Tham nhũng thắng lớn, đảng thua to
Trọng lú và cái lò tôn - nguồn Internet.
Phạm Trần
Việt Báo
Sau 11 năm chống Tham nhũng, Tiêu cực (2012-2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực. Tại sao? Bởi vì: “Vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có tư tưởng né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm; không quyết tâm, quyết liệt.” (báo Nhân Dân, ngày 18/07/2023).
Những người này nằm trong: “Tổ chức cán bộ, quản lý đầu tư và đấu thầu, quản lý tài nguyên, giải ngân vốn đầu tư công, tài chính, ngân sách, quản lý quy hoạch, xây dựng, môi trường, chứng khoán , và nhiều lĩnh vực khác”. Toàn là những nơi béo bở, nhìn đâu cũng thấy tiền. Nhưng quan trọng là ở chỗ, theo báo Nhân Dân: “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, người thực thi công vụ có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây bức xúc dư luận xã hội.”
DÂN HOANG MANG
Bài báo chữa cháy rằng: “Sự liêm chính của bộ máy Nhà nước, kỷ cương, kỷ luật của xã hội đã được giữ vững, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số người do thiếu thông tin, nhận thức vấn đề chưa đầy đủ cho nên đã không thấy hết được tác động sâu sắc của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với phát triển kinh tế-xã hội, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Thậm chí có người dao động, phủ nhận hoặc tìm cách chống đối, ngăn cản công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đăng tải trên mạng xã hội những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, gây hoang mang dư luận về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam.”
Dân hoang mang là phải, vì chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã than rằng: “Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?" (báo VietNamNet, ngáy 20/01/2022)
Lời than của ông Trọng cho thấy “những kẻ tham nhũng không sợ đảng”, tiếp tục đục khoét, móc túi dân như “kẻ điếc không sợ súng”. Bằng chứng được báo Nhân Dân trưng ra: “Thực tiễn cho thấy ở tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị đã phát sinh tư tưởng né tránh việc khó, làm việc cầm chừng, thậm chí có nơi "án binh bất động". Không ít lĩnh vực có biểu hiện trì trệ, chậm tiến độ. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám quyết đoán.
Lời than của ông Trọng cho thấy “những kẻ tham nhũng không sợ đảng”, tiếp tục đục khoét, móc túi dân như “kẻ điếc không sợ súng”. Bằng chứng được báo Nhân Dân trưng ra: “Thực tiễn cho thấy ở tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị đã phát sinh tư tưởng né tránh việc khó, làm việc cầm chừng, thậm chí có nơi "án binh bất động". Không ít lĩnh vực có biểu hiện trì trệ, chậm tiến độ. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám quyết đoán.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như việc đánh giá cán bộ chưa công bằng, thu nhập cán bộ, công chức còn thấp; cơ chế, chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, việc hướng dẫn thực hiện pháp luật và áp dụng quy định pháp luật trong thực tế gặp nhiều vướng mắc; môi trường chính trị, môi trường xã hội chưa thật sự thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo; công tác kiểm soát quyền lực còn những lỗ hổng, chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực...”
Tuy đảng không nhìn nhận, nhưng lý do nhiều người trách nhiệm đã “né tránh” vì “dại gì mà đập đầu vào đá” trong khi ai cũng biết tham nhũng đã diễn ra ở mọi nơi, mọi lĩnh vực từ Trung ương xuống cơ sở trong hệ thống lãnh đạo. Đó là lý do tại sao bài viết của báo Nhân Dân phải nói thẳng ra rằng: “Bên cạnh đó, hành vi và thói quen tham nhũng đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Cách nghĩ "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ" tạo nên bất bình đẳng trong đánh giá, sử dụng cán bộ, khiến một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức không tâm huyết với công việc.” Nhưng “môt bộ phận” là nhiều hay ít trong số trên 200 ngàn viên chức nhà nước? “Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021, tổng số công chức của các cơ quan Trung ương tại 16/18 bộ, ngành (không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và địa phương là 233.219 người. Trong số này có 59.918 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.” (báo Pháp Luật Online, ngày 1/08/2022)
Như vậy, nếu tính chung cà 3 nơi gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó gồm 58 tỉnh và 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) thì số người “ăn cơm của dân để tham nhũng” là bao nhiêu?
Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan trả lời: “Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.” (báo Pháp luật Online, ngày 12/06/2016)
Tuy nhiên, công tác “giảm biên chế” chỉ bắt đầu từ ngày 20/07/2023 với chỉ tiêu giảm 5% công chức, 10% viên chức hưởng lương từ ngân sách. Nhưng liệu việc giảm này có diệt được tham nhũng không hay guồng máy lại phình ra to hơn như chính kế hoạch “giảm biên chế”?
LẠI ĐỔ VẠ
Chưa ai biết, nhưng có một điều ai cũng thây, đó là: Khi thất bại thì lập tức đảng bào chữa và đổ tội ngay cho “các thế lực thù địch” để chạy tội. Hành động này xuất hiện trên báo Nhân Dân, ngày 18/07/2023: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách: sự chống phá của các thế lực thù địch, sự cản trở của một số cá nhân cực đoan, thoái hóa, biến chất, những người đã trót "nhúng chàm" sợ bị phanh phui khuyết điểm…
Khi bị buộc tội, đối tượng tham nhũng thường sử dụng đủ các thủ đoạn từ mua chuộc, hối lộ, đe dọa, chạy trốn và thậm chí là tự sát. Lợi dụng điều này các thế lực thù địch lập tức vu cáo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là "cuộc chiến giữa các phe phái", đồng thời cho rằng tham nhũng là "thâm căn cố đế, không thể thay đổi được"..., từ đó hòng chia rẽ sự đoàn kết, tác động vào tư tưởng những người mơ hồ về quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với chế độ…”
Nhưng “các thế lực thù địch” là ai và tại sao lại phải hành động “đục nước béo cò” cho đảng có lý do thối thoát trách nhiệm thất bại của chính mình? Thất bại ấy bắt nguồn từ đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng, những người bị báo Nhân Dân lên án có: “Tư tưởng bàn lùi, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm, dao động, thiếu ý chí, quyết tâm.”
GIẶC NỘI XÂM
Tuy đảng không nhìn nhận, nhưng lý do nhiều người trách nhiệm đã “né tránh” vì “dại gì mà đập đầu vào đá” trong khi ai cũng biết tham nhũng đã diễn ra ở mọi nơi, mọi lĩnh vực từ Trung ương xuống cơ sở trong hệ thống lãnh đạo. Đó là lý do tại sao bài viết của báo Nhân Dân phải nói thẳng ra rằng: “Bên cạnh đó, hành vi và thói quen tham nhũng đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Cách nghĩ "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ" tạo nên bất bình đẳng trong đánh giá, sử dụng cán bộ, khiến một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức không tâm huyết với công việc.” Nhưng “môt bộ phận” là nhiều hay ít trong số trên 200 ngàn viên chức nhà nước? “Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021, tổng số công chức của các cơ quan Trung ương tại 16/18 bộ, ngành (không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và địa phương là 233.219 người. Trong số này có 59.918 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.” (báo Pháp Luật Online, ngày 1/08/2022)
Như vậy, nếu tính chung cà 3 nơi gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó gồm 58 tỉnh và 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) thì số người “ăn cơm của dân để tham nhũng” là bao nhiêu?
Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan trả lời: “Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.” (báo Pháp luật Online, ngày 12/06/2016)
Tuy nhiên, công tác “giảm biên chế” chỉ bắt đầu từ ngày 20/07/2023 với chỉ tiêu giảm 5% công chức, 10% viên chức hưởng lương từ ngân sách. Nhưng liệu việc giảm này có diệt được tham nhũng không hay guồng máy lại phình ra to hơn như chính kế hoạch “giảm biên chế”?
LẠI ĐỔ VẠ
Chưa ai biết, nhưng có một điều ai cũng thây, đó là: Khi thất bại thì lập tức đảng bào chữa và đổ tội ngay cho “các thế lực thù địch” để chạy tội. Hành động này xuất hiện trên báo Nhân Dân, ngày 18/07/2023: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách: sự chống phá của các thế lực thù địch, sự cản trở của một số cá nhân cực đoan, thoái hóa, biến chất, những người đã trót "nhúng chàm" sợ bị phanh phui khuyết điểm…
Khi bị buộc tội, đối tượng tham nhũng thường sử dụng đủ các thủ đoạn từ mua chuộc, hối lộ, đe dọa, chạy trốn và thậm chí là tự sát. Lợi dụng điều này các thế lực thù địch lập tức vu cáo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là "cuộc chiến giữa các phe phái", đồng thời cho rằng tham nhũng là "thâm căn cố đế, không thể thay đổi được"..., từ đó hòng chia rẽ sự đoàn kết, tác động vào tư tưởng những người mơ hồ về quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với chế độ…”
Nhưng “các thế lực thù địch” là ai và tại sao lại phải hành động “đục nước béo cò” cho đảng có lý do thối thoát trách nhiệm thất bại của chính mình? Thất bại ấy bắt nguồn từ đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng, những người bị báo Nhân Dân lên án có: “Tư tưởng bàn lùi, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm, dao động, thiếu ý chí, quyết tâm.”
GIẶC NỘI XÂM
Từ khóa đảng VII thời Tổng Bí thư Đỗ Mười, đảng CSVN đã thừa nhận “tệ nạn tham nhũng là quốc nạn”, rồi chuyển sang “giặc nội xâm” thời Nguyễn Phú Trọng, vì nó đe dọa “vị trí lãnh đạo của đảng và sự tồn vong của chề độ”. Tuy vậy, trong lời phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa XIII từ ngày 15/5/2023 đến ngày 17/5/2023, tại Thủ đô Hà Nội, ông Trọng đã khoe: “Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây”. Rõ rệt nhưng ông Trọng lại nhìn nhận: “Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Vì vậy, phải chấn chỉnh, uốn nắn từ suy nghĩ, nhận thức mới có thể phòng, chống tham nhũng từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc.”
Nhưng theo báo Nhân Dân ngày 14/07/2023, thì: “Mặc dù các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; xử lý kỷ luật, xử lý hình sự nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm, nhưng nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra.”
Báo Nhân Dân giải thích: “ Xem xét trên nhiều khía cạnh, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là do: Cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, chưa phù hợp thực tiễn, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực, gần đây lại bộc lộ thêm trong lĩnh vực định giá, đấu giá tài sản, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, y tế, đầu tư công...”
Tóm lại, theo bài báo: “Công tác cán bộ ở một số nơi còn bất cập, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý không đúng chuyên môn, sở trường nên không đủ kiến thức, bản lĩnh đảm nhiệm công việc; trong khi đó việc đánh giá, xếp loại cán bộ còn hình thức, chưa có cơ chế đủ mạnh để điều chuyển, thay thế, buộc từ chức đối với cán bộ thiếu bản lĩnh, sợ trách nhiệm không dám làm. Một số cán bộ, công chức đã trót “nhúng chàm” nên có tâm lý nghe ngóng, phòng thủ, sợ bị phát hiện.”
Như vậy là chủ trương “xây dựng, chỉnh đốn đảng”, bắt đầu từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền khóa đảng XI năm 2011 đã hoàn toàn thất bại. Chủ trương này được khoe nhằm trong sạch hóa hàng ngũ lãnh đạo, chống tham nhũng và chống suy thoái, đạo đức lối sống. Nhưng đến nay, sau hơn 10 năm thi hành đủ biện pháp mà tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên vẫn gia tăng khiến đảng nhức nhối. Điều này cho thấy Tham nhũng đã thắng lớn, còn Đảng thì thua to, mặc dù ông Trọng vẫn giữ chức Trương Ban chỉ đạo, phòng, chống Tham nhũng, Tiêu cực.
Nhưng theo báo Nhân Dân ngày 14/07/2023, thì: “Mặc dù các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; xử lý kỷ luật, xử lý hình sự nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm, nhưng nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra.”
Báo Nhân Dân giải thích: “ Xem xét trên nhiều khía cạnh, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là do: Cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, chưa phù hợp thực tiễn, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực, gần đây lại bộc lộ thêm trong lĩnh vực định giá, đấu giá tài sản, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, y tế, đầu tư công...”
Tóm lại, theo bài báo: “Công tác cán bộ ở một số nơi còn bất cập, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý không đúng chuyên môn, sở trường nên không đủ kiến thức, bản lĩnh đảm nhiệm công việc; trong khi đó việc đánh giá, xếp loại cán bộ còn hình thức, chưa có cơ chế đủ mạnh để điều chuyển, thay thế, buộc từ chức đối với cán bộ thiếu bản lĩnh, sợ trách nhiệm không dám làm. Một số cán bộ, công chức đã trót “nhúng chàm” nên có tâm lý nghe ngóng, phòng thủ, sợ bị phát hiện.”
Như vậy là chủ trương “xây dựng, chỉnh đốn đảng”, bắt đầu từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền khóa đảng XI năm 2011 đã hoàn toàn thất bại. Chủ trương này được khoe nhằm trong sạch hóa hàng ngũ lãnh đạo, chống tham nhũng và chống suy thoái, đạo đức lối sống. Nhưng đến nay, sau hơn 10 năm thi hành đủ biện pháp mà tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên vẫn gia tăng khiến đảng nhức nhối. Điều này cho thấy Tham nhũng đã thắng lớn, còn Đảng thì thua to, mặc dù ông Trọng vẫn giữ chức Trương Ban chỉ đạo, phòng, chống Tham nhũng, Tiêu cực.
Gửi ý kiến của bạn