Việt Nam “chia sẻ” hay “hội nhập” vào Trung Quốc?
Thằng giặc Ba Tàu Tập và thằng con hoang Phạm Minh Chính - nguồn hình Việt Báo.
Phạm Trần
Việt Báo
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước.
VÀNH ĐAI-CON ĐƯỜNG
Nhưng lý do được nhắc lại cam kết cũ có vẻ như “vội vàng” lần này trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, cho thấy phía Trung Quốc muốn hối thúc Việt Nam gia nhập sáng kiến “Vành đai và con đường" trong khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai" do ông Tập đưa ra từ tháng 9/2013 trong chuyến thăm Kazakhstan.
Nhưng ai có lợi trong liên kết này? Tất nhiên cái lợi nghiêng về phía Trung Quốc cả về kinh tế và quốc phòng. Do đó, Bắc Kinh đã vuốt ve Việt Nam bằng cách nói trong Tuyên bố Chung rằng: “Phía Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng.”
Phía Việt Nam đã đáp lễ khi: “Khẳng định luôn coi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.”
Phạm Trần
Việt Báo
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước.
Không ai hiểu thâm ý của ông Tập về thay đổi ngôn từ này, nhưng nội dung vẫn hàm ý đặt Việt Nam vào trong “qũy đạo” chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, theo sáng kiến của nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào năm 2007. Do đó, Tuyên bố chung đã viết: “Kế thừa và phát huy truyền thống hữu nghị "mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em", tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.”
Được đà, phía Việt Nam cam kết: “Ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu.”
Được đà, phía Việt Nam cam kết: “Ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu.”
Hai bên còn cam kết: “Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng, lý tưởng niềm tin tương thông, con đường phát triển gần gũi, cùng chung chí hướng, chia sẻ tương lai chung, đều nỗ lực vì nhân dân hạnh phúc và đất nước giàu mạnh.” (báo Chính phủ Việt Nam, ngày 13/12/2023).
Từ lâu, Việt Nam đã ngần ngại “gia nhập” sáng kiến “cộng đồng chung vận mệnh” do Bắc Kinh lãnh đạo vì tính lệ thuộc công khai của nhóm chữ. Nhưng lần này nhóm chữ “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” giữa hai nước được thay thế cho thấy tính “lệ thuộc” của Việt Nam vào Trung Quốc không thay đổi.
Hơn ai hết, người Việt Nam vẫn chưa quên những kinh nghiệm đau thương của 4 ngàn năm Việt Nam bị Bắc thuộc khiến nhiều người Việt Nam hoài nghi nhiều hơn thiện cảm với láng giếng khổng lồ Trung Quốc.
Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Brunei, Malaysia, và Indonesia đã tham gia “cộng đồng” này. Tuy nhiên, Singapore và Philippines còn đứng ngoài.
Từ lâu, Việt Nam đã ngần ngại “gia nhập” sáng kiến “cộng đồng chung vận mệnh” do Bắc Kinh lãnh đạo vì tính lệ thuộc công khai của nhóm chữ. Nhưng lần này nhóm chữ “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” giữa hai nước được thay thế cho thấy tính “lệ thuộc” của Việt Nam vào Trung Quốc không thay đổi.
Hơn ai hết, người Việt Nam vẫn chưa quên những kinh nghiệm đau thương của 4 ngàn năm Việt Nam bị Bắc thuộc khiến nhiều người Việt Nam hoài nghi nhiều hơn thiện cảm với láng giếng khổng lồ Trung Quốc.
Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Brunei, Malaysia, và Indonesia đã tham gia “cộng đồng” này. Tuy nhiên, Singapore và Philippines còn đứng ngoài.
VÀNH ĐAI-CON ĐƯỜNG
Nhưng lý do được nhắc lại cam kết cũ có vẻ như “vội vàng” lần này trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, cho thấy phía Trung Quốc muốn hối thúc Việt Nam gia nhập sáng kiến “Vành đai và con đường" trong khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai" do ông Tập đưa ra từ tháng 9/2013 trong chuyến thăm Kazakhstan.
Nhưng ai có lợi trong liên kết này? Tất nhiên cái lợi nghiêng về phía Trung Quốc cả về kinh tế và quốc phòng. Do đó, Bắc Kinh đã vuốt ve Việt Nam bằng cách nói trong Tuyên bố Chung rằng: “Phía Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng.”
Phía Việt Nam đã đáp lễ khi: “Khẳng định luôn coi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.”
Trong thực tế, Việt Nam đã nhượng bộ Trung Quốc khi đồng ý cùng “xây dựng Hai hành lang, một vành đai và Vành đai và Con đường… Thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.”
Hai nước cũng: “Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, trong đó có xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam)-Bá Sái (Trung Quốc).”
GIAO THÔNG BIÊN GIỚI
Quan hệ chung biên giới dài 1449,566 km, đã giúp hai nước nối liền giao thông bằng đường sắt và đường bộ giữa và các Tỉnh tây nam Trung Quốc với cảng Hải Phòng, Việt Nam. Nhưng sau 15 năm giao hảo ở mức “chiến lược toàn diện, hai nước vẫn còn nhiều cách biệt về tăng cường vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam và mức nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì: “Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc đạt 175,65 tỷ USD, tăng 5,89% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,02% so với năm 2021. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa trị giá 117,95 tỷ USD, tăng 7,35% so với năm 2021 .” (Tạp chí Công Thương, ngày 13/10/2023)
Về phương diện địa lý, “Bẩy tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh có biên giới với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc.” (Bách khoa Toàn thư mở)
Mục đích của Trung Quốc là sử dụng đường giao thông huyết mạch này để xuất, nhập khẩu hàng hóa vì các Tỉnh phía Nam và Tây nam Trung Quốc không có đường ra biển.
Vì vậy, từ Việt Nam đã có quan ngại giao thông biên giới có lợi cho Trung Quốc hơn Việt Nam, nếu xẩy ra chiến tranh giữa hai nước. Lo ngại này không phải không có lý, sau khi Bắc Kinh lặp lại tư tưởng “cộng đồng chung vận mệnh” để thúc đẩy Việt Nam thỏa hiệp với Trung Quốc. Bằng chứng này đã thể hiện tại Hội nghị "Vành đai và con đường" giữa các nhà đầu tư từ ngày 17 đến 20/10/2023 tại Bắc Kinh.
Phái đoàn Việt Nam do ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước cầm đầu đã: “Khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
Hai nước cũng: “Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, trong đó có xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam)-Bá Sái (Trung Quốc).”
GIAO THÔNG BIÊN GIỚI
Quan hệ chung biên giới dài 1449,566 km, đã giúp hai nước nối liền giao thông bằng đường sắt và đường bộ giữa và các Tỉnh tây nam Trung Quốc với cảng Hải Phòng, Việt Nam. Nhưng sau 15 năm giao hảo ở mức “chiến lược toàn diện, hai nước vẫn còn nhiều cách biệt về tăng cường vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam và mức nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì: “Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc đạt 175,65 tỷ USD, tăng 5,89% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,02% so với năm 2021. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa trị giá 117,95 tỷ USD, tăng 7,35% so với năm 2021 .” (Tạp chí Công Thương, ngày 13/10/2023)
Về phương diện địa lý, “Bẩy tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh có biên giới với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc.” (Bách khoa Toàn thư mở)
Mục đích của Trung Quốc là sử dụng đường giao thông huyết mạch này để xuất, nhập khẩu hàng hóa vì các Tỉnh phía Nam và Tây nam Trung Quốc không có đường ra biển.
Vì vậy, từ Việt Nam đã có quan ngại giao thông biên giới có lợi cho Trung Quốc hơn Việt Nam, nếu xẩy ra chiến tranh giữa hai nước. Lo ngại này không phải không có lý, sau khi Bắc Kinh lặp lại tư tưởng “cộng đồng chung vận mệnh” để thúc đẩy Việt Nam thỏa hiệp với Trung Quốc. Bằng chứng này đã thể hiện tại Hội nghị "Vành đai và con đường" giữa các nhà đầu tư từ ngày 17 đến 20/10/2023 tại Bắc Kinh.
Phái đoàn Việt Nam do ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước cầm đầu đã: “Khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
“Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khẳng định Trung Quốc luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.” (báo Tuổi Trẻ, ngày 20/10/2023)
BIỂN ĐÔNG THỨ YẾU
Ông Tập nói vậy, nhưng ông đã phớt lờ những xung đột với Việt Nam ở Biển Đông. Trong Tuyên bố chung, hai nước cho biết: “Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.”
“…Nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tăng cường cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và các nhóm công tác trực thuộc; tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, phù hợp với "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).”
BIỂN ĐÔNG THỨ YẾU
Ông Tập nói vậy, nhưng ông đã phớt lờ những xung đột với Việt Nam ở Biển Đông. Trong Tuyên bố chung, hai nước cho biết: “Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.”
“…Nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tăng cường cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và các nhóm công tác trực thuộc; tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, phù hợp với "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).”
Trong cuộc họp với ông Tập, Chủ tịch nhà nước Việt Nam, Võ Văn Thưởng đã kêu gọi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam, đòng thời đề nghị: “Hai bên cần nỗ lực kiểm soát hiệu quả và xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển, tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cùng các nước liên quan xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.”
Nhưng ông Tập Cận Bình không trả lời vấn đề Biển Đông, ngược lại đã: “Đề nghị hai bên tăng cường kết nối sáng kiến "Vành đai và con đường" với khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai", xây dựng quy hoạch hợp tác cụ thể.”
Nhưng ông Tập Cận Bình không trả lời vấn đề Biển Đông, ngược lại đã: “Đề nghị hai bên tăng cường kết nối sáng kiến "Vành đai và con đường" với khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai", xây dựng quy hoạch hợp tác cụ thể.”
Rõ ràng họ Tập chỉ muốn bàn đến vấn đề có lợi cho Bắc Kinh, nhưng liệu Việt Nam có cưỡng lại được không?
Trước ngày ông Tập đến Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị đã thăm Việt Nam ngày 1/12/2023. Tại Hà Nội, họ Vương cũng khuyến nghị: “Hai bên tăng cường kết nối chiến lược giữa sáng kiến Vành đai, Con đường với khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai”. (theo Đài tiếng nói Việt Nam (VOV,Voice of Vietnam), ngày 1/12/2023)
Như vậy, âm mưu khống chế Việt Nam của Trung Quốc đã rõ ràng. Chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2023 của ông Tập Cận Bình đã siết cổ Việt Nam vào với Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Trước ngày ông Tập đến Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị đã thăm Việt Nam ngày 1/12/2023. Tại Hà Nội, họ Vương cũng khuyến nghị: “Hai bên tăng cường kết nối chiến lược giữa sáng kiến Vành đai, Con đường với khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai”. (theo Đài tiếng nói Việt Nam (VOV,Voice of Vietnam), ngày 1/12/2023)
Như vậy, âm mưu khống chế Việt Nam của Trung Quốc đã rõ ràng. Chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2023 của ông Tập Cận Bình đã siết cổ Việt Nam vào với Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Gửi ý kiến của bạn