Tháng Tư lưu lạc

01 Tháng Năm 20172:54 CH(Xem: 5393)

                                                  Tháng Tư lưu lạc   
7yt (2)
                                                                                       hình internet


Ngọc Văn



N
hớ Sài gòn mưa đêm – Mười hai tiếng chuông gõ rời rạc trong bóng đêm, vậy là chưa khuya lắm mới nửa đêm thôi, vẫn thường là thế, trằn trọc mà nghe thời gian như dài ra, để trăm thứ chuyện tìm về lại càng làm cho giấc ngủ khó đến… Ngoài trời vừa có thêm tiếng mưa, buổi chiều đi ngoài phố, đã nghe những cơn gió, thì nay gió đã đưa mưa về lúc nửa đêm, nghe mưa ngoài khung cửa, mà nhớ ‘mưa nửa đêm’ của Trúc Phương

…Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi

Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang

…Nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến, giấc ngủ chưa đến tìm

Cali đã vào hè, năm nay đổi giờ vào cuối tháng ba, chắc hè đến sớm mà đưa mưa sớm hơn mọi thường… Tiếng hạt mưa bị gió hắt thẳng vào khung cửa kính, làm nhớ tiếng mưa rào của Sài gòn mình xưa, những cơn mưa rào quê mình, chúng đến thường vào giữa tháng tư, những cơn mưa đầu mùa bất chợt ấy, luôn làm ướt áo những đứa nhóc bọn tôi trên đường đến trường.

Sàigòn trong chúng ta, mỗi người mang lấy cho mình một hình ảnh riêng, có người nó là những phố xá rực rỡ ánh đèn, là cái nhộn nhịp của phố thị, còn có người nó là những con hẻm dọc ngang như vạch kẻ ô bàn cờ. Với tôi nó là những cơn mưa đêm bên ngoài song cửa bàn học, của thời tiếng súng còn xa với người thành phố, rồi nó là những lần về phép ngồi trong quán cà phê để mà nhìn đường phố trắng xóa trong mưa. Và cuối cùng lại là những cơn mưa đêm làm ướt sũng những mảnh đời cơ cực, sau ngày gọi là giải phóng,

Thuở chúng tôi, bạn cùng lớp hơn kém nhau vài tuổi là thường, vì tản cư mà đi học đứa sớm đứa muộn, có đứa giấy tờ tuổi nhỏ mà cái xác như gấp rưỡi bạn cùng lớp, các dãy bàn phía cuối là nơi những anh già đó họp chợ. Và cái xóm nhà lá này sau mỗi kỳ thi lại vắng đi một ít, chúng đã đi xa trường lớp, cái vắng dần những khuôn mặt thân quen ấy, cho thấy chiến tranh đã đến gần với chúng tôi, nó như thôi thúc nhiều đứa thức đêm bên bài vở với đôi mắt quầng thâm thiếu ngủ, và cũng không ít những đứa đã buông lơi việc học.

Cái quán ngay cổng trường Khoa học, bé như cái hộp diêm lúc nào cũng chật như nêm, chỉ cách dăm bước chân từ giảng đường một, nó là điểm hẹn của những đứa ngày đi gần kề, tìm đến đây ngồi như luyến tiếc cái không khí của thời sách vở. Cái quán núp dưới tàng cây điệp già sát ngay con đường Cộng Hòa này, cũng là nơi đón bước chân những thằng bạn cũ về thành phố tìm lại nhau, chúng nay đã là những thằng lính dù lính cọp, cùng những bê rê đỏ xanh.

Và những đứa còn lại, chuyện lính tráng cũng không còn là những cái gì xa lạ, giữa những thằng chơi thân, chuyền tay nhau những tờ đơn gia nhập quân chủng này nọ, để rồi hẹn nhau đến quán làm cuộc chia tay. Ngày tôi đi cũng tại cái quán này, anh em ngồi quanh nhau không nói, và những điếu thuốc cháy liên tục... nói gì khi biết rằng hôm nay là đứa này, ngày mai tới phiên đứa khác, dần rồi cũng sẽ đi hết, có khác chăng thằng đi trước được đông bạn tiễn.

Đêm đó tôi về nhà Đăng trong khu cư xá có trường học Lê Bảo Tịnh, mưa suốt chiều kéo tận đến nửa đêm, hai đứa không ngủ được, con đường Trương Tấn Bửu ánh đèn đêm nhạt nhòa trong mưa. Sau này gặp lại, Đăng có nhắc ngày tiễn tôi đi Sàigòn mưa đêm

Ngoài hiên mưa rơi mưa lạnh xuyên qua áo ai

Canh dài nghe bùi ngùi

Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay

Để bao nhiêu luyến thương lại...

Đăng trẻ hơn và vẫn còn tuổi hoãn, nhưng rồi sau đó anh có thêm một hai chứng chỉ cũng không đi xa hơn được nữa, đành chui vào Hải Quân Nha Trang, tháng tư năm 69 tôi tìm về tiễn anh nhưng đã trễ, anh nhập khóa từ tháng trước. Chuyến về Sài gòn lần đó lại có cái may là được gặp Phong Dù lần cuối tại LaPagode, đễ rồi tháng sau tiếc thương cho nó gục ngã khi tuổi đời chưa tới 25, cái thời chúng tôi lúc đó nó như là Trúc Phương đã kể, bạn bè tiễn nhau đi, rồi cũng bạn bè khóc cho nhau.

Tôi là đứa còn lại với những cơn mưa sau cuộc đổi đời… Với hơn chục năm tù cộng sản, thì đâu thiếu cái tận cùng đắng cay của kiếp người, vậy mà trong trí tôi cứ hằn ghi mãi những đêm Sàigòn, đầm trong mưa với chiếc xe thồ trên con dốc cầu chữ Y, khi đó người ta đã gọi nó là thành Hồ, nhưng với tôi nó vẫn là Sàigòn. Nhớ lắm Sàigòn của tôi! Với những cơn mưa đêm loang loáng ánh đèn đường, những đêm mưa như của nhạc sĩ Văn Phụng:

Đêm khuya mưa rơi, mưa rơi tầm tả

Đôi chân bâng khuâng, tâm tư sầu lắng

Hạt mưa reo rắt nỗi buồn, cho thế gian sầu

Cho kiếp ai nghèo... đội mưa, mà đi...

Ờ Hơ… Ơ hớ ơ hờ... ơ hớ ơ hờ...

Cứ thế những cơn mưa cứ đến, và Sàigòn như trôi dần đi cái hạnh phúc, những giọt mưa càng về sau này, giống lắm những giọt nước mắt sụt sùi!

Và chiều nay một chiều cuối tháng Tư lưu lạc - Trong cảnh hoàng hôn, đường chiều vắng lặng đã buồn, những cơn gió lốc xoáy tung những chiếc lá vàng làm cảnh buồn thêm, thương cho thân chiếc lá lìa cành vất vưởng gởi phận nhờ bên lề đường như vẫn chưa yên. Chiếc lá và phận mình nào có khác chi, để nghe lòng chùng xuống với những xót sa cho cảnh đời đang đi vào tối, mang đầy ắp cái buồn như thế mà tôi lang thang trên đường chiều xứ người hôm nay, một ngày cuối tháng Tư.

Ngang trạm xe buýt, vài người khách chờ chuyến xe đi về phía biển nhìn tôi gật đầu chào, người dân trên đất nước may mắn này, họ vẫn luôn có dư cử chỉ thân thiện để trao cùng mọi người. Cái khác màu da đã quá quen mắt nên không còn thắc mắc đó có phải là bạn, vả lại có luôn trong đơn lẻ mới thấy vui khi nhận được nụ cười người khác trao, tôi ráng một nụ cười thật tươi để đáp lại nhưng chân vẫn bước đều, một giọng nói vói theo là chỉ mươi phút chuyến xe sẽ tới, tôi biết câu nói đó là để dành cho tôi.

Họ ngỡ tôi cũng đi về phố biển như họ, nhưng không, tôi đi chỉ là để đi và không biết mình muốn đi đâu, hướng đi trước mặt chỉ là vô tình vì trong đầu không một hối thúc phải về, mà đôi chân lang thang bước trên hè phố. Cái trống vắng trong lòng nghe như nhiều hơn, khi cái đậm màu của bóng đêm phủ kín lấy bầu trời, ngước nhìn cái không gian thăm thẳm trên cao kia, để mà nghe cái buồn mênh mông hơn.

Một chiếc xe buýt vừa vượt qua, những người tôi gặp nơi trạm chắc hẳn trên chuyến xe ấy, giấc này là lúc mọi người đều tìm về xum họp bên bàn ăn, chỉ có ai phận bạc mới đành làm cánh chim côi, dĩ nhiên không ai muốn điều đó, nhưng đâu phải cứ không muốn mà tránh được.

Càng về khuya cái lạnh như một thôi thúc phải trở gót quay về, nhưng về đâu? Về nơi chổ ở mới chỉ càng làm cái buồn nghe nặng thêm, cả một đêm qua không ngủ, cả không viết được một chữ, cái cảm giác như thế không biết sao lúc này nó đến thường hơn, nó khiến tôi không còn thiết tha gì đến những cái chung quanh, mà chỉ thấy mình như viên đá cuội, nằm trong một vũng sâu… đá cuội là tôi, mà vũng sâu thì đầy những rong rêu muộn phiền.

Quá khứ những tưởng theo thời gian sẽ phôi pha, nhưng chúng nhiều quá trong hơn bốn mươi năm qua, chúng kết lại đủ dài thành dây trói nghiến lấy thân, để lại vết hằn trên da thịt, khứa thành rãnh sâu trong tim óc khiến khó xóa. Nhiều người nói, những thằng từng bị tù trong các trại lao cải cộng sản vẫn thường như thế, và cái buồn sẽ đưa chúng đi sớm… thế nào là sớm, thế nào là muộn, đi sớm là khi nào, và lấy gì để biết như thế là đi sớm… có biết đâu rằng như thế mới là muộn.

Thế hệ của tôi, thì những thằng như tôi là đứa đi muộn hơn những thằng bạn cùng lứa, đấy là nói chuyện những đứa đã nằm xuống cho đất nước ngày nào trước khi tan hàng, vì có cả những đứa tan hàng rồi mà phận số chúng không khá hơn, ra đi trong lúc thân tù đói lạnh. Chỉ một lần đổi thay, mà cái vinh đã thành nhục! Ngã gục ngày nào trong sự tiếc thương của bao người, đi trước được như thế mới là cái hay, có qua những ngày tháng dài kéo lê kiếp sống trong muộn phiền, mới biết có được cái chết như bạn mình cái đó vẫn là cái hơn.

Đã có lúc tự trách mình để chi cho lũ thú vật đọa đày thân xác, cam chịu trong nỗi nhục rồi lại tự đi giày vò mình, bằng những ngày tháng sống trong ray rứt thương nhớ khôn khuây. Đời người quí báu biết là bao, mà sao ta cứ để thời gian trôi mất trong hững hờ, cũng bởi vì nó ngắn ngủi mà bao kẻ mót từng giây kiếp sống, trong khi mình thì không chút quan tâm đến hiện tai, cứ mãi vùi trong cái không gian xưa để mà nghe dài thêm nỗi tiếc, phải chăng đó là số phận?

Đêm nay bầu trời như cùng chia lấy cái buồn người tha hương trên đất khách, mà không có lấy một ánh sao dù đó chỉ là vì sao lẻ loi, nhìn bóng in dài trên đường khuya, tôi vẫn cứ thế mà đi để mà nhớ một đêm Sàigòn xưa, thằng lính xa tìm về thành phố nghe đậm nỗi cô lẻ, ngày đó tờ giấy phép trong tay, mà trong đầu không biết sẽ đi đâu, làm gì, để rồi trong một quán cà phê, tiếng hát của Hoàng Oanh trong Lẻ Bóng đã đánh gục nó bằng lời ca thiết tha

Còn thương còn nhớ

Đường xa ai gian khổ phong trần

Tạm quên vui khi tuổi thanh xuân

Năm tháng giữa non ngàn

Bằng lòng ra đi là giữ yên bờ cõi

Một lời nguyền hy sinh hạnh phúc riêng người ơi

Biết bao giờ thôi, nói sao cạn lời...

Đêm nay chân bước cũng vô hồn và cũng không biết mình muốn đi đâu, lần đó lần này không cùng cái không gian lẫn thời gian nhưng giống nhau như là một, mà nghe lòng mềm đi vì cái hồn ma cũ trở về không một mảy may đổi thay.

Vẫn là niềm thương đầy vơi

Khi nghe bài ca sầu nhớ

Khi ngắm trăng mờ hoàng hôn

Khi đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn mà nghe...

Trong cuộc đời những gì thân quen nó đã ăn sâu vào tiềm thức, đến khi nó không còn nữa, đã khiến cho ta mang lấy cái hụt hẫng như mất đi những gì trân quí! Ngày nào giữa non ngàn người trai cho đi tuổi thanh xuân mà miệng vẫn cười, năm tháng ấy cứ thế như áng mây cuối trời bay mãi mà người lính không chút đắn đo.

Để rồi đến lúc chí trai không thành nhưng thân vẫn chưa dứt nợ phiêu bạt, nhọc nhằn vẫn là hành trang trên đôi vai người lính cũ, cùng với thời gian làm bạc đi mái tóc, ngay cả vóc dáng cũng đã chối bỏ không ở lại cùng mình, ta nhìn vào gương thấy ta đã không còn là ta.

Ngày xưa trên quê hương mình, mang lấy gió bụi vào thân để nghe nặng bước chân người lính, hôm nay đường khuya xứ người cũng một ngày tháng Tư, trong cái lạnh đêm lại muốn đem thân làm cánh chim bạt gió kêu sương, lạc loài cất lên tiếng gọi thiết tha nhớ về quê cũ!

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 20171:02 CH(Xem: 5280)
Thời bị nhồi sọ tưởng "ngụy" bán nước -Giờ lên net mới biết phạm văn đồng thay mặt đảng ký công hàm 1958 bán nước/ Công nhận 12 hải lý theo tuyên bố của tàu khựa (là TS-HS cho chệt)nên khựa mới có cớ sang cướp HS trong tay VNCH, khiến 65 Anh Hùng Hải Quân VNCH hy sinh vì chống trả.
16 Tháng Hai 20174:46 CH(Xem: 5300)
Trở lại vấn đề biểu tình của giáo dân Hà Tĩnh mà điển hình là sự đàn áp của lực lượng công an với giáo dân, linh mục giáo xứ Song Ngọc gần đây đã nói lên tập đoàn csVN là một bọn vong nô, chúng chà đạp lên cả một dân tộc để cho sự trường tồn của mình mãi mãi, chúng sẵn sàng bắt giữ, bắn giết bất cứ ai, ngụy tạo những kịch bản tồi để bảo vệ quan điểm của mình...
15 Tháng Hai 201712:47 CH(Xem: 5415)
rồi sau đó lại cũng chính họ lại là những kẻ bảo vệ, che chở cho những kẻ có liên quan, tiếp tục hoành hành, tiếp tục tàn phá, hủy hoại môi trường biển, nguồn sống của nhân dân ven biển miền Trung Việt nam...
12 Tháng Hai 201711:49 SA(Xem: 4712)
Hình thức buôn bán còn người thông qua chiêu bài “xuất khẩu lao động ” không còn lạ gì đối với xã hội Việt Nam. Sau khi Cộng Sản thôn tính Việt Nam Cộng Hòa năm 1975- hàng trăm ngàn lao công đã được “xuất khẩu” sang Liên Xô và khối Đông Âu để trả nợ chiến tranh. Không biết bao nhiêu lao công Việt Nam tại Đông Âu lâm vào cảnh túng quẩn, thất nghiệp và mất khả năng tài chánh để hồi huơng. Cộng Sản Hà Nội cũng nhanh chóng trở thành một tổ chức buôn bán trẻ em, phụ nữ cho thị trường nô lệ tình dục kể từ đó.
07 Tháng Hai 20176:45 CH(Xem: 3952)
Sau đó, hàng loạt màn diễn được quan chức từ Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đến quan chức Quảng Bình, Đà Nẵng đã thi nhau tắm biển và ăn cá biển. Họ muốn làm mẫu cho người dân cứ vậy mà xơi cá. Mục đích là để ve vuốt và lừa đảo người dân, xoa dịu cơn giận dữ của họ với kẻ đã thủ ác gây ra Thảm họa môi trường cũng như những kẻ cố tình bao che cho nó.
07 Tháng Hai 20176:00 CH(Xem: 4649)
Cưỡng chiếm miền nam Việt Nam chưa tròn tháng, cộng sản Việt Bắc đã chính thức “ra quân” đem văn hóa “người rừng” vào Sài Gòn để “xây dựng một xã hội lý tưởng”. Dựa vào di chúc cùng những lời căn dặn đầy tính hủy diệt của Hồ, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã đứng ra thực hiện chiến dịch “càn quét tàn dư văn hóa phản động và đồi trụy”....
06 Tháng Hai 20176:15 CH(Xem: 4859)
khi Tàu Cộng tràn qua VN, chiếm được VN làm nô lệ, VC chỉ làm bộ chống cự lấy lệ sau đó sẽ đầu hàng vô điều kiện để Tàu Cộng tiếp thu nắm chính quyền. Tập Cận Bình sẽ ưu tiên mạng sống cho phân nửa VN là phụ nữ để lấy trai Tàu gây giống, trừ khi người phụ nữ đó chống cự thì sẽ giết ngay tức khắc...
05 Tháng Hai 20176:30 CH(Xem: 5719)
Những thế hệ hôm nay bị đảng CSVN đập dập làm cho vô cảm, mê muội, chỉ chăm chút cho mái nhà mình mà không thấy mái nhà Việt Nam chung mà bao thế hệ cha ông đã hy sinh và vun đắp đang sắp sụp đổ. Họ đang vô tình hay hữu ý truyền máu thêm cho đảng để đảng giáng xuống Việt Nam những cú đập dập cuối cùng nhằm xóa Việt Nam trên bản đồ thế giới...
03 Tháng Hai 20176:44 SA(Xem: 5073)
Suốt nhiều năm, những người cộng sản miền Bắc vẫn vỗ tay và gọi đó là một chiến thắng oanh liệt, còn một trong những trí thức nổi tiếng đi trong vũng máu thảm sát 1968 đó, thì nói một cách kiêu hãnh trên loạt phim tài liệu Vietnam: A History của Stanley Karnow rằng “cần thì cũng phải giết, vì đó là những con rắn độc”. Nhưng không có đạo lý nào công nhận loại chiến thắng chấp nhận dẫm đạp lên sinh mạng của nhân dân mình. Đó chỉ là một tên gọi khác của thứ tội ác ghê tởm.
30 Tháng Giêng 20176:30 CH(Xem: 4714)
Trong chuyến thăm này ngoài chuyện tái xác quyết lập trường chính trị nô lệ trên, Nguyễn Phú Trọng còn ký kết với Tàu 15 văn kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội để khai thông con đường xâm lược của Tàu vào Việt Nam trong những năm tháng sắp đến và mời Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam trong dịp đi dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...