Khi lãnh đạo sai lầm

10 Tháng Năm 20207:54 CH(Xem: 4607)
Khi Lãnh Đạo Sai Lầm

 

hai_vien_qh_ludn



Trần Công Lân
   Quán Văn



Đây không nói đến Việt Nam hay Trung Cộng là những nước có chế độ độc tài. Một khi không có tự do báo chí thì không có thảo luận và không thể tìm ra sự thật. Hãy nói chuyện tại Mỹ.

  1. Bush II

Từ 2000-2008 là nhiệm kỳ của Tổng Thống Bush, quá khứ của ông trước khi làm tổng thống ai cũng biết. Về tài năng ông chỉ là người trung bình hay dưới, nhưng vì tham vọng của bà mẹ muốn có hai cha con cùng làm tổng thống nước Mỹ và cũng để trả “mối thù” Bush cha chỉ làm được một nhiệm kỳ (1988-1992).

Vì thế lực của đảng Cộng Hòa, xung quanh ông quy tụ những thành phần đã từng góp mặt trong nội các của cha ông: Cheney, Rumsfeld, Karl Rove…. Cứ cho rằng chuyện đếm phiếu xảy ra tại Florida là trung thực và công bằng. Nhưng tranh chấp này làm tăng mối ấm ức của phe Cộng Hòa muốn làm xấu mặt phe Dân Chủ.

Và dịp đã tới qua biến cố 11 tháng 9, 2001: khủng bố tấn công nước Mỹ. Cả nước Mỹ rúng động. Quốc Hội trao quyền cho Tổng Thống toàn quyền phản ứng. Thủ phạm là Bin Ladin nhưng đã trốn mất. Kẻ liên hệ là nhóm Hồi Giáo quá khích Al Queda và Taliban. Tổng Thống cần có hành động quyết liệt để bảo vệ quốc gia, kẻ bày kế là những nhân vật xung quanh ông.

Cheney và Rumsfeld là đã từng làm việc dưới trào Tổng Thống Ford và Bush cha, là cặp bài trùng chủ trương chiến tranh Trung Đông để khai thác dầu hỏa (Cheney là chủ tịch công ty Haliburton khai thác dầu).

Mỹ (Cheney, Rumsfeld) tố cáo phe Taliban che dấu BinLadin và quyết định đưa quân vào Aghanistan để chống khủng bố.

Nhưng chưa đủ, Cheney, Rumsfeld tố cáo Saddam Hussein chế tạo vũ khí sát thương (mass destruction) nhưng bị bộ trưởng ngoai giao Mỹ Collins bác bỏ là không đủ bằng cớ. Cheney, Rumsfeld đã đưa những bằng cớ mơ hồ và quả quyết sự chính xác để buộc Collins ra trước Liên Hiệp Quốc tố cáo Iraq và kêu gọi liên quân đánh Iraq.

Khi được hỏi về chi phí quốc phòng, Cheney, Rumsfeld đã cho rằng sẽ lấy dầu hỏa của Iraq trừ nợ. Và lịch sử đã xảy ra như bạn biết. Kết quả vũ khí sát thương không tìm thấy. Tiền dầu hỏa biến mất, Saddam chết, Iraq rơi vào hỗn loạn, lính Mỹ chết và dân Mỹ đóng thuế, ngân sách thâm thủng tăng lên. Từ đó, ông Collins không còn xuất hiện và từ chối nói chuyện vói Cheney, Rumsfeld cũng như chiến tranh Iraq.

Để xoa dịu “nỗi buồn chiến tranh”, nội các Bush cắt thuế, giảm lãi suất, kêu gọi mua nhà là giấc mơ của mọi người dân Mỹ. Cơn sốt nhà cửa bùng lên, cả thế giới nhảy vào đầu tư.

Quả bong bóng nhà cửa nổ tan vào cuối 2007, nhà băng vỡ nợ, người mất vốn, lời, nhà cũ lẫn nhà mới lẫn việc làm. Tất cả để lại gánh nặng cho Tổng Thống mới: Obama.

Khi tấm màn nhung khép lại thì mới biết đạo diễn của chế độ Bush là Karl Rove nhưng tất cả đã rút vào bóng tối chờ dịp tái xuất giang hồ.

  1. Obama

Sự thắng cử bất ngờ của Obama, một người là da đen, trước đối thủ là phu nhân cựu tổng thống Clinton đã khiến phe Cộng Hòa ngỡ ngàng. Truyền thống kỳ thị của người da trắng không thể nghĩ rằng một một đứa trẻ lai đen, không cha, là thế hệ thứ nhất sinh ra tại Mỹ với gốc Kenya, Phi Châu … lại có thể đơn thương độc mã vươn lên nhanh chóng và toàn thiện như vậy.

Trong suốt thời gian tranh cử, Obama đã không phạm một lỗi lầm nào cả, ngay cả các cộng sự viên trong ủy ban tranh cử, cho dù báo chí Tả, Hữu moi móc theo dõi trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Đó là nỗi đau không nói ra được của tất cả những ai có máu kỳ thị chủng tộc tại Mỹ và họ chờ cơ hội trả thù. Tám năm sau.

Tuy phải bỏ 831 tỷ để cứu kinh tế, Obama vẫn bị phe Cộng Hòa gán tội “gây nợ cho con cháu”(debt to my children). Khi Obama đọc diễn văn tại Quốc Hội, dân biểu Wilson của Cộng Hòa đã la lối “nói láo” rồi sau đó xin lỗi. Đó là dấu hiệu suy thoái của nền dân chủ.

Tiếp theo sau là cả một chiến dịch bôi xấu, tung tin giả, xuyên tạc, đe dọa các chương trình của Obama, đặc biệt là bảo hiểm sức khỏe. Khi phe Dân Chủ nắm Quốc Hội đã phân hóa vì quyền lợi địa phương (tiểu bang), phe nhóm thiểu số làm cản trở các kế hoạch của Obama. Cuối cùng sau 8 năm, chỉ có chương trình bảo hiểm sức khỏe được thông qua.

Khi phe Cộng Hòa lấy lại được đa số tại Thượng Viện thì xung đột giữa phe Dân Chủ và Cộng Hòa càng gay gắt. Sự phá đám của nhóm Tea party và phe cực Hữu cùng với sự gian lận trong việc phân chia địa hạt bầu cử (gerrymandering) đã giúp phe Cộng Hòa thắng cử cấp địa phương và tiểu bang 2012, 2014.

Bài học lưỡng đảng đi đến chỗ phân hóa cùng cực khi một phe Cộng Hòa bắt đầu chơi xấu. Khi còn thiểu số thì phá đám tại Hạ Viện (Tea party), khi nắm đa số Thượng Viện thì đổi luật chơi (51 phiếu). Sự kiện chơi bẩn chỉ làm phân hóa sâu xa hơn và phe kia trả đũa.

Sự thỏa thuận, tương nhượng không còn nữa. Khi tranh cử người dân phải chọn ứng cử viên ít xấu hơn, chứ không phải chọn người tốt hơn. Thể thức chọn người ra ứng cử Tổng Thống (primary, caucus) cũng bị ảnh hưởng bởi phe phái nội bộ (khi các đại biểu đảng Dân Chủ ùa theo Clinton, tuy rằng Sanders được nhiều phiếu của dân hơn).

Đảng Cộng Hòa kích động sự bất lực của sinh hoạt chính trị thủ đô mà họ gọi là vũng lầy (swamp) nhưng ít ai để ý là chính phe Cộng Hòa gây ra kể từ khi Bush cha thua Clinton 1992. Vì tinh thần bảo thủ, phe Cộng Hòa đoàn kết hơn phe Dân Chủ là tập họp các nhóm thiểu số nên thiếu quyết tâm, dễ chia rẽ chạy theo quyền lợi của nhóm.

Năm 2014 qua cuộc bầu cử Quốc Hội, Cộng Hòa nắm cả Thượng lẫn Hạ Viện, Tổng Thống Obama bất lực trong 2 năm cuối vì phe Cộng Hòa bác bỏ tất cả những gì ông muốn làm.

Tham vọng thay thế Obama đã khiến 16 ứng cử viên Cộng Hòa ra tranh cử 2016.

Cuối cùng Trump thắng.

  1. Trump

Vì phải chấp nhận Trump như đại diện của đảng Cộng Hòa, các thành phần Cộng Hòa quá khích đã dùng mọi thủ đoạn để thắng cử. Ủy ban tranh cử của Trump đã quy tụ những thành phần mà sau đó đều bị truy tố và lãnh án tù.

Cá nhân Trump là con người nguy hiểm vì luôn luôn tìm cách vượt vòng pháp luật. Cá tính của Trump cũng không xứng đáng vì xử dụng thủ đoạn giống như các nhà độc tài hay bọn buôn ma túy (Mafia). Nhưng đối với cử tri Mỹ thì chỉ cần được việc còn tất cả tính sau.

Nhân cách của Trump thì quá tệ: luôn tranh cãi, cãi cho thắng mới chịu, chửi bới thậm tệ, hạ cấp, chỉ muốn khen mà không chấp nhận phê phán…. Ông quy tụ những người xung quanh chỉ biết vâng dạ (yes men) và luôn xen vào những chuyện nhỏ khiến các thuộc cấp khó làm việc. Và khi chính ông chửi sự trì trệ (red tape) của chính phủ thì chính ông lại gây trở ngại nhiều hơn khi đuổi các nhân viên cao cấp, kinh nghiệm trong tất cả các cơ quan quan trọng như bộ ngoại giao, quốc phòng, tình báo, an ninh, kinh tế, tài chính….

Trong khi Thượng Viện, phe Cộng Hòa nắm đa số, đã không dám lên tiếng. Sự kiện này cho thấy nhân cách của các Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa nói riêng và của Mỹ nói chung đã xuống dốc thê thảm vì trách nhiệm của họ là giải quyết mâu thuẫn và giúp tổng thống (hành pháp) thực hiện các nhu cầu của đất nước.

Khi tranh chấp chính trị đi đến chỗ cá nhân, bất chấp quyền lợi quốc gia mà chỉ nhằm triệt hạ đối thủ, lãnh đạo không còn quan tâm đến dân đen mà chỉ lo túi tiền (thị trường chứng khoán). Phung phí ngân sách quốc gia vì nghĩ “nếu mình không xài thì phe kia cũng xài”. Hiện tượng đại diện dân (dân biểu, nghị sĩ, thống đốc…) sau khi đắc cử chỉ lo cho các đại công ty và bỏ quên cử tri trong các quan tòa ngày càng có nhiều trường hợp xét án vô lý, bất công, thiên vị cho giới trí thức mà phạt nặng giới lao động (blue collar).

Nếu bảo rằng Hiến Pháp Mỹ do dân, vì dân thì phải xét lại đâu là lỗ hổng? Sửa đổi Hiến Pháp không phải dễ khi giới cầm quyền coi lỗ hổng như là cơ hội thao túng quyền lực, làm giàu (nhờ giới vận động cho các công ty). Kẻ gian ác thường ra tay trước vì biết khi người dân ý thức và đòi hỏi thay đổi sẽ lâu dài và khó khăn. Đó cũng là yếu điểm của nên dân chủ Tây Phương.

Một khi người dân kẹt giữa hai đảng vì chẳng thích Tả hay Hữu, chỉ muốn công bằng mà đảng thì thích dồn ép người dân, chụp mũ để gây khích động. Một khi người đại diện dân vi phạm lời hứa tranh cử (chống phá thai, sử dụng vũ khí, chống ô nhiễm…) thì người dân làm gì được? Ngay cả trường hợp, ứng cử viên đại diện cho đảng A mà khi đắc cử lại chuyển sang đảng B mà vẫn giữ ghế đại diện dân (ủng hộ đảng A) là thế nào? Không thấy có ai đủ can đảm, tư cách để từ chức.

Chọn lãnh đạo mà không căn cứ trên tư cách, nhân cách, đạo đức mà chỉ vì nghe nói lọt lỗ tai hay không; thích đối thủ mà bỏ phiếu kẻ hứa hẹn thì đó không còn là dân chủ nữa và hậu quả sẽ không lường trước được. Còn nếu bảo là có tài (talent) thì trong chế độ dân chủ không cần tài thao lược (biết hết) vì mỗi người có một nhiệm vụ. Các cố vấn, các nhà chuyên môn sẽ giúp vị lãnh đạo quyết định công việc. Chỉ cần vị lãnh đạo đừng nói láo, hứa lèo, vi phạm nguyên tắc làm việc thì cấp dưới dễ thi hành.

Nhưng khi lãnh đạo quy tụ toàn “đầu trâu, mặt ngựa” thì dân có thể làm gì được? Khi Hạ Viện kết tội mà Thượng Viện tha thì đâu là công lý?

Luật pháp do con người tạo ra. Khi con người biến chất thì tìm cách qua mặt luật pháp. Trò chơi cút bắt giữa con người vi phạm luật và luật pháp ngăn ngừa con người phạm luật sẽ không bao giờ dứt trừ khi con người tự giác thì các dự luật sẽ giảm. Guồng máy nhà nước sẽ bớt trì trệ vì thủ tục. Con người sẽ đối xử với nhau nhẹ nhàng hơn.

Không có nhà lãnh đạo nào đủ khả năng làm như vậy. Chỉ có các ông Thánh nhưng đã là Thánh thì không tham dự chính trị, họ trốn vào núi ở rồi.

Lòng người thay đổi.  Chỉ khi nào cá nhân biết tự giác, ý thức về xã hội, thiên nhiên để tránh những tranh chấp vô ích thì hạnh phúc mới đến với nhân loại. Điều đó không đến từ các nhà lãnh đạo đang tranh chấp quyền hành.

Để thay đổi lòng người chỉ có sự tu dưỡng, nhưng một khi trở thành lãnh đạo rồi thì khó mà tu dưỡng vì không còn thì giờ cho bản thân. Tu dưỡng chỉ xảy ra với sự lãnh đạo không có quyền lực.

Vì chính trị cho phép tiên đoán. Một khi tiên đoán sai là chuyện bình thường thì chẳng có ai xin lỗi dân đen cả. Nhưng sự lạm dụng không ngừng ở đây. Nói láo kiểu “liếm rồi lại nhổ” vì chính mình nói ra hôm trước, hôm sau lại nói ngược hay chối bỏ hay kiểu “như vậy rồi sao”? (so what). Khi lãnh đạo đi đến mức độ như vậy là gần trở thành độc tài. Làm sao ngăn cản khi Quốc Hội bất lực, tòa án ngó lơ, báo chí bị chụp mũ tung tin giả (hoặc chỉ nói một phần sự thật) khiến dân mất tin tưởng vào sự thật.

Thuở xưa người dân mơ ước có lãnh đạo giỏi để trị nước. Nhưng không phải ngồi chờ lãnh đạo xuất hiện vì đó cũng là con người. Vậy con người phải giáo dục như thế nào để có lãnh đạo cho xã hội?

Nước Mỹ được coi như nơi tập trung các nhân tài của thế giới. Vậy thì tại sao hiện tượng Trump xuất hiện mà nhiều người Mỹ gốc Việt vẫn hồ hởi khen ngợi (vì chống Trung Cộng)?

Không buồn cho nước Mỹ mà buồn vì tương lai Việt Nam không Cộng Sản còn xa vời lắm.


     Trần Công Lân

  Tháng 3 năm 2020
    (Việt lịch 4899)

Nguồn: https://quanvan.net/khi-lanh-dao-sai-lam/#.XrhFXzllDIU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 20237:26 CH(Xem: 1857)
Ngoại giao cây tre theo đúng hình ảnh của loài thảo mộc này. Có nghĩa là gió chiều nào thì theo chiều ấy để sống còn, không một lập trường nào nhất định cả. Thuật ngữ này được TBT Nguyễn Phú Trọng chính thức hóa tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào ngày 22 tháng 8 năm 2016. Sách lược này không phải sáng kiến của Nguyễn Phú Trọng mà liên hệ mật thiết đến Ông Hồ Chí Minh và 70 năm cầm quyền của CSVN Báo chí CSVN gần đây khoe khoang ưu điểm sách lược ngoại giao này không tiếc lời và một số bình luận gia quốc tế cũng cho rằng đây là một sách lược thông minh của CSVN...
21 Tháng Mười Hai 20238:54 CH(Xem: 5587)
Nhân loại đã chứng minh không có cái gì mãi mãi trường tồn ngoài chân lý tôn giáo, đã có những quốc gia cộng sản đi trước VN, trong đó những tên độc tài đã dùng quân đội để đàn áp chính người dân của mình, và sau đó chúng đã bị chính cái quân đội của mình giết chết như hai vợ chồng tên TBT đảng cs Rumani Ceausescu năm 1989, cái kết thúc đó cũng sẽ diễn ra cho những tên lãnh đạo đảng csVN khi những quân nhân mang trong tim mình chữ “Nhân Dân” đúng nghĩa hiểu được trách nhiệm đích thực của mình.
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1113)
Bạn Tập sang đây chơi, chúng tôi mang cái lịch thiệp của người Việt ra mà đãi đằng. Ấy là nếu đối đãi không hậu thì sợ chúng tôi bớt đẹp, chứ hổng có phải vì yêu thương gì bạn. Bạn đừng có hiểu nhầm rồi bày đặt miệng lưỡi cú diều “cộng đồng chung vận mệnh”. Bạn đi cướp biển, cướp đảo người ta xong kêu chung vận mệnh là chung sao? Chúng tôi người văn hiến, sao lại chung vận mệnh với cướp được (8)? Có người nhận định như Lao Ta: Chẳng có tình hữu hảo, cùng chung hệ giá trị hay vận mệnh gì hết. Ông đạp xe xích lô, bà nhặt ve chai Hà Nội cũng biết rõ như vậy nhưng hòa bình là thứ mà chúng ta theo đuổi, cho đến khi hết...
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1242)
Như vậy, hợp tác giữa hai Bộ Công an với “đường giây nóng” để “bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ… chống can thiệp, chống ly khai..” là thỏa hiệp mới và có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Điều này cho thấy Việt Nam đã được Trung Quốc giúp “bảo vệ chính quyền và bảo vệ chế độ” như chính Trung Quốc bảo vệ mình. Đó là hai nước vẫn do đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chia sẻ tình báo về an ninh chính trị để chống “diễn biến hòa bình” là nhằm chống lại những mưu toan nổi dậy tự phát đã từng làm...
19 Tháng Mười Hai 20237:15 CH(Xem: 1038)
Mấy chục năm nay, các đảng cộng sản thường nói hay, nói đẹp nhưng hành động không đi đôi với lời nói. Muốn xây dựng niềm tin thì phải có hành động cụ thể. Thứ nhất, Trung Quốc công nhận chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển 200 dặm và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Thứ hai, Trung Quốc tham gia làm một thành viên có trách nhiệm trong Ủy ban quốc tế sông Mekong, thông báo đầy đủ các số liệu về nước đến các quốc gia nằm dọc theo dòng sông để kịp thời chuẩn bị tránh hạn hán hoặc lũ lụt, tham khảo các quốc gia liên quan trước khi xây đập chận nước hoặc đào kênh lấy nước của dòng sông. Đó là những hành động cần làm để có sự tin tưởng.
19 Tháng Mười Hai 20237:07 CH(Xem: 1455)
Đã bao giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp thu hay không thì không ai biết cả. Những người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động" và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp 2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
17 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2322)
Việc đảng csVN thừa nhận Đài Loan là một phần của TQ là một việc làm ngu xuẩn, nó cho thấy cái gọi là ‘ngoại giao cây tre” của đảng cs chỉ là một thứ ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của một bè lũ hèn nhát, vong nô. Nếu chọn trung lập thì đ0ảng csVN vẫn có thể đẩy đưa vấn đề Đài Loan một cách khéo léo hơn, vừa không mất lòng TQ và vẫn giữ thể diện cho Đài Loan, bởi vì Đài Loan thuộc về hay không thuộc về TQ thì đó không phải là vấn đề để đảng cs phải ra mặt công nhận cùng tên giặc bá quyền Tập Cận Bình.
17 Tháng Mười Hai 202312:27 SA(Xem: 3038)
Hãy nhìn một đất nước có gần 100 triệu dân, phương tiện giao thông đa phần là xe máy, thế nhưng cả gần 50 năm đảng vẫn không phát triển được công nghệ sản xuất cho riêng mình mà chỉ là một đất nước gia công lắp ráp, đánh thuế, thu tiền, cả xe hơi, máy bay, tàu thủy, bất cứ cái gì cũng không cần phải có một kế hoạch lâu dài phát triển nhằm cho ra sản phẩm tốt, giá thành hạ, mà cứ canh me thu thuế, thu phí mà sống thì lời hứa hẹn của Tập Cận Bình trong cơn hấp hối không khác nào một loại thuốc hồi sinh. VN tham gia vào sáng kiến của họ Tập chứng minh rằng đảng csVN chỉ là một loại giây leo, sống thực vật, ăn bám vào nhân dân và thế giới...
15 Tháng Mười Hai 20239:42 CH(Xem: 1330)
Tại sao “sáp nhập các đơn vị hành chính” mới thực hiện được… “dân chủ ở cơ sở”? Ở những đơn vị hành chính đã hoặc sắp sáp nhập dân có… biết, có… bàn, có… giám sát và thực sự đã “đồng thuận cao nhất” với tình trạng mà TH QHVN khái quát về các công thự dôi dư sau sáp nhập “chết yểu – cửa đóng then cài – rong rêu bu bám – hư hỏng, sập đổ trong sự hoang tàn hiển hiện”. Giới nào của dân dại dột đến mức xem sự lãng phí, đồng nghĩa với việc tước đoạt các phúc lợi trong giáo dục, y tế, an sinh mà lẽ ra họ phải được hưởng là nền tảng “tao sự ổn định và đem lại động lực mới”? “Dân chủ” mà tốn kém đến mức quái gở như vậy, giới nào của dân mới… thích?
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 1020)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 2887)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 937)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1539)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 946)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 974)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!