Khi chiến lược ngoại giao đu dây sắp đứt.

27 Tháng Ba 202210:52 CH(Xem: 4021)
                  KHI CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO ĐU DÂY SẮP ĐỨT.

277303674_2362374563905220_2252875376177211338_n                                                                   Hình từ bài chủ




Nguyễn Huy Vũ
  HNNCBCĐ





Bộ trưởng Bộ Tài chính của Hoa Kỳ Janet Yellen vừa đánh tiếng rằng những cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc vào thời điểm này là chưa thích hợp.
Có hai hàm ý sau khi Janet Yellen phát biểu công khai điều này. Hàm ý thứ nhất đó là đã có các đề xuất trừng phạt bên trong nội các của chính quyền Mỹ, và Janet Yellen chọn cách công khai để tìm kiếm các đồng minh ủng hộ mình. Là bộ trưởng tài chính, Janet Yellen chịu một trách nhiệm lớn đối với tình hình kinh tế của quốc gia, bên cạnh chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Jerome Powell. Hàm ý thứ hai đó là nếu đây không phải là thời điểm thích hợp để áp đặt những cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc thì có nghĩa là trong tương lai việc cấm vận Trung Quốc sẽ có thể là một lựa chọn ở một thời điểm thích hợp.
Janet Yellen có ý kiến của bà nhưng chưa chắc gì chính phủ Joe Biden đã nghe, và một lựa chọn mà chính quyền Joe Biden có thể áp dụng là tiến hành cấm vận ở một số lĩnh vực chiến lược đối với Trung Quốc. Nhiều khả năng là Joe Biden sẽ chọn cách tiếp cận này để cho thấy rằng đe doạ luôn đi kèm với hành động.
Về mặt kinh tế, Janet Yellen có cái lý của mình. Sau hai năm đại dịch, nền kinh tế thế giới vô cùng suy yếu. Lạm phát ở Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngân hàng trung ương Mỹ đang thắt chặt tiền tệ, vừa tăng lãi suất và dự định sẽ tăng nhanh lãi suất trong những tháng sắp tới. Việc thắt chặt tiền tệ sẽ khiến nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới đang hồi phục. Và nếu việc thắt chặt tiền tệ diễn ra quá nhanh có thể đẩy nền kinh tế thế giới, vốn đang dễ bị tổn thương, vào một cuộc khủng hoảng mới. Một cuộc cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc nếu không được tính toán kỹ lưỡng có thể sẽ tạo ra một cú sốc tác động lớn đối với nền kinh tế thế giới và hình thành nên một cuộc khủng hoảng mới.
Tuy vậy, các tác động về kinh tế chỉ là những tham số trước khi đưa ra một quyết định chính trị. Mỹ muốn trừng phạt kinh tế Trung Quốc vì không thể thuyết phục Trung Quốc ngừng trợ giúp Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.
Trong cuộc gặp giữa Jake Sullivan, cố vấn an ninh Hoa Kỳ, và Dương Khiết Trì, chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Đối ngoại Trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc, tại Rome vào ngày 14/3, dù Jake Sullivan đưa ra đe doạ rằng Hoa Kỳ sẽ có những trừng phạt nếu Trung Quốc hỗ trợ Nga, nhưng những lời đe doạ của Jake Sullivan chưa đủ để thuyết phục Dương Khiết Trì. Hệ quả là sếp của Jake Sullivan, tổng thống Joe Biden, phải đích thân yêu cầu có cuộc nói chuyện trực tiếp với chủ tịch Tập Cận Bình vào 4 ngày sau mà trong đó Joe Biden vừa vuốt ve, vừa đe doạ, và không quên nhắc đến bản Thông cáo Thượng Hải.
Joe Biden cho rằng: Mỹ sẽ không tìm kiếm một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc; không muốn thay đổi thể chế của Trung Quốc; việc hồi sinh các đồng minh không phải nhằm vào Trung Quốc; Mỹ không hỗ trợ Đài Loan độc lập; và Mỹ không định tìm kiếm các xung đột với Trung Quốc. Xong, Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ thực hiện những trừng phạt kinh tế nếu Trung Quốc hỗ trợ Nga.
Cuộc nói chuyện kéo dài hai tiếng đồng hồ, nhưng cuối cùng có vẻ như không thuyết phục được Tập Cận Bình khi ông ta trả lời rằng “ai đeo chuông vào hổ thì tự tay mà cởi nó ra” — ý ông là Mỹ và phương Tây đã tạo ra tình thế buộc Nga phải khởi xướng chiến tranh và giờ đây Mỹ và phương Tây phải tự đi mà giải quyết.
Trung Quốc có lý do để giúp Nga cũng như các thế lực đối lập khác chống lại Mỹ. Mỹ muốn duy trì một trật tự thế giới trong đó Mỹ đứng đầu và chi phối ảnh hưởng lên tất cả các nước. Ngược lại, Trung Quốc muốn một trật tự thế giới mà trong đó vị thế của Trung Quốc phải đứng ngang hàng nếu không nói là đứng đầu. Để cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc cần có đồng minh. Với thể chế độc tài của mình, Trung Quốc không thể có đồng minh là những nước dân chủ văn minh; vì vậy mà họ kết thân với các thể chế độc tài khác. Việc hình thành một mặt trận các chính thể độc tài như là một cách mà Trung Quốc và Nga chống lại các áp lực chính trị và ngoại giao từ Mỹ và phương Tây.
Những tổng thống Mỹ, dù ở bất cứ đảng nào, đều đặt quyền lợi của đất nước lên trên và thi hành các chính sách ngoại giao nhằm bảo đảm an ninh cho quốc gia của mình. Chính sách xuyên suốt giữa các nhiệm kỳ tổng thống đó là tiêu diệt các thế lực đe doạ đến an ninh của Hoa Kỳ, làm suy yếu hoặc tìm cách thay đổi những thể chế thù địch bằng cách áp đặt các thể chế dân chủ vào nước họ, với niềm tin rằng một thể chế dân chủ tất sẽ yêu hoà bình và một cách tự nhiên trở thành bạn với các nước dân chủ khác, trong đó có Hoa Kỳ. Với niềm tin như vậy, Hoa Kỳ đã áp đặt thể chế dân chủ ở Nhật; ủng hộ thể chế dân chủ ở Tây Đức và Ý. Hoa Kỳ tiêu diệt Saddam Hussein và áp đặt thể chế dân chủ ở Iraq. Hoa Kỳ đánh tan nhà nước Taliban và lập nên chính quyền dân chủ ở Afghanistan. Hoa Kỳ và NATO can thiệp vào Lybia và Syria nhằm ủng hộ phe nổi dậy lật đổ những nhà độc tài chống đối Hoa Kỳ.
Hai vấn đề nổi cộm thách thức an ninh của Hoa Kỳ hiện nay đó là Nga và Trung Quốc. Thời tổng thống Barack Obama, ông bắt đầu xoay trục về châu Á, và cố gắng hình thành một mạng lưới đồng minh về kinh tế và sau đó là quân sự để bao vây Trung Quốc. Thời tổng thống Donald Trump cầm quyền, ông đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm làm suy yếu Trung Quốc: nỗ lực tách Nga ra khỏi Trung Quốc; cố gắng tách nền kinh tế Hoa Kỳ ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc: áp thuế lên các mặt hàng Trung Quốc nhằm làm hỗn loạn thị trường Trung Quốc và đẩy các công ty Âu Mỹ ra khỏi Trung Quốc, gỡ bỏ các công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán ở Hoa Kỳ, thuyết phục các quốc gia đồng minh không dùng mạng 5G và các thiết bị viễn thông do Huawei của Trung Quốc sản xuất; cho dẹp các viện Khổng Tử với lý do đây là các cơ sở tình báo trá hình, và thành lập liên minh Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở vừa bảo đảm an ninh, tự do cho khu vực, vừa thăm dò và bao vây Trung Quốc.
Đến thời tổng thống Joe Biden, ông không tìm cách tách Nga ra khỏi Trung Quốc nữa, mà nhân cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, ông ngay lập tức cô lập và cấm vận Nga nhằm phá huỷ nền kinh tế của Nga. Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine cuối cùng cũng sẽ kết thúc và Nga đang tìm một lối thoát danh dự. Nhưng sau cuộc chiến, nước Nga sẽ đối mặt với cô lập và kiệt quệ. Các thành tựu kinh tế nhanh chóng tan biến. Nhân tài sẽ tìm đường sang các nước khác để tìm kiếm một tương lai mới. Một nước Nga thiếu tiền và thiếu nhân tài lúc này sẽ chỉ còn có thể ôm bom để tự bảo vệ mình.
Số phận của Nga giờ đây coi như an bài. Trong suốt một thời gian trước đây, Mỹ đã thuyết phục các nước châu Âu lục địa nên tăng cường năng lực quốc phòng và bớt phụ thuộc năng lượng vào Nga, nhưng không thành công. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã khiến các nước châu Âu lục địa thức tỉnh, đoàn kết hơn, tăng cường quốc phòng nhiều hơn, gắn bó với Mỹ hơn, và bắt đầu tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.
Cô lập xong Nga, mục tiêu kế tiếp của Mỹ sẽ là Trung Quốc.
***
Sau khi chế độ độc tài cộng sản Liên Xô sụp đổ, giới trí thức Mỹ và phương Tây, vốn thường có xu hướng thổi phồng và đơn giản hoá vấn đề, hân hoan rằng điểm hẹn của lịch sử đang đến và các thể chế độc tài sẽ nhanh chóng chuyển sang dân chủ. Và khi mà các quốc gia đều ở thế chế dân chủ thì thế giới sẽ có hoà bình. Bởi trong các thể chế dân chủ, hành động của chính quyền là ước nguyện của nhân dân, và ở đây nhân dân ai cũng muốn sống yên bình.
Trong niềm tin đó, cộng với quyền lợi của giới tư bản, Mỹ và phương Tây đã chủ trương thúc đẩy một kỷ nguyên toàn cầu hoá, trong đó các thể chế dân chủ chung sống hoà bình với các thể chế độc tài, chừng nào những thể chế độc tài này không công khai chống lại Mỹ. Hàng hoá của Mỹ và phương Tây từ đó được đẩy đi khắp nơi trên thế giới, làm gia tăng mức sinh lợi của các công ty tư bản. Giá trị vốn hoá của các công ty vì vậy mà nhanh chóng tăng vượt bậc vì lợi nhuận tiềm năng nhanh chóng được nâng lên, thay vì chỉ trong nội thị trường Mỹ hay châu Âu, giờ đây đã lên ở mức toàn cầu.
Chủ trương toàn cầu hoá đã nhanh chóng tạo ra một thế hệ giàu mới cho nước Mỹ và phương Tây, gia tăng mức chênh lệch giàu nghèo. Khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối sâu rộng bởi Mỹ và phương Tây. Nhưng ở bên kia hai bờ đại dương, các thể chế độc tài Nga và Trung Quốc không có dấu hiệu chuyển đổi sang những thể chế dân chủ, mà nhờ toàn cầu hoá, nhờ sự dịch chuyển tự do hơn của vốn, công nghệ, chất xám, và hàng hoá, đã làm họ giàu hơn, mạnh hơn, công nghệ phát triển vượt bậc hơn, và cùng với nó là sức mạnh quân sự gia tăng. Họ bắt đầu đòi một thế giới đa cực trong đó Hoa Kỳ không còn là cảnh sát trưởng của thế giới nữa mà chỉ là một thành viên của nhóm các nước lãnh đạo thế giới, chịu chia sẻ ảnh hưởng địa chính trị với các nước khác như Trung Quốc và Nga. Trật tự thế giới mà Mỹ và phương Tây đã gầy dựng gần một thế kỷ từ sau Thế chiến thứ Hai giờ đây bị lung lay.
Chiến lược ngoại giao đu dây của Việt Nam tồn tại được trong gần 3 thập kỷ của kỷ nguyên toàn cầu hoá này. Nó sống được vì như đã nói, nhờ hai nhóm thể chế dân chủ và độc tài chấp nhận sống chung với nhau.
Chính quyền cộng sản Việt Nam đu với các thể chế độc tài để duy trì một mặt trận ngoại giao nhằm nhận hỗ trợ trên các diễn đàn quốc tế, tránh bị cô lập bởi các nhà nước dân chủ. Việc đu theo các thể chế độc tài còn giúp chính quyền cộng sản học hỏi cách cai trị và vận hành thể chế độc tài.
Ngược lại, việc thiết lập quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây giúp Việt Nam cải thiện kinh tế, giáo dục, và mức sống nói chung. Khi duy trì một thể chế độc đoán ở Việt Nam, chính quyền cộng sản Việt Nam biết rằng thể chế chỉ có thể tồn tại được một khi nó có thể giúp đem lại những cải thiện nào đó về mức sống cho người dân.
Việc thiết lập mối quan hệ với Mỹ và phương Tây, cùng với việc mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy các trao đổi về giáo dục, văn hoá, và sự dịch chuyển tự do hơn dòng vốn, giờ đây khiến Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ và phương Tây so với phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga. Giới lãnh đạo đảng cộng sản giờ đây gửi tiền bạc, đầu tư, con cái, kể cả việc chăm sóc sức khoẻ sang Mỹ và các nước đồng minh, chẳng có mấy ai gửi sang Nga hay Trung Quốc. Một sự cấm vận từ Trung Quốc hoặc Nga chỉ có ảnh hưởng ngắn hạn vì Việt Nam có thể tìm những nguồn thay thế từ các nước khác. Nhưng một sự cấm vận từ Mỹ và phương Tây chắc chắn đem lại một sự đổ vỡ rất lớn cho giới lãnh đạo đảng Cộng sản và cho nền kinh tế.
Vào khi mà Mỹ và phương Tây bắt đầu đảo ngược lại các chính sách, tìm cách cô lập Trung Quốc và Nga, họ sẽ vạch ra một cách rõ ràng hơn ai là đồng minh và ai là kẻ thù tiềm năng. Tổng thống Joe Biden khi trấn an Tập Cận Bình rằng việc thiết lập các đồng minh không nhằm vào Trung Quốc nó cho thấy một sự thật rằng Hoa Kỳ đang tích cực hình thành một mạng lưới các đồng minh.
Giữa hai lựa chọn, đứng về phía Mỹ hoặc đứng về phía Trung Quốc và Nga, như đã trình bày ở trên, cuối cùng thì những lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sẽ chọn đứng về phía Mỹ, đơn giản là vì quyền lợi cá nhân của mình.
Việc chính quyền cộng sản Việt Nam chọn chiến lược ngoại giao đu dây vì quyền lợi của họ nhưng nó không phải là một chính sách tối ưu cho dân tộc Việt Nam, nếu không muốn nói nó là một tai hại. Một chính sách tối ưu cho Việt Nam đó phải là thắt chặt mối quan hệ với Mỹ và phương Tây để tranh thủ sự giúp đỡ từ kinh tế cho tới khoa học, công nghệ và quốc phòng. Không có một nước nào giàu mạnh nhờ ở việc chơi thân thiết với các thể chế độc tài như Nga và Trung Quốc cả. Họ chỉ giàu mạnh khi chơi với Mỹ và phương Tây. Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã trở nên giàu mạnh khi chơi với Mỹ và phương Tây. Đó là một sự thật. Ngay cả Trung Quốc họ lớn mạnh cũng nhờ phát triển quan hệ với Mỹ và phương Tây để giao thương và nhằm học hỏi, kể cả ăn cắp, công nghệ và khoa học. Nhiều người biện luận rằng thể chế độc tài cộng sản ngăn chặn Việt Nam thắt chặt quan hệ với Mỹ và phương Tây, nhưng đừng quên rằng các nước Đài Loan hay Hàn Quốc có những mối quan hệ khắng khít với Mỹ trong khi họ là những nền độc tài. Việc chọn một chiến lược ngoại giao thất bại đã khiến cho đất nước mất đi cơ hội phát triển mà cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, Việt Nam vẫn là một trong những nước rất nghèo của thế giới.
Mỹ và phương Tây cho đến nay chưa đòi hỏi một cuộc chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam vì giới chính trị đối lập Việt Nam chưa tập hợp thành một mặt trận thống nhất có thể đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia một khi đảng Cộng sản không còn lãnh đạo. Nếu có tồn tại một mặt trận như vậy và nó nhận được một sự ủng hộ mạnh mẽ và rộng rãi của nhân dân, thậm chí ngay cả khi các lãnh đạo đã ở tù, thì dưới áp lực của Mỹ và phương Tây, giới cầm quyền của đảng Cộng sản buộc phải tiến hành một thoả hiệp và thực thi một cuộc bầu cử tự do. Những lãnh đạo đảng Cộng sản trong tình thế đó buộc phải làm vậy nếu họ không muốn đón nhận những cấm vận như giới chính trị gia và tài phiệt Nga hiện đang hứng chịu từ Mỹ và phương Tây.
Câu chuyện còn lại là liệu giới hoạt động chính trị đối lập Việt Nam có dám đứng chung trong một mặt trận để đòi hỏi một cuộc bầu củ tự do nhằm thách thức đảng Cộng sản bằng lá phiếu của người dân hay không. Điều đó nó còn tuỳ thuộc vào quyết tâm của những người quan tâm đến chính trị. Họ cần đặt câu hỏi rằng sứ mệnh của cuộc đời họ là gì và liệu rằng điều gì họ muốn thấy nhất trong cuộc đời mình. Chắc chắn đâu đó trong cộng đồng dân tộc rộng lớn này, chúng ta sẽ tìm thấy những người tin rằng sứ mệnh của cuộc đời họ là cống hiến cho quê hương và họ muốn được nhìn thấy đất nước phú cường trong một thể chế tự do.

   NHV
27.3.2022
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 20237:58 CH(Xem: 2682)
Khi nào trẻ em vùng cao, vùng nông thôn xa không còn trần như nhộng, đi chân đất đến trường; khi nào bệnh nhân không còn cảnh lèn như cá hộp trên những cái giường bệnh cũ kĩ hoặc nằm ngổn ngang trên các hành lang bệnh viện; khi nào không còn cảnh những đứa trẻ ăn trộm bánh mì đến mức đi tù vì đói… Thì sự tử tế tự dưng hiện diện. Khi nào sự dối trá còn có đất sống tốt, còn tác dụng vinh thân phì gia, thói xu nịnh và đạo đức giả, thói háo danh và sự khôn lỏi vẫn tràn ngập trên các diễn đàn sang trọng; khi nào tiếng nói trung thực còn bị coi là dại, là phản động, là thế lực thù địch…
17 Tháng Mười 20239:39 CH(Xem: 2528)
Nhưng giành miếng bánh của đàn anh thì phải xem thái độ của đàn anh như thế nào? Nhìn qua lãnh đạo Trung Cộng thì thấy họ nhăn mặt, hầm hừ. Lãnh đạo Việt Cộng, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, sợ đàn anh nên ngồi yên, không dám nhúc nhích. Ngay cả khi Phó tổng thống Kamala Harris của Hoa Kỳ đến Hà Nội vào tháng 8-2021, mời gọi nâng quan hệ Mỹ-Việt lên cao 1 bậc là Đối tác chiến lược để có thêm các công ty Hoa Kỳ vào đầu tư ở Việt Nam thì Trọng và lãnh đạo Việt Cộng cũng không dám đáp ứng. Thấy Việt Cộng không có can đảm thành lập dây chuyền sản xuất mới để thay thế Trung Cộng, các công ty tư bản quay sang Indonesia.
17 Tháng Mười 20239:36 CH(Xem: 3274)
“Sự cố” đúng ra chẳng có chi ồn ào, náo nhiệt nếu không có sự tham gia, góp lời bàn của một vài cây đa, cây đề trong làng văn chương xứ Vệ như anh Ô-sin Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc. Ô-sin Huy Đức gọi những khán giả phê phán, chỉ trích phinh Đất Sình Phương Nam là mang tâm thức nô lệ, sợ hãi những chuyện không đáng. Anh Ô-sin cho rằng những khán giả phê phán, bài xích cuốn phinh vì nội dung cũng như lời đối thoại trong phinh nhằm đề cao Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn – hai tổ chức kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc xuất xứ từ Trung Hoa...
14 Tháng Mười 20236:19 CH(Xem: 4338)
Cơ chế đó ưu việt đến nỗi để cho một thằng già trốn lính trong chiến tranh thâu tóm toàn bộ quyền lực, sửa đổi điều lệ để ngồi mãi trên ngai vàng cai trị toàn dân mà 5 triệu đứa đảng viên không dám nói gì. Cơ chế đó ưu việt đến nỗi đất nước ngày càng nghèo mạt, đào xới, tàn phá tan hoang để bán tống bán tháo mà ăn, người dân thì ai nấy đều mong vượt thoát ra khỏi để thoát cái kiếp được sống trong một đất nước lúc nào cũng khoác lác là đáng sống nhất thế giới nhưng đói rã họng cũng không thấy có cái đảng, cái nhà nước nào trợ giúp mà chỉ thấy toàn những khuôn mặt ngu ngốc hay giả vờ ngu đưa mặt ra để mà bịp bợm.
14 Tháng Mười 20236:18 CH(Xem: 3288)
Khi CSVN đu dây lần thứ nhất, thì giai đoạn này trùng hợp với những xung đột võ trang biên giới Nga Hoa đẫm máu. Thêm vào đó CSVN cũng đã phát động cuộc chiến xâm lược Miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến khi họ chiến thắng vào năm 1975. Dĩ nhiên họ không quan tâm đến những đổ máu của quân dân LX và TQ, nhưng ngay cả hy sinh hằng triệu quân dân của chính dân tộc Việt Nam, họ cũng không bận tâm. Trong mắt của người cộng sản chân chính, không hề có yêu dân, yêu nước, cũng không hề yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa xa vời từ LX hay TQ, mà họ chỉ yêu quyền lực tuyệt đối, nhất là quyền lực tuyệt đối nới rộng trên cả 2 miền đất nước Việt Nam.
12 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 6891)
Làm phiền người dân chua đủ, bộ công an csVN còn phi dân chủ hơn khi cho nhân viên tự tiện đến nhà người dân để răn đe không được tham gia các cuộc hội họp của những tổ chức đấu tranh khác, bọn sai nha này kéo cả lũ đầu trâu mặt ngựa đến nhà người dân để hù dọa về cái bóng ma mà bọn chúng lo sợ mang tên “thế lực thù địch, phản động”, “bọn chống đối nhận tiền của nước ngoài”…; nhằm làm cho người dân lo sợ mình có thể bị bắt bất cứ lúc nào, ủa, cái nhà nước quản lý sâu sát từ đáy quần nhân dân trở lên mà cũng còn lo sợ nữa sao, đảng csVN nuôi hàng triệu binh lính cả công an lẫn quân đội mà lại lo sợ rằng người đứng lên lật đổ mình thì quả là một cái đảng vô loài, hèn nhát.
11 Tháng Mười 20237:41 CH(Xem: 2507)
Vậy trong bối cảnh này, ai trong số “3 Tứ trụ triều đình” sẽ thay ông Trọng làm Tổng Bí thư đảng khóa XIV? Trước hết, ông Trọng sẽ nghỉ hưu vì không còn điều kiện giữ chức Tổng Bí thư, sau khi đã được đặc biệt gia hạn giữ nhiệm kỳ thứ 3, tổng cộng 15 năm. Điều lệ Đảng quy định Tổng Bí thư không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ (10 năm). Người nhiều triển vọng nhất là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, sinh năm 1970 tại Hải Dương (nguyên quán ở Vĩnh Long) đến năm 2026 sẽ là 56 tuổi. Thứ hai là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 tại Nghệ An, đến năm 2026 sẽ là 69 tuổi. Người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, đến năm 2026 là 66 tuổi.
11 Tháng Mười 20237:39 CH(Xem: 2326)
Vì chế độ CS TQ TCB tồn tại trên Nòng Súng do đó chi phí cho lực lượng cầm súng trực tiếp đối phó với dân và các lực lượng thực thi pháp luật với một tỷ lệ trong ngân sách rất lớn, ngoài ra còn phải nuông chiều bằng đãi ngộ bằng bao che nếu công cụ này làm sai làm quấy với dân, ức hiếp dân, làm hiện trường giả để báo cáo phá án nhanh thăng quan tiến chức, làm bằng giả để thăng quan khi bị phát hiện thì kiểm điểm rồi vẫn y chức, rất ít trường hợp phải nghỉ. Mời dân làm việc đánh chết dân trong đồn công an cũng vô can ... Cán bộ thì phải nịnh bợ biết tham nhũng từ khi bắt đầu tham gia bộ máy cầm quyền để có tiền lo lót nhờ cấp trên...
07 Tháng Mười 20235:53 CH(Xem: 1865)
Tỉ như Đào Duy Anh, sau 1975, một học giả ăn mòn bát đĩa cộng sản, hiểu cộng sản từ chân tơ kẽ tóc, hiểu những mánh khóe tiểu xảo. Vậy mà khi vào miền Nam gặp các trí thức trong Nam, ông theo thói quen quán tính vẫn gọi xách mé: thằng Diệm. Nhiều người lảng tránh ông. Đào Duy Anh là tác giả tập ký: Nhớ nghĩ chiều hôm. Cuốn tập ký lược thuật các công trình biên khảo của ông viết trong nhiều năm. Trần Huy Liệu khuyên ông: muốn sống, muốn tồn tại thì liệu viết mà lách nữa. Ở đây, quả thực ông đã thuộc bài do trần Huy Liệu chỉ dẫn. Tội cho tiếng tăm một học giả. Viết mà sợ, viết mà phải lách vì sợ bị liệt vị, bị thổi còi!!!
04 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 1839)
Việc cổ phiếu Vinfast mất giá 90% không làm cho những nhà đầu tư chứng khoán (invest) - không phải đầu cơ (speculate), các nhà băng ngạc nhiên, họ đã dự doán, chờ đợi chuyện này. Họ đã biết VFS sẽ chết, họ biết từ lúc VFS chưa được khai sinh (IPO) trên sàn Nasdaq. Lên sàn Nasdaq vào ngày 15.08.2023, cân nặng 22kg, ít ngày sau cậu bé VFS lớn như thổi, chỉ trong khoảng 2 tuần hơn, không biết ăn thực phẩm “chức năng” nào, vào lúc nặng nhất cậu cân nặng hơn 93 kg. Một đám con nhang, đệ tử, cô hồn, các đảng trong nước cũng như hải ngoại reo mừng, ca tụng với những lời có cánh. Ông bố Phạm Nhật Vượng của cậu hí hửng, hả hê, hân hoan, hớn hở vì thằng con lớn như thổi của mình.
02 Tháng Mười 20238:57 CH(Xem: 1718)
Riêng VOA, cần ghi nhận rằng, đài này cũng có cố gắng quay được cảnh những người dân ở Sài Gòn nói về quan hệ Việt – Mỹ, dù chỉ trong vài phút. Điều này cũng dễ hiểu vì bên trong Việt Nam, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, nên họ có nhiều trở ngại khi tác nghiệp. Tuy nhiên, khi ông thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính thăm Hoa Kỳ, đây là cơ hội cho họ “điền thế” vì ông ta có mặt ngay gần đại bản doanh của họ, họ không bị trở ngại nào cả, thế nhưng hầu như không thấy tin tức, bài viết gì về ông Chính, nhất là đài RFA. Chẳng lẽ mật vụ của ông Chính tác oai tác quái đến nỗi cấm họ đến gần, ngay cả trên đất Mỹ hay sao?!
30 Tháng Chín 20235:52 CH(Xem: 1868)
Để bảo vệ thương trường do chi phí lao động cao, các công ty Hoa Kỳ thường kiện các công ty Việt Nam bán phá giá hay được trợ cấp của nhà nước. Ngày 25-4-2023, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo đã nhận được đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm kệ thép chứa đồ (steel shelf) xuất khẩu từ Việt Nam vào năm vừa qua trị giá khoảng 32.7 triệu USD. Edsal Manufacturing Co. là công ty khởi kiện. Áp dụng thuế chống bán phá giá thường rất cao, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề, có nguy cơ mất hoàn toàn thị phần tại thị trường này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế...
26 Tháng Chín 20238:56 CH(Xem: 2550)
Cần phải lưu ý nơi đây rằng Điều 4HP minh thị trao quyền lãnh đạo cả nhà nước (tức chính quyền) lẫn xã hội dân sự cho đảng CSVN. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng lý do CSVN qua điều 9 HP, hiến định hóa vai trò của MTTQ là nhằm mục đích đem lại tính chính danh cho một tay sai đắc lực của đảng, hầu đoàn ngũ hóa mọi thành phần xã hội dân sự, củng cố sự lãnh đạo toàn trị của đảng CSVN. Sự phân tích nêu trên tương đối rõ rệt, đảng CSVN minh thị công nhận sự độc tài toàn trị của đảng qua điều 4HP với sự trợ thủ đắc lực của tay sai là MTTQ. Tuy nhân dân bị tước mọi nhân quyền và ngậm đắng nuốt cay, nhưng đảng CSVN lường gạt nhân dân ở chỗ nào?
24 Tháng Chín 20235:32 CH(Xem: 4112)
VinFast mua bình điện của Tàu. Vì vậy về chất lượng thì tiền nào của nấy. Xe nhỏ thì cháy nhỏ, xe lớn thì cháy lớn. Để trong nhà hay dưới gara xe thì như bom nổ chậm, trời nóng cũng dễ nổ cháy lắm. Hà Nội hay Sài Gòn những khu chung cư tập trung đông, xe hai bánh chạy điện hay xe xăng dùng bình điện VinFast đều có khả năng tự phát nổ rồi cháy nhất là lúc charge bình hay nhiệt độ trong nhà lên cao. Hình dưới cho thấy xe hai bánh ở Trung Quốc đang đậu cũng tự cháy. Cứ tưởng tượng nó đang ở gara xe lúc cả nhà đang ngủ thì hậu quả ra sao? Tại sao bình điện rẻ tiền thì hay cháy tôi đã giải thích trong mấy bài viết trước rồi.
24 Tháng Chín 20235:31 CH(Xem: 1721)
Phiên tòa “thành công rực rỡ” khi tái diễn màn chửi mắng, đá xéo, đá đểu công khai giữa các phe. Sau 18 tháng nghỉ mát, người đẹp Phương Hằng ra tòa với vóc dáng phổng phao, thậm chí còn đẫy đà hơn lúc trước, dung mạo được make up chỉnh chu, thần thái tươi tỉnh không hề hom hem mệt mỏi như các bị cáo tội 331 khác. Ngay như cựu nhà báo Hàn Ni, dù bị bắt sau Phương Hằng nhiều tháng, số ngày tạm giam ngắn hơn nhưng dáng người gầy đi, vẻ mặt hốc hác thấy rõ. Chứng tỏ, hoặc Phương Hằng có chế độ cơm tù đặc biệt, hoặc người đẹp này hạp khẩu với cơm tù.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...