Nghĩ về nỗi sợ hãi và hòa giải dân tộc

14 Tháng Tư 202111:10 CH(Xem: 5695)

                             Nghĩ về nỗi sợ hãi và hòa giải dân tộc

xxxs



   Thái Hạo
Báo Tiếng Dân


Vài ngày trước, một người bạn vong niên của tôi, người từng tham gia trong cuộc “20 năm nội chiến từng ngày” với tư cách một người lính của Miền Nam VN, kể rằng khi phóng viên hỏi ông: “Làm thế nào để hòa giải dân tộc?”, ông trả lời “Chỉ có thể hàn gắn khi cả hai bên đều hiểu rõ tính chất của cuộc chiến tranh này, một cuộc chiến tranh mà bên nào cũng là nạn nhân của trò chơi chính trị trong tay các siêu cường”.
Cả câu hỏi và câu trả lời đều làm tôi suy nghĩ, nó vừa khơi lên nỗi chua chát cùng tận vừa bất mãn mơ hồ. Và tôi muốn thử tìm một lý giải cho mình bên ngoài câu chuyện chính trị.

Người Việt phải chăng đã bất hòa với nhau từ lâu xa trong quá khứ chứ không phải từ 1954 hay 1975? Chúng ta bất hòa từ trong gia đình đến họ tộc, làng xóm; Bất hòa từ trong nhà ra đồng lúa, từ tông tộc đến xã hội. Con cái và cha mẹ không phải là “gia hòa vạn sự hưng” mà là áp đặt và nghe lời; Vợ chồng không phải “tương kính như tân” mà là trên dưới một chiều, anh em không phải “như thể chân tay” mà là “quyền huynh thế phụ”…

Người trong nhà rất ít nói chuyện với nhau. Khi nhỏ thì thường là cha nói con nghe, khi lớn lên thì im lặng xâm chiếm, mà hễ mỗi khi có chuyện cần bàn thì ngồi lại là liền xung đột. Vợ chồng mới cưới thì ríu rít được vài hôm, ngày qua tháng lại chưa lâu thì “mở miệng là cãi nhau”. “Đi họ bênh anh em nhà, đi chợ bênh anh em họ”.

Hãy nhìn nông thôn Bắc và Trung bộ, khó tìm thấy một đám hiếu hỉ ma chay nào mà không lời qua tiếng lại, anh em cự cãi, chửi bới, từ mặt. Nhà càng đông người, nguy cơ “mất đoàn kết” càng lớn. Hễ chung bờ rào là chửi chó mắng gà, rào đường cách lối, nói xấu sau lưng. Hễ chung bờ ruộng là mắng cỏ bới lúa, là xách đòn gánh rượt nhau. Cái cách nói “dân Thanh Hóa, dân Nghệ An, dân xyz” thường mang hàm nghĩa phân biệt vùng miền với ý kỳ thị hoặc tự tôn…

Tại sao thế? Những tín điều như “tình làng nghĩa xóm”, như “tối lửa tắt đèn”, như bầu bí nhiễu điều… phần nhiều là để an ủi và phỉnh phờ hơn là một thực tế. Sự ganh ghét đố kỵ, thói ngồi lê đôi mách và nạn “tin giả” (fake news) đã có từ nhiều trăm năm trước.

Có một cái gì rất dễ đổ vỡ trong các mối quan hệ Việt. Người ta hoặc gắng gượng, hoặc màu mè, hoặc chịu đựng, hoặc miễn cưỡng… để “che mắt thiên hạ”. Người Việt rất sợ bị “cười” nên họ sẵn sàng “đóng cử bảo nhau”, “tốt đẹp khoe ra xấu xa đậy lại”. Cả khen và chê đều không mấy khi thật lòng mà thường cốt để làm đẹp lòng nhau. Khen thì khen hết lời, lúc chê thì thành mạt sát hủy nhục. Những sự nối kết giữa người với người rất mong manh, nhưng kỳ lạ thay dù “cơm không lành, canh chẳng ngọt” nhưng người ta lại có thể sống suốt đời cùng nhau; chê nhưng không bỏ, khinh nhưng không từ, oán mà không than. Đó là một trạng thái quái gở của quan hệ người – người trong cộng đồng Việt.

Ngay cả những người được cho/tự nhận là “đấu tranh dân chủ” ngày nay cũng khó mà ngồi lại cùng nhau. Cùng với việc chửi chính quyền là chửi nhau. Cái “cộng đồng” ấy chia rẽ một cách đáng kinh ngạc. Chính quyền, dân và “giới bất đồng” dường như chẳng bao giờ gặp nhau. Cứ mỗi người một ốc đảo mà hễ lại gần là nghi ngờ, là bất hòa, là tranh cãi.

Nói rất nhiều mà dường như chẳng có người nghe. Cãi rất to mà chỉ như tiếng ồn. Giữa người với người dường chỉ có những âm thanh hỗn tạp. Không ai thấy cần thiết phải nghe ai. Tất cả những cái tôi đều to đùng. Một điều tệ hại mà chúng ta ít thấy trong lịch sử: Người trí thức ngày càng trở nên vô hình trong mắt dân cày. Người ta không còn trọng tri thức và trí thức nữa. Đây là tiếng chuông báo điểm sự suy tàn tột độ của một xã hội.

Phải chăng, chúng ta là một dân tộc “dũng cảm” như lời tụng ca? Điều ấy đáng ngờ. Hình như NỖI SỢ HÃI mới chính là “bản sắc” của nòi giống? Mặc cảm nghèo hèn, mặc cảm nhược tiểu, mặc cảm dốt nát… đè nặng lên dân tộc suốt trường kỳ lịch sử. Càng mặc cảm thì biểu hiện ra càng trái ngược. Kẻ yếu nhược thường hung hăng, người nghèo hèn thường khoe mẽ, dốt thì hay nói chữ… Cái cơ chế phòng vệ này là một sự tinh quái của bản ngã; sự tinh quái đánh lừa chủ nhân của nó có thể suốt cuộc đời; và như thế là suốt chiều dài lịch sử của một cộng đồng.

Chúng ta đã bị kẻ láng giềng to con và thâm hiểm bắt nạt suốt cả ngàn năm. Rồi chính chúng ta cũng đã du nhập một chế độ đẳng cấp bất công vào mỗi ngôi nhà, mỗi xóm làng; chúng ta cai trị kẻ khác bằng con đường của chuyên chế. Chồng độc đoán với vợ, cha độc đoán với con, anh độc đoán với em, quan độc đoán với dân, giàu độc đoán với nghèo, lớn độc đoán với nhỏ. Đó là một loại khế ước của “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Nó thâm nhiễm vào tất cả mọi cá thể, và từ nạn nhân của sự cai trị độc đoán, người ta sẽ trở thành những bàn tay độc đoán ngay khi có cơ hội. Đáng sợ hơn, ngày nay cái thiết chế ấy còn phủ trùm trên thân thể xã hội bằng cách nhân danh những thứ thật mỹ miều.

Sự coi thường, khinh bỉ hay nỗi sợ hãi và tính hèn hạ được sinh ra từ cái thiết chế “gạo tiền” này. Chúng ta giàu tự ái hơn là lòng tự trọng; chúng ta tự cao hơn là tự tôn; tự phụ hơn tự chủ, tự huyễn hơn tự học… Chúng ta theo đuổi mảnh bằng hơn là truy tầm chân lý; chúng ta theo đuổi tiền bạc mà bỏ quên mục đích của đời sống; theo đuổi địa vị mà quên đi trách nhiệm. Chúng ta nổi nóng với vợ con nhưng dạ vâng trước cường quyền; chúng ta làm từ thiện khắp nơi nhưng bỏ bê họ hàng; chúng ta ngọt ngào với thiên hạ nhưng cộc cằn với người nhà…

Một đằng là “tạo dựng hình ảnh”, đằng kia là thể hiện quyền lực. Cả hai đều là biểu hiện sự yếu nhược của một cái tôi nhiều tổn thương và đổ vỡ. Chúng ta cố chống chọi với sự khiếm khuyết của nhân cách mình bằng những lối tiêu cực nhất như thế.

Nỗi sợ hãi là căn nguyên của tất cả? Càng sợ hãi, người ta càng hung dữ, càng sợ hãi người ta càng làm màu. Người Việt sợ nhất là bị “cười”, không được để người khác cười, phải mạnh mẽ lên, phải sang trọng lên, phải giàu lên, phải đẹp lên… Phải chứng tỏ rằng “ta đây chẳng kém ai”. Cuộc đời đã bị đánh mất bằng những cách như thế. Người ta bỏ lại phía sau tất cả để trưng ra một hình ảnh “đẹp” nhất – vì cái mặc cảm ấy nên suốt đời họ phải “sống cho người khác xem”.

Người ta nhìn nhau để sống, đua nhau để làm: Xây nhà to, sắm đồ sang, mua điện thoại xịn, tậu túi xách và đồng hồ hàng hiệu… ngay cả khi không có tiền. “Giải quyết khâu oai” là mục tiêu của mỗi cuộc đời. Oai vì đồ đạc, oai vì áo quần, và đau khổ nhất là oai vì con cái. Để thỏa mãn sự đói khát truyền kiếp, người ta bấp chấp ước mơ của con cái để sẵn sàng đẩy chúng vào những cuộc chiến khốc liệt của trường chuyên lớp chọn, đẩy chúng vào những lớp học thêm bất kể ngày đêm. Họ sẵn sàng “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, nhưng thực ra đó là hi sinh đời con cho đời bố nở mặt. Cái sự “hiếu học” của người Việt có lẽ nên nhìn từ một góc độ khác: Mặc cảm, mặc cảm của nhiều thế hệ. Người ta quên đi những chân giá trị của sự hiểu biết để tìm những chỗ dựa tiêu cực cho cái bản ngã thất bại của mình.

Chúng ta đổ vỡ từ bên trong bởi thân phận nô lệ và yếu nhược, nó làm thành một cuộc chiến tranh triền miên qua các thế hệ trong mỗi cá nhân. Từ sự bất hòa bên trong tinh thần dẫn tới những xung đột bên ngoài xã hội; từ những động loạn của thế giới vô thức biến hiện thành những cuộc chiến của những cái tôi. Ở thế kỷ 21 này, có lẽ tư duy nhị nguyên bị phát tướng nặng nề bậc nhất là trên xứ sở của chúng ta. Đẹp xấu, giàu nghèo, sang hèn, cao thấp… luôn sẵn sàng lao vào nhau để nổ tung thành các mảnh vỡ của xã hội.

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc đã đi qua gần nửa kỷ mà mặc cảm còn đè nặng thành những lễ kỷ niệm, thành những khúc hoan ca, thành “ngày quốc hận”, thành những trận chiến bất tận trên mạng xã hội.

Mọi thứ chỉ có thể được hàn gắn khi mặc cảm được xua tan bởi sự lớn dậy của tư thế con người vượt lên trên thắng bại để sống với những giá trị tự thân mà không cần đến những thứ trang sức “anh hùng”, “thắng cuộc”, “văn minh”… Chừng nào người ta còn phải viện đến những món đồ ấy để làm sang, chừng ấy cuộc chiến còn chưa thể kết thúc. “Không ai có thể làm ta ô uế, cũng không ai có thể làm ta trong sạch”, “như người uống nước, nóng lạnh tự biết” – đó chính là sự trung thực tự thức về giá trị của bản thân. Và ở đây, liêm sỉ và sự tự tôn luôn phải song hành.

Những giá-trị-người, mà căn bản nhất và cũng sâu xa nhất là NHÂN PHẨM, phải được đánh thức và nuôi lớn. Nếu không “phổ cập” cái nền móng này trong tất cả cá nhân để mỗi người tự vượt lên trên những cơm áo gạo tiền danh vị mà sống đàng hoàng với sự tôn nghiêm thẳm sâu thì sẽ không cách gì hòa giải được.

Bài học của nội chiến Mỹ còn nguyên ở đó, khi cả 2 cùng tôn trọng nhau và tự trọng chính mình. Muốn hàn gắn dân tộc, trước hết cần tự hàn gắn những vết thương do mặc cảm gây nên. Và bên cạnh tất cả những điều ấy, có lẽ chúng ta cần một nỗi đau chung thay cho niềm tự hào? Trên tinh thần đó, sự hòa giải không phải chỉ là câu chuyện Nam – Bắc, mà căn bản hơn là câu chuyện của con người với con người, nhìn như lịch sử của cả một cộng đồng trong suốt chiều dài văn hóa của nó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 20166:30 CH(Xem: 8399)
Như Lý Thụy đã từng bán đứng Phan Bội Châu cho mật thám Pháp. Như Trần Phú đã ký giấy bắt Hồ Chí Minh. Thậm chí, họ có chuyện này còn tệ hại hơn các nhà dân chủ bây giờ nhiều, đó là họ giết nhau, nghĩa đen. Kẻ nào bị chi bộ nghi ngờ là phản bội đồng chí, hay là kẻ thù của cách mạng, kẻ đó sẽ bị cách mạng buộc phải “đền tội”: bắn, chém, bỏ rọ trôi sông…
17 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 10117)
Như vậy, theo thời gian, với mức nợ và sự tàn phá, tham nhũng khủng khiếp như hiện nay, các nguồn lực sẽ dần cạn kiệt đến mức không thể duy trì nổi bộ máy khổng lồ. Cùng với những vấn đề xã hội phát sinh, và mâu thuẫn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, khả năng sụp đổ của chế độ trong tương lai gần là hoàn toàn hiện hữu.
16 Tháng Mười Một 20167:56 CH(Xem: 26082)
Thậm chí tay luật sư này còn đe dọa bằng việc viện dẫn chuyện biểu tình của sinh viên có thể bị ghép vào tội hình sự. “Pháp luật hoàn toàn không cho phép việc tụ tập la ó, giơ các bảng biểu ngữ như các bạn sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã làm vào chiều ngày 11/11 vừa qua”, luật sư Lê Xuân Lộc nói như vậy.
16 Tháng Mười Một 20166:51 CH(Xem: 9058)
Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì Việt Nam sẽ bị Trung Quốc khống chế mạnh hơn vì sản xuất của Việt Nam gần như hoàn toàn phải lệ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Hoa. Bằng chứng trong năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu khỏang 32,3 tỷ dollars từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm 2014, căn cứ vào báo cáo của nhà nước. Trong khi đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là trên 14 tỷ dollars, tuy có gỉam lối 2 tỷ so với cùng thời gian năm 2015.
14 Tháng Mười Một 20168:45 CH(Xem: 9476)
Phải nói thật phần lớn đó là những người tuy sống ở Mỹ nhưng tiếng Anh không đủ giỏi để có thể đọc, đối chiếu, so sánh các nguồn thông tin, dữ liệu và tự rút ra kết luận thay vì chỉ phán theo cảm tính yêu ghét, hoặc cũng đọc báo, nghe tivi nhưng không đủ trình độ tra cứu. Rồi khi tranh cãi không lại thì nổi khùng lên, thóa mạ, hoặc bảo người đang sống ở VN hay nước khác đừng xen vào chuyện “nước Mỹ của chúng tôi” nữa. Nghe không khác gì cái kiểu nhà cầm quyền VN hay nói các anh ở bên ngoài đừng xen vào chuyện nội bộ của VN!
13 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 9928)
”Tôi hoàn toàn thất vọng khi thấy bất cứ nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Anh... nào ủng hộ hoặc gián tiếp công nhận một bộ máy toàn trị đang đàn áp dân tôi! Tất cả họ làm đều chỉ nhằm mục đích có lợi cho nước họ. Còn với dân tôi, họ mặc kệ... ngoài vài câu phản đối “cho có” khi xảy ra các vụ đán áp, bắt bớ vi hiến, vô luật pháp,.. vài vụ phá hoại, giải tỏa trụ sở tôn giáo, miếu mạo, chùa chiền...
12 Tháng Mười Một 20166:45 CH(Xem: 8739)
Cũng giống như cha con vua Ủn ở Bắc Hàn thỉnh thoảng lôi hạt nhân ra tí toáy để dọa thế giới, chính quyền công an trị của Việt Nam cứ độ nửa năm, một năm lại bắt lấy 1-2 người hoạt động nhân quyền - dân chủ, bỏ tù để kiếm cớ “gây sức ép ngoại giao” với Mỹ. Chính quyền của bà Clinton – nếu bà ấy ngồi ghế tổng thống - là dễ bị bắt nạt kiểu đó lắm’ Có thể thấy trong mấy nhiệm kỳ tổng thống Mỹ vừa qua, Mỹ giúp cho dân chủ ở Việt Nam thì ít mà nuôi dưỡng chế độ VN đứng vững để đàn áp nhân quyền thì nhiều. Trong các cuộc mặc cả, nhà cầm quyền VN chỉ có được chứ không mất.
11 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 8958)
Ngoài điểm khác biệt trên, tất cả nội dung còn lại đều xoay quanh vấn đề lý luận, tư tưởng mà các văn kiện trước cũng đã nêu ra. Nguyên nhân không chủ quan thì khách quan. Đổ lỗi cho các thế lực thù địch và đối tượng chống phá vẫn tận dụng chiêu bài “diễn biến hòa bình” xem ra còn hiệu quả. Rồi “một bộ phận không nhỏ” tiếp tục là những con sâu làm rầu nồi canh vì bản tính “ăn” (tham nhũng) tạp, “ăn” không chừa thứ gì gây mất uy tín đảng trong mắt dân.
09 Tháng Mười Một 20166:45 CH(Xem: 8833)
Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương viết tắt là TPP mà nhà cầm quyền cộng sản VN mong mỏi đã hoàn toàn biến mất, Tân Tổng Thống D.Trump là người chống lại hiệp ước này một cách quyết liệt nhất và chắc chắn rằng sau khi hủy bỏ TPP hàng rào thuế quan sẽ được áp giá vào những mặt hàng xuất khẩu của những quốc gia khác trong đó có Việt Nam với những mức thuế cao ngất trời nhằm bảo hộ mậu dịch cho nước Mỹ
09 Tháng Mười Một 20166:15 CH(Xem: 10049)
“Không phải con bò đi qua cổng trường Đại Học, rồi cũng trở thành kỹ sư.” – Nguyễn Đình Cống. Cơ chế giáo dục của một xã hội không lấy tính trung thực làm gốc thì trách sao không sản sinh ra những phế nhân tri thức ? Rồi chính những phế nhân tri thức ấy được tôn vinh bởi một xã hội dối trá từ trong bản chất. Bao lâu cái vòng lẩn quẩn của sự dối trá này còn tồn tại, thì cái bệnh hư danh vẫn còn hoành hành trong từng tế bào suy nghĩ của rất nhiều người.
03 Tháng Mười Một 20166:30 CH(Xem: 9380)
Nếu ta cộng thêm khoảng 35 km vuông ở Hoàng Sa thì chúng ta sẽ thấy có đến 104 km vuông bị phá hủy bởi hoạt động đánh bắt trai lớn ngoài biển Đông. Tổng số rạn san hô bề mặt bị phá hủy mất khoảng 10%. Con số thiệt hại của rạn san hô nằm sâu dưới đáy biển là khoảng 3%. Nó không quá lớn để làm chết hoàn toàn các rạn san hô khi con số chỉ không quá 10%. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục những hoạt động như hiện nay thì con số thiệt hại sẽ còn cao hơn nữa. Cho nên chúng ta cần phải chấm dứt các hoạt động này ngay bây giờ.
03 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 9937)
Nhưng thế nào là “dân chủ cực đoan” ? Cực đoan, theo quan niệm của Ban Tuyên giáo đảng là kiểu “dân chủ của chủ nghĩa Tư bản”. Đảng CSVN chỉ muốn “tập trung dân chủ” để kiểm soát và ban phát tùy tiện. Đảng cũng chỉ muốn dân chủ trong nội bộ đảng, nhất là khi có sinh hoạt đảng bộ. Tiêu chuẩn thiểu số phục tùng đa số là nguyên tắc bất di bất dịch, dù phe đa số là những người toa rập bè phái để lấy thịt đè người.
02 Tháng Mười Một 20167:15 CH(Xem: 9311)
Sự phẩn uất của người dân tích tụ lại và dâng tràn theo năm tháng, cứ thử đến Việt Nam và hỏi một người bất kỳ nào đó, từ Bắc, Trung hay Nam kết quả đều có câu trả lời giống nhau là họ hoàn toàn không tin vào chính phủ, một chế độ vẽ vời mộng mị về một cái thiên đường mà chính tên đảng cướp trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng không biết rằng thêm 100 năm nữa có tới chưa!
01 Tháng Mười Một 20166:15 CH(Xem: 10369)
Cũng chẳng lạ gì vì ông Trọng đã lên án những người ký Kiến nghị 72 (tức là những người có ý kiến rất khác với ĐCSVN về hai điểm a) và b) kể trên) là những người suy thoái, thoái hóa từ lâu rồi. Nhưng nay nó được nâng lên chính sách chính thống của ĐCSVN), đó là điều khủng khiếp. Các đảng viên ĐCSVN ký thư ngỏ 61 chắc chắn là những người suy thoái, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” như vậy. Các đảng viên ĐCSVN đang tích cực làm công tác “đảng vận” cùng các nhà hoạt động khác...
31 Tháng Mười 20166:45 CH(Xem: 10183)
Sự thật đã cho thấy rằng, nếu so sánh giữa hai con người, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì Tổng thống Ngô Đình Diệm mới chính là một con người thật sự yêu nước, có tinh thần quốc gia, tinh thần dân tộc, có khát vọng xây dựng một nước VN độc lập, giàu mạnh, tự cường về nhiều mặt đối với ngoại bang. Tổng thống Ngô Đình Diệm mới chính là con người có đời sống cực kỳ thanh bạch, không có một chút tai tiếng nào trong đời tư.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...