"Nhận thức ngày càng rõ ràng: Trump không phải là người đúng cho công việc"

01 Tháng Sáu 202010:07 CH(Xem: 5584)

"Nhận thức ngày càng rõ ràng:
Trump không phải là người đúng cho công việc"


hai_vien_qh_ludn



        Joseph Stiglitz
(Marcus Gatzke phỏng vấn)
Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ
          Dân Luận



Vẫn còn có hy vọng cho nước Mỹ, Joseph Stiglitz, một khôi nguyên giải Nobel cho biết. Bởi vì cuộc khủng hoảng Corona có thể khiến Donald Trump mất chức. Sau đó con đường cải cách sẽ rộng mở.

ZEIT ONLINE: Thưa Giáo sư Stiglitz, đại dịch Corona ảnh hưởng đặc biệt nặng nề lên Hoa Kỳ. Ông đã nghiên cứu nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trên khắp thế giới, trong nhiều thập kỷ. Có bao giờ ông gặp tình trạng như thế này chưa?

Joseph Stiglitz: Cuộc khủng hoảng này ít nhất cũng tồi tệ như cuộc Đại khủng hoảng. Điều khiến nó làm nhiều người bối rối là: Chúng ta đang trải qua một cú sốc cả về cung lẫn cầu - cùng một lúc. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra trước đây. Thất nghiệp đã tăng vọt lên khoảng 40 triệu chỉ sau mấy tuần. Chúng ta không biết đại dịch sẽ phát triển ra sao. Chúng ta cũng không biết các biện pháp mà giới chính trị sẽ áp dụng là gì. Tình trạng không rõ ràng là rất lớn.

ZEIT ONLINE: Tại Hoa Kỳ, nhiều tiểu bang đã dỡ bỏ các hạn chế. Họ hy vọng kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng. Điều này có thực tế không?

Joseph Stiglitz: Tôi không thể tưởng tượng rằng có một người nghiêm chỉnh nào tin tưởng nổi vào sự phục hồi nhanh chóng. Lệnh đóng cửa đã ra hồi cuối tháng 3. Lúc bấy giờ nhiều người cho rằng đó chỉ là một gián đoạn ngắn mà thôi. Những điều luật thông qua Quốc hội đều được tính sẽ mất tám hoặc có thể mười tuần - trong trường hợp xấu nhất. Mọi chương trình đều được giới hạn cho đến ngày 1/6. Bây giờ thì chúng ta đang ở trong tuần lễ trước mốc thời gian đó. Cho tới ngày đó, đại dịch chắc chắn sẽ chưa hết.

ZEIT ONLINE: Ông đánh giá như thế nào về chiến lược của chính quyền Trump cho đến nay?

Joseph Stiglitz: Nó đúng là một thảm họa. Cuộc khủng hoảng này cho chúng ta thấy một nhà nước hoạt động đàng hoàng là quan trọng dường nào, cũng như khoa học và chuyên môn là cần thiết như thế nào cho một nền dân chủ. Tại Hoa Kỳ, vai trò của nhà nước bị làm giảm nhẹ và bêu xấu trong suốt 40 năm qua. Điều này đã hạn chế hết sức mọi khả năng chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng như hiện nay. Chính quyền Trump đã nói xấu giới khoa học và cắt giảm mạnh ngân sách cho khoa học. Chẳng hạn, từ năm 2018 ban giám đốc của Hội đồng An ninh Quốc gia chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và ứng phó với đại dịch đã hoàn toàn bị giải thể. Thậm chí chính phủ đương nhiệm còn đã làm tất cả những gì có thể, để hôm nay chúng ta còn ít chuẩn bị hơn trước nữa.

ZEIT ONLINE: Nhưng họ cũng đã đưa ra các chương trình giải cứu khổng lồ mà.

Joseph Stiglitz: Vâng, khoảng ba nghìn tỷ đô la đã được đưa ra. Nếu tính thêm các biện pháp của Fed (Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ), số tiền giải cứu còn cao gấp đôi. Nhưng rất tiếc là số chi tiêu khổng lồ này không đạt được mục đích của nó. Mục tiêu là làm chậm sự gia tăng thất nghiệp và tiền phải đến tay tầng lớp nghèo khó nhất. Chẳng có mục tiêu nào đã thực sự đạt được cả. Hạ viện đã sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền, và việc này thì chúng ta phải khen họ. Tuy nhiên cuối cùng, các nhóm vận động hành lang của giới kinh doanh đã quyết định cho tiền chảy về hướng nào.

ZEIT ONLINE: Ông có thể đưa ra một ví dụ không?

Joseph Stiglitz: Một trong những khiếm khuyết lớn nhất của nền kinh tế Mỹ là hệ thống an sinh xã hội tư nhân và công. Nếu lấy các nước phát triển ra so sánh, thì Hoa Kỳ có hệ thống an sinh xã hội yếu nhất. Ví dụ, ở Mỹ luật không ràng buộc trả lương tiếp cho công nhân viên khi họ nghỉ bệnh.

Giữa đại dịch, người ta không muốn những người bị bệnh mà phải đi làm. Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ sống theo kiểu tay làm hàm nhai. Họ không có một chút dự trữ nào cả. Do đó Quốc hội đã quyết định các hãng xưởng phải trả lương tiếp cho công nhân viên của mình, nếu có ai phải nghỉ bệnh vì bị nhiễm Corona. Nhưng phe vận động hành lang của các công ty lớn đã thành công trong việc đòi miễn trừ cho tất cả các công ty có hơn 500 nhân viên trở lên. Nói cách khác, luật pháp không có hiệu lực đối với hơn một nửa số công nhân viên tại Hoa Kỳ.

ZEIT ONLINE: Ông vừa đề cập đến vấn đề thất nghiệp lan rộng. Một số chuyên gia tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ đẩy nhanh quá trình số hóa và tự động hóa trong kinh tế. Có bao nhiêu công việc hiện tại sẽ bị mất vĩnh viễn?

Joseph Stiglitz: Nền kinh tế Mỹ đang trải qua một sự chuyển đổi lớn. Hồi khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng vậy. Và tất nhiên, những cuộc khủng hoảng như vậy sẽ làm cho cấu trúc kinh tế thay đổi nhanh hơn. Chúng ta lấy ví dụ ngành buôn bán lẻ: ngành này rất khó cạnh tranh với các nhà bán lẻ trên mạng như Amazon. Cuộc khủng hoảng này sẽ làm mất nhiều việc làm trong những ngành như vậy, và chỉ một số ít chỗ làm sẽ quay trở lại. Hoặc là các hãng hàng không: Họ sẽ mất nhiều thời gian mới vượt qua được cuộc khủng hoảng. Nhiều công ty đã nhận ra rằng các hội nghị trực tuyến cũng có thể thay thế rất tốt các hội nghị quốc tế và tiết kiệm nhiều tiền máy bay cho nhân viên.

ZEIT ONLINE: Cách phát triển này có ý nghĩa nào đối với một quốc gia, mà sự bất bình đẳng đã lên khá cao và ý chí để tái phân phối lại khá thấp?

Joseph Stiglitz: Nếu giới chính trị không có các biện pháp cải tổ, bất bình đẳng xã hội sẽ tiếp tục gia tăng. Đó là lý do tại sao cuộc bầu cử tháng 11 đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Chính quyền Trump ra sức bảo vệ các ngành công nghiệp cũ. Các ngành công nghiệp như than đá sẽ không phải là một phần của nền kinh tế năng động trong tương lai, dựa trên tri thức. Trong khi đó, đảng Dân Chủ quan tâm nhiều hơn về bất công xã hội ở Mỹ, họ muốn chuyển đổi nền kinh tế về hướng xã hội hơn. Do đó cuộc bầu cử tháng 11 là một quyết định về đường hướng phát triển. Nếu người dân chọn con đường của Trump thì thất nghiệp và bất bình đẳng sẽ vẫn còn cao trong dài hạn. Nếu ông ta thắng cử, Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng phần còn lại của thế giới cũng sẽ gặp số phận tương tự.

"Chúng ta vẫn sống trong một nền dân chủ, cho dù nó còn nhiều thiếu sót"

ZEIT ONLINE: Ông dự đoán ra sao về những gì sắp tới?

Joseph Stiglitz: Cuộc khủng hoảng đã làm tăng đáng kể khả năng Trump sẽ thất cử. Nhiều người đã nhận ra rằng đất nước này đang cần một chính phủ đàng hoàng, rằng khoa học là rất quan trọng, và lợi ích nhóm thường là nguy hiểm cho toàn xã hội. Thêm vào đó là vấn đề nhân cách đặc biệt của Donald Trump. Trong dân chúng, nhận thức ngày càng rõ ràng rằng Trump là người không đúng cho việc cai trị đất nước trong một cuộc khủng hoảng như thế này. Một người xúi dân uống chất khử trùng để giết Coronavirus hoặc xách động dân vi phạm luật pháp ở Michigan.

ZEIT ONLINE: Ngay cả khi Trump thất cử: Ông lấy sự lạc quan ở đâu mà nói Mỹ sẽ có chuyển đổi thực sự? Ông đã từng đề cập đến sức mạnh của đồng tiền trong chính trị Hoa Kỳ. Cho đến nay sức mạnh này không hề giảm, bất kể là ai đang làm chủ tòa Nhà Trắng.

Joseph Stiglitz: Đúng vậy. Tuy nhiên, có một đa số mạnh mẽ trong đảng Dân chủ rất quan ngại sức mạnh của đồng tiền và các nhóm vận động hành lang. Thêm vào đó, trong dân chúng có khoảng hai phần ba người Mỹ muốn thay đổi - ví dụ, phải kiểm soát vũ khí chặt chẽ hơn, phải nâng mức lương tối thiểu lên hoặc phải xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế cho mọi người dân. Đặc biệt trong giới trẻ ý chí thay đổi này là rất lớn.

ZEIT ONLINE: Ý muốn thay đổi này có được từ đâu?

Joseph Stiglitz: Cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm lung lay niềm tin vào thị trường Mỹ. Ví dụ, thị trường không sản xuất nổi khẩu trang hoặc thiết bị bảo hộ cần thiết. Chúng ta phải tưởng tượng đó là những giọt nước nhỏ xuống liên miên trên đá, làm xói mòn những tư tưởng phổ biến ở Hoa Kỳ. Như hồi năm 2008, thị trường không tạo ra việc làm cho người dân như đã hứa hẹn.

ZEIT ONLINE: Nhưng người thắng các cuộc bầu cử sơ bộ không phải là ông Bernie Sanders của cánh tả, mà là ông Joe Biden của phe ôn hòa.

Joseph Stiglitz: Việc Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ đã bị một số người hiểu lầm là một chiến thắng của phe cấp tiến trong đảng. Tuy nhiên, với nhiều người dân Mỹ, ưu tiên cao nhất là Trump phải ra khỏi tòa Nhà Trắng. Trump thật sự là một mối nguy - cho nền kinh tế của chúng ta, cho nền dân chủ của chúng ta, cho đất nước chúng ta. Đó là lý do tại sao đảng Dân chủ đã bỏ phiếu cho ứng cử viên có cơ may chiến thắng lớn nhất trước Trump. Tôi đã luôn luôn nhận ra điều này trong nhiều cuộc trò chuyện của tôi trên mọi miền đất nước. Một điều mà chúng ta không nên quên: Biden đã được Barack Obama chọn là để đại diện cho phe tả trong đảng. Điều này cho thấy đảng Dân Chủ đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây.

ZEIT ONLINE: Cuộc khủng hoảng đang làm cho nợ công của Hoa Kỳ tăng lên gấp bội. Một tổng thống mới liệu có còn đủ không gian để vung tay điều động chuyện lớn không?

Joseph Stiglitz: Còn đủ lắm chứ. Thuế doanh nghiệp có thể được tăng lên mà không làm cho đầu tư giảm lại. Chúng ta cũng sẽ tìm sự đóng góp nhiều hơn từ tầng lớp chóp bu các thành phần đại giàu có. Thuế thừa kế có thể ngăn nước Mỹ khỏi trở thành một chế độ tài phiệt do toàn người giàu thống trị. Và một loại thuế CO2, nếu được thiết lập tốt, cũng sẽ rất có ý nghĩa. Tất cả có thể đem lại hàng nghìn tỷ đô la cho quốc gia. Ngoài ra, lãi suất -và do đó gánh nặng lãi suất cho chính phủ- sẽ vẫn ở mức thấp trong dài hạn.

ZEIT ONLINE: Khi nghe ông nói, người ta có thể đi đến kết luận rằng cuối cùng Donald Trump cũng đã làm được một điều tốt: Chính các hành vi sai trái lâu nay của Trump đã làm cho nhiều người dân tỉnh mộng và thấy ra rằng một sự chuyển đổi triệt để của Hoa Kỳ là điều vô cùng cấp thiết.

Joseph Stiglitz: Vâng. Ít nhất đó là một chút ánh sáng ở cuối chân trời mà tôi hy vọng. Trong tháng 11 tới chúng ta sẽ xem liệu niềm hy vọng này có đúng không. Chúng ta vẫn sống trong một nền dân chủ, cho dù nó còn nhiều thiếu sót. Chỉ cần người dân đi bầu đông đủ là chúng ta có thể cải tổ hệ thống của đất nước.

Joseph E. Stiglitz là giáo sư tại Đại học Columbia. Ông từng là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của chính phủ Bill Clinton và Phó Chủ tịch cấp cao và nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Năm 2001 ông đoạt giải Nobel về kinh tế. Giữa tháng 2 vừa qua, cuốn sách mới của ông đã được xuất bản bằng tiếng Đức: " Der Preis des Profits: Wir müssen den Kapitalismus vor sich selbst retten!" (Cái giá của lợi nhuận: chúng ta phải cứu chủ nghĩa tư bản ra khỏi nó!)


Nguồn:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20200601/nhan-thuc-ngay-cang-ro-rang-trump-khong-phai-la-nguoi-dung-cho-cong-viec
Joseph Stiglitz: „Das Bewusstsein wächst, dass Trump nicht der Richtige ist", Die Zeit, 26-5-2020.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 20151:42 CH(Xem: 12884)
Sau nhiều năm làm thủ tướng, một đặc điểm nổi bật của ông Nguyễn Tấn Dũng mà dân chúng ghi nhận là ông đã nói xạo quá nhiều! Đến nỗi giờ đây, nhiều người dân trong nước hay ngay cả người trong nội bộ đảng không còn gọi ông là "anh ba Dũng" nữa mà gọi bằng cái tên mới là "anh ba xạo" và thủ tướng ba Dũng thành thủ tướng ba xạo, gọi tắt viết tắt là thủ tướng ba x.
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13722)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11172)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
13 Tháng Ba 20154:57 CH(Xem: 13423)
bức ảnh nói lên điều gì ?
12 Tháng Ba 20151:13 CH(Xem: 10705)
Du lịch tâm linh, trò lừa rẻ tiền
11 Tháng Ba 201510:08 CH(Xem: 11942)
Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng?
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...