94 năm có đảng – 94 năm mất tự do, tụt hậu
Phạm Trần
Việt Báo
Đảng CSVN tự khoe là “niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ.
TRUNG BÌNH THẤP
Trước hết, về mặt kinh tế, khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy mức thu “trung bình thập” trên đầu người của các nước trên Thế giới từ 876 đến 3.465 USD/năm. Thu nhập của công nhân Việt Nam vào khoảng 2,300 USD/năm. Cơ quan Manpower Group viết: “Hiện Việt Nam xếp thứ 47/60 thị trường lao động toàn cầu và xếp cuối cùng trong số 11 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương được khảo sát. Các thị trường dẫn đầu thế giới là Mỹ, Singapore, Canada, Ireland, Úc, Anh, Israel, Philippines, Mexico và Malaysia.”
Theo báo cáo, tiền lương của người lao động Việt Nam hiện là 275 USD, tương đương hơn 6,5 triệu đồng/tháng (khiêm tốn so với trung bình 2.143 USD/tháng của thế giới). (báo Tuổi Trẻ, ngày 23/12/2022). Tuy nhiên qua năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm cuối bảng với mức lương tối thiểu 162 USD/tháng, đứng thứ 159 trên 167 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Con số này tăng khoảng 6% so với tháng 1/2022.
Đứng sau Việt Nam là Ukraine (146 USD), Philippines (141 USD), Armenia (138 USD), Kazakhstan (131 USD), Pakistan (111 USD), Ấn Độ (95 USD), Uzbekistan (72 USD) và Nigeria (68 USD).
Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng giảm còn 2,28%, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam. Trong khi đó, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) cho biết: “Hiện Việt Nam có khoảng 650.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.”
NĂNG SUẤT THẤP
Theo báo cáo, tiền lương của người lao động Việt Nam hiện là 275 USD, tương đương hơn 6,5 triệu đồng/tháng (khiêm tốn so với trung bình 2.143 USD/tháng của thế giới). (báo Tuổi Trẻ, ngày 23/12/2022). Tuy nhiên qua năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm cuối bảng với mức lương tối thiểu 162 USD/tháng, đứng thứ 159 trên 167 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Con số này tăng khoảng 6% so với tháng 1/2022.
Đứng sau Việt Nam là Ukraine (146 USD), Philippines (141 USD), Armenia (138 USD), Kazakhstan (131 USD), Pakistan (111 USD), Ấn Độ (95 USD), Uzbekistan (72 USD) và Nigeria (68 USD).
Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng giảm còn 2,28%, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam. Trong khi đó, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) cho biết: “Hiện Việt Nam có khoảng 650.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.”
NĂNG SUẤT THẤP
Tuy nhiên, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency, JICA) vừa phát hành báo cáo “Nghiên cứu tổng thể về thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam từ tháng 9/2021-5/2022”. Theo Tạp chí Việt Nam Forbes, JICA đánh giá năng suất lao động của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2019, năng suất lao động của Việt Nam đạt 13,817 USD, chỉ bằng 8,7% của Singapore, 10,3% của Brunei, 23,2% của Malaysia, 41,2% của Thái Lan, 56,6% của Indonesia và 63,3% của Philippines. Cũng theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của World Bank, Việt Nam xếp hạng 103/141 quốc gia về kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại.
JICA viết: “Năm 2020, lực lượng lao động chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tới 61,2% tổng số lao động. Số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 38,8%. Trình độ học vấn thấp là một trong những yếu tố khiến Việt Nam có năng suất lao động thấp nhất trong khu vực.”
Tạp chí này cũng lưu ý rằng: “Bên cạnh đó, khi chi phí lao động nằm trong xu hướng tăng, Việt Nam sẽ dần mất đi lợi thế hiện tại về lao động giá rẻ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và thâm dụng lao động.”
Các nghiên cứu từ năm 2008 nói rằng Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình thấp và đã có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bao gồm tăng trưởng chậm lại, năng suất thấp, thiếu chuyển đổi cơ cấu thiết thực, không có dấu hiệu cải thiện về tỷ lệ cạnh tranh, và nhiều vấn đề do tăng trưởng kinh tế gây ra.
Vì lý do này, JICA nhận định khả năng cạnh tranh của Việt Nam sẽ giảm mạnh khi chi phí lao động tăng nhanh so với mức tăng của năng suất lao động. Trong khi đó, nguồn nhân lực công nghiệp vẫn chưa được trang bị kỹ năng, kiến thức và năng lực cao hơn, có thể khiến quá trình công nghiệp hóa sẽ dừng lại.
THIẾU TAY NGHỀ
Tình hinh phát triển chậm của Việt Nam cũng đã xuất hiện tại cuộc hội thảo về chiến lược việc làm tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn đến 2030. Các báo cáo đã đưa ra một con số đáng chú ý là số lao động mất việc thời gian qua chiếm khoảng 88% là lao động phổ thông và cử nhân đại học.
Tường thuật của báo Công an Nhân dân (CAND) cho biết: “Theo đánh giá, đa phần là những lao động có tay nghề không ổn định, thấp, hoặc thậm chí là không có tay nghề. Đây là thống kê của một địa phương, nhưng thực tế cũng là thực trạng về trình độ tay nghề của thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, trong 146.285 người mất việc, được hưởng trợ cấp thất nghiệp, có đến 82.839 người là lao động phổ thông, không có bằng cấp chứng chỉ (chiếm tỷ lệ 56,62%); 45.543 người có trình độ đại học và trên đại học (chiếm tỷ lệ 31,14%). Chỉ có 2.869 người lao động có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp bị mất việc trong năm (chiếm tỷ lệ 1,96%); trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp là 6.816 người (chiếm tỷ lệ 4,66%) và trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp là 8.218 người (chiếm tỷ lệ 5,62%).” (CAND, ngày 30/09/2023)
Báo này viết tiếp: “Cụ thể, hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 26% trong tổng số hơn 52 triệu người trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường lao động; năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, chưa tận dụng được hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng để thu hút nguồn lực đầu tư FDI. Bên cạnh đó, thị trường việc làm chưa đủ hiện đại, chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động.
Trong khi đó, theo khảo sát của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy đa số lao động hiện nay trình độ tay nghề rất thấp. Hiện chỉ có 26,8% lao động đã qua đào tạo (số liệu hết quý II/2023), và cả nước hiện có trên 38 triệu lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thu nhập bình quân của người lao động không cao (bình quân khoảng 7 triệu đồng/tháng). Các số liệu cho thấy thị trường lao động Việt Nam còn có hiện tượng mất cân đối giữa cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế.”
ĐÓI-NGHÈO
Tình hình bấp bênh của kinh tế còn phản ảnh trong mức thất nghiệp đa chiều của Việt Nam hiện nay vào khoảng 4,3 %. Theo cuộc khảo sát năm 2022 của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì: “Trung du và miền núi phía bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (12,1%). Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước (tương ứng với 0,7% và 0,9%).
Xét riêng về 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, các hộ gia đình Việt Nam năm 2022 thiếu hụt nhiều nhất về việc làm (39,8%), trình độ giáo dục người lớn (33,6%), dinh dưỡng (24,1%) và bảo hiểm y tế (22,4%).”
Cuộc khảo sát cũng cho biết: “Hệ số GINI (Global economic inequality, theo thu nhập) của Việt Nam năm 2022 là 0,375, giữ ổn định so với năm 2020 và 2021 và vẫn giữ ở mức bất bình đẳng trung bình. Hai vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là trung du miền núi phía bắc và Tây Nguyên vẫn là hai vùng có hệ số GINI cao nhất (tương ứng 0,408 và 0,399).”(báo Nhân Dân, ngày 04/05/2023)
Cuộc khảo sát cũng cho biết: “Hệ số GINI (Global economic inequality, theo thu nhập) của Việt Nam năm 2022 là 0,375, giữ ổn định so với năm 2020 và 2021 và vẫn giữ ở mức bất bình đẳng trung bình. Hai vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là trung du miền núi phía bắc và Tây Nguyên vẫn là hai vùng có hệ số GINI cao nhất (tương ứng 0,408 và 0,399).”(báo Nhân Dân, ngày 04/05/2023)
TỰ DO-CHÍNH TRỊ
Về lĩnh vực quyền con người, Việt Nam bị các Tổ chức Quốc tế phê bình là “Tồi tệ, ảm đạm, hung hãn” trong năm 2023.
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22
Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Trong lĩnh vực tư tưởng và bầu cử, người dân phải mặc nhiên theo Chủ nghĩa Cộng sản và bỏ phiếu cho những người của đảng. Vì vậy, ở Việt Nam, người ta có câu “Đảng cử dân bầu”. Do đó, câu nói lịch sử của ông Hồ Chí Minh, người thành lập đảng CSVN, rằng “nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” đã thành trơ trẽn. (Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945.)
MỘT CÁI NHÌN KHÁC
Thế nhưng vào ngày 25/9/2017, lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh, đã đưa ra 3 nhận xét về đảng CSVN như sau:
Một là, ĐCSVN đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì!
Hai là, ĐCSVN không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi ĐLĐVN trước đây nữa!
Ba là, ĐCSVN ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào ĐCSTQ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với ĐCSTQ, Ban lãnh đạo ĐCSVN kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào ĐCSTQ! ĐCSVN làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn TQ xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi TQ ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của TQ đòi VN phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam!”
Như vậy thì sau 94 năm (1930-2024) có mặt trên lãnh thổ, đảng CSVN đã làm nên cơm cháo gì mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn rêu rao rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. (Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019).
Như vậy thì sau 94 năm (1930-2024) có mặt trên lãnh thổ, đảng CSVN đã làm nên cơm cháo gì mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn rêu rao rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. (Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019).
Gửi ý kiến của bạn