Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng chiến thắng cuối cùng thuộc về Trung Quốc [*]

05 Tháng Giêng 20199:13 CH(Xem: 4660)

Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng chiến thắng cuối cùng
thuộc về Trung Quốc [*]

ert


Nayan Chand

Jenny Ly lược dịch

Nhớ lại sau bốn mươi năm ngày Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng rất rõ ràng Trung Quốc là người chiến thắng.

Sáng ngày 7 tháng Giêng, 1979 một đơn vị Quân đội Việt Nam lao thẳng vào Phnom Penh mà không tốn nhiều súng đạn, để lật đổ một triều đại tàn ác Khmer Đỏ. Quả thực, đây là một cú đánh trời giáng vào Trung Quốc. Việt Nam chiến thắng, nhưng, đó chỉ là một chiến thắng rất hẻo cả về nghĩa đen và nghĩa bóng.

Vài giờ trước đó, những lãnh đạo Kampuchea Dân Chủ đã chuồn ra khỏi thủ đô trên những đại lộ rợp bóng dừa. Tiếng gầm rú của xe tăng, xe jeeps Việt Nam vang vọng vào những tòa nhà đã bỏ trống bốn năm nay từ khi Khmer Đỏ giành được chính quyền. Một số quan chức, lính, và gia đình của Khmer Đỏ đã kịp lên xe lửa để đào thoát về hướng Battambang. Trong chuyến xe lửa này có mang theo Ieng Sary người em rể của Pol Pot. Vài xác người đã thối rữa trên đường phố và những vựa cá đã ươn xình. Người dân chẳng còn cơ hôi nào để chế biến cá đang giữa mùa đánh bắt từ Biển Hồ.

Hương vị của một thủ đô không bóng người mà Việt Nam tiếp quản 1979 cũng chẳng khác hơn so với Sài Gòn náo nhiệt mà những quân đoàn của Hà Nội tiến vào bốn năm về trước. Thật mỉa mai, cũng chỉ sau vài tuần Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh. Trưa 30 tháng Tư, 1975 tôi chứng kiến cảnh xe tăng Bắc Việt húc đổ cổng Dinh Tổng thống rồi treo cờ của cộng sản. Trung tá Bùi Tín của quân đội Bắc Việt đã tiếp nhận đầu hàng của vị Tổng thống Nam Việt Nam cuối cùng. Bốn năm sau, lại Bùi Tín, nhưng lần này không có người đầu hàng để ông tiếp nhận. Nên, ông biến mất khỏi thủ đô Phnom Penh hoang tàn, trống vắng bằng trực thăng.

Việt Nam nếm mùi thất bại đầu tiên vào năm ngày trước đó. Một đơn vị biệt động có nhiệm vụ bắt cóc Hoàng tử Norodom Sihanouk - người đang bị Khmer Đỏ quản thúc tại gia từ năm 1976. Khmer Đỏ được báo trước nên vội vàng giấu ông trong một góc tối ở hoàng cung. Khi yên ắng, ông bị tống vào một chiếc xe hơi, rồi thẳng hướng Battambang. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch nói với tôi rằng: Việt Nam đã lên kế hoạch “giải phóng” Phnom Penh và đưa Sihanouk làm lãnh tụ của mặt trận giải phóng Cambodia. Trung Quốc đã nhiều lần ép Khmer Đỏ phải trả tự do cho Sihanouk và thành lập chính phủ quốc gia, nhưng Khmer Đỏ bỏ ngoài tai. Giờ đây, Trung Quốc đã có Sihanouk, và có cả mọi cơ hội trong tay.

Chính phủ Kampuchea Dân Chủ của Pol Pot vẫn còn khá vững, dù đã có lệnh rút khỏi thủ đô. Giờ đây, nó còn thêm nhiệm vụ là cướp lấy Sihanouk, đưa ông ra khỏi Phnom Penh, đặt ông vào ghế tại Liên Hiệp Quốc để ông đại diện cho chính quyền. Chiều ngày 5 tháng Giêng, Sihanouk trở lại Phnom Penh từ Battambang. Đây là lần đầu tiên Sihanouk tới gặp Thủ tướng Pol Pot. “Từ giờ trở đi, nếu ông muốn đi Trung Quốc, thì có thể đi bất cứ lúc nào,” Pol Pot bảo Sihanouk và xưng là “bề tôi”. Sihanouk vô cùng sửng sốt. Sau này, Sihanouk hồi tưởng và kể lại cho tôi rằng: Pol Pot nói với ông “Ông hoàn toàn tự do. Nếu ông muốn trở lại, ông sẽ được đón chào nồng nhiệt.” Sihanouk chỉ còn biết thốt ra vài lời “Trời đất! Có thiệt vậy không! Cảm ơn ông nhiều.”

Chiều tà ngày 6 tháng Giêng, Trong lúc Quân đội Việt Nam đã siết chặt vòng vây Phnom Penh. Có một chiếc xe hơi đưa Sihanouk tới phi trường chờ chuyến bay di tản của Trung Quốc. Như đã hướng dẫn, Sihanouk cùng vợ là bà hoàng Monique chỉ mang theo hai túi sách. Một bộ comple hiệu Manhattan. Còn túi kia chứa đồ hộp, quần áo ngủ, khăn kramas, và đôi dép của Hồ Chí Minh. Tiếng đại bác đã rất gần từ sân bay Pochentong. Máy bay Boeing 707 của hàng không dân dụng Trung Quốc hạ cánh. Màn đêm buông xuống. Sihanouk mặt mày rạng rỡ, nước mắt lưng tròn cùng với 150 hành khách may mắn khác lao vào thân máy bay, rồi thẳng hướng tới Bắc Kinh.

Sự cố Phnom Penh rơi vào tay Việt Nam chỉ trong vòng chưa đến hai tuần chiến đấu là một cú shock lớn, nhưng không quá ngạc nhiên. Việt Nam đã chuẩn bị kỹ cho một cuộc hạ thủ này. Vào ngày 31/12/1977, chính quyền Pol Pot đã chấm dứt mọi mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tuy vậy nó vẫn được giữ bí mật. Vào tháng Giêng 1978, Bộ chính trị Việt Nam quyết định chuẩn bị cho chiến dịch lật đổn chính thể Pol Pot. Hàng loạt những đợt tấn công vào những ngôi làng Việt Nam ở dọc biên giới hai nước vẫn chưa được công khai. Nhưng sự cố này đã thúc giục Việt Nam chuẩn bị cho một cuộc chơi lớn. Đầu năm 1978, lãnh đạo Việt Nam đã lật ngửa ván bài chiến tranh biên giới, hàng trăm người Việt bị giết bởi những người đã một thời từng là anh em, đồng chí.

Tháng Ba 1978, tôi có mặt ở Sai Gòn. Tờ mờ sáng, tôi bị đánh thức dậy bởi một nhân viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tôi được đưa tới phi trường. Tôi nhận thấy ngoài mình ra còn có thêm hai phóng viên ngoại quốc. Tất cả cùng leo lên chiếc trực thăng Chinook. Lệnh từ cấp rất cao, chúng tôi bay thẳng tới Hà Tiên điểm cực nam của Việt Nam. Chúng tôi tới một ngôi làng. Người dẫn đường bảo chúng tôi phải chuẩn bị tinh thần. Một cảnh tượng kinh hoàng. Mười lăm xác người đàn ông, đàn bà, trẻ em hoặc bị chặt đầu hoặc đập chết bởi Khmer Đỏ, nằm ngang dọc trên nền của những ngôi nhà lá. Lời giải thích cho cảnh tượng đẫm máu này là một hàng chữ viết bằng than, trên vách đất, chữ Khmer “Đây là đất của chúng tao.”

Cứ đi dọc theo biên giới, chúng tôi còn thấy nhiều cảnh tượng kinh hoàng tương tự. Việt Nam thiết lập lên nhiều trại tị nạn giúp đỡ người Khmer. Chúng tôi thấy dấu hiệu của một cuộc “giải phóng” lớn. Rõ ràng Việt Nam đã sẵn sàng.

Tháng 11/1978, vào giờ ăn trưa thường lệ ở Hong Kong, một nguồn tin rất đáng tin cậy, kín đáo tiết lộ rằng: “Việt Nam sẽ tấn công Cambodia,” ông ta nói, và Khmer Đỏ sẽ bỏ ngỏ thành phố, lẩn vào rừng già, mở cuộc chiến tranh du kích. Tôi cho phát hành ngay một bài báo tóm tắt lại kế hoạch này với tựa: “Pol Pot lại hướng về rừng rậm” trên tuần báo Kinh Tế Viễn Đông số 15/12/1978. Cũng tháng 11, Phó Chủ tịch Trung Quốc, Uông Đông Hưng tới thăm Cambodia và khuyên Pol Pot nên làm, đúng như những gì tuần báo Kinh Tế Viễn Đông đã xuất bản. Uông tranh luận: Bỏ ngỏ thủ đô không những làm Hà Nội chủ quan, làm các nước trong vùng Đông Nam Á phải lo sợ, mà còn hạ gục Việt Nam bởi bị lún sâu vào vũng bùn chiến tranh trong rừng rậm và phải trả giá đắt cho cuộc chiến du kích.

Mặc dù Pol Pot không đồng ý với kế hoạch “bỏ ngỏ thủ đô” của Uông, nhưng đội quân của Pol Pot đã nếm những đòn choáng váng vào ngày cuối năm. Nhà ngoại giao Trung Quốc sau này tường thuật. Quan chức Khmer Đỏ hoảng loạn đến mức xông vào Sứ quán Trung Quốc tối ngày 2/1/1979 báo rằng có hàng ngàn quân nhân chạy chốn về hướng Battambang. Đại sứ Sơn Hảo hạ lệnh hạ biển hiệu, tiêu hủy mọi tài liệu, phá hỏng toàn bộ đường điện, nước, điện thoại, cáp và hạ tầng cơ sở khác.

Từng đoàn xe tải, xe hơi chở những công chức của chế độ, ra đi trong đêm. Đó là khởi thủy của một cuộc hành trình dài trong rừng rậm nhiệt đới trong đó cả ngoại giao đoàn Trung Quốc đứng đầu là vị Đại sứ. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa luôn kề vai sát cánh với chính quyền trung ương Khmer Đỏ. Những cố vấn và nhà ngoại giao Trung Hoa lang thang trong những khu rừng rậm ở miền Tây Cambodia đến 61 ngày, ngủ trong lều lợp cỏ tranh, ăn đồ hộp. Sứ mạng đại sứ lưu động của những nhà ngoại giao Trung Quốc chấm dứt khi Việt Nam tấn công vào thủ phủ của Pol Pot trong rừng sâu. Chiều ngày 11 tháng Tư, 1979 vị Đại sứ Trung Quốc cùng với bảy đồng nghiệp quần áo bẩn thỉu nhếch nhác, nước mắt đầm đìa lặng lẽ trốn qua Thái Lan. Lần đầu tiên, đại diện của một vương quốc trung tâm phải trốn chạy khỏi một vương quốc chư hầu một cách thật tủi nhục.

Nhưng đây mới chỉ là phần mở đầu của câu chuyện. Hành vi Việt Nam chiếm đóng Cambodia đã bị lên án toàn thế giới. Hà Nội đã sập bẫy của Bắc Kinh. Con bài chiến lược của Trung Quốc là để cho Khmer Đỏ tha hồ giệt chủng đến trên một triệu người (mọi người đã chứng kiến trên cánh đồng chết ở Cambodia. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hàn Niệm Long đã nói với tôi Khmer Đỏ đã phạm phải sai lầm khủng kiếp). Nhưng Trung Quốc vẫn nuôi Khmer Đỏ sống, và giữ ghế cho Khmer Đỏ như một chính phủ hợp pháp tại Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, Trung Quốc thổi bùng lên ngọn lửa chống Việt Nam. Mục tiêu của họ là cô lập Hà Nội về ngoại giao, trừng phạt về kinh tế, và phải trả giá cực đắt trên chiến trường bằng lối đánh du kích.

Ieng Sary trốn qua Thái Lan, rồi tới Bắc Kinh, gặp Đặng Tiểu Bình và những lãnh đạo cao cấp khác vào ngày 15/1/1979. Đặng vừa trở về từ Thái Lan. Đặng đã thu xếp với Thủ tướng Thái Kriangsak Chomanan đồng ý cho Trung Quốc chuyển vũ khí qua đất Thái cho Khmer Đỏ. Đặng cũng dồn Ieng Sary vào đường cùng. Nếu Khmer Đỏ muốn Trung Quốc giúp đỡ, buộc Khmer Đỏ phải chấp nhận Sihanouk là nguyên thủ, thành lập mặt trận đoàn kết, tiến hành chiến tranh du kích chống phá Việt Nam lâu dài. Ngay lập tức, Trung Quốc chuyển năm triệu Mỹ kim cho Sứ quán Trung Quốc tại Bangkok chi trả mọi phí tổn cho Khmer Đỏ.

Mười hai năm tiếp theo, Khmer Đỏ thực hiện sứ mạng chống Việt Nam thay cho Trung Quốc trên chiến trường. Còn trên sân khấu ngoại giao quốc tế, Trung Quốc theo đuổi một cách bền bỉ những cuộc họp bí mật giữa Thái Lan và Bắc Kinh bắt Việt Nam phải qùy gối. Chiến lược của Trung Quốc đã thành công.

Tháng 9/1990 những quan chức cao cấp của Việt Nam phải bí mật tới Thành Đô để thỏa thuận. Quân đội Việt Nam phải rút khỏi Cambodia từ 1989 do sức ép ngoại giao gồm cả đồng minh thân cận Liên Xô cũng đã bị Trung Quốc mua đứt. Những lãnh đạo Việt Nam khăng khăng không cho phép Khmer Đỏ trở lại quyền lực, rồi cuối cùng cũng phải đồng ý chia sẻ quyền lực theo lộ trình hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào năm 1991.

Mâu thuẫn nổi lên bởi sự ngạo mạn của Khmer Đỏ. Họ tin rằng họ đã thắng được Đế quốc Mỹ, thì họ cũng sẽ thắng được Việt Nam. Họ tự cho là họ đã sẵn sàng thiết lập lại Đế chế Angkor huy hoàng lừng lẫy một thời. Nhưng cách đánh giá của Khmer Đỏ ngược với Đảng Cộng sản Việt Nam. Pol Pot và cộng sự nghi ngờ Việt Nam là kẻ thù lịch sử, sẽ bóp cổ thể chế Cambodia Dân Chủ vừa thành lập. Pol Pot một mặt thanh trừng nội bộ nhằm vào phần tử thân Việt Nam, mặt khia tấn công qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam. MặC dù, Trung Quốc cố vấn cho Khmer Đỏ nên làm từ từ, nên hợp tác với hoàng thân Norodom Sihanouk.
Khmer Đỏ bỏ ngoài tai, chỉ một mực thúc ép Trung Quốc viện trợ để chống Việt Nam, một đồng minh của Liên Xô. Mọi lời khuyên của Trung Quốc đều bị Pol Pot bỏ ngoài tai.

Đến cuối năm 1977, Việt Nam nhận ra kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc và kết luận rằng Bắc Kinh đang mượn tay đám Khmer Đỏ hung hãn để nghiền nát Việt Nam từ phía biên giới tây nam. Hà Nội cho rằng: Đánh phủ đầu là một lựa chọn khôn ngoan nhất. Một cuộc tấn công vũ bão đã làm chính thể Phnom Penh đột qụy. Nhưng sự kiên nhẫn chiến lực của Trung Quốc đã làm Việt Nam thắng trên chiến trường, nhưng thua cả một cuộc chiến.

Bốn thập kỷ đã qua sau cái ngày mà những viên đại sứ Trung Quốc phải bỏ của chạy lấy người, trốn chui trốn lủi qua Thái Lan. Giờ đây, Cambodia đã trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Gareth Evans, nguyên bộ trưởng ngoại giao Úc, người đã tham dự vào những cuộc thương lượng lập lại hòa bình cho Cambodia, nói Cambodia là đứa con ngoan của Trung Quốc. Thủ tướng Hun Sen người từng bị Trung Quốc gọi là con rối của Việt Nam, giờ đây trở thành đồng minh trung thành thân cận nhất của Trung Quốc. Trước đây, Hun Sen gọi Trung Quốc là kẻ chống lưng cho Khmer Đỏ, là cội nguồn của mọi sự độc ác. Nhưng 2012, Hun Sen đã công khai ủng hộ Trung Quốc, giúp Trung Quốc phá hỏng thông cáo chung ở thượng đỉnh ASEAN, đồng lõa với hành vi xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từ những công ty hàng không tới sòng bài, từ bãi biển mênh mông tới đồn điền mía, chưa đề cập tới những cảng nước sâu một phần trong kế hoạch Vành Đai – Con Đường của Trung Quốc, vận mệnh của nền kinh tế Cambodia lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Cambodia đã trở thành con nợ lớn nhất (hơn 10 tỷ Mỹ kim) của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á và cũng trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng nhất của Trung Quốc. Một sự thực, Trung Quốc đã trở thành ông chủ nắm 62% tổng số nợ nần của Cambodia. Hơn nữa, một người có ảnh hưởng lớn đến Cambodia là Fu Xianting (Đại ca Fu), một cựu sỹ quan Giải phóng Quân Trung Quốc. Theo điều tra của tuần báo Financial Times, Đại ca Fu chỉ huy, trang bị, huấn luyện, và trả lương cho đơn vị 3000 vệ binh tinh nhuệ của Hun Sen.

Khi thế giới tưởng nhớ tới 40 năm ngày lật đổ chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn, cũng nên nhắc tới những quyết định tàn nhẫn, kiên cường, bền bỉ của những nhà hoạch định Trung Quốc. Họ đã biến một thất bại thành chiến thắng.

Nayan Chand, sinh 1946, Ấn Độ, từ 1974 phóng viên thường trú tại Sài Gòn cho tuần báo Kinh tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review). Ông có mặt ở Dinh Độc Lập 30/4/1975, ông ở lại Đông Dương sau đó và cùng Quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh ngày 7/1/1979. Năm 1986, ông xuất bản hai cuốn sách Anh Em Thù Hận (Brother Enemy), Chiến Tranh sau Chiến Tranh (The War After the War). Ông là người thành lập Yale Global Online. Hiện ông đang là Giáo sư Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Ashoka, India.

Nguồn: Nayan Chanda, "Vietnam’s Invasion of Cambodia, Revisited", The Diplomat, December 1, 2018.

[*] Tựa đề do dịch giả Jenny Ly (San Jose, California) đặt lại.


nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20190105/viet-nam-lat-do-khmer-do-nhung-chien-thang-thuoc-ve-trung-quoc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 20245:02 CH(Xem: 531)
Thời đại tôi đang sống Chiếc điện thoại là bạn Ra đường lắm kẻ gian Mẹ cha rồi con cháu Vơ chồng mất lòng tin Luật Pháp chẳng nghiêm minh Lừa đảo từ thương tầng Kẻ dưới chuyện bât lương Quan tham cứ bạt ngàn Sư thầy đi ngủ hoá Bạn bè tới anh em Chẳng còn gì luyến tiếc Chém giết vì tranh giành Mảnh đất của ông cha Phân lô rồi bán nền Đất của công nhà nước. Thời đại tôi đang sống Mọi thứ quá bất công Nơ công thì chồng chất Thuê phí cứ tăng cao Nguồn nước sạch cạn kiệt Người còn thiếu nước dùng Cây cối héo khô cằn.
05 Tháng Tư 20249:05 CH(Xem: 1196)
Gần đây nhất, theo tường thuật của Đài Á Châu Tự Do, là trường hợp anh Vũ Minh Đức 31 tuổi lại bị tử vong sau khi làm việc với công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, không lâu sau đó với nhiều vết bầm trên cơ thể và có dấu hiệu bị tra tấn. Được biết anh Đức bị công an triệu tập để làm việc về một vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại xã An Phước vào đầu tháng 10 năm 2023. Vấn đề các nhân viên công lực bạo hành người dân vẫn xảy ra tại các quốc gia dân chủ trên thế giới, không chỉ riêng tại một quốc gia độc tài công an trị như tại Việt Nam. Sự khác biệt quan trọng nằm tại 3 trọng điểm như sau:...
05 Tháng Tư 20249:04 CH(Xem: 710)
Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, theo ông Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Á Châu. Cựu Bộ Trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót, Quốc Hội Hoa kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của chính phủ Nixon trước đó.
04 Tháng Tư 20247:53 CH(Xem: 2310)
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 817)
Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố hôm 1/4: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, người đã lên tiếng một cách ôn hòa về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. “Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương chỉ vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam", vẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói. Bộ cũng kêu gọi Việt Nam “hãy trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ một cách bất công”.
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 776)
Từ ngày ngày 01/4, chính quyền lập chốt chặn hai đầu không cho ai qua lại khu vực này. Bản thân ông Duy Hồ cũng bị giam lỏng tại gia từ ngày 18/3 tới nay. Ông nói qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do (RFA): “Ngày 25/2 (âm lịch) là ngày lễ của tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi làm lễ kỷ niệm Đức thầy vắng mặt. Tất cả cán bộ lãnh đạo không cho chúng tôi tổ chức ngày lễ này, nói là trong Hiến chương của Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quốc doanh không có ngày lễ này, và Nhà nước cũng không cho làm lễ ngày này.”
01 Tháng Tư 20248:52 CH(Xem: 1028)
Một tín đồ của chùa Đại Thọ không chứng kiến vụ việc nhưng được những người thân xung quanh đó thuật lại vụ việc. Người này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong buổi chiều ngày 01/4: “Sáng nay có khoảng 100 công an mặc cảnh phục và thường phục cùng nhiều chó nghiệp vụ được điều động đến khu vực giảng đường để ngăn cấm mọi người tiếp cận khu vực này. Chính quyền cũng điều động khoảng sáu xe múc có gầu đến để phá huỷ giảng đường.”
30 Tháng Ba 20245:41 CH(Xem: 2258)
Đảng ngày nay mê say. Đô la vơ đầy túi. Mác-Lê không cần thiết. Chỉ vỏ bọc bên ngoài. Bên trong là tham nhũng. Chúng bán sạch quê hương. Qua mô hình phát triển. Đất nước chẳng tiến lên. Thấy giật lùi tụt hậu. Quê hương của chúng ta. Từ biển đảo đất liền Nay sắp thành Trung cộng. Lại bắc thuộc ngàn năm. Nhìn về đất nước tôi. Đứng bên đây tôi khóc. Cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau này đau quá. Chẳng biết bao giờ nguôi.
30 Tháng Ba 20245:40 CH(Xem: 1107)
Cơ quan CSĐT cho rằng các video do ông Lê Phú Tuân đăng tải đã thu hút nhiều lượt xem, chia sẻ, bình luận, lan truyền nhanh trên không gian mạng. Hậu quả của thực tế này theo cơ quan CSĐT thuộc Công an huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là đã gây dư luận xấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nước, hạ thấp uy tín của cơ quan Nhà nước; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của những người thi hành pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 2748)
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...