Hà Nội - Sài Gòn, một thời chiến tranh, một thời ...Hậu khổ

23 Tháng Chín 201912:03 SA(Xem: 4459)

                            Hà Nội- Sài Gòn, một thời chiến tranh,
                                          một thời ...Hậu khổ


xxx


Trần Khải Thanh Thủy

     Facebook




Không biết từ khi nào, người dân Việt nam sử dụng tài nói lái của mình để biến hai chữ hộ khẩu thành Hậu khổ... nghĩa là những nỗi khổ của thời hậu chiến, chính xác hơn, nỗi khổ cực sau thời kỳ chiến tranh giữa hai miền nam bắc. Cả sáu chục triệu người phải đói nghèo và đau khổ đến chết ( nhưng không ai dám chết vì đau khổ, đói nghèo) thậm chí ... chán chẳng buồn chết (!)
Khi ấy, tôi đang trong độ tuổi “nhanh bước nhanh nhi đồng”, còn chị tôi bắt đầu trong độ tuổi “lẻ trăng tròn”, nên được giao nhiệm vụ ngày hai bữa nấu cơm cho cả nhà. Mỗi lần đong gạo lại phải hỏi mẹ: “Mẹ ơi hôm nay nấu mấy miệng hả mẹ? Đơn giản vì mỗi lần đong dôi ra cho “căng da bụng” thì da mặt mẹ lại chùng xuống, gắt gỏng:
- “Tao đã dặn đong ba miệng ống bơ, sao mày lại cố tình đong thành ba bơ đầy tú hụ như thế này? Cuối tháng lấy gì bỏ vào miệng, hả? Giời ơi là giời!
Thế là mỗi lần “nổi lửa lên em” là một lần chị nổi hứng hát: “cho ngày nay” (bơ đầu ), cho ngày mai( bơ thứ 2) và cho muôn đời sau( bơ cuối )...trong khi tôi tha thẩn bên cạnh nhặt rau giúp chị, lại nghe chị lanh lảnh hát: “Em không yêu binh nhất, em không yêu binh nhì, tiền lương năm đồng...Tình tính tình em đi rình trung úy, tuy nó già nhưng mà lắm tiền, đài đeo bên hông, đồng hồ đeo tay.
Hoặc cũng bài hát ấy nhưng ca từ hoàn toàn khác “Em không ăn cơm cháy, em không ăn cơm mì thì em ăn gì?
Rồi ca từ được lặp lại rất tếu táo và đậm chất hiện thực xã hội chủ nghĩa:
- Em không ăn cơm cháy, em không ăn cơm mì thì em ăn đòn...Ừ, ứ , ừ cơm ngày hai bữa, không cá, thịt sao toàn cháy, mì. Gạo hôi ghê mà còn độn khoai. Thêm sắn sùng, sao mà chán chường...
Lớn lên, chớm tuổi “đầu mày cuối mắt” là nghe tiêu chuẩn năm yêu, bảy yêu, tám yêu, mười yêu giành cho nam nữ thanh niên:
Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô ăn dần
Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu bàn chải đánh răng hàng ngày
Năm yêu anh có đôi giày
Mùa đông đến có khăn dầy vắt vai
Sáu yêu có sắn gạc nai
Bẩy yêu nước mắm cả chai ăn dần
Tám yêu anh rất ân cần
Bao nhiêu, trứng, đậu để phần riêng em.
Hoặc:
Một yêu a có senko
Hai yêu a có Pơ giô Cá Vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô.
Năm yêu không có bà bô
Cũng không có cả bà cô ...bên chồng
rồi:
Một yêu anh có lương khô
Hai yêu anh có đậu kho, tương bần
Ba yêu, bi tất xỏ chân
Bốn yêu nhà cửa có bàn ghế kê
Năm yêu nước máy thoả thuê
Sáu yêu mua gạo chẳng nề chen ngang
Bảy yêu lý lịch rõ ràng
Tám yêu không có họ hàng tới thăm
Chín yêu tích cực cầm nhầm
Mười yêu chăn chiếu quanh năm đủ dùng
Ở nhà thì thôi, hễ bước chân ra ngoài là nghe đi nghe lại những khẩu ngữ quen thuộc:
- Giời ạ! Làm gì mà cứ nghệt mặt như người mất sổ hộ khẩu ấy.
Đơn giản vì mất hộ khẩu là mất mọi thứ, từ sổ gạo, tem phiếu, chăn chiếu, xô, màn vải vóc...trăm thứ bà rằn cũng từ hộ khẩu mà ra, nên mất mà mật không teo, mặt không nghệt chỉ có là... gỗ, đá.
Vào Nam lần đầu cùng Hội nhà văn trẻ của trường viết văn Nguyễn Du khóa 4, được vinh dự làm việc và tiếp xúc, đi cơ sở với chị Trương Mỹ Hoa vài lần mà thuộc lòng những bài hát cải biên của người miền Nam.
Đầu tiên là: “Tổ quốc ơi, ăn khoai mỳ ngán qúa, từ ngày giải phóng vô đây, ta ăn độn dài dài”.
Rồi “đi ta đi giải phóng Miền Nam, đi đến khi nào người dân không còn cái gì, bởi ta phải chiến đấu, giết Thiệu, Mỹ, Ngô, lời bác sui dại bên tai”...Chiến đấu cho đến ngày Nam Bắc nghèo bằng nhau .
Ngay cả những bài nghe lần đầu do các em trong chi đoàn thanh niên hát lén, mà mãi sau này tôi mới biết rõ xuất xứ từ lời chế của bài "Túp lều lý tưởng"
"Từ ngày giải phóng vô đây mình bán cái đồng hồ
Từ ngày giải phóng vô đây mình bán cái ra dô
Từ ngày giải phóng vô đây mình bán cái ti vi
Lâu lâu mình bán cái quần tây,
Lâu lâu mình bán cái quần đùi
Rồi mình lại bán, bán luôn người yêu..."
Thật là “hết sảy” thời Sài Gòn sau ngày “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”. Còn Hà Nội “một thời đạn bom  một thời hòa bình” cũng vang lên những câu ca, bài hát tương tự:
“Túng tiền tiêu người yêu anh cũng bán, bán em đi để lấy chút tiền tiêu. Mẹ không cho thì giấu kín người yêu, Bán đại em đi để mình khỏi rầy rà”.
Ám ảnh suốt cuộc đời của hầu hết người Việt Nam khi ấy là:
Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa

Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có đếch
Vải sợi chưa về

Săm lốp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu…
Cái nghèo ăn sâu vào từng bữa ăn, giấc ngủ nơi đường xá, chợ búa, giảng đường đại học cũng như trong mọi lĩnh vực: chính trị, khoa học, xã hội v.v..:
- Ôi dào! “Đậu phụ là chính, mì chính là phụ” ấy mà ...lấy đâu ra mà đòi thịt với cá ... Xã hội chủ nghĩa, xếp hàng cả ngày không “xuống hố cả nút” là may chán ra rồi
Cả chân dung lẫn chân tướng của lũ lãnh đạo cấp cao cũng được người dân soi chiếu qua lăng kính chân thực, thoáng vẻ hài hước của mình:
“Bụng to trán hói
Ăn nói ba hoa
Đi xe Volga
Ấy là lãnh đạo
Còn đám cựu chiến binh, dù già dù trẻ, dù cao, dù thấp, nếu muốn thành cựu “chén” binh cũng phải hành nghề, dù có chán đến mấy đi chăng nữa:
- Đầu đường đại tá bơm xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Giữa làng thiếu tá bán kem
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Các cấp thấp hơn lại càng bô nhếch hơn, vì cơm vua lộc nước, không bằng một phần cơm vợ, lộc vợ. Vì thế “nhất vợ, nhì giời”. Đành phải quanh quẩn vào ra giúp vợ mọi việc trong nhà, ngoài sân:
Thượng úy chăn lợn, đuổi gà
Trung úy ở nhà vo gạo rửa rau
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc Nam…
Đau nhất là cái khoản hỏi nhau
- Lương tháng này thế nào hả mày?
Và câu trả lời kèm cái miệng méo xẹo:
- Lương y như... lương cũ. (Thay vì “lương y như ...từ mẫu” theo lời dạy của bác ...mất dạy)
Ngay cả những lá thư gửi con đi xuất khẩu lao động ở Tiệp, Nga, hay Bun ga ri trong hệ thống Đông Âu , cũng nhuốm màu...hậu khổ:
“…Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ áo chấm hay là áo phông?
Áo thêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài?
Áo da đểu, xuyến đeo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không?
Bên ấy gái Cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai…”
Còn nhiều lắm những câu ca dao của thời... hậu khổ mà nhiều người đã biết, đã viết và được bạn đọc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Người viết bài này chỉ “nhớ đâu, viết đó”, tránh trùng lặp với mọi người và cũng là tránh trùng lặp với chính mình trong các bài viết trước. Hy vọng được một phần như lời cụ Tiên Điền Nguyễn Du nói: Mua vui cũng được một vài...phát like.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 20179:33 CH(Xem: 4695)
Những đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới, không có điều kiện đi học chữ thuộc các gia đình nông dân ít học, là đối tượng được tổ chức tội ác của Hồ và thế hệ kế cận lãnh đạo đảng cộng sản đưa vào tầm ngắm tuyển chọn đào tào, rèn luyện làm sát thủ đi khủng bố giết người, gây tội ác kinh hoàng cho dân tộc Việt Nam. Để rồi thành tích giết hay chết đi được băng đảng gian manh cộng sản truy tặng, phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, thiếu niên dũng sĩ diệt Mỹ...
18 Tháng Mười 20179:49 CH(Xem: 5502)
Thật oan ức cho một quân đội trước năm 1975 khá nổi tiếng thế giới nhưng chỉ vì giải pháp chính trị đi nhanh hơn giải pháp quân sự nên đành bị trói tay ngậm ngùi buông súng khi vẫn còn sức chiến đấu tuy vũ khí đạn dược đã cạn kiệt nhưng chỉ vì 2 từ chính nghĩa và quê hương luôn nằm trong đầu mà họ chấp nhận hy sinh tính mạng để bảo vệ miền Nam chống lại sự xâm lăng của những người cùng máu đỏ da vàng đánh thuê cho Liên Sô và Trung Quốc là csVN.
16 Tháng Mười 20177:25 SA(Xem: 4949)
Để thực hiện được âm mưu sâu độc này, đều kiện ắc có và đủ là người Hán phải xây dựng và kiểm soát được một chính quyền tay sai bản xứ tuyệt đối trung thành với họ để từ đó bọn cầm quyền bù nhìn này thay họ từng bước thực hiện tiến trình Hán hóa do mẫu quốc vạch ra.
13 Tháng Mười 20178:26 SA(Xem: 6507)
Bằng chứng hiển nhiên là khi đụng trận người dân thường kéo nhau chạy về phía QLVNCH để được giúp đỡ tản cư khi chạy loạn và được bảo vệ mạng sống an toàn trước khi quay về làng cũ. Những người lính VNCH đã dùng thân thể, lấy tính mạng của mình để che chở cho những người dân nằm trong vùng kiểm soát của họ, đôi khi nhường phần lương khô, lương tươi của mình chia sớt với những người dân bên cạnh họ.
11 Tháng Mười 20177:42 SA(Xem: 4919)
nhưng các nhà đầu tư, chủ yếu là từ TQ sẽ nhân cơ hội để đưa trái phép hàng trăm ngàn lính Tàu cộng trá hình làm công nhân, ngấm ngầm chốt tại VN đến khi có biến, sẽ không cần điều động lính từ TQ sang nữa. Còn không có gì xẩy ra thì không đợi tới 99 năm, chỉ cần 50 năm thôi, bảo đảm dân TQ sẽ sinh sôi nảy nở qua mặt dân mình như chơi. Đây là Bài học xương máu từ Formosa, Bauxit Tây Nguyên, sao ta vẫn chưa thấy?
10 Tháng Mười 201710:24 CH(Xem: 4413)
Buồn cười thật, sau khi đem máu xương dân tộc vào chiến tranh, lão Hồ Bả Chó đã hứa hẹn xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn đâu không thấy, chỉ thấy cái lăng của lão khổng lồ, mấy cái Ủy Ban nhân dân to đùng còn người dân thì nghèo nàn khốn khổ...
09 Tháng Mười 201711:20 CH(Xem: 5036)
Hãy xem trường hợp ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông chỉ muốn chết ở Việt Nam và được chôn ở Việt Nam, một việc nhỏ như vậy, nhưng bọn Việt Cộng đâu có cho ông được toại ý mặc dầu ông, lúc còn sống, đã hết sức tâng bốc, nịnh hót chúng. Tại sao vậy ? Bọn Việt Cộng là bọn lưu manh mất dậy. Có tên Việt Cộng nào chết, bọn chúng có thể để cho bọn bưng bô tới phúng điếu, chia buồn...
06 Tháng Mười 20178:34 SA(Xem: 4389)
Trước năm 1975 VNCH có nhà nước riêng biệt, có thể chế chính trị độc lập được hơn 70 Quốc Gia tự do công nhận nhưng lâu lâu lại có một trưởng ấp, một cán bộ xây dựng nông thôn, một cảnh sát chi khu nằm ngửa bụng dưới sông, ruột gan không nằm trúng vị trí cũ, có khi bị trói dưới một gốc cây, bị chặt mất đầu, bị dẫn đi mất tích, vài ngày sau thấy nằm ở đâu đó cách nhà vài cây số với hàng chữ phản động và được hưởng nguyên băng AK.
03 Tháng Mười 201710:07 CH(Xem: 4606)
Có những trận mà lính VC mất tinh thần vì vừa đụng trận về bổ sung thêm quân số rồi tiếp tục lao vào đánh tiếp ngay sau đó, cấp trên phải ra lệnh chích cho mỗi người một mũi thuốc kích thích có tên là Hồng Anh để không biết sợ chết là gì, những tù binh này QLVNCH khi bắt được, chúng rất hung hăng nhưng khi hết thuốc thì tên nào tên nấy run lập cập, mặt tái xanh như tàu lá...
02 Tháng Mười 20178:05 SA(Xem: 11888)
Những việc làm độc ác của Hồ Chí Minh, dã man như loài quỷ dữ vừa kể, chỉ là một góc nhỏ của tên quỷ sống Hồ Chí Minh. Giờ không mấy ai còn mơ hồ không biết Hồ Chí Minh là kẻ chủ mưu chỉ đạo các thuộc hạ đâm cha chém chú bắt bớ giam cầm, tra tấn, đánh đập, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh cơ cực, đói khổ, nghèo nàn,,,
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...