Hướng tới hậu bầu cử Mỹ 2020.

16 Tháng Mười Một 202010:11 CH(Xem: 6506)
HƯỚNG TỚI HẬU BẦU CỬ MỸ 2020.

13131341_485798954958695_7233189891964630106_o_1



FB. Song Chi.



Bầu cử Mỹ với nhân dân Mỹ
Bầu cử Mỹ năm 2020, một cuộc bầu cử đầy kịch tính, sau những ngày dài chờ đợi căng thẳng đã có kết quả với chiến thắng thuộc về ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân chủ. Biden giành được 306 phiếu đại cử tri trong khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chỉ giành được 217 phiếu đại cử tri.
Một cách trớ trêu, lịch sử lại lặp lại 2 con số 306-232 của kỳ bầu cử 2016, chỉ khác khi đó ông Trump là người chiến thắng còn người thua là bà Hillary Clinton.
Kết quả kiểm đếm đã có, tuy nhiên, với chính bản thân Tổng thống Trump và với những người ủng hộ, cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc vì cho đến hôm nay, tức 11 ngày sau cuộc bầu cử, Tổng thống Trump vẫn chưa chịu nhận thua, vẫn cáo buộc cuộc bầu cử gian lận và đang tiến hành một loạt cuộc chiến pháp lý. Nếu trên nhiều đường phố ở Mỹ, những người Mỹ ủng hộ Trump tiếp tục xuống đường phản đối kết quả thì trện mạng xã hội facebook tiếng Việt, những người Việt ở Mỹ và ở VN vẫn tiếp tục thất vọng, giận dữ, tiếp tục hy vọng bằng cách nào đó, Trump lại tái đắc cử.
Biden thắng, nước Mỹ sẽ trở lại bình thường hơn, theo truyền thống hơn, nhiều khả năng sẽ ổn định hơn. Nhưng 4 năm trước mắt của Biden cũng đầy những gian nan, vừa phải lo chống dịch COVID-19, lo tái thiết nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, vừa phải xây dựng lại nước Mỹ đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết.
Chưa kể những vấn đề đã tồn tại bao nhiêu lâu nay của nước Mỹ vẫn còn đó: từ hệ thống chính trị chỉ có 2 đảng thay nhau nắm quyền đã tạo ra sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt, khó thỏa hiệp giữa hai đảng, cũng như giữa những người theo/ủng hộ đảng này, Tổng thống của đảng này với những người theo/ủng hộ đảng kia, Tổng thống của đảng kia; và có lắm khi người dân không thích cả hai ứng cử viên nhưng cũng không có những chọn lựa khác; những bất cập trong Hiến pháp như bất cứ công dân Mỹ sinh ra trên đất Mỹ nào cũng có thể ra ứng cử Tổng Thống và nếu thắng, sẽ thành Tổng thống của một cường quốc hàng đầu trong khi cương vị, chức vụ này đòi hỏi bao nhiêu là kinh nghiệm, kiến thức, năng lực cho tới tính cách, khí chất phù hợp; việc Tổng thống Mỹ có quá nhiều quyền lực nhưng lại không bị kết tội khi còn đang đương chức; những mầm mống mâu thuẫn về sắc tộc bắt nguồn từ lịch sử, bạo lực súng đạn, những quan điểm chính trị cực tả-cực hữu ngày càng nổi lên v.v…
Như nhiều người cũng nhận định, sự xuất hiện của Tổng thống Trump chỉ là hệ quả làm nổi rõ hơn chứ không phải là nguyên nhân của những mâu thuẫn trong xã hội Mỹ, những lổ hổng trong luật pháp và những bất cập trong Hiến pháp Mỹ. Trump có ra đi rồi thì những mâu thuẫn, những lỗ hổng đó có thể sẽ tạm lắng xuống, nhưng vẫn còn đó. Số lượng người không nhỏ, 72.3 triệu người (chiếm 47.4%, so với 77.5 triệu người, chiếm 50.8% bầu cho Biden) tiếp tục ủng hộ Trump, bầu cho Trump, vẫn còn đó.
Nếu đảng Dân chủ không giải quyết được hoàn cảnh kinh tế của tầng lớp lao động hoặc kìm bớt sự thái quá của những xu hướng cực đoan cánh tả trong văn hóa xã hội, hoặc nếu họ cho phép nhập cư trái phép quá nhiều, sự thất vọng lại nổi lên trong những người từng ủng hộ TT Trump và tâm lý “America First” hay Chủ nghĩa Trump (Trumpism-chủ nghĩa bảo thủ, dân túy) lại có thể trở lại.
Về đối ngoại, sau 4 năm với chính sách “America first” của Trump, liệu Mỹ có trở lại vai trò, vị trí, ảnh hưởng như trước? Sẽ khó vì sứt mẻ nhiều. Hình ảnh, uy tín của nước Mỹ cũng sa sút nhiều. Biden sẽ có rất nhiều việc cần phải làm mà thế giới thì đã khác, so với 4 năm trước khi ông còn là Phó Tổng thống cho Barack Obama.
Dù sao, nước Mỹ sẽ ổn định hơn, Biden không phải là Trump với một cá tính mạnh, phá cách, nên chắc chắn không gây ra sự chia rẽ sâu sắc, yêu hay ghét đều cuồng nhiệt, kể cả sự thần tượng, tôn thờ khó lòng giải thích, như với Trump.
Bầu cử 2020 với con số người đi bầu đông kỷ lục và kết quả kiểm đếm đã chứng tỏ quyết tâm thể hiện nguyện vọng, sự chọn lựa của cử tri Mỹ.
4 năm trước, bên cạnh nhiều lý do, có lẽ nhiều người Mỹ cảm thấy chán ngán các chính trị gia truyền thống, nên đã chọn lựa một người “ngoại đạo” không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực chính trị. Đến bây giờ, sau quá nhiều rối loạn, đa số người Mỹ lại cảm thấy họ cần một Tổng thống trông “bình thường”, không có gì đặc biệt nhưng đầy kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, và quan trọng nhất, có khả năng lắng nghe, làm việc với những người thuộc các phe nhóm khác nhau, khuynh hướng, quan điểm chính trị khác nhau. Đó là những điều mà Tổng thống Trump thiếu.
4 năm trước, dân Mỹ chán chủ nghĩa toàn cầu, chán đóng vai trò “anh cả” của thế giới tự do, nên muốn quay lại với chính mình, và slogan của Trump “America first” đã đánh trúng tâm lý đó. Sau 4 năm, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa dân túy không chứng tỏ được sự đúng đắn, thành công. Đa số người Mỹ dường như lại nhận ra không một nước nào có thể đứng riêng rẽ trong thế giới đầy những mối quan hệ chồng chéo ảnh hưởng đến nhau này, và sức mạnh, vị trí, ảnh hưởng của nước Mỹ có được không chỉ từ tiềm lực nội tại về kinh tế, quốc phòng, quân sự…mà còn từ sự đoàn kết với thế giới và các mối quan hệ đồng minh lâu đời.
Thế giới cần Mỹ nhưng Mỹ cũng cần thế giới. Trước kia, Mỹ không thế chiến thắng phát xít hay khối XHCN một mình, thì bây giờ cũng vậy, khi đương đầu với một Trung Cộng đang lên, một nước Nga vẫn còn nuôi giữ những hoài niệm về sức mạnh, vị trí của mình cũng như với các tổ chức Hồi giáo cực đoan khủng bố ở khắp nơi.

Bầu cử Mỹ với thế giới
Không chỉ người Mỹ, thế giới những ngày qua cũng hồi hộp, căng thẳng theo dõi kết quả cuộc bầu cử của Mỹ. Mỹ vốn là một cường quốc dẫn đầu phe dân chủ trên thế giới, Tổng thống Mỹ lại có nhiều quyền lực nên bất cứ một Tổng thống nào lên cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến thế giới, nhưng đặc biệt cuộc bầu cử năm nay, như nhiều nhà bình luận chính trị của Mỹ và quốc tế đã nhận định, càng hết sức quan trọng vì hai ứng cử viên với hai tính cách, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại hoàn toàn khác nhau, chắc chắn sẽ càng ảnh hưởng khác hẳn nhau đối với cục diện toàn cầu.
Các quốc gia độc tài là kẻ thù hoặc đối thủ của Mỹ, trong quá khứ hiện tại hay tương lai, từ Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn…, đều quan sát sự chia rẽ của xã hội Mỹ trong suốt 4 năm qua và trong cuộc bầu cử này với sự thích thú ngấm ngầm, tìm cách đưa tin một chiều nhấn mạnh đến những sự chia rẽ, rối ren ấy như ngầm nói đến sự “ổn định chính trị” của các thể chế độc tài. VN thì biết khôn hơn, không còn đưa tin theo kiểu một chiều vì biết mình là nước nhỏ, dù TT Mỹ nào lên thì VN cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt với Mỹ, cần đến thái độ ủng hộ của Mỹ khi phải đối đầu với sự hung hăng bắt nạt ngày càng công khai của Bắc Kinh.
Còn người dân tại các quốc gia này thì hiểu rằng dù có vẻ lộn xộn, đầy kịch tính khó lường đến đâu, nền dân chủ của Mỹ vẫn tuyệt vời. Người dân Mỹ vẫn hạnh phúc hơn những dân tộc sống trong những quốc gia độc tài trong đó có VN gấp nhiều lần, vì nếu không thích một TT nào đó hoặc nếu chọn lựa sai lầm, họ có thể chọn lại sau 4 năm, cùng lắm là 8 năm, không phải như VN chẳng hạn, người Việt phải sống với sự sai lầm của sự kiện tháng Tám 1945 rồi sau đó là biến cố ngày 30.4.1975 cho tới tận bây giờ, và không biết đến bao giờ.
Biden thắng, thế giới bớt phấp phỏng vì một ông chủ Nhà Trắng bất định, khó lường như Trump. Mặt khác, thế giới nói chung và các đồng minh từ Âu sang Á nói riêng, cũng học được nhiều từ 4 năm mà các mối quan hệ lâu đời trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết dưới thời Trump. Rằng không nên trông đợi hoàn toàn vào Mỹ, cho dù có là đồng minh gắn bó đến đâu. Cứ mỗi đời TT Mỹ lên chính sách lại thay đổi và sẽ luôn luôn vì quyền lợi của nước Mỹ, dân Mỹ là trên hết. Các nước từ châu Âu cho tới Hàn, Nhật…phải tự tính đường cho mình, tự bảo vệ mình, từ quốc phòng cho tới kinh tế, và tìm kiếm thêm những đối tác đồng minh khác.

Bầu cử Mỹ với người Việt
Bầu cử Mỹ rồi sẽ qua đi. Với người Việt trong và ngoài nước, hy vọng rằng sự chia rẽ sâu sắc chưa bao giờ có trước đó, của giai đoạn ủng hộ hay phản đối TT Trump sẽ qua đi. Người Việt sẽ bình tĩnh hơn để nhìn lại những việc cần phải làm cho VN-là tiếp tục cuộc đấu tranh cho phong trào dân chủ hóa ở VN (thay vì bỏ thì giờ tranh cãi chuyện nước Mỹ), để cái ngày mà người Việt có thể cầm lá phiếu đi bầu, hoặc thay thế, một ông Tổng thống hoặc Thủ tướng theo sự lựa chọn của mình (chứ không còn phải ngồi nhìn người dân nước khác đi bầu mà ước ao) sẽ chóng đến hơn.
Như đã nói, nếu các đồng minh của Mỹ học được rằng không thể trông cậy hoàn toàn ở Mỹ-dù Trump hay Biden hay ai là Tổng Thống, thì người Việt lại càng đừng trông đợi. Bài học cay đắng của VNCH xưa vẫn còn đó, nhìn sang các nước, từ Liên Xô, khối XHCN Đông Âu cũ cho tới các nước Bắc Phi, và mới đây là Hong Kong, Belarus, Thái Lan…người dân mỗi nước đều phải tự đứng lên, giải quyết số phận của đất nước mình, dân tộc mình. Dù thành công hay thất bại, nhân dân phải là yếu tố chính dẫn tới sự thay đổi hay không của từng quốc gia, sau đó mới nói đến sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 20248:50 CH(Xem: 328)
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 20246:42 CH(Xem: 422)
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 202410:19 CH(Xem: 313)
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 20247:17 CH(Xem: 365)
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 20247:14 CH(Xem: 458)
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 20245:12 CH(Xem: 625)
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 20247:46 CH(Xem: 1407)
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 20245:02 CH(Xem: 823)
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 20246:38 CH(Xem: 748)
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 20246:37 CH(Xem: 1005)
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!
19 Tháng Chín 20248:02 CH(Xem: 692)
Tôi có viết một bài về hiện tượng này, từ góc nhìn chung với các nhóm đảng viên Cộng hòa không-chấp-nhận-Trump vốn bấy lâu đặt hy vọng vào việc TT Biden sẽ giúp, thêm một lần nữa, chấm dứt tham vọng trở lại vị trí tổng thống quyền lực nhất thế giới này của ông Trump. Sự việc ngã ngũ ra sao, ai cũng đã biết. Cũng như ai cũng đã biết ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Trump bị suy thoái tri thức và quên lãng, lẫn lộn các sự kiện, nhân vật thực với hư do bởi tuổi già cộng với cá tính tự kỷ tự cao tự đại ra sao, nhưng báo chí dòng chính vốn mệnh danh trung lập không hề khai thác thành tin hoặc mở một cuộc điều tra về đề tài tâm thần này.
17 Tháng Chín 20247:23 CH(Xem: 922)
Năm 2016 nhiều người chưa biết hắn thì thấy là lạ, bảo, cứ thử thay đổi một chút, cũng thú vị cho cái không khí chính trị ở Washington bớt nhàm chán, dù nhiều người biết hắn không hay lắm nhưng chặc lưỡi bảo : thôi, cho hắn một cơ hội, biết đâu hắn làm tốt ! Nhưng không những hắn không làm được, trái lại, nước Mỹ đã trải qua 4 năm hỗn loạn và chia rẽ kinh hoàng ! Những tưởng thất cử, hắn sẽ lui về “ làm người tử tế”, nhưng ngược lại, hắn quậy còn khiếp hơn, đỉnh điểm là cuộc bạo loạn bất thành ngày 6/1/2021 đã đi vào sử sách như một nỗi ô nhục nhất trong lịch sử Hoa Kỳ! Mặc dù liên tục rêu rao là bầu cử gian lận ngay từ 2016 lúc...
16 Tháng Chín 20248:17 CH(Xem: 1072)
Để hiểu rõ hơn thế nào là cộng sản (cs) thì mọi người hãy nhìn vào Việt Nam, một quốc gia bị cai trị bằng đảng cộng sản, trong đó quyền lực thuộc về đảng csVN, thậm chí quyền của đảng còn cao hơn cả Hiến Pháp (theo lời Nguyễn Phú Trọng – cựu TBT đảng). Người dân trong quốc gia đó không có quyền phát biểu chính kiến đối lập với chủ trương của đảng, không được quyền tự ứng cử, bầu cử thì chỉ là hình thức khi các ứng viên đều của đảng đưa ra thông qua Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ). Thậm chí các công dân tự ứng cử theo như Hiến Pháp ghi cũng bị bắt cầm tù như công dân Lê Trọng Hùng tại Hà Nội. Bởi vì cộng sản là: Độc Tài và Toàn Trị.
16 Tháng Chín 20248:14 CH(Xem: 788)
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào? Nhóm MAGA bản xứ có thể chưa hiểu và thật sự sống qua một thể chế cộng sản nên việc họ lặp lại lời Donald Trump không là điều đáng ngạc nhiên. Còn những MAGA Việt từng sống qua thể chế cộng sản, kể cả bị giam cầm dưới tay nhà cầm quyền, thì hơn ai hết họ phải hiểu cộng sản là gì.
14 Tháng Chín 20246:24 CH(Xem: 921)
Vì thế, cái ý “tôi tìm mọi cách để sau này có thể được sống ở nước ngoài” của Chu Ngọc Quang Vinh được một số người đọc gắn với thành tích thi Olympia của cậu, cho rằng Vinh cố gắng thi đạt giải cao nhiều cuộc thi kiến thức để có thể giành được một học bổng đi học-và ở lại định cư (nhấn mạnh) ở nước ngoài. Thế là có rất nhiều người và báo chí chính thống của Nhà nước lên án em là có tư tưởng ích kỷ lệch lạc, vô ơn với đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân, đến “lợi ích viển vông ở các nước phương Tây xa xôi”… Ngay sau đó, Vinh được Công an mời lên làm việc để uốn nắn lại tư tưởng và nhận thức, đi kèm có mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!