Sự khác biệt giữa an sinh xã hội và “an sinh xã hội chủ nghĩa”.
Hình Chân Trời Mới Media
LS Đào Tăng Dực
www.daotangduc.blogspot.com
Trong bất cứ quốc gia nào, tự cổ chí kim, đều có những người giàu và kẻ nghèo.
Ngay cả trong những quốc gia giàu có nhất thế giới cũng có nhiều bất công xã hội và dĩ nhiên những người nghèo.
Trên bình diện lý thuyết, “tư bản chủ nghĩa” thường đưa đến tình trạng sai biệt lớn lao giữa người giàu, kẻ nghèo và cộng sản hoặc “xã hội chủ nghĩa” thì có khuynh hướng xóa bỏ biên giới giữa 2 giai cấp giàu nghèo
trong xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy, theo ngân hàng đầu tư Credit Suise thì Gini Index (tức chỉ số khoảng cách giữa giàu và nghèo trong xã hội) của Hoa Kỳ rất cao (39.8 năm 2021). Lý do có thể giải thích được vì Hoa Kỳ là nước tư bản hàng đầu và nơi sinh ra những nhân tài tư bản với những sáng tạo vượt bực, đưa văn minh nhân loại đến một tầng cao hơn, như Bill Gate của Microsoft, Mark Zuckenberg của Facebook, Steve Jobs của Apple, Elon Musk của Space X, Jeff Bezos của Amazon v…v… và trở thành những đại tỷ phú hoàn vũ.
Tuy sự giàu có huyền thoại của họ kéo dài khoảng cách giàu nghèo, nhưng trên thực tế, họ làm cả xã hội giàu hơn.
Kết quả là người giàu tại Hoa Kỳ thì tài sản thật không tưởng tượng nổi đối với một quốc gia nghèo. Người trung lưu của Hoa Kỳ nhiều tài sản hơn người thượng lưu tại những quốc gia nghèo và người nghèo tại Hoa
Kỳ cũng nhiều tài sản hơn khi so sánh với nhiều người trung lưu tại những quốc gia nghèo khổ hơn nữa.
Câu hỏi là tại sao Gini Index của các quốc gia xã hội chủ nghĩa như TQ (37.1 năm 2020), Việt Nam (36.8 năm 2020), Lào (38.8 năm 2018) lại cao hơn cả những quốc gia tư bản khác như Đài Loan (34.1 năm 2017), Nam
Hàn (33 năm 2021), Nhật Bản (32.9 năm 2018), Canada (31.7 năm 2019), Australia (32 năm 2020) và Vương Quốc Thống Nhất Anh (32.6 năm 2020)?
Đó là chưa kể Đài Loan có những nhà tư bản hàng đầu nhờ kỹ nghệ bán dẫn, Nam Hàn với kỹ nghệ Điện thoại thông minh, Nhật Bản kỹ nghệ xe hơi, Canada và Úc Đại Lợi với kỹ nghệ khoáng sản, Vương Quốc Thống Nhất Anh với kỹ nghệ tài chánh.
Câu trả lời gồm trong các lý do sau đây:
1. Các quốc gia CS tức xã hội chủ nghĩa, trong bản chất thật sự là những quốc gia độc tài do một đảng CS duy nhất lãnh đạo. Muốn lãnh đạo tuyệt đối và không đối thủ, họ phải bần cùng hóa nhân dân. Kinh nghiệm tranh
đấu cướp chính quyền và duy trì quyền lực dạy cho họ rằng: Chỉ có những người dân nghèo khổ, phấn đấu mỗi ngày không đủ cơm ăn, mới chấp nhận sự thống trị lâu dài, mà không còn khả năng mơ màng đến lật đổ chế
độ.
2. Tuy nhân dân thì nghèo, nhưng trong các quốc gia CS tức xã hội chủ nghĩa, nhà nước thì không nghèo vì đảng lãnh đạo nhà nước và quản lý tài sản quốc gia nhân danh người dân. Mà nhà nước thì do một thiểu số đảng viên cai quản, nên từ nhà nước sản sinh ra những tư bản đỏ giàu sụ, đôi khi có thể sánh vai cùng các nhà tư bản hàng đầu của Hoa Kỳ hay các nước tây phương khác.
3. Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
4. Tuy điều 3HP hàm hồ như thế, nhưng nhu cầu căn bản của người dân rất đơn giản vào bao gồm 4 thực tế: (1) cơm ăn, (2) áo mặc, (3) nhà ở và (4) chăm sóc y tế khi bệnh hoạn. Trong khi các quốc gia tư bản rẫy chết
có an sinh xã hội (social security) bảo đảm 3 thực tế đầu và y tế hoàn vũ miễn phí (free universal medicare) hoặc tương tự, khi bệnh hoạn, bảo đảm thực tế thứ 4, thì người dân nghèo tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa, khi không đủ ăn thì phải ăn xin, khi bệnh hoạn thì phải chịu chết và ăn bánh vẽ, theo điều 3 hiến pháp hoặc tương tự.
5. Các quốc gia dân chủ chân chính có những hiến pháp khắc ghi một trật tự chính trị dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên. Các quốc gia CS xã hội chủ nghĩa đều độc tài, độc đảng. Hiến pháp 2013 của Việt Nam minh
thị trao quyền lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, vĩnh viễn, từ nhà nước đến xã hội dân sự, cho một chính đảng duy nhất là đảng CSVN. Hậu quả là, tại các quốc gia dân chủ, khi một chính đảng không đáp ứng được sự phát
triển quốc gia, nhân dân có thể thay thế bằng một chính đảng có khả năng hơn. Trong khi đó, tại các quốc gia CS thì nhân dân không có sự chọn lựa.
Chính vì thế các quốc gia dân chủ luôn tiến về phía trước. Các quốc gia CS xã hội chủ nghĩa thì ngày càng thụt lùi. Hậu quả là tại các quốc gia dân chủ và tư bản thì nhân dân lại có an sinh xã hội, chăm sóc y tế chân chính và có thực chất. Trong khi đó tại các quốc cộng sản, hệ thống an sinh “xã hội chủ nghĩa”, như tại Việt Nam, chỉ
cho dân nghèo ăn toàn bánh vẽ.