Hướng tới hậu bầu cử Mỹ 2020.

16 Tháng Mười Một 202010:11 CH(Xem: 4909)
HƯỚNG TỚI HẬU BẦU CỬ MỸ 2020.

13131341_485798954958695_7233189891964630106_o_1



FB. Song Chi.



Bầu cử Mỹ với nhân dân Mỹ
Bầu cử Mỹ năm 2020, một cuộc bầu cử đầy kịch tính, sau những ngày dài chờ đợi căng thẳng đã có kết quả với chiến thắng thuộc về ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân chủ. Biden giành được 306 phiếu đại cử tri trong khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chỉ giành được 217 phiếu đại cử tri.
Một cách trớ trêu, lịch sử lại lặp lại 2 con số 306-232 của kỳ bầu cử 2016, chỉ khác khi đó ông Trump là người chiến thắng còn người thua là bà Hillary Clinton.
Kết quả kiểm đếm đã có, tuy nhiên, với chính bản thân Tổng thống Trump và với những người ủng hộ, cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc vì cho đến hôm nay, tức 11 ngày sau cuộc bầu cử, Tổng thống Trump vẫn chưa chịu nhận thua, vẫn cáo buộc cuộc bầu cử gian lận và đang tiến hành một loạt cuộc chiến pháp lý. Nếu trên nhiều đường phố ở Mỹ, những người Mỹ ủng hộ Trump tiếp tục xuống đường phản đối kết quả thì trện mạng xã hội facebook tiếng Việt, những người Việt ở Mỹ và ở VN vẫn tiếp tục thất vọng, giận dữ, tiếp tục hy vọng bằng cách nào đó, Trump lại tái đắc cử.
Biden thắng, nước Mỹ sẽ trở lại bình thường hơn, theo truyền thống hơn, nhiều khả năng sẽ ổn định hơn. Nhưng 4 năm trước mắt của Biden cũng đầy những gian nan, vừa phải lo chống dịch COVID-19, lo tái thiết nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, vừa phải xây dựng lại nước Mỹ đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết.
Chưa kể những vấn đề đã tồn tại bao nhiêu lâu nay của nước Mỹ vẫn còn đó: từ hệ thống chính trị chỉ có 2 đảng thay nhau nắm quyền đã tạo ra sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt, khó thỏa hiệp giữa hai đảng, cũng như giữa những người theo/ủng hộ đảng này, Tổng thống của đảng này với những người theo/ủng hộ đảng kia, Tổng thống của đảng kia; và có lắm khi người dân không thích cả hai ứng cử viên nhưng cũng không có những chọn lựa khác; những bất cập trong Hiến pháp như bất cứ công dân Mỹ sinh ra trên đất Mỹ nào cũng có thể ra ứng cử Tổng Thống và nếu thắng, sẽ thành Tổng thống của một cường quốc hàng đầu trong khi cương vị, chức vụ này đòi hỏi bao nhiêu là kinh nghiệm, kiến thức, năng lực cho tới tính cách, khí chất phù hợp; việc Tổng thống Mỹ có quá nhiều quyền lực nhưng lại không bị kết tội khi còn đang đương chức; những mầm mống mâu thuẫn về sắc tộc bắt nguồn từ lịch sử, bạo lực súng đạn, những quan điểm chính trị cực tả-cực hữu ngày càng nổi lên v.v…
Như nhiều người cũng nhận định, sự xuất hiện của Tổng thống Trump chỉ là hệ quả làm nổi rõ hơn chứ không phải là nguyên nhân của những mâu thuẫn trong xã hội Mỹ, những lổ hổng trong luật pháp và những bất cập trong Hiến pháp Mỹ. Trump có ra đi rồi thì những mâu thuẫn, những lỗ hổng đó có thể sẽ tạm lắng xuống, nhưng vẫn còn đó. Số lượng người không nhỏ, 72.3 triệu người (chiếm 47.4%, so với 77.5 triệu người, chiếm 50.8% bầu cho Biden) tiếp tục ủng hộ Trump, bầu cho Trump, vẫn còn đó.
Nếu đảng Dân chủ không giải quyết được hoàn cảnh kinh tế của tầng lớp lao động hoặc kìm bớt sự thái quá của những xu hướng cực đoan cánh tả trong văn hóa xã hội, hoặc nếu họ cho phép nhập cư trái phép quá nhiều, sự thất vọng lại nổi lên trong những người từng ủng hộ TT Trump và tâm lý “America First” hay Chủ nghĩa Trump (Trumpism-chủ nghĩa bảo thủ, dân túy) lại có thể trở lại.
Về đối ngoại, sau 4 năm với chính sách “America first” của Trump, liệu Mỹ có trở lại vai trò, vị trí, ảnh hưởng như trước? Sẽ khó vì sứt mẻ nhiều. Hình ảnh, uy tín của nước Mỹ cũng sa sút nhiều. Biden sẽ có rất nhiều việc cần phải làm mà thế giới thì đã khác, so với 4 năm trước khi ông còn là Phó Tổng thống cho Barack Obama.
Dù sao, nước Mỹ sẽ ổn định hơn, Biden không phải là Trump với một cá tính mạnh, phá cách, nên chắc chắn không gây ra sự chia rẽ sâu sắc, yêu hay ghét đều cuồng nhiệt, kể cả sự thần tượng, tôn thờ khó lòng giải thích, như với Trump.
Bầu cử 2020 với con số người đi bầu đông kỷ lục và kết quả kiểm đếm đã chứng tỏ quyết tâm thể hiện nguyện vọng, sự chọn lựa của cử tri Mỹ.
4 năm trước, bên cạnh nhiều lý do, có lẽ nhiều người Mỹ cảm thấy chán ngán các chính trị gia truyền thống, nên đã chọn lựa một người “ngoại đạo” không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực chính trị. Đến bây giờ, sau quá nhiều rối loạn, đa số người Mỹ lại cảm thấy họ cần một Tổng thống trông “bình thường”, không có gì đặc biệt nhưng đầy kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, và quan trọng nhất, có khả năng lắng nghe, làm việc với những người thuộc các phe nhóm khác nhau, khuynh hướng, quan điểm chính trị khác nhau. Đó là những điều mà Tổng thống Trump thiếu.
4 năm trước, dân Mỹ chán chủ nghĩa toàn cầu, chán đóng vai trò “anh cả” của thế giới tự do, nên muốn quay lại với chính mình, và slogan của Trump “America first” đã đánh trúng tâm lý đó. Sau 4 năm, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa dân túy không chứng tỏ được sự đúng đắn, thành công. Đa số người Mỹ dường như lại nhận ra không một nước nào có thể đứng riêng rẽ trong thế giới đầy những mối quan hệ chồng chéo ảnh hưởng đến nhau này, và sức mạnh, vị trí, ảnh hưởng của nước Mỹ có được không chỉ từ tiềm lực nội tại về kinh tế, quốc phòng, quân sự…mà còn từ sự đoàn kết với thế giới và các mối quan hệ đồng minh lâu đời.
Thế giới cần Mỹ nhưng Mỹ cũng cần thế giới. Trước kia, Mỹ không thế chiến thắng phát xít hay khối XHCN một mình, thì bây giờ cũng vậy, khi đương đầu với một Trung Cộng đang lên, một nước Nga vẫn còn nuôi giữ những hoài niệm về sức mạnh, vị trí của mình cũng như với các tổ chức Hồi giáo cực đoan khủng bố ở khắp nơi.

Bầu cử Mỹ với thế giới
Không chỉ người Mỹ, thế giới những ngày qua cũng hồi hộp, căng thẳng theo dõi kết quả cuộc bầu cử của Mỹ. Mỹ vốn là một cường quốc dẫn đầu phe dân chủ trên thế giới, Tổng thống Mỹ lại có nhiều quyền lực nên bất cứ một Tổng thống nào lên cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến thế giới, nhưng đặc biệt cuộc bầu cử năm nay, như nhiều nhà bình luận chính trị của Mỹ và quốc tế đã nhận định, càng hết sức quan trọng vì hai ứng cử viên với hai tính cách, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại hoàn toàn khác nhau, chắc chắn sẽ càng ảnh hưởng khác hẳn nhau đối với cục diện toàn cầu.
Các quốc gia độc tài là kẻ thù hoặc đối thủ của Mỹ, trong quá khứ hiện tại hay tương lai, từ Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn…, đều quan sát sự chia rẽ của xã hội Mỹ trong suốt 4 năm qua và trong cuộc bầu cử này với sự thích thú ngấm ngầm, tìm cách đưa tin một chiều nhấn mạnh đến những sự chia rẽ, rối ren ấy như ngầm nói đến sự “ổn định chính trị” của các thể chế độc tài. VN thì biết khôn hơn, không còn đưa tin theo kiểu một chiều vì biết mình là nước nhỏ, dù TT Mỹ nào lên thì VN cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt với Mỹ, cần đến thái độ ủng hộ của Mỹ khi phải đối đầu với sự hung hăng bắt nạt ngày càng công khai của Bắc Kinh.
Còn người dân tại các quốc gia này thì hiểu rằng dù có vẻ lộn xộn, đầy kịch tính khó lường đến đâu, nền dân chủ của Mỹ vẫn tuyệt vời. Người dân Mỹ vẫn hạnh phúc hơn những dân tộc sống trong những quốc gia độc tài trong đó có VN gấp nhiều lần, vì nếu không thích một TT nào đó hoặc nếu chọn lựa sai lầm, họ có thể chọn lại sau 4 năm, cùng lắm là 8 năm, không phải như VN chẳng hạn, người Việt phải sống với sự sai lầm của sự kiện tháng Tám 1945 rồi sau đó là biến cố ngày 30.4.1975 cho tới tận bây giờ, và không biết đến bao giờ.
Biden thắng, thế giới bớt phấp phỏng vì một ông chủ Nhà Trắng bất định, khó lường như Trump. Mặt khác, thế giới nói chung và các đồng minh từ Âu sang Á nói riêng, cũng học được nhiều từ 4 năm mà các mối quan hệ lâu đời trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết dưới thời Trump. Rằng không nên trông đợi hoàn toàn vào Mỹ, cho dù có là đồng minh gắn bó đến đâu. Cứ mỗi đời TT Mỹ lên chính sách lại thay đổi và sẽ luôn luôn vì quyền lợi của nước Mỹ, dân Mỹ là trên hết. Các nước từ châu Âu cho tới Hàn, Nhật…phải tự tính đường cho mình, tự bảo vệ mình, từ quốc phòng cho tới kinh tế, và tìm kiếm thêm những đối tác đồng minh khác.

Bầu cử Mỹ với người Việt
Bầu cử Mỹ rồi sẽ qua đi. Với người Việt trong và ngoài nước, hy vọng rằng sự chia rẽ sâu sắc chưa bao giờ có trước đó, của giai đoạn ủng hộ hay phản đối TT Trump sẽ qua đi. Người Việt sẽ bình tĩnh hơn để nhìn lại những việc cần phải làm cho VN-là tiếp tục cuộc đấu tranh cho phong trào dân chủ hóa ở VN (thay vì bỏ thì giờ tranh cãi chuyện nước Mỹ), để cái ngày mà người Việt có thể cầm lá phiếu đi bầu, hoặc thay thế, một ông Tổng thống hoặc Thủ tướng theo sự lựa chọn của mình (chứ không còn phải ngồi nhìn người dân nước khác đi bầu mà ước ao) sẽ chóng đến hơn.
Như đã nói, nếu các đồng minh của Mỹ học được rằng không thể trông cậy hoàn toàn ở Mỹ-dù Trump hay Biden hay ai là Tổng Thống, thì người Việt lại càng đừng trông đợi. Bài học cay đắng của VNCH xưa vẫn còn đó, nhìn sang các nước, từ Liên Xô, khối XHCN Đông Âu cũ cho tới các nước Bắc Phi, và mới đây là Hong Kong, Belarus, Thái Lan…người dân mỗi nước đều phải tự đứng lên, giải quyết số phận của đất nước mình, dân tộc mình. Dù thành công hay thất bại, nhân dân phải là yếu tố chính dẫn tới sự thay đổi hay không của từng quốc gia, sau đó mới nói đến sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Ba 20247:04 CH(Xem: 1572)
CSVN khỏi “lo bò trắng răng”. NVNONN đã thành lập vô số hội đoàn, khắp nơi: Hội người Việt, Cộng đồng người Việt, Hội Phụ nữ, Cao niên, Quân nhân binh chủng, Viên chức, các hội Ái hữu trường/khóa/lớp, Đồng hương… các sinh hoạt đại hội, gặp mặt được tổ chức, đếm không xuể. CSVN vẫn dùng tiền (tất nhiên tham nhũng ăn bớt phần lớn) xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ, mua chuộc cá nhân, truyền thông… của NVNONN, tất cả đều làm ngấm ngầm nên kết quả vẫn là “Muỗi đốt chân voi”. Cộng đồng NVNONN nhanh chóng vạch mặt những kẻ phá rối. Tuy nhiên CS có khả năng chi tiền thành lập, quản lý hội đoàn ở các nước có số đông du học sinh, lao động xuất khẩu, di dân lậu… là những thành phần họ giám sát.
29 Tháng Ba 20247:00 CH(Xem: 1381)
Kính mời bạn đọc theo dõi chương trình bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng và Nghị viên Thu Hà Nguyễn về việc Ông Võ Văn Thưởng mất chức ảnh hưởng đến thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Cái được gọi là kinh tế tăng trưởng mà cộng sản hô hào có thực như những gì mà họ nói hay không?
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 2199)
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 2212)
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 20248:15 CH(Xem: 1248)
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 2629)
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 20248:41 CH(Xem: 2673)
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 20248:40 CH(Xem: 1677)
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 20245:57 CH(Xem: 2015)
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 20248:05 CH(Xem: 2616)
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 20248:11 CH(Xem: 2682)
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 20246:22 CH(Xem: 2326)
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 20246:20 CH(Xem: 2424)
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 3359)
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 20247:24 CH(Xem: 2609)
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!