Việt Nam sẵn sàng từ bỏ mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

30 Tháng Chín 20235:52 CH(Xem: 1914)

Việt Nam sẵn sàng từ bỏ mô hình kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa?


vanganhinfo_ktttdhxhcn1ht





Nguyễn Quốc Khải
         VOA




Trước khi Tổng Thống Joe Biden đến Hà Nội hai ngày, chính quyền Việt Nam đã yêu cầu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Bản thông cáo chung kết thúc cuộc viếng thăm đầu tiên của Tổng Thống Biden xác định rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét yêu cầu của Việt Nam một cách nhanh chóng nhất có thể, phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ. Nhân dịp tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần vừa qua, Thủ Tướng Phạm Minh Chính cũng đã gặp và nhắc nhở Bà Janet Yellen, Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ về thỉnh nguyện của Việt Nam. Bộ Trưởng Công Nghệ và Thương Mại của Việt Nam là Ông Nguyễn Hồng Diên cũng gặp Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gina Raimondo ở New York để nhắc nhở Hoa Kỳ sớm có quyết định nhanh chóng.

Việt Nam đến nay chỉ mới có 71 quốc gia công nhận có nền kinh tế thị trường. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một trong 13 nước có nền kinh tế phi thị trường, bao gồm cả Trung Quốc. Nga đã trở thành kinh tế thị trường vào năm 2002, nhưng vào cuối năm 2022 nước này đã bị lôi trở lại danh sách phi thị trường vì chính quyền Nga xiết chặt kinh tế sau khi chiến tranh Ukraine bùng nổ vào tháng 2, 2022.

TẠI SAO VIỆT NAM VẪN LÀ MỘT NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG?

Qua chương trình “Đổi Mới” phát động vào năm 1986, Việt Nam bắt đầu cải tổ quy mô từ nền kinh tế chỉ huy (centrally-planned economy) qua kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa (socialist-oriented market economy), một mô hình tương tự như mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, trong đó khu vực nhà nước đóng vai trò quyết định trong chỉ đạo phát triển kinh tế, với mục tiêu lâu dài cuối cùng là phát triển chủ nghĩa xã hội.

Trước khi cải tổ thị trường bắt đầu, Việt Nam không thể sản xuất đủ gạo để nuôi sống người dân của mình vào thập niên 80. Quốc gia này bị nạn đói đe dọa, ngoại tệ cạn kiệt, phải dựa vào sự hỗ trợ từ Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc và hỗ trợ tài chính từ Liên Xô và các nước Đông Âu khác.

Trong gần bốn thập niên, Việt Nam tiếp tục cải thiện tự do kinh tế thành công theo xếp hạng mới nhất dựa trên Chỉ Số Tự Do Kinh Tế (Index of Economic Freedom) của Heritage Foundation vào năm 2023. Nền kinh tế của Việt Nam đứng thứ 72 trong số 176 quốc gia vào năm nay với điểm tự do kinh tế là 61.8. Việt Nam đứng thứ 14 trong số 39 quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và có điểm tổng thể cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực.

Điều quan trọng nhất là sự thay đổi thứ hạng theo thời gian. Vào năm 1995, khi chỉ số này được tổng hợp lần đầu tiên, Việt Nam chỉ đạt được 41.7 điểm ít ỏi. Trong những năm qua, Việt Nam đã tiến thêm được 20 điểm. Trong khi đó chỉ số Tự Do Kinh Tế của Trung Quốc thụt lùi từ 52 vào năm 1995 xuống còn 48.3 điểm vào năm 2023. Trung Quốc hiện đứng thứ 154/176, kém Việt Nam tới 82 bậc.

Heritage Foundation xếp hạng tổng cộng 176 quốc gia dựa trên mức độ tự do hoặc không tự do về mặt kinh tế. Đánh giá toàn diện dựa trên 12 loại quyền tự do trong bốn lãnh vực bao gồm: (1) Pháp quyền (rule of law), (2) Tài chánh công (public finance), (3) Luật lệ kinh tế (economic regulation), và (4) Độ mở thị trường (market openness) . Chỉ số này chia các quốc gia thành năm nhóm, trong đó nhóm tốt nhất là “tự do” (free), bao gồm Singapore, Thụy Sĩ, Ireland và Đài Loan; nhóm tệ nhất là “bị đàn áp” (repressed) bao gồm những quốc gia như Venezuela, Cuba, Bắc Hàn.

Việt Nam ở trong nhóm giữa, “tự do vừa phải” (moderately free).

NHỮNG GIỚI HẠN VỀ TỰ DO KINH TẾ

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng theo định hướng thị trường để hội nhập dần dần vào hệ thống thương mại toàn cầu. Các cải tổ bao gồm tư nhân hóa một phần của doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa cơ chế thương mại, và tăng cường công nhận quyền sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, những hạn chế về mặt thể chế vẫn tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế bền vững lâu dài.

Theo Heritage Foundation, nhìn chung nền pháp quyền ở Việt Nam còn yếu. Các điểm về hiệu quả tư pháp, quyền tư hữu và liêm chính của chính phủ thấp hơn trung bình thế giới.

Tài chánh công nói chung của Việt Nam khả quan. Thuế suất cá nhân và doanh nghiệp hàng đầu lần lượt là 35% và 20%. Thu nhập thuế tương đương 22.7% của tổng sản phẩm nội địa (GDP). Chi tiêu và ngân sách chính phủ thiếu hụt trung bình trong ba năm là 21.2 % và -2.3 % của tổng sản phẩm nội địa. Nợ công bằng 39.7% GDP.

Đồng tiền Việt Nam không có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và bị hạn chế đáng kể trong việc sử dụng, chuyển nhượng và hối suất. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được khuyến khích nhưng chính phủ vẫn tìm cách chỉ đạo và kiểm soát qua các quy định. Mặc dù phần lớn giá cả đã được tự do hóa, ủy ban định giá của chính phủ vẫn tiếp tục duy trì quyền kiểm soát tùy ý đối với giá cả trong một số lĩnh vực nhất định.

Bất chấp những nỗ lực cải tổ liên tục, khung pháp lý tỏ ra không hiệu quả. Khởi đầu một kinh doanh rất tốn kém dù không đòi hỏi vốn tối thiểu. Thị trường lao động vẫn cứng nhắc và bị kiểm soát, và lao động chui là đáng kể. Sự ổn định tiền tệ được duy trì tương đối tốt, nhưng áp lực lạm phát vẫn tiếp tục. Việc tư hữu hóa những công ty quốc doanh hay còn gọi là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chậm chạp và thiếu quy mô.

Là một trong những nền kinh tế chỉ huy trước đây, Việt Nam vẫn là nơi có nhiều DNNN. Việc tái cơ cấu doanh nghiệp này từ năm 1990 được coi là một trong ba trụ cột quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Cải tổ DNNN đã đạt được tiến bộ, dẫn đến giảm đáng kể số lượng DNNN, mở rộng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, kinh nghiệm cải tổ DNNN trong những năm qua cho thấy một số vấn đề đòi hỏi cải tổ khuôn khổ pháp lý và thực thi pháp luật nhằm đẩy nhanh tốc độ của quá trình tư nhân hóa và cải thiện việc quy trách nhiệm và minh bạch.

Trái ngược với nhiều báo cáo, Việt Nam chưa cho phép công nhân thành lâp công đoàn độc lập. Việt Nam là một quốc gia độc đảng chỉ có một công đoàn do nhà nước lãnh đạo, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (Vietnam General Confederation of Labor - VGCL) trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Công nhân không được tự do đình công. Quyền lợi của công nhân không được bảo đảm.

Năm 2019, ngay sau Quốc Hội thông qua Bộ luật Lao Động mới, Vietnam News, tờ báo tiếng Anh chính của Thông Tấn Xã Việt Nam của nhà nước, đã đăng tải một bài báo đưa tin sai rằng nhà nước đã “cho phép các công đoàn độc lập” (independent Workers' Union) hoạt động.

Vào tháng 5, 2021, IndustriALL, bao gồm các liên đoàn trực thuộc TLĐLĐVN, khẳng định rằng “Các công đoàn độc lập được phép thành lập được thành lập ở cấp công ty.” Thực tế đây chỉ là những tổ chức công nhân (worker organization - WO) với sinh hoạt giới hạn, không được phép vượt ra ngoài phạm vi công ty, so với công đoàn lao động (workers' union). Ngay cả công đoàn lao động cũng phải nằm trong TLĐLĐVN. Có luật riêng quy định từng loại tổ chức. Luật Công Đoàn quy định các công đoàn, trong khi tổ chức công nhân thuộc một chương của Bộ luật Lao động 2019.

Hoa Kỳ vào đầu năm 2023 đã kêu gọi Việt Nam tăng cường quyền của công nhân bằng cách cho lập nghiệp đoàn bên ngoài sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản, đồng thời cảnh báo Việt Nam về việc xử dụng nguyên liệu của Trung Quốc sản xuất bởi lao động ép buộc. Việt Nam là nước xuất cảng quần áo qua Mỹ và dùng nguyên liệu của Trung Quốc.


LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP


Gần 40 năm sau khi chương trình Đổi Mới bắt đầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và được Heritage Foundation xếp vào nhóm kinh tế có tự do vừa phải, nhưng vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường vì những giới hạn về tự do kinh tế như vừa nói ở phần trên. Điều này cho phép Bộ Thương Mại Hoa Kỳ tùy nghi dùng luật chống phá giá (Anti-dumping Law) và luật chống bảo trợ (Countervailing Law) áp đặt thuế trên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Vì không thể dùng và tin cậy vào tài liệu và thống kê của Việt Nam, Hoa Kỳ phải sử dụng nước thứ ba như Thái Lan để xác định giá trị thị trường của hàng hóa Việt Nam.

Để bảo vệ thương trường do chi phí lao động cao, các công ty Hoa Kỳ thường kiện các công ty Việt Nam bán phá giá hay được trợ cấp của nhà nước. Ngày 25-4-2023, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo đã nhận được đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm kệ thép chứa đồ (steel shelf) xuất khẩu từ Việt Nam vào năm vừa qua trị giá khoảng 32.7 triệu USD. Edsal Manufacturing Co. là công ty khởi kiện.

Áp dụng thuế chống bán phá giá thường rất cao, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề, có nguy cơ mất hoàn toàn thị phần tại thị trường này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế quốc gia. Lệ phí luật sư tại Hoa Kỳ lại rất tốn kém để các công ty Việt Nam có thể mướn để biện hộ.

Theo một thông báo của Bộ Công Thương Việt Nam vào 2022, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu mật ong gần bảy lần so với kết luận sơ bộ. Đây là một phần quyết định sau cùng của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ về thuế suất trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với mật ong được nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước khác. Cụ thể là thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam được cắt giảm từ 410.93 % - 413.99 % xuống còn 58.74 % - 61.27 %. Thật là khủng khiếp. Bộ Công Thương cho biết điều này sẽ giúp ngành mật ong Việt Nam duy trì xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Có hai cơ quan tham gia điều tra chống bán phá giá và trợ cấp ở Hoa Kỳ là Bộ Thương Mại, xác định thuế chống bán phá giá và Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (International Trade Commission) đánh giá thiệt hại mà các ngành nghề trong nước phải gánh chịu. Luật chống phá giá (Anti-dumping Law) và luật chống trợ cấp (Countervailing Law) là biện pháp bảo vệ công nghệ nội địa của Hoa Kỳ.

Vào 2020, Hoa Kỳ đã áp đặt thuế trên lốp xe hơi nhập cảng từ Việt Nam vì lý do Việt Nam kìm giá đồng tiền Việt Nam và hối suất để giá hàng xuất cảng thấp hầu dễ cạnh tranh. Trong phúc trình vào cuối năm 2020, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ chính thức liệt kê Việt Nam là nước thao túng tiền tệ bằng sự can thiệp quy mô lớn và kéo dài nhằm ngăn ngừa sự tăng giá của tiền đồng.

Vào giữa năm 2021, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa hiệp về tiền tệ. Trong bản thông cáo chung, Việt Nam cam kết tuân thủ luật lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế “để tránh thao túng tỷ giá hối đoái nhằm ngăn chặn hiệu quả điều chỉnh cán cân thanh toán hoặc để đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng và hứa kiềm chế bất kỳ sự phá giá mang tính cạnh tranh nào của đồng Việt Nam.” Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho biết “trọng tâm của khuôn khổ chính sách tiền tệ của nó là “thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.”

Trường hợp kiện cáo bán phá giá cá tra nổi tiếng ở Hoa Kỳ xảy ra vào năm 2002, sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ vừa ký kết thỏa hiệp thương mại song phương vào cuối năm 2001.

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vào ngày 24-1-2003 ra phán quyết Việt Nam “bán phá giá” cá da trơn (catfish) vào thị trường Mỹ. Phán quyết này dựa trên quyết định của Bộ Thương Mại đưa ra vào tháng 11, 2002 rằng Việt Nam “không phải là quốc gia có nền kinh tế thị trường."

Quyết định của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ khiến các nhà xuất cảng Việt Nam phải trả thuế trừng phạt 64% đối với cá đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Sinh kế của 400,000 nông dân Việt Nam và hàng nghìn công nhân tham gia vào các nhà máy chế biến cá có thể bị đe dọa bởi mức thuế trừng phạt như vậy.

Phán quyết của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ là để đáp lại vụ kiện "chống bán phá giá" của Catfish Farmers of America (CFA) đưa ra, cáo buộc rằng cá da trơn nhập khẩu của Việt Nam đang được trợ cấp và bán ở Mỹ dưới giá thành sản xuất.

CFA lần đầu tiên khởi kiện với lý do “vệ sinh” bất thành đối với cá da trơn của Việt Nam. Ngay cả Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng đã chứng minh rằng điều kiện nuôi cá da trơn ở Việt Nam rất hợp vệ sinh và người nuôi cá da trơn sử dụng phương pháp truyền thống.

CFA sau đó đã cấm nông dân Việt Nam sử dụng từ “cá da trơn” (catfish) để xuất khẩu sang Mỹ, buộc họ phải dán nhãn sản phẩm cá tra (catfish) và basa (pangasius). Cuối cùng, CFA khởi kiện chống bán phá giá.

Hiện tượng tương tự hiện xảy ra với tôm. Vào tháng 10, 2002, Đạo luật Công Bằng Tài Trợ Nhập khẩu Tôm được đưa ra Quốc Hội Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam và một số nước khác bán phá giá tôm, đồng thời yêu cầu các nước này giảm xuất khẩu tôm sang Mỹ xuống 4.8 triệu kg mỗi tháng.

Đơn giản là Việt Nam không đủ khả năng trợ cấp xuất khẩu, và nông dân Việt Nam (kiếm trung bình 35-50 USD mỗi tháng) đơn giản là quá nghèo để có thể bán dưới giá thành nhằm thâm nhập thị trường nước ngoài. Nhưng với chi phí lao động thấp như vậy thì giá bán nông sản của nông dân Việt Nam cũng thấp tương ứng. Giá hải sản của Hoa Kỳ cao đơn giản là vì giá nhân công đắt đỏ. Theo Statistica, giá nhân công công nghiệp vào 2018 ở Việt Nam dưới 3 USD / giờ so với 27 USD / giờ ở Hoa Kỳ.

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ biết rằng chính phủ Việt Nam không trợ cấp xuất khẩu cá da trơn. Tuy nhiên, vì mục đích của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ là bảo vệ lợi nhuận của doanh nghiệp Hoa Kỳ nên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ dùng lý do "quốc gia có nền kinh tế phi thị trường", nên giá bán của một mặt hàng xuất khẩu từ quốc gia đó có thể được coi là thấp hơn, không cần có bằng chứng về trợ cấp của chính phủ. Đây là một sự lạm dụng luật lệ của nước giàu để chống lại những nước nghèo trong khi họ đòi hỏi những nước nghèo tự do hóa thương mại để mua hàng hóa công nghiệp của nước giàu qua sức ép của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization - WTO) hay Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).

Người ta chưa biết chính quyền Biden có tiếp tục chiến dịch gây áp lực của chính quyền Trump đối với Việt Nam hay không. Tuy nhiên nhiều liên đoàn lao động và một số thành viên Đảng Dân Chủ ủng hộ việc áp dụng các biện pháp thương mại cứng rắn hơn đối với các quốc gia đang làm suy yếu một cách giả tạo tiền tệ của họ, làm suy yếu khả năng sản xuất và xuất khẩu của Hoa Kỳ bằng cách làm cho hàng hóa Mỹ tương đối đắt hơn.

LÀM SAO ĐỂ VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC QUY CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG?

Việt Nam sẽ tránh được những bất lợi khi phải đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Trong nhiều trường hợp, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá rất cao.

Trước đây, một số quốc gia bị xếp loại là kinh tế phi thị trường sau đó được chuyển đổi sang các nền kinh tế thị trường như Ba Lan (1993), Nga (2002) và Ukraine (2006).

Khi cứu xét một đơn kiện của một công ty nội địa, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thường phải dựa vào năm tiêu chuẩn sau đây đối với nước xuất khẩu hàng hóa theo Lê Anh Lan thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam (Vietnam Academy of Social Science – Institute of American Studies) tại Hà Nội:

(i) Mức độ dễ dàng mà đồng tiền của nước xuất cảng có thể chuyển đổi thành đồng tiền của các nước khác;

(ii) Mức lương ở nước sở tại được xác định theo cơ chế tự do thương lượng giữa công nhân và chủ nhân;

(iii) Mức độ liên doanh hoặc đầu tư của các công ty nước ngoài được phép ở nước sở tại;

(iv) Mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ đối với tư liệu sản xuất;

(v) Mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân phối nguồn lực và quyết định về giá, sản lượng của doanh nghiệp.

Trên đây là những điểm chính yếu mà Việt Nam cần phải chú tâm để cải thiện thị trường. Đặc biệt Việt Nam cần phải cho công nhân thành lập công đoàn độc lập thực sự như đã từng cam kết trước khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Do đó đây là hai lãnh vực cần phải giữ lành mạnh và minh bạch.

Nhân dịp Tổng Thống viếng thăm Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn của VOA, Ông Adam Sitkoff, Giám Đốc Điều Hành Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (American Chamber of Commerce) ở Hà Nội đã có những nhận xét dưới đây về chính sách đầu tư nước ngoài và luật lệ của Việt Nam.

“Yếu tố quan trọng nhất tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi là môi trường pháp lý công bằng, có thể lường trước được và tinh giản, coi trọng sự đổi mới - không chỉ để thu hút đầu tư mới mà còn để duy trì và phát triển những khoản đầu tư hiện có ở đây”.

Ông Sitkoff nhấn mạnh đặc biệt về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài vẫn thiếu rõ ràng và còn thay đổi, cải thiện chính sách thuế và pháp lý ổn định và rõ ràng, cũng như nâng cao tính minh bạch ở Việt Nam.

Việt Nam nên nghiêm chỉnh cứu xét những đề nghị của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ vì họ sống và làm việc ngay ở trong nước và giao dịch hàng ngày với hệ thống kinh tế và hành chánh của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hoa Kỳ và Việt Nam vừa nâng cấp bang giao lên mức chiến lược toàn diện. Đây là lúc thuận tiện để mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước qua trao đổi thương mại. Cả hai bên cần phải điều chỉnh để giúp Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường đầy đủ, tránh được những hàng rào ngăn cản tự do thương mại.

Chỉ số tự do kinh tế tối thiểu Việt Nam cần phải có là 65. Việt Nam có khoảng 6-18 tháng để tiến thêm 3 điểm nữa để hầu đạt được mục tiêu này. Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần phải dứt khoát đoạn tuyệt với mô hình kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu thực hiện được, đây sẽ là một tiến bộ đáng kể giúp Việt Nam trở thành một nước công nghệ có lợi tức cao nhanh chóng hơn và tăng cường khả năng quốc phòng với ngân sách $2 tỉ mỗi năm và sẽ còn gia tăng để mua võ khí.

THAM KHẢO

(1) Joe Buckley, “The limits of Vietnam’s labor reforms,” The Diplomat, January 01, 2022.

(2) CRS, “Vietnam’s labor rights regime: An assessment,” March 14, 2002.

(3) Michael Karadjis, “Vietnam: Not a market economy country,” Green Left Weekly, February 12, 2003.

(4) Heritage Foundation, “Vietnam’s economic freedom,” June 2023.

(5) Lien Hoang, “US pushes Vietnam on union rights, Xinjiang forced labor,” Nikkei, January 30, 2023.

(6) David Lawder, “Vietnamese PM raises tariff irritants with Yellen as economic ties deepen, Reuters, September 20, 2023.

(7) Lan Anh Le, “Vietnam and ‘Non-market economy’ in the US Anti-dumping Law”, VASS, 2019.

(8) Sebastian Strangio, “Vietnam, US reach accord on alleged currency manipulation,” The Diplomat, July 20, 2021.

(9) An Tôn, “AmCham: Chuyến thăm của TT Biden củng cố cam kết của Mỹ về Việt Nam hùng mạnh, độc lập,” VOA, 8-9-2023.

(10) VNA, “Vietnamese trade minister urges US to recognise Vietnam’s market economy status,” September 22, 2023.

(11) VNA, “US cuts down anti-dumping duties on Vietnam’s honey by almost sevenfold,” April 12, 2022.

(12) Rainer Zitelmann, “What free market principles did for Vietnam,” Washington Examiner, March 07, 2023.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 1080)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 3034)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 990)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1695)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 1033)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 1057)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
07 Tháng Mười Hai 20238:13 CH(Xem: 1199)
Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Nếu thật sự “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” thì tại sao lại có “quy định vừa ban hành đã sửa”? Tại sao một Ủy viên Bộ Chính trị, vừa nắm giữ vai trò Thủ tướng – quản trị và điều hành chính phủ, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tại quốc hội lại không hề băn khoăn chút nào khi “quy định vừa ban hành đã sửa” trở thành chuyện bình thường, đã vậy lại còn khuyến khích cả hệ thống... “không ngại” và... “không sợ”?
06 Tháng Mười Hai 20236:49 CH(Xem: 1126)
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận. Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.
05 Tháng Mười Hai 20238:44 CH(Xem: 1163)
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 20238:36 CH(Xem: 1670)
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 20236:30 CH(Xem: 3044)
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 20237:14 CH(Xem: 3969)
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 20237:12 CH(Xem: 1935)
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 20237:11 CH(Xem: 2129)
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 20235:22 CH(Xem: 6474)
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
07 Tháng Năm 2024
Người ta nói cộng sản 'tẩy não' đầu óc con người thì không đúng lắm mà phải nói rằng cộng sản rất có khả năng huấn luyện thú, bởi vì con người cha mẹ sinh ra có đầu óc, tay chân, giác quan bình thường, nhưng khi đã vào tay đảng Tận thì từ người chúng nó đều hóa... Chó, bởi vì tố chất của loài chó là trung thành, cho nên không cần biết đúng sai chúng nó cứ sủa nhặng, sủa xị lên ra vẻ ta đây là con chó trung thành nhất để lập công cùng đảng... Nhà Hậu Hồ sau khi một thi nhân cùi bắp sáng tác ra bí kíp "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" thì ngày nay có rất nhiều câu nói hay, mà câu hay nhất là "Con chó sủa suốt đời không thành người - Còn có bọn người chỉ mới... nói có mấy câu bỗng nhiên... hóa chó!"
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung