Vai trò lịch sử quái dị của Hiệp định Ba Lê

27 Tháng Ba 20247:51 CH(Xem: 798)

                                          SÀI GÒN THẤT THỦ
             KỲ 7: VAI TRÒ LỊCH SỬ QUÁI DỊ CỦA HIỆP ĐỊNH BA LÊ

Saigon-1973-Continental-Hotel







©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVRSaigon 1973





Vào buổi sáng sớm ngày bắt đầu có hiệu lực của hiệp định Ba Lê, bầu trời Sài Gòn được tô điểm bằng những màu sắc xanh trong thật đẹp, tôi đã dùng xe hơi chạy vòng quanh Dinh Độc Lập nên ngắm nhìn được những quang cảnh này. Trong bầu không khí êm đềm lúc đó, những hồi chuông thánh thót vang lên từ Nhà Thờ Đức Bà nằm đối diện với cục Bưu Điện Sài Gòn tựa như báo hiệu chính thức cho cuộc ngưng bắn được quy định nơi hiệp định Ba Lê.

Hiệp định Ba Lê là một bản văn quy định về việc đình chiến và những thủ tục tất yếu để tiến hành việc hòa giải dân tộc giữa hai miền Nam Bắc VN. Đây cũng là một bản văn làm xôn xao dư luận quốc tế về một giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh tại VN.

Ngoài đường phố lúc đó, xe cộ, người ta bắt đầu di chuyển nhộn nhịp và đa số người dân nơi đây đều tỏ vẻ nhẹ nhỏm như trút đi những gánh lo âu mang nặng bấy lâu nay. Riêng tôi cũng cảm thấy thoải mái, thanh thản vì nghĩ rằng từ nay chiến tranh đã thực sự chấm dứt và hòa bình sẽ được tái lập trên mảnh đất Việt Nam đầy đau thương này. Đó là ngày 28/1/1973.
Nhưng sự đình chiến chính thức theo như quy định của hiệp định Ba Lê đã không được thực hiện đúng đắn dù chỉ trong một ngày. Và mỗi điều duy nhất được nghiêm chỉnh thực hiện theo hiệp định này là quân đội Hoa Kỳ đã triệt thoái toàn diện khỏi VN mà thôi.
 us withdraw 1973 3
us withdraw 1973 1

                                                     Quân đội Mỹ rút khỏi VietNam 1973

Trong khi đó, cuộc chiến huynh đệ tương tàn của hai miền Nam Bắc vẫn cứ tiếp diễn cho đến hai năm sau, quân Bắc Việt đã vi phạm trắng trợn hiệp định Ba Lê, xâm chiếm miền Nam bằng các hành động quân sự. Kết quả là họ đã tiêu diệt chính quyền miền Nam. Vì vậy nếu trở lại thời điểm ngày 28/1/1973 nói trên thì những hồi chuông vang lên hôm đó, chẳng khác nào là hồi chuông điếu tang báo hiệu cho sự sụp đổ của miền Nam.
anloc 1972 1

                                                                 Thị Xã An Lộc 1972

anloc 1972 2

                                                 Tanks Việt cộng tại chiến trường An Lộc

kontum 1972 1

                                                Quân đội VNCH tại chiến trường An Lộc 1972

Tái chiếm Quảng Trị 1972

                                                              Tái chiếm Quảng Trị 1972

Từ cuối tháng 3/1972 trước đó, qua chiến dịch tổng tấn công của Bắc Việt vào ba thành phố Kontum, An Lộc, Quảng Trị đã trở thành những chiến địa ác liệt nổi tiếng làm chấn động cả thế giới. Tuy thoạt đầu quân Bắc Việt đã chiếm cứ được Quảng Trị và một số nơi khác, nhưng sau đó trước sự phản công kiên cường của quân đội miền Nam, quân Bắc Việt phải tháo lui và không giữ được một thành phố nào đã từng chiếm đóng cho đến hết mùa Xuân năm đó.
Trong suốt thời gian này, quân đội Hoa Kỳ đã trợ giúp cho miền Nam bằng những cuộc oanh tạc và pháo kích vào cứ địa của quân Bắc Việt ở miền Bắc do các oanh tạc cơ xuất phát từ những hạm đội ngoài khơi. Lúc này, tôi cũng bám sát từng chiến trường để thực hiện những bài ký sự nóng bỏng dưới những làn đạn pháo đầy trời. Tại chiến trường Quảng Trị, tôi đã nhặt được tập nhật ký của một binh sĩ quân Bắc Việt tử trận tên Nguyễn Đình Tạo, trong đó có ghi lại rằng anh ta đi chiến đấu nơi chiến trường miền Nam để lại vợ ở Hà Nội và lúc nào cũng tưởng nhớ mùi hoa lài nơi cố hương của mình, vì lý tưởng dân tộc anh ta quyết chiến đầu dù phải hy sinh tính mạng. Khi tôi được người phiên dịch đọc lại cho nghe những điều này thì lần đầu tiên tôi có cảm giác về tính chất của cuộc chiến này là nếu hai bên chịu ngồi lại nói chuyện với nhau thì họ sẽ hiểu rõ nhau hơn.
Sau đó, tình hình sôi động chiến trường đã tạm thời lắng dịu trong lúc tại Sài Gòn, những tin đồn về một cuộc đàm phán đình chiến và việc quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi VN đã bắt đầu lan rộng. Tháng 7/1972, cố vấn Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Kissinger đã tổ chức những cuộc đàm phán bí mật cùng Lê Đức Thọ, ủy viên bộ chính trị trung ương đảng Lao Động, nay là đảng cộng sản. Những cuộc “đi đêm” ngày càng kéo dài với nội dung đàm phán hoàn toàn được giữ kín trong vòng bí mật.
"Đi đêm " giữa Lê Đức Thọ & H. Kissinger

                                              “Đi đêm ” giữa Lê Đức Thọ & H. Kissinger

Và cứ mỗi lần đàm phán xong, chính bản thân ông Kissinger hoặc người phụ tá là ông Alexander Haig lại bay đến Sài Gòn để hội đàm cùng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trên tư cách là một vị đặc sứ. Những lúc như vậy thì các đặc phái viên như chúng tôi thường đến phi trường Tân Sơn Nhất để phỏng vấn ông Haig hoặc ông Kissinger nhưng tuyệt nhiên cả hai ông đều không tiết lộ một chút nào chi tiết nào liên quan đến cuộc đàm phán cả.
TT Nguyễn Văn Thiệu & H. Kissinger

                                                    TT Nguyễn Văn Thiệu & H. Kissinger

Công việc chính của những người làm phóng viên chiến trường như chúng tôi chỉ là ghi lại những điều tai nghe mắt thấy dưới vòm trời lửa đạn, cho nên các tin tức liên quan đến những nhà ngoại giao và chính trị gia cùng các cuộc tiếp xúc qua lại giữa họ thì công việc của chúng tôi đã trở thành những người đi lượm lặt từng mảnh vụn tin tức để cháp nối thành những suy luận vá víu.
Lúc này, coi như việc Hoa Kỳ muốn rút khỏi Việt Nam một cách toàn diện đã hầu như được minh bạch hóa. Đồng thời, Hoa Kỳ vẫn giữ tư thế viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam, nhưng còn cuộc chiến đấu với miền Bắc thì sẽ giao lại cho người VN trên tinh thần rút lui trong danh dự và không bỏ rơi đồng minh. Dĩ nhiên là dư luận miền Nam đã phản đối mạnh mẽ những hành động đàm phán qua mặt mình như vậy của Hoa Kỳ và chỉ trích rằng Hoa Kỳ với mục đích đòi Bắc Việt trao trả tù binh cũng như muốn rút quân sớm ra khỏi Việt Nam nên ép buộc chính quyền miền Nam phải ký kết những hiệp định đầy bất lợi. Theo chính phủ miền Nam thì tại sao có điều kỳ quặc là song song với việc quân đội Hoa Kỳ triệt thoái khỏi thì sự kiện bộ đội Bắc Việt với quân số đông đảo đang hiện diện ở miền Nam lại không được đề cập đến?
ThieuVNLeafF
Trong quá trình phản đối kịch liệt phía Hoa Kỳ về vấn đề này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đặc biệt trọng dụng người cháu của ông là Hoàng Đức Nhã. Ông Nhã là một thanh niên cao lớn, đẹp trai và được đào tạo tại Hoa Kỳ. Với một trình độ Anh ngữ lưu loát, ông Nhã đã đưa ra những nghị luận phản bác lại khuynh hướng triệt thoái của Hoa Kỳ trong tư thế là chẳng thèm coi nỗ lực đi đêm của Kissinger vào đâu cả. Điều này khiến dư luận Hoa Kỳ không có thiện cảm với ông Nhã nhưng ngược lại tại quốc nội, ông Nhã lại chiếm được cảm tình của chính giới và dân chúng miền Nam. Vì vậy, giai đoạn này đã trở thành thế kèn cựa qua lại đưa đến tình trạng không thể nào hình thành được việc ký kết một hiệp định theo ý muốn của Hoa Kỳ.
TT Nguyễn Văn Thiệu & Cố Vấn / Tổng trưởng Thông Tin Hoàng Đức Nhã

                                               TT Nguyễn Văn Thiệu & Cố vấn Hoàng Đức Nhã

Về phía Bắc Việt, sau quá trình đi đêm đã tưởng đâu là Hoa Kỳ sẽ ép được chính phủ miền Nam ưng thuận việc ký kết nên đối với cục diện bất thành họ đã bất mãn và vào ngày 26/10/1972 đài phát thanh Hà Nội đột nhiên bộc lộ công khai những chi tiết về thảo án của hiệp định ngưng chiến được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt trước đó. Việc này đã làm cho Hoa Kỳ bực tức và đi đến quyết định cứng rắn là đe dọa cắt đứt viện trợ nếu chính quyền miền Nam không đồng ý hợp tác về vấn đề này. Tuy nhiên, sau đó Bắc Việt lại đưa ra thêm một số yêu sách khiến Hoa Kỳ càng phẫn nộ và đã dằn mặt bằng một cuộc oanh tạc quy mô trên một số khu vực trung tâm của miền Bắc. Đó là cuộc dội bom vào cuối năm 1972 đến đầu năm 1973 được gọi là “cuộc oanh tạc Giáng Sinh”.
B52 trong chiến dịch Linebacker

                                                        B52 trong chiến dịch Linebacker

b52
Trải qua những giai đoạn như vậy, kết cuộc hiệp định ngưng chiến giữa hai miền Nam Bắc và việc Hoa Kỳ ngưng oanh tạc cùng với việc Bắc Việt trao trả tù binh Mỹ đã được sự đồng ý của các phe tham chiến. Mặt khác, theo hiệp định này về mặt chính trị thì tại miền Nam dưới sự giám sát của quốc tế sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do để dân chúng tự lựa chọn chính thể. Thêm nữa, chính phủ miền Nam và chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (CMLTMNVN) sẽ cùng một thế lực chính trị thứ ba trên nguyên tắc ba phe bình đẳng để thành lập nghị hội toàn quốc hòa giải dân tộc, và các thành viên trong nghị hội sẽ ra ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử nói trên.
Ngày 27/1/1973, hiệp định này đã được ký kết tại Paris giữa đại diện bốn bên gồm Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn, Bắc Việt và chính phủ CMLTMNVN với tên gọi chính thức hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam, hay còn gọi tắt là hiệp định Ba Lê với niềm hy vọng tràn trề về cuộc đình chiến tại Việt Nam.
Hội Nghị Paris 1973

                                                                Hội Nghị Paris 1973

Trong giai đoạn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối việc ký kết hiệp định, chính phủ Nhật Bản đã cực lực phản đối hành động này của ông Thiệu qua lời chỉ trích rằng ông Thiệu chỉ là một thứ trở ngại cho nền hòa bình, đồng thời Nhật Bản với chủ trương là nếu Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam thì người Việt Nam với nhau sẽ dễ dàng thương lượng và thực hiện việc hòa giải dân tộc, đã gần như là áp đảo tinh thần ông Thiệu qua những lời kêu gọi hãy nhanh chóng ký kết vào hiệp định ngưng bắn Ba Lê.
Nhưng trên thực tế chỉ có việc Hoa Kỳ triệt thoái toàn diện và phía Bắc Việt trao trả tù binh được coi như thi hành đúng đắn theo tinh thần của hiệp định Ba Lê, còn lại những gì gọi là hòa giải dân tộc hoặc lập lại một nền hòa bình vĩnh cửu tại Việt Nam v.v… được ghi trong hiệp định đều là những điều mơ tưởng. Như vậy, hiệp định Ba Lê đã mang một ý nghĩa gì?
Tôi chợt nhớ đến lời nhận định của ông Joe Freed, một ký giả chuyên nghiệp kỳ cựu đã từng sống ở Sài Gòn trên 10 năm của nhật báo New York Daily News, như sau: “Hiệp định Ba Lê? Ồ! Đó chỉ là một sự lường gạt trắng trợn và nó giống như một tấm giấy thông hành cấp cho Hoa Kỳ được phép rời khỏi Việt Nam mà thôi. Việc Hoa Kỳ nhận lại tù binh cũng chỉ là một hình thức tạm thời làm cho vẻ hợp lệ trên mặt giấy tờ. Còn lại sau đó, Hoa Kỳ bỏ mặc cho miền Nam ra sao cũng được, miễn là Hoa Kỳ cứ tiếp tục viện trợ cho miền Nam để giải quyết vấn đề của mình”.
Nhưng Hoa Kỳ đã không viện trợ cho miền Nam như những lời cam kết và hiệp định Ba Lê đã hoàn thành một vai trò lịch sử quái dị, mở đường cho cuộc chiến thắng của quân Bắc Việt cũng như tạo động lưc mạnh mẽ cho sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Năm 20247:40 CH(Xem: 274)
Người ta nói cộng sản 'tẩy não' đầu óc con người thì không đúng lắm mà phải nói rằng cộng sản rất có khả năng huấn luyện thú, bởi vì con người cha mẹ sinh ra có đầu óc, tay chân, giác quan bình thường, nhưng khi đã vào tay đảng Tận thì từ người chúng nó đều hóa... Chó, bởi vì tố chất của loài chó là trung thành, cho nên không cần biết đúng sai chúng nó cứ sủa nhặng, sủa xị lên ra vẻ ta đây là con chó trung thành nhất để lập công cùng đảng... Nhà Hậu Hồ sau khi một thi nhân cùi bắp sáng tác ra bí kíp "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" thì ngày nay có rất nhiều câu nói hay, mà câu hay nhất là "Con chó sủa suốt đời không thành người - Còn có bọn người chỉ mới... nói có mấy câu bỗng nhiên... hóa chó!"
07 Tháng Năm 20247:39 CH(Xem: 661)
Túm lại, ở cái xứ khỉ chúng tôi chỉ biết xài luật rừng, không ai được quyền chỉ trích đảng cầm quyền cũng như chính phủ loài khỉ chúng tôi, vì sẽ bị khép tội và đi ở tù, còn nhân quyền không có tiêu chuẩn cụ thể cho nên chúng tôi bịt mồm, đánh đấm, tra khảo, tống giam thì cũng là nhân quyền, bởi khỉ chỉ dùng luật khỉ, không dùng luật người, hiểu chưa?!
06 Tháng Năm 20247:39 CH(Xem: 480)
Ông Y Quynh Bdap, một trong số sáu người bị xét xử vắng mặt dưới cáo buộc phạm tội “khủng bố”, và bị tuyên án 10 năm tù giam, cho đài RFA biết sau khi phiên toà kết thúc: “Đây là cáo buộc phi lý, họ không đưa ra bằng chứng nào mà lại cáo buộc tôi như vậy. Cái mức án mà họ đưa cho tôi là không đúng. Tôi đâu có tham gia vào vụ này mà họ lại xử tôi với mức án 10 năm.” Áp dụng Điều 331 và Điều 117 Bộ luật Hình sự Hai Điều 331 và 117 của Bộ luật Hình sự tiếp tục được áp dụng chủ yếu trong các vụ bắt giam và kết án tù những người cất tiếng nói chỉ trích ôn hoà ở trong nước. Số người bị bắt vì hai điều này trong năm 2023 chiếm hơn một nửa tổng số tù nhân lương tâm bị bắt giữ trong năm.
04 Tháng Năm 20246:14 CH(Xem: 1020)
Tô thượng thư tiếp chí nhận đại đao thì hớn hở trong lòng, vung đao chém loạn xà ngầu, gặp ai ngài cũng chém, từ các thượng thư hàm nhất phẩm cho đến bát phẩm cũng chui đầu vô cẩu đầu đao, tuy nhiên càng chém, càng thấy máu thì ngài càng nổi điên tợn, chém bừa, chém bãi, không kể đại thần, có công, hoàng thân cuốc thích gì ráo làm cho những đại quan triều đình như Võ Thường (lý lịch cháu Võ Tòng), Vương Kiệt Quệ (cháu hờ của Vương Trùng Dương, người khai sinh ra võ thuật 'Nhất Dương Chỉ' một trong Võ Lâm Ngũ Bá), thành ra tứ trụ triều đình nhà Tận cái ghế 4 chân gãy cha nó hết 2 chân, các quan sợ teo tờ... rim, đứa nào đứa nấy...
03 Tháng Năm 20249:38 CH(Xem: 937)
Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam gửi Liên Hiệp quốc, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh. Tuy nhiên, RSF cho rằng báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ và hiện có 35 nhà báo bị cầm tù "biến Việt Nam thành nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với nhà báo." Hai quốc gia còn lại là Myanmar - 69 nhà báo và Trung Quốc với 109 nhà báo bị bỏ tù.
03 Tháng Năm 20249:31 CH(Xem: 539)
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
02 Tháng Năm 20248:59 CH(Xem: 560)
Đấy, tấm gương đạo đức, chủ nghĩa Mác – Lê của Hồ chỉ có nhiêu đó, cho nên đám đàn em sau này càng học càng đổ đốn, càng tham nhũng, tham ô, mồm thì xoen xoét nói láo, còn tay bốc hốt cho dầy, thằng nào bể bạc thì đi ủ tờ, đứa nào còn sống thì cứ theo tấm gương đạo đức của ‘boác’ như khi y quyên tiền làm k… ách mạng, sau đó giết luôn mạnh thường quân Cát Hanh Long, bà doanh nhân khờ dại đã ủng hộ mấy trăm cây vàng cho y, thì đám đàn em ngày nay cũng đâu có gì khác, chỉ riêng vụ ôn dịch vừa qua có thằng leo lẻo nói một ly cà phê cũng không nhận, thế nhưng khi tòi ra thì nó nhận đến hàng tỷ quan tiền, đứa nào đứa nấy cũng hám rau sạch, chân dài, y như thằng ‘boác’ của mình...
02 Tháng Năm 20248:58 CH(Xem: 392)
“Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba trong Chỉ số, với 19 nhà văn bị cầm tù, khi Chính phủ ngày càng siết chặt quyền tự do ngôn luận vào năm 2023. Việt Nam đã sử dụng nhiều luật bao gồm Bộ luật hình sự năm 2015, Luật An ninh mạng và các nghị định khác để bỏ tù các nhà văn và nhà bất đồng chính kiến cũng như trấn áp quyền tự do ngôn luận trên mạng,” báo cáo viết. Báo cáo cũng chỉ trích việc Chính phủ Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự như Điều 117- tuyên truyền chống nhà nước, Điều 109- hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, hay Điều 331- lợi dụng quyền tự do dân chủ, để bỏ tù những người bất đồng chính kiến.
01 Tháng Năm 20247:29 CH(Xem: 787)
USCIRF nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được Chính phủ thừa nhận. Báo cáo có đoạn viết: “Các giới chức tiếp tục đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo như những người Thượng theo Tin Lành, những người Khmer Krom theo Phật giáo, những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình. Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do của người Thượng theo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
30 Tháng Tư 20248:52 CH(Xem: 945)
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
07 Tháng Năm 2024
Người ta nói cộng sản 'tẩy não' đầu óc con người thì không đúng lắm mà phải nói rằng cộng sản rất có khả năng huấn luyện thú, bởi vì con người cha mẹ sinh ra có đầu óc, tay chân, giác quan bình thường, nhưng khi đã vào tay đảng Tận thì từ người chúng nó đều hóa... Chó, bởi vì tố chất của loài chó là trung thành, cho nên không cần biết đúng sai chúng nó cứ sủa nhặng, sủa xị lên ra vẻ ta đây là con chó trung thành nhất để lập công cùng đảng... Nhà Hậu Hồ sau khi một thi nhân cùi bắp sáng tác ra bí kíp "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" thì ngày nay có rất nhiều câu nói hay, mà câu hay nhất là "Con chó sủa suốt đời không thành người - Còn có bọn người chỉ mới... nói có mấy câu bỗng nhiên... hóa chó!"
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung