Kỳ Thị và Bạo Động

07 Tháng Bảy 202110:38 CH(Xem: 3663)

                                             Kỳ Thị và Bạo Động

ntdvn_floyd-chauvin-1-e1591239129381                                                                      Hình Internet



Vũ Hoàng Anh Bốn Phương




      Gần cuối tháng 5 năm 2020, một clip youtube được đưa lên với hình ảnh người cảnh sát da trắng, tại thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota, lấy chân đè trên cổ người Mỹ đen, anh George Floyd. Người Mỹ đen lên tiếng là tôi khó thở nhưng người Mỹ trắng vẫn mặc kệ, tiếp tục đè và kêu người Mỹ đen đứng dậy để vào xe. Làm sao người Mỹ đen có thể đứng dậy để vào xe cảnh sát khi mà người Mỹ trắng này tiếp tục lấy chân đè trên cổ người Mỹ đen?

Qua clip trên, người quay đã lên tiếng là anh cảnh sát da trắng đang vui vẻ thưởng thức cái chuyện của anh làm là đè trên cổ của anh Mỹ đen trong lúc anh Mỹ đen lên tiếng là khó thở. Kết quả cuối cùng là anh Mỹ đen chết và 4 người cảnh sát tại hiện trường, trong đó có một người cảnh sát gốc Á Châu, bị đuổi việc và đang bị điều tra của tiểu bang lẫn liên bang.

Không cần biết người Mỹ đen trước đó đã làm gì, vi phạm luật gì để phải bị bắt và bị đè bằng đầu gối, với sức nặng của cả thân người. Khi một người lên tiếng là khó thở và người kia cứ làm ngơ, tiếp tục đè chân xuống cổ người đang van xin để được thở thì hành động này là vô nhân. Không thể nào lấy một hành động sai (cái sai của người Mỹ đen, nếu có) bằng một hành động sai khác (hành động làm chết người của anh cảnh sát Mỹ trắng) để gọi là đúng.

Hình ảnh George Floyd làm cho toàn thế giới đứng lên chống đối lại sự kỳ thị chủng tộc. Nhiều người Việt thắc mắc, tại sao toàn thế giới biểu tình chỉ vì hình ảnh ông Floyd tại Mỹ? Những người Việt ủng hộ ông Trump thì cho rằng quá khứ của anh Floyd chẳng ra gì. Đúng. Quá khứ của anh Floyd có thể chẳng ra gì nhưng phải chăng vì cái quá khứ đó, vì chuyện sử dụng 20 đồng tiền giả (nếu điều này có thật) thì anh ta xứng đáng để người cảnh sát đè trên cổ để cái chết xảy ra?

Rồi những cuộc biểu tình đưa đến chuyện đập phá, cướp bóc trên các thành phố của Hoa Kỳ. Đây là chuyện sớm muộn cũng phải xảy ra bởi nền giáo dục của Hoa Kỳ không dạy trách nhiệm của một công dân đối với xã hội mình đang sống. Nền giáo dục của Hoa Kỳ dạy cái quyền tự do, thực hiện giấc mơ nhưng hoàn toàn không dạy về công dân đức dục mà nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa đã có. Tại sao khi có thiên tai ở Nhật, người Nhật không làm chuyện chen lấn, hôi của như ở Mỹ? Vấn đề chính ở nền giáo dục để mỗi người dân thấy được trách nhiệm và bổn phận của mình với xã hội và đất nước của mình.

Khi mà những người được người dân bầu vào hệ thống chính quyền, họ làm luật cho người giàu, cho các đại công ty bỏ tiền vào quỹ vận động tranh cử của họ qua các nhóm vận động hành lang thì những người nghèo khổ nhất ở Mỹ còn có gì ngoài chuyện thực hiện giấc mơ hôi của cho dục vọng của chính mình? Hai năm trước, cá nhân viết bài này có một tivi 65 inchs và đăng lên mạng để cho thay vì bán. Một gia đình người Mỹ đen đến lấy, đem theo chiếc xe cũ để cố nhét cái TV to đó vào phía sau cóp xe (xe loại cũ nên cóp xe rất lớn). Đối với người Việt chuyện có TV 65 inchs là chuyện rất thường tình nhưng đối với những giống dân khác, đặc biệt là người Mỹ đen, chuyện có một TV to là chuyện không phải dễ cho nên ai cho thì cố gắng đem về xài thay vì phải mua.

Ở một xã hội mà người giàu càng giàu thêm còn người nghèo thì tiếp tục nghèo. Một xã hội mà tạo ra phong trào 99% để chống lại 1% giàu có chỉ nghĩ đến mình thì xã hội đó sớm muộn cũng sẽ đi đến chuyện tức nước vỡ bờ. Khi bệnh dịch COVID-19 xảy ra, mọi người ở nhà, không việc làm, không tiền dù rằng được chính phủ giúp đỡ nhưng số tiền đó đủ để trả tiền mướn nhà, chi phí cần thiết trong việc ăn và ở; cộng với chuyện không cho ra khỏi đường, hình ảnh của ông Floyd tạo ra dầu thêm vào lửa. Những người biểu tình bất chấp đang có bệnh dịch, họ vẫn đi biểu tình để chống lại cái sai trái của cảnh sát. Mà đâu phải chỉ ở Minneapolis đâu. Toàn nước Mỹ đứng lên chống sự kỳ thị của cảnh sát đối với người da đen. Sự kỳ thị này có thật chứ chẳng phải theo lý luận của một số người Việt cho rằng không có bởi Mỹ trắng bầu ông Obama là tổng thống thì làm gì có chuyện kỳ thị.

Kỳ thị và bạo động có nhiều hình thức. Kỳ thị đôi khi không thể hiện ra ngoài nhưng có trong ý nghĩ thì cũng là kỳ thị. Kỳ thị được thực hiện qua chính sách được sự bảo kê của luật pháp mà chuyện dùng điểm tín dụng (credit score) để định giá bảo hiểm của người mua. Ai có điểm tín dụng thấp, mặc dù họ không mang nợ, thì phải trả tiền lời hoặc trả giá bảo hiểm cao hơn với những người có điểm tín dụng cao. Sự kỳ thị người trắng đối với đen, vàng, đỏ và ngược lại. Sự kỳ thị này đưa đến chuyện áp dụng hai khuôn mẫu (double standard) cho một trường hợp có lợi cho mình. Thí dụ người Mỹ đen có cái quyền hóa trang là người Mỹ trắng nhưng anh Mỹ trắng mà hóa trang là người Mỹ đen thì bị gọi là kỳ thị. Chẳng lẽ chuyện hóa trang trong một dạ tiệc hóa trang, không cho phép mọi người được quyền hóa trang bất cứ cá nhân nào mình thích hay ngưỡng mộ? Nếu một người Mỹ, yêu quý Trần Hưng Đạo và hóa trang là Trần Hưng Đạo thì phải chăng đó là hành động kỳ thị? Dĩ nhiên những ai có đầu óc không kỳ thị sẽ cho là không. Còn những người đã có sẵn đầu óc kỳ thị thì cho là kỳ thị người Việt.

Chuyện bạo động thì đâu phải là việc xách súng cướp giựt, bắn giết người là bạo động. Một lời nói của Trump cho rằng sẵn sàng trả tiền luật sư để kêu gọi người khác đánh người không ủng hộ Trump trong cuộc vận động tranh cử năm 2016 chính là bạo động khuyến khích. Chuyện hăm dọa người khác, hoặc cầm súng như muốn bắn giết người đối diện trong khi người đối diện chẳng có gì nguy hiểm đến tính mạng của mình thì hành động này là bạo động. Chuyện anh cảnh sát ở sân bay Miami đánh vào mặt người phụ nữ mà một người nằm trong vị thế phục vụ quần chúng không nên làm (dù hành động của cô phụ nữ Mỹ đen này hơi quá đáng khi đưa mặt sát vào mặt của người cảnh sát) thì hành động này là bạo động trong việc sử dụng sức mạnh không cần thiết. Chuyện dẹp người biểu tình ôn hòa bằng thuốc xịt cay nhằm mục đích cho Trump đi đến nhà thờ chụp hình phô trương sức mạnh của mình thì đây là hành động của bạo động. Có ai nhìn sự bạo động trên một cái nhìn tổng thể để chấm dứt những hành động bạo động không cần thiết này?

Kỳ thị và bạo động đôi khi đi song song; hoặc có kỳ thị nhưng không bạo động hay có bạo động nhưng không kỳ thị. Muốn chấm dứt hai vấn đề này cần phải có sự thảo luận mở rộng để cùng nhau tìm hiểu cái gốc của vấn đề hầu giải quyết từ cái gốc chứ không phải giải quyết vì sự kiện. Sự kiện là kết quả của cái gốc (nguyên nhân). Không thể nào quên lãng giáo dục bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân để sự kỳ thị và bạo động tiếp tục xảy ra khi con người không được giáo dục tinh thần trách nhiệm với môi trường và xã hội mình đang sống.

       VHABP
Tháng 7 năm 2020
  (Việt Lịch 4899)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Hai 202312:29 SA(Xem: 4761)
Ông nói, các vị không cần đọc lại báo cáo, chúng tôi đã đọc rồi; các vị nhắc rất nhiều đến Hiến pháp, đến luật này luật nọ, nhưng không cho thấy các điều luật đó được áp dụng như thế nào; đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà nước Việt Nam bị rà soát về vấn đề nhân quyền, và họ chẳng nói được gì mới. Ông cũng nói điều luật trừng phạt những hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” là mâu thuẫn và có vấn đề, tạo chỗ để trừng phạt bất kỳ ai khiếu nại là họ bị kỳ thị.
13 Tháng Mười Hai 20237:46 CH(Xem: 1974)
Theo Công an Thanh Hóa, trong thời gian gần đây bà Nguyễn Thị Xuyến thường xuyên dùng mạng xã hội để đăng và chia sẻ các thông tin bị cơ quan này cho là “sai sự thật, chưa kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều tổ chức, cá nhân, gây hoang mang, ảnh hưởng xấu trong dư luận người dân”. Công an Thanh Hóa không nêu cụ thể đó là những tin gì, xúc phạm ai, tổ chức nào. Báo Nhà nước cho biết, bà Xuyến từng là giáo viên cấp 2 ở xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc). Trong quá trình giảng dạy, bà Xuyến thường xuyên có những phản ứng không tốt với các giáo viên, hiệu trưởng nhà trường, quay video đưa lên mạng xã hội...
12 Tháng Mười Hai 20238:37 CH(Xem: 2709)
Lời thằng khốn hcm nói: "đánh thắng giặc Mỹ bác cháu ta sẽ xây dựng nhà tù khắp các tỉnh thành to đẹo hơn các cháu nhé!" - Chỉ có tại cái xứ sở độc tài mọi rợ VN mới có cái chuyện này, thằng con bị đánh chết, ông bố đi đòi xác con cũng bị bắt ở tù 2 năm, mẹ kiếp, vậy mà lúc nào cũng bốc phét mình là thành viên của UB Nhân Quyền LHQ, cái tổ chức này nên giải tán cho rồi, chứ có thành viên như VN thì không biết lấy cái chó gì che mặt!
09 Tháng Mười Hai 20235:22 CH(Xem: 729)
Nhà hoạt động Shruti Suresh tổ chức Global Witness lên tiếng tại cuộc họp báo rằng “Chúng ta cần có chuyển đổi năng lượng công bằng để giải quyết tình trạng khủng hoảng khí hậu; tuy nhiên quý vị không thể có chuyển đổi năng lượng khi không cho giới bảo vệ môi trường và xã hội dân sự tham gia trong quá trình ra quyết định. Thật sốc khi Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và những nhà tài trợ lớn khác… đang xúc tiến khoản đầu tư (15,5 tỷ) mà không giải quyết những mối quan tâm thiết yếu của xã hội dân sự.”
08 Tháng Mười Hai 20236:24 CH(Xem: 1554)
VCHR cho rằng việc giam tù những người này vi phạm luật pháp quốc tế và kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng đoàn kết lên án biện pháp giam giữ tùy tiện của Chính phủ Hà Nội; đồng thời kêu gọi Việt Nam tôn trọng mọi cam kết và nghĩa vụ Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trả tự do vô điều kiện đối với những người thực thi một cách ôn hòa các quyền con người được quốc tế công nhận. VCHR cho biết ngoài 10 trường hợp được nêu bật vừa nêu, hiện có hơn 200 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ một cách tùy tiện tại Việt Nam. Thường họ phải sống trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt tại những nơi xa nhà.
07 Tháng Mười Hai 20238:12 CH(Xem: 2792)
Ông Thể, 60 tuổi, bị bắt vào ngày 22/2 năm nay bị toà án tuyên có tội trong khi ông từ chối quyền có luật sư bào chữa vì cho rằng bản thân hoàn toàn vô tội. Cô Lê Thị Nghĩa Tình, con gái của ông Lê Minh Thể cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình được thông báo về phiên toà vài ngày trước phiên xử. Cô nói trong tin nhắn gửi RFA về phiên toà mở xử cha mình: “Mẹ tôi được phép đến dự phiên toà, tuy nhiên, mẹ tôi chỉ được quan sát phiên toà qua màn hình ở một phòng khác gần phòng xử án.”
06 Tháng Mười Hai 20236:47 CH(Xem: 2243)
Sự đàn áp xuyên quốc gia chống lại các nhà báo bao gồm hành hung, giam giữ, bắt cóc và trục xuất bất hợp pháp, cũng như những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do đi lại do những mối đe dọa này gây ra. Nó cũng kéo theo sự đe dọa của các thành viên gia đình nhà báo, các chiến dịch quấy rối, bôi nhọ, lừa đảo và các nỗ lực khác nhằm ngăn chặn việc đưa tin trung thực. Freedom House cho biết những cuộc tấn công này có tác động tàn phá đến sức khỏe của các nhà báo cũng như khả năng đưa tin độc lập của họ. Các phóng viên lưu vong nỗ lực duy trì mối liên hệ cần thiết để đưa tin. Họ phải đối mặt với những lời đe dọa giết chết...
05 Tháng Mười Hai 20238:45 CH(Xem: 2437)
Tất cả bọn họ chỉ biết nói theo những gì đảng nói, chỉ biết gật theo những gì đảng đã thông qua, và nếu có nói thì chỉ bàn những chuyện không cần thiết trong khi những vấn đề nổi cộm như thiếu thốn vật tư y tế, công nhân thất nghiệp, tăng trưởng quốc gia giảm thì lại bị ngó lơ?! – Đó là cái chính phủ gì nếu không gọi bằng một bộ máy tay sai?! Một chính quyền chỉ phục vụ cho đảng cầm quyền, tìm cách móc túi người dân, nuôi dưỡng một bầy sâu tham nhũng, xổ toẹt lên mọi giá trị căn bản của nhân loại như dân chủ, tự do, và nhân quyền thì cái chính quyền đó là một chính quyền thực dân mọi rợ, một nhà nước không phải do người dân bầu ra thì...
04 Tháng Mười Hai 20237:55 CH(Xem: 1146)
Tuy nhiên, cùng có mặt tại cuộc họp, bà Biap Krong, thuộc BPSOS - một tổ chức chuyên vận động cho Quyền Tự do tôn giáo và Quyền của người bản địa ở Việt Nam, cho rằng, cách giải thích của ông Y Thông chỉ là một chiến thuật “chơi chữ” của chính quyền Hà Nội. Bà nói với RFA: “Bởi vì trong Công ước về quyền của người bản địa thì họ có rất nhiều quyền tự quyết. Họ có thể áp dụng những quyền ở trong đó để nói chuyện lại với nhà nước Việt Nam. Tôi nghĩ rằng họ (Chính phủ Việt Nam - PV) sợ người bản địa có được ưu thế dựa vào bản tuyên ngôn về người bản địa. Họ cũng có chiến thuật hết trơn rồi.”
02 Tháng Mười Hai 20234:28 CH(Xem: 4234)
Ông Y Quynh Bdap, 31 tuổi, người sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018, đồng sáng lập nhóm Người Thượng Vì Công lý (MSFJ), nói với VOA sau khi hay tin ông bị phát bệnh truy nã đặc biệt với cáo buộc “Khủng bố” theo Điều 299 Bộ Luật Hình sự: “Những hoạt động của tôi là về lĩnh vực tôn giáo và đòi nhân quyền cho người Thượng bản địa tại Việt Nam. Mọi hoạt động của Nhóm Người Thượng Vì Công lý với mục đích là đấu tranh cho công lý và đấu tranh ôn hòa. “Tôi biết rằng nhà nước Việt Nam đã lợi dụng vụ này và vu khống cho Nhóm Người Thượng Vì Công lý của chúng tôi”. “Chúng ta vô cùng lo ngại trước những cáo buộc thiếu cơ sở...
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...