"Nhận thức ngày càng rõ ràng: Trump không phải là người đúng cho công việc"

01 Tháng Sáu 202010:07 CH(Xem: 5543)

"Nhận thức ngày càng rõ ràng:
Trump không phải là người đúng cho công việc"


hai_vien_qh_ludn



        Joseph Stiglitz
(Marcus Gatzke phỏng vấn)
Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ
          Dân Luận



Vẫn còn có hy vọng cho nước Mỹ, Joseph Stiglitz, một khôi nguyên giải Nobel cho biết. Bởi vì cuộc khủng hoảng Corona có thể khiến Donald Trump mất chức. Sau đó con đường cải cách sẽ rộng mở.

ZEIT ONLINE: Thưa Giáo sư Stiglitz, đại dịch Corona ảnh hưởng đặc biệt nặng nề lên Hoa Kỳ. Ông đã nghiên cứu nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trên khắp thế giới, trong nhiều thập kỷ. Có bao giờ ông gặp tình trạng như thế này chưa?

Joseph Stiglitz: Cuộc khủng hoảng này ít nhất cũng tồi tệ như cuộc Đại khủng hoảng. Điều khiến nó làm nhiều người bối rối là: Chúng ta đang trải qua một cú sốc cả về cung lẫn cầu - cùng một lúc. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra trước đây. Thất nghiệp đã tăng vọt lên khoảng 40 triệu chỉ sau mấy tuần. Chúng ta không biết đại dịch sẽ phát triển ra sao. Chúng ta cũng không biết các biện pháp mà giới chính trị sẽ áp dụng là gì. Tình trạng không rõ ràng là rất lớn.

ZEIT ONLINE: Tại Hoa Kỳ, nhiều tiểu bang đã dỡ bỏ các hạn chế. Họ hy vọng kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng. Điều này có thực tế không?

Joseph Stiglitz: Tôi không thể tưởng tượng rằng có một người nghiêm chỉnh nào tin tưởng nổi vào sự phục hồi nhanh chóng. Lệnh đóng cửa đã ra hồi cuối tháng 3. Lúc bấy giờ nhiều người cho rằng đó chỉ là một gián đoạn ngắn mà thôi. Những điều luật thông qua Quốc hội đều được tính sẽ mất tám hoặc có thể mười tuần - trong trường hợp xấu nhất. Mọi chương trình đều được giới hạn cho đến ngày 1/6. Bây giờ thì chúng ta đang ở trong tuần lễ trước mốc thời gian đó. Cho tới ngày đó, đại dịch chắc chắn sẽ chưa hết.

ZEIT ONLINE: Ông đánh giá như thế nào về chiến lược của chính quyền Trump cho đến nay?

Joseph Stiglitz: Nó đúng là một thảm họa. Cuộc khủng hoảng này cho chúng ta thấy một nhà nước hoạt động đàng hoàng là quan trọng dường nào, cũng như khoa học và chuyên môn là cần thiết như thế nào cho một nền dân chủ. Tại Hoa Kỳ, vai trò của nhà nước bị làm giảm nhẹ và bêu xấu trong suốt 40 năm qua. Điều này đã hạn chế hết sức mọi khả năng chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng như hiện nay. Chính quyền Trump đã nói xấu giới khoa học và cắt giảm mạnh ngân sách cho khoa học. Chẳng hạn, từ năm 2018 ban giám đốc của Hội đồng An ninh Quốc gia chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và ứng phó với đại dịch đã hoàn toàn bị giải thể. Thậm chí chính phủ đương nhiệm còn đã làm tất cả những gì có thể, để hôm nay chúng ta còn ít chuẩn bị hơn trước nữa.

ZEIT ONLINE: Nhưng họ cũng đã đưa ra các chương trình giải cứu khổng lồ mà.

Joseph Stiglitz: Vâng, khoảng ba nghìn tỷ đô la đã được đưa ra. Nếu tính thêm các biện pháp của Fed (Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ), số tiền giải cứu còn cao gấp đôi. Nhưng rất tiếc là số chi tiêu khổng lồ này không đạt được mục đích của nó. Mục tiêu là làm chậm sự gia tăng thất nghiệp và tiền phải đến tay tầng lớp nghèo khó nhất. Chẳng có mục tiêu nào đã thực sự đạt được cả. Hạ viện đã sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền, và việc này thì chúng ta phải khen họ. Tuy nhiên cuối cùng, các nhóm vận động hành lang của giới kinh doanh đã quyết định cho tiền chảy về hướng nào.

ZEIT ONLINE: Ông có thể đưa ra một ví dụ không?

Joseph Stiglitz: Một trong những khiếm khuyết lớn nhất của nền kinh tế Mỹ là hệ thống an sinh xã hội tư nhân và công. Nếu lấy các nước phát triển ra so sánh, thì Hoa Kỳ có hệ thống an sinh xã hội yếu nhất. Ví dụ, ở Mỹ luật không ràng buộc trả lương tiếp cho công nhân viên khi họ nghỉ bệnh.

Giữa đại dịch, người ta không muốn những người bị bệnh mà phải đi làm. Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ sống theo kiểu tay làm hàm nhai. Họ không có một chút dự trữ nào cả. Do đó Quốc hội đã quyết định các hãng xưởng phải trả lương tiếp cho công nhân viên của mình, nếu có ai phải nghỉ bệnh vì bị nhiễm Corona. Nhưng phe vận động hành lang của các công ty lớn đã thành công trong việc đòi miễn trừ cho tất cả các công ty có hơn 500 nhân viên trở lên. Nói cách khác, luật pháp không có hiệu lực đối với hơn một nửa số công nhân viên tại Hoa Kỳ.

ZEIT ONLINE: Ông vừa đề cập đến vấn đề thất nghiệp lan rộng. Một số chuyên gia tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ đẩy nhanh quá trình số hóa và tự động hóa trong kinh tế. Có bao nhiêu công việc hiện tại sẽ bị mất vĩnh viễn?

Joseph Stiglitz: Nền kinh tế Mỹ đang trải qua một sự chuyển đổi lớn. Hồi khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng vậy. Và tất nhiên, những cuộc khủng hoảng như vậy sẽ làm cho cấu trúc kinh tế thay đổi nhanh hơn. Chúng ta lấy ví dụ ngành buôn bán lẻ: ngành này rất khó cạnh tranh với các nhà bán lẻ trên mạng như Amazon. Cuộc khủng hoảng này sẽ làm mất nhiều việc làm trong những ngành như vậy, và chỉ một số ít chỗ làm sẽ quay trở lại. Hoặc là các hãng hàng không: Họ sẽ mất nhiều thời gian mới vượt qua được cuộc khủng hoảng. Nhiều công ty đã nhận ra rằng các hội nghị trực tuyến cũng có thể thay thế rất tốt các hội nghị quốc tế và tiết kiệm nhiều tiền máy bay cho nhân viên.

ZEIT ONLINE: Cách phát triển này có ý nghĩa nào đối với một quốc gia, mà sự bất bình đẳng đã lên khá cao và ý chí để tái phân phối lại khá thấp?

Joseph Stiglitz: Nếu giới chính trị không có các biện pháp cải tổ, bất bình đẳng xã hội sẽ tiếp tục gia tăng. Đó là lý do tại sao cuộc bầu cử tháng 11 đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Chính quyền Trump ra sức bảo vệ các ngành công nghiệp cũ. Các ngành công nghiệp như than đá sẽ không phải là một phần của nền kinh tế năng động trong tương lai, dựa trên tri thức. Trong khi đó, đảng Dân Chủ quan tâm nhiều hơn về bất công xã hội ở Mỹ, họ muốn chuyển đổi nền kinh tế về hướng xã hội hơn. Do đó cuộc bầu cử tháng 11 là một quyết định về đường hướng phát triển. Nếu người dân chọn con đường của Trump thì thất nghiệp và bất bình đẳng sẽ vẫn còn cao trong dài hạn. Nếu ông ta thắng cử, Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng phần còn lại của thế giới cũng sẽ gặp số phận tương tự.

"Chúng ta vẫn sống trong một nền dân chủ, cho dù nó còn nhiều thiếu sót"

ZEIT ONLINE: Ông dự đoán ra sao về những gì sắp tới?

Joseph Stiglitz: Cuộc khủng hoảng đã làm tăng đáng kể khả năng Trump sẽ thất cử. Nhiều người đã nhận ra rằng đất nước này đang cần một chính phủ đàng hoàng, rằng khoa học là rất quan trọng, và lợi ích nhóm thường là nguy hiểm cho toàn xã hội. Thêm vào đó là vấn đề nhân cách đặc biệt của Donald Trump. Trong dân chúng, nhận thức ngày càng rõ ràng rằng Trump là người không đúng cho việc cai trị đất nước trong một cuộc khủng hoảng như thế này. Một người xúi dân uống chất khử trùng để giết Coronavirus hoặc xách động dân vi phạm luật pháp ở Michigan.

ZEIT ONLINE: Ngay cả khi Trump thất cử: Ông lấy sự lạc quan ở đâu mà nói Mỹ sẽ có chuyển đổi thực sự? Ông đã từng đề cập đến sức mạnh của đồng tiền trong chính trị Hoa Kỳ. Cho đến nay sức mạnh này không hề giảm, bất kể là ai đang làm chủ tòa Nhà Trắng.

Joseph Stiglitz: Đúng vậy. Tuy nhiên, có một đa số mạnh mẽ trong đảng Dân chủ rất quan ngại sức mạnh của đồng tiền và các nhóm vận động hành lang. Thêm vào đó, trong dân chúng có khoảng hai phần ba người Mỹ muốn thay đổi - ví dụ, phải kiểm soát vũ khí chặt chẽ hơn, phải nâng mức lương tối thiểu lên hoặc phải xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế cho mọi người dân. Đặc biệt trong giới trẻ ý chí thay đổi này là rất lớn.

ZEIT ONLINE: Ý muốn thay đổi này có được từ đâu?

Joseph Stiglitz: Cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm lung lay niềm tin vào thị trường Mỹ. Ví dụ, thị trường không sản xuất nổi khẩu trang hoặc thiết bị bảo hộ cần thiết. Chúng ta phải tưởng tượng đó là những giọt nước nhỏ xuống liên miên trên đá, làm xói mòn những tư tưởng phổ biến ở Hoa Kỳ. Như hồi năm 2008, thị trường không tạo ra việc làm cho người dân như đã hứa hẹn.

ZEIT ONLINE: Nhưng người thắng các cuộc bầu cử sơ bộ không phải là ông Bernie Sanders của cánh tả, mà là ông Joe Biden của phe ôn hòa.

Joseph Stiglitz: Việc Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ đã bị một số người hiểu lầm là một chiến thắng của phe cấp tiến trong đảng. Tuy nhiên, với nhiều người dân Mỹ, ưu tiên cao nhất là Trump phải ra khỏi tòa Nhà Trắng. Trump thật sự là một mối nguy - cho nền kinh tế của chúng ta, cho nền dân chủ của chúng ta, cho đất nước chúng ta. Đó là lý do tại sao đảng Dân chủ đã bỏ phiếu cho ứng cử viên có cơ may chiến thắng lớn nhất trước Trump. Tôi đã luôn luôn nhận ra điều này trong nhiều cuộc trò chuyện của tôi trên mọi miền đất nước. Một điều mà chúng ta không nên quên: Biden đã được Barack Obama chọn là để đại diện cho phe tả trong đảng. Điều này cho thấy đảng Dân Chủ đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây.

ZEIT ONLINE: Cuộc khủng hoảng đang làm cho nợ công của Hoa Kỳ tăng lên gấp bội. Một tổng thống mới liệu có còn đủ không gian để vung tay điều động chuyện lớn không?

Joseph Stiglitz: Còn đủ lắm chứ. Thuế doanh nghiệp có thể được tăng lên mà không làm cho đầu tư giảm lại. Chúng ta cũng sẽ tìm sự đóng góp nhiều hơn từ tầng lớp chóp bu các thành phần đại giàu có. Thuế thừa kế có thể ngăn nước Mỹ khỏi trở thành một chế độ tài phiệt do toàn người giàu thống trị. Và một loại thuế CO2, nếu được thiết lập tốt, cũng sẽ rất có ý nghĩa. Tất cả có thể đem lại hàng nghìn tỷ đô la cho quốc gia. Ngoài ra, lãi suất -và do đó gánh nặng lãi suất cho chính phủ- sẽ vẫn ở mức thấp trong dài hạn.

ZEIT ONLINE: Khi nghe ông nói, người ta có thể đi đến kết luận rằng cuối cùng Donald Trump cũng đã làm được một điều tốt: Chính các hành vi sai trái lâu nay của Trump đã làm cho nhiều người dân tỉnh mộng và thấy ra rằng một sự chuyển đổi triệt để của Hoa Kỳ là điều vô cùng cấp thiết.

Joseph Stiglitz: Vâng. Ít nhất đó là một chút ánh sáng ở cuối chân trời mà tôi hy vọng. Trong tháng 11 tới chúng ta sẽ xem liệu niềm hy vọng này có đúng không. Chúng ta vẫn sống trong một nền dân chủ, cho dù nó còn nhiều thiếu sót. Chỉ cần người dân đi bầu đông đủ là chúng ta có thể cải tổ hệ thống của đất nước.

Joseph E. Stiglitz là giáo sư tại Đại học Columbia. Ông từng là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của chính phủ Bill Clinton và Phó Chủ tịch cấp cao và nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Năm 2001 ông đoạt giải Nobel về kinh tế. Giữa tháng 2 vừa qua, cuốn sách mới của ông đã được xuất bản bằng tiếng Đức: " Der Preis des Profits: Wir müssen den Kapitalismus vor sich selbst retten!" (Cái giá của lợi nhuận: chúng ta phải cứu chủ nghĩa tư bản ra khỏi nó!)


Nguồn:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20200601/nhan-thuc-ngay-cang-ro-rang-trump-khong-phai-la-nguoi-dung-cho-cong-viec
Joseph Stiglitz: „Das Bewusstsein wächst, dass Trump nicht der Richtige ist", Die Zeit, 26-5-2020.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 970)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 1008)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
07 Tháng Mười Hai 20238:13 CH(Xem: 1137)
Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Nếu thật sự “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” thì tại sao lại có “quy định vừa ban hành đã sửa”? Tại sao một Ủy viên Bộ Chính trị, vừa nắm giữ vai trò Thủ tướng – quản trị và điều hành chính phủ, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tại quốc hội lại không hề băn khoăn chút nào khi “quy định vừa ban hành đã sửa” trở thành chuyện bình thường, đã vậy lại còn khuyến khích cả hệ thống... “không ngại” và... “không sợ”?
06 Tháng Mười Hai 20236:49 CH(Xem: 1079)
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận. Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.
05 Tháng Mười Hai 20238:44 CH(Xem: 1116)
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 20238:36 CH(Xem: 1620)
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 20236:30 CH(Xem: 2941)
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 20237:14 CH(Xem: 3786)
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 20237:12 CH(Xem: 1891)
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 20237:11 CH(Xem: 1895)
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 20235:22 CH(Xem: 6240)
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
22 Tháng Mười Một 20238:26 CH(Xem: 4734)
Trước đây, những kẻ di dân miền bắc vào nam lập nghiệp thường ghi ơn bác hồ của chúng nó trong lòng. Thậm chí cho dù không có họ hàng, cha căng, chú kiết gì với tên hồ nhưng lại có những tên bake 2 nút (1975 cộng lại) lại tưng bừng tổ chức ăn mừng ngày sinh nhật của hắn 19/5, thậm chí có tên chủ doanh nghiệp nhỏ còn đặt hẳn 10-20 bàn ăn nhậu om xòm, và cho đó là nhớ ơn đến bác của chúng nó. Cho dù thằng bác đó là một tên Tội Phạm Diệt Chủng người dân của mình khi đã gây ra cuộc chiến tranh giết chết và làm thương tật hơn 1 triệu người và áp đặt lên một chế độ độc tài, phi dân chủ và toàn trị hôm nay.
20 Tháng Mười Một 20237:55 CH(Xem: 3831)
Trái lại, Việt Nam là một cựu quốc với lịch sử gần 5000 năm. Lịch sử có chiều dài của dân tộc kết tinh thành một nền văn hóa thâm thúy căn cứ trên phong tục địa phương, sự du nhập Tam Giáo bao gồm Phật, Khổng và Lão cùng với ảnh hưởng của chế độ thuộc địa Pháp, Công Giáo, nhiều hệ phái Tin Lành và những tôn giáo mới bản địa như Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Vì thế, sự công nhận nền văn hóa truyền thống dân tộc như là một tiêu chuẩn quan trọng của luật hiến pháp Việt Nam là cần thiết.
20 Tháng Mười Một 20237:54 CH(Xem: 6044)
Như thế thì họa may thế giới mới công nhận VN có nền KTTT đúng nghĩa. Chứ còn một mặt cứ đi van xin thế giới công nhận, một mặt cứ ra rả tuyên truyền là ‘định hướng XHCN’ thì có mà mơ, bởi vì công nhận chúng mày có nền KTTT xong thì cái lợi ích giảm thuế chỉ nuôi sống băng đảng vô loài cầm quyền để chúng nó dẫn dắt toàn dân VN đến cái thiên đường XHCN thì có là ác mộng của loài người tiến bộ, bởi vì cái thiên đường đó nó chỉ là nơi làm giàu, thụ hưởng của bọn cầm quyền, chứ còn người dân thì cứ mãi mãi đói nghèo lạc hậu! Ai không tin thì cứ nhìn qua Cuba, Bắc Hàn, Venezuele, T+ những nước xây dựng XHCN trước Việt Nam thì sẽ rõ.
16 Tháng Mười Một 20238:16 CH(Xem: 5204)
Tuy nhiên, Tổng Bí thư đảng CSVN vẫn giáo điều biện bạch rằng: “Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác-Lênin: Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.” Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co: “Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...