qua sự tiếp tay của Liên Sô Nga. Mối đe dọa của Marxist-Leninism càng...
Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX: Vài Cảm Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức
21 Tháng Tư 2023
9:15 CH
Trong ba biến cố cao điểm của phong trào Phật Giáo năm 1963—cái chết của Phật tử đêm 8/5 tại Huế, cuộc tự thiêu của Quảng Đức ngày 11/6 và chiến dịch “vét chùa” ngày 20-21/ 8/1963—đây là biến cố duy nhất phong trào Phật Giáo tranh đấu giữ thế chủ động. Nếu muốn xếp hạng cuộc tự thiêu này như một thứ vũ khí tranh đấu, nó là “vũ khí” của người yếu chống lại kẻ mạnh và ác, là ánh sáng của lương tâm soi rõ những góc cạnh xấu xí, dơ bẩn của quyền lực thế nhân, là ngọn lửa hâm nồng, nếu không phải đun sôi dòng máu lạnh của đám đông đang bưng tai, bịt mắt, co ro trong ngục tối đen lạnh của sự sợ hãi bạo quyền. Nó có tác dụng...
Quay lại