Tháng Tư lưu lạc

01 Tháng Năm 20172:54 CH(Xem: 5316)

                                                  Tháng Tư lưu lạc   
7yt (2)
                                                                                       hình internet


Ngọc Văn



N
hớ Sài gòn mưa đêm – Mười hai tiếng chuông gõ rời rạc trong bóng đêm, vậy là chưa khuya lắm mới nửa đêm thôi, vẫn thường là thế, trằn trọc mà nghe thời gian như dài ra, để trăm thứ chuyện tìm về lại càng làm cho giấc ngủ khó đến… Ngoài trời vừa có thêm tiếng mưa, buổi chiều đi ngoài phố, đã nghe những cơn gió, thì nay gió đã đưa mưa về lúc nửa đêm, nghe mưa ngoài khung cửa, mà nhớ ‘mưa nửa đêm’ của Trúc Phương

…Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi

Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang

…Nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến, giấc ngủ chưa đến tìm

Cali đã vào hè, năm nay đổi giờ vào cuối tháng ba, chắc hè đến sớm mà đưa mưa sớm hơn mọi thường… Tiếng hạt mưa bị gió hắt thẳng vào khung cửa kính, làm nhớ tiếng mưa rào của Sài gòn mình xưa, những cơn mưa rào quê mình, chúng đến thường vào giữa tháng tư, những cơn mưa đầu mùa bất chợt ấy, luôn làm ướt áo những đứa nhóc bọn tôi trên đường đến trường.

Sàigòn trong chúng ta, mỗi người mang lấy cho mình một hình ảnh riêng, có người nó là những phố xá rực rỡ ánh đèn, là cái nhộn nhịp của phố thị, còn có người nó là những con hẻm dọc ngang như vạch kẻ ô bàn cờ. Với tôi nó là những cơn mưa đêm bên ngoài song cửa bàn học, của thời tiếng súng còn xa với người thành phố, rồi nó là những lần về phép ngồi trong quán cà phê để mà nhìn đường phố trắng xóa trong mưa. Và cuối cùng lại là những cơn mưa đêm làm ướt sũng những mảnh đời cơ cực, sau ngày gọi là giải phóng,

Thuở chúng tôi, bạn cùng lớp hơn kém nhau vài tuổi là thường, vì tản cư mà đi học đứa sớm đứa muộn, có đứa giấy tờ tuổi nhỏ mà cái xác như gấp rưỡi bạn cùng lớp, các dãy bàn phía cuối là nơi những anh già đó họp chợ. Và cái xóm nhà lá này sau mỗi kỳ thi lại vắng đi một ít, chúng đã đi xa trường lớp, cái vắng dần những khuôn mặt thân quen ấy, cho thấy chiến tranh đã đến gần với chúng tôi, nó như thôi thúc nhiều đứa thức đêm bên bài vở với đôi mắt quầng thâm thiếu ngủ, và cũng không ít những đứa đã buông lơi việc học.

Cái quán ngay cổng trường Khoa học, bé như cái hộp diêm lúc nào cũng chật như nêm, chỉ cách dăm bước chân từ giảng đường một, nó là điểm hẹn của những đứa ngày đi gần kề, tìm đến đây ngồi như luyến tiếc cái không khí của thời sách vở. Cái quán núp dưới tàng cây điệp già sát ngay con đường Cộng Hòa này, cũng là nơi đón bước chân những thằng bạn cũ về thành phố tìm lại nhau, chúng nay đã là những thằng lính dù lính cọp, cùng những bê rê đỏ xanh.

Và những đứa còn lại, chuyện lính tráng cũng không còn là những cái gì xa lạ, giữa những thằng chơi thân, chuyền tay nhau những tờ đơn gia nhập quân chủng này nọ, để rồi hẹn nhau đến quán làm cuộc chia tay. Ngày tôi đi cũng tại cái quán này, anh em ngồi quanh nhau không nói, và những điếu thuốc cháy liên tục... nói gì khi biết rằng hôm nay là đứa này, ngày mai tới phiên đứa khác, dần rồi cũng sẽ đi hết, có khác chăng thằng đi trước được đông bạn tiễn.

Đêm đó tôi về nhà Đăng trong khu cư xá có trường học Lê Bảo Tịnh, mưa suốt chiều kéo tận đến nửa đêm, hai đứa không ngủ được, con đường Trương Tấn Bửu ánh đèn đêm nhạt nhòa trong mưa. Sau này gặp lại, Đăng có nhắc ngày tiễn tôi đi Sàigòn mưa đêm

Ngoài hiên mưa rơi mưa lạnh xuyên qua áo ai

Canh dài nghe bùi ngùi

Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay

Để bao nhiêu luyến thương lại...

Đăng trẻ hơn và vẫn còn tuổi hoãn, nhưng rồi sau đó anh có thêm một hai chứng chỉ cũng không đi xa hơn được nữa, đành chui vào Hải Quân Nha Trang, tháng tư năm 69 tôi tìm về tiễn anh nhưng đã trễ, anh nhập khóa từ tháng trước. Chuyến về Sài gòn lần đó lại có cái may là được gặp Phong Dù lần cuối tại LaPagode, đễ rồi tháng sau tiếc thương cho nó gục ngã khi tuổi đời chưa tới 25, cái thời chúng tôi lúc đó nó như là Trúc Phương đã kể, bạn bè tiễn nhau đi, rồi cũng bạn bè khóc cho nhau.

Tôi là đứa còn lại với những cơn mưa sau cuộc đổi đời… Với hơn chục năm tù cộng sản, thì đâu thiếu cái tận cùng đắng cay của kiếp người, vậy mà trong trí tôi cứ hằn ghi mãi những đêm Sàigòn, đầm trong mưa với chiếc xe thồ trên con dốc cầu chữ Y, khi đó người ta đã gọi nó là thành Hồ, nhưng với tôi nó vẫn là Sàigòn. Nhớ lắm Sàigòn của tôi! Với những cơn mưa đêm loang loáng ánh đèn đường, những đêm mưa như của nhạc sĩ Văn Phụng:

Đêm khuya mưa rơi, mưa rơi tầm tả

Đôi chân bâng khuâng, tâm tư sầu lắng

Hạt mưa reo rắt nỗi buồn, cho thế gian sầu

Cho kiếp ai nghèo... đội mưa, mà đi...

Ờ Hơ… Ơ hớ ơ hờ... ơ hớ ơ hờ...

Cứ thế những cơn mưa cứ đến, và Sàigòn như trôi dần đi cái hạnh phúc, những giọt mưa càng về sau này, giống lắm những giọt nước mắt sụt sùi!

Và chiều nay một chiều cuối tháng Tư lưu lạc - Trong cảnh hoàng hôn, đường chiều vắng lặng đã buồn, những cơn gió lốc xoáy tung những chiếc lá vàng làm cảnh buồn thêm, thương cho thân chiếc lá lìa cành vất vưởng gởi phận nhờ bên lề đường như vẫn chưa yên. Chiếc lá và phận mình nào có khác chi, để nghe lòng chùng xuống với những xót sa cho cảnh đời đang đi vào tối, mang đầy ắp cái buồn như thế mà tôi lang thang trên đường chiều xứ người hôm nay, một ngày cuối tháng Tư.

Ngang trạm xe buýt, vài người khách chờ chuyến xe đi về phía biển nhìn tôi gật đầu chào, người dân trên đất nước may mắn này, họ vẫn luôn có dư cử chỉ thân thiện để trao cùng mọi người. Cái khác màu da đã quá quen mắt nên không còn thắc mắc đó có phải là bạn, vả lại có luôn trong đơn lẻ mới thấy vui khi nhận được nụ cười người khác trao, tôi ráng một nụ cười thật tươi để đáp lại nhưng chân vẫn bước đều, một giọng nói vói theo là chỉ mươi phút chuyến xe sẽ tới, tôi biết câu nói đó là để dành cho tôi.

Họ ngỡ tôi cũng đi về phố biển như họ, nhưng không, tôi đi chỉ là để đi và không biết mình muốn đi đâu, hướng đi trước mặt chỉ là vô tình vì trong đầu không một hối thúc phải về, mà đôi chân lang thang bước trên hè phố. Cái trống vắng trong lòng nghe như nhiều hơn, khi cái đậm màu của bóng đêm phủ kín lấy bầu trời, ngước nhìn cái không gian thăm thẳm trên cao kia, để mà nghe cái buồn mênh mông hơn.

Một chiếc xe buýt vừa vượt qua, những người tôi gặp nơi trạm chắc hẳn trên chuyến xe ấy, giấc này là lúc mọi người đều tìm về xum họp bên bàn ăn, chỉ có ai phận bạc mới đành làm cánh chim côi, dĩ nhiên không ai muốn điều đó, nhưng đâu phải cứ không muốn mà tránh được.

Càng về khuya cái lạnh như một thôi thúc phải trở gót quay về, nhưng về đâu? Về nơi chổ ở mới chỉ càng làm cái buồn nghe nặng thêm, cả một đêm qua không ngủ, cả không viết được một chữ, cái cảm giác như thế không biết sao lúc này nó đến thường hơn, nó khiến tôi không còn thiết tha gì đến những cái chung quanh, mà chỉ thấy mình như viên đá cuội, nằm trong một vũng sâu… đá cuội là tôi, mà vũng sâu thì đầy những rong rêu muộn phiền.

Quá khứ những tưởng theo thời gian sẽ phôi pha, nhưng chúng nhiều quá trong hơn bốn mươi năm qua, chúng kết lại đủ dài thành dây trói nghiến lấy thân, để lại vết hằn trên da thịt, khứa thành rãnh sâu trong tim óc khiến khó xóa. Nhiều người nói, những thằng từng bị tù trong các trại lao cải cộng sản vẫn thường như thế, và cái buồn sẽ đưa chúng đi sớm… thế nào là sớm, thế nào là muộn, đi sớm là khi nào, và lấy gì để biết như thế là đi sớm… có biết đâu rằng như thế mới là muộn.

Thế hệ của tôi, thì những thằng như tôi là đứa đi muộn hơn những thằng bạn cùng lứa, đấy là nói chuyện những đứa đã nằm xuống cho đất nước ngày nào trước khi tan hàng, vì có cả những đứa tan hàng rồi mà phận số chúng không khá hơn, ra đi trong lúc thân tù đói lạnh. Chỉ một lần đổi thay, mà cái vinh đã thành nhục! Ngã gục ngày nào trong sự tiếc thương của bao người, đi trước được như thế mới là cái hay, có qua những ngày tháng dài kéo lê kiếp sống trong muộn phiền, mới biết có được cái chết như bạn mình cái đó vẫn là cái hơn.

Đã có lúc tự trách mình để chi cho lũ thú vật đọa đày thân xác, cam chịu trong nỗi nhục rồi lại tự đi giày vò mình, bằng những ngày tháng sống trong ray rứt thương nhớ khôn khuây. Đời người quí báu biết là bao, mà sao ta cứ để thời gian trôi mất trong hững hờ, cũng bởi vì nó ngắn ngủi mà bao kẻ mót từng giây kiếp sống, trong khi mình thì không chút quan tâm đến hiện tai, cứ mãi vùi trong cái không gian xưa để mà nghe dài thêm nỗi tiếc, phải chăng đó là số phận?

Đêm nay bầu trời như cùng chia lấy cái buồn người tha hương trên đất khách, mà không có lấy một ánh sao dù đó chỉ là vì sao lẻ loi, nhìn bóng in dài trên đường khuya, tôi vẫn cứ thế mà đi để mà nhớ một đêm Sàigòn xưa, thằng lính xa tìm về thành phố nghe đậm nỗi cô lẻ, ngày đó tờ giấy phép trong tay, mà trong đầu không biết sẽ đi đâu, làm gì, để rồi trong một quán cà phê, tiếng hát của Hoàng Oanh trong Lẻ Bóng đã đánh gục nó bằng lời ca thiết tha

Còn thương còn nhớ

Đường xa ai gian khổ phong trần

Tạm quên vui khi tuổi thanh xuân

Năm tháng giữa non ngàn

Bằng lòng ra đi là giữ yên bờ cõi

Một lời nguyền hy sinh hạnh phúc riêng người ơi

Biết bao giờ thôi, nói sao cạn lời...

Đêm nay chân bước cũng vô hồn và cũng không biết mình muốn đi đâu, lần đó lần này không cùng cái không gian lẫn thời gian nhưng giống nhau như là một, mà nghe lòng mềm đi vì cái hồn ma cũ trở về không một mảy may đổi thay.

Vẫn là niềm thương đầy vơi

Khi nghe bài ca sầu nhớ

Khi ngắm trăng mờ hoàng hôn

Khi đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn mà nghe...

Trong cuộc đời những gì thân quen nó đã ăn sâu vào tiềm thức, đến khi nó không còn nữa, đã khiến cho ta mang lấy cái hụt hẫng như mất đi những gì trân quí! Ngày nào giữa non ngàn người trai cho đi tuổi thanh xuân mà miệng vẫn cười, năm tháng ấy cứ thế như áng mây cuối trời bay mãi mà người lính không chút đắn đo.

Để rồi đến lúc chí trai không thành nhưng thân vẫn chưa dứt nợ phiêu bạt, nhọc nhằn vẫn là hành trang trên đôi vai người lính cũ, cùng với thời gian làm bạc đi mái tóc, ngay cả vóc dáng cũng đã chối bỏ không ở lại cùng mình, ta nhìn vào gương thấy ta đã không còn là ta.

Ngày xưa trên quê hương mình, mang lấy gió bụi vào thân để nghe nặng bước chân người lính, hôm nay đường khuya xứ người cũng một ngày tháng Tư, trong cái lạnh đêm lại muốn đem thân làm cánh chim bạt gió kêu sương, lạc loài cất lên tiếng gọi thiết tha nhớ về quê cũ!

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Hai 20167:30 SA(Xem: 12206)
Những lời giải thích cho nhóm ngôn từ "Thế lực thù địch" và "Phản động" với mục đích nhắn gởi đến các tổ chức dưới cái gọi là "Bảo vệ chính trị" rằng chính đảng CSVN mới là thế lực thù địch của dân chúng Việt Nam và là một băng đảng phản bội và phản động nhất lịch sử nước nhà.
12 Tháng Mười Hai 20167:37 CH(Xem: 4754)
nhìn kỹ khuôn mặt của bọn bất lương này...
19 Tháng Mười Một 20166:30 CH(Xem: 4198)
bị tuyên truyền xám về một chủ nghĩa hoang tưởng và sau cùng chúng hãnh diện được gia nhập vào hàng ngũ những tên duy ý chí và mang trong mình tấm thẻ đỏ của đảng, tấm thẻ đó cũng giống như chiêu bài miễn tử của các chế độ phong kiến xa xưa cho nên chúng sẵn sàng đánh đập, giết chết bất cứ ai trong tầm ngắm.
17 Tháng Mười Một 20166:15 CH(Xem: 4161)
Khi bốn tỉnh duyên hải miền trung, vùng biển bị nhiễm độc nghiêm trọng, mà thủ phạm là công ty Formosa, CSVN đã không hề đứng về phía nhân dân để đòi công lý cho họ. Thay vào đó, nhà nước thậm thò thậm thụt thương lượng với Formosa ở phía sau hậu trường, và cuối cùng là tự ý bằng lòng với khoảng tiền bồi thường rẻ mạt 500 triệu dollars, mà không hề tham khảo ý kiến của bất kỳ thằng dân đen nào.Khi dân biểu tình đòi đuổi cổ Formosa ra khỏi VN, nhà nước quyết đứng về phía Formosa, đem lực lượng công an, an ninh tới làm vòng đai bảo vệ Formosa...
16 Tháng Mười Một 20167:56 CH(Xem: 25940)
Thậm chí tay luật sư này còn đe dọa bằng việc viện dẫn chuyện biểu tình của sinh viên có thể bị ghép vào tội hình sự. “Pháp luật hoàn toàn không cho phép việc tụ tập la ó, giơ các bảng biểu ngữ như các bạn sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã làm vào chiều ngày 11/11 vừa qua”, luật sư Lê Xuân Lộc nói như vậy.
16 Tháng Mười Một 20167:07 CH(Xem: 27583)
Có đến hàng ngàn vụ lừa đảo lịch sử do Hồ và ĐCSVN tạo ra. Cần phải có một quyển sách dày hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn trang mới liệt kê tất cả sự lừa đảo và gian manh đáng kinh ngạc bởi ĐCSVN và tiền thân của nó. Ngoài lừa đảo lịch sử, Hồ và ĐCSVN còn thực hiện các loại lừa đảo khác: chính trị, xã hội, kinh tế, ngoại giao, văn hóa. Một loại lừa đảo đặc thù là việc tôn thờ Hồ Chí Minh.
13 Tháng Mười Một 20166:30 CH(Xem: 4433)
“Đừng bao giờ hy vọng vào sự tự nguyện từ bỏ quyền lực của một chế độ độc tài. Bản chất của sự độc tài chính là tham vọng quyền lực” (2). Cũng chính vì sự tham vọng quyền lực này mà lãnh đạo của chế độ độc tài sẽ không bao giờ quan tâm tới lợi ích chung của đất nước, của dân tộc.
07 Tháng Mười Một 20167:48 CH(Xem: 4106)
Hơn lúc nào hết, đảng CSVN chỉ coi trọng quyền lực và quyền lợi mà thôi. Họ, trong suốt 71 năm “cai trị” Đất và Nước” đã đi ngược lại quyền lợi tối thượng của dân tộc. Như vậy mà, Tuổi Trẻ Việt Nam như thanh niên, học sinh, sinh viên, dân oan, lao động, công nhân, đồng bào, vẫn đang tiếp tục trong... đơn lẽ... để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, và quyền được sống trong một môi trường trong lành!
03 Tháng Mười Một 20166:15 CH(Xem: 5167)
Nhưng, nó vẫn được thím cho Tổ chức một cách hoành tráng, ở trung tâm Hoàng thành Thăng long – Hà nội. Nhà gần, nghe tiếng trống Hội, thím lật đật gác tất cả mọi công việc Quốc gia đại sự lại và ngứa nghề – tấp tểnh đi dự. Tại đó, thím lên sân khấu diễn hài. Cũng nghiêng đầu – cũng tạo dáng trước ống kính và rồi, cũng cười đến tủm 1 cái. Thật xứng tầm, với 1 diễn viên nghiệp dư hạng bét
30 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 4325)
Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên. “Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu”, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều nao lòng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!