Tháng Tư về, tôi mặc niệm tháng Tư

30 Tháng Tư 20174:50 SA(Xem: 7371)

Tháng Tư về, tôi mặc niệm tháng Tư

13658984_682871131866651_9089056608570720797_n




Viết Từ Sài Gòn



Những ngày tôi còn nhỏ, lúc đó quê hương mới vừa thay đổi (mà bây giờ tôi hiểu đó là một biến cố lịch sử), bà thường không bao giờ mua cá biển vào tháng Tư, cả nhà không ăn cá cho đến hết tháng Tư, qua giữa tháng Năm bà mới cho ăn cá trở lại. Bà không giải thích điều này, nhưng bà nói đó là một việc tâm linh, sau này lớn lên con sẽ hiểu!

Cũng như lúc còn nhỏ, tôi nhớ đinh ninh cái bến xe khách quốc doanh cùng những chiếc xe chạy bằng than, khói bốc mù mịt, bám đầy hai lổ mũi, người ngồi xe sợ nhất là phải ngồi cuối băng ghế trái (phía tài xe, gần lò than). Bà dắt tôi đi thăm ông cậu, ra đến thành phố, tôi ở nhà ông cậu (em ruột của bà) chơi với mấy bà dì (con ông cậu). Mỗi lần đi, bà mang đùm đề gạo, chuối bồ hương, gà cho ông. Và đương nhiên là bà phải xin giấy phép của ủy ban xã để khỏi bị thuế vụ tịch thu, phạt tiền khi khám xe.

Và cũng trong hàng chục lần thăm ấy, có một lần, sau đó bà đã không bao giờ đến thăm em trai của mình nữa. Tôi nhớ lần đó ông cậu đưa tôi và bà ra bến xe bằng chiếc Honda Đam (tịch thu được ‘sau giải phóng’) về nhà. Đến nơi, như mọi lần, ông đứng chơi, trò chuyện với bà một chút cho đến lúc xe chạy thì vẫy tay tạm biệt bà cháu tôi. Thời đó xài tiền kên (từng đồng xu bằng nhôm, loại năm xu, một hào, hai hào, năm hào và một đồng). Thường thì đi xe chừng vài hào, cao nhất cũng chỉ năm hào. Hai bà cháu đang đứng thì có hai người đàn ông cụt chân ghé đến ngửa tay xin tiền bà, bà nhìn họ rồi lấy ra hai hào cho hai người. Ông cậu thấy vậy, quát: “Sao chị lại cho tiền bọn thương binh ngụy này! Để chúng nó chết đói đi là vừa!”. Bà im lặng, không nói gì, bà chỉ xoa đầu tôi, nói: “Ông cậu nói chơi đó con, không có chi đâu!”.

Và đó cũng là lần cuối cùng tôi và bà đi thăm ông cậu, sau này lớn lên, rồi làm ăn, có vợ con, tôi đi ra phố cũng nhiều, nhưng chưa có lần nào tôi mời hay rủ mà bà chịu đi ra phố. Mãi cho đến khi bà bệnh, đưa bà ra bệnh viện thành phố, bà cũng chỉ nằm cho đến khi thấy khỏe đôi chút là bằng mọi giá phải về nhà. Và, buồn nhất của tôi, có lẽ là cái lần bà nằm lâu, thật lâu ở bệnh viện thành phố, cho đến khi tôi đưa bà về trong im lặng, mặc dù bà chẳng đòi về như mọi lần, trên đường đưa bà về, mọi ký ức thành phố, ký ức hai người thương binh chế độ cũ nhìn bà đầy chia sẻ và cảm thông sau khi bà bị người em (vốn là quan chức to trong chế độ Cộng sản) la mắng chỉ vì bà tặng tiền cho họ. Và, không hiểu sao lúc đó, trên xe cứu thương chạy chậm, để đèn báo hiệu “người về”, tôi lại nhớ đến tháng Tư không ăn cá của bà!

Mãi cho đến bây giờ, trong những gì tôi hiểu biết về tháng Tư, tôi mới thấy điều bà đã nhìn thấy và đã mang theo nơi cỏ xanh, rằng biển tháng Tư buồn lắm, và những con cá tháng Tư cũng buồn, chúng mang một điều gì đó thật khó nói. Bởi biển tháng Tư, dù bây giờ, lúc đó hay một ngàn năm nữa, những tiếng kêu, những nỗi đau nơi đáy sâu đại dương hay những oan khuất lịch sử sẽ còn đau, mãi đau chẳng thể nguôi. Đau như những ngôi mộ trên bờ biển An Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, nơi mà bên này doi đất, cồn cát là phá Tam Giang, bên kia là trùng dương xa lắc, đây cũng là nơi mà tháng Hai năm 1975, có hàng triệu người chen chúc nhau lên tàu và có hàng trăm ngàn người thoát ra đại dương, hàng vài chục ngàn người bỏ mạng giữa đại dương và có hàng ngàn người không ra kịp trùng dương, phải bỏ mạng trên ngọn sóng, xác của họ xô dạt vào bờ, người dân thôn An Dương đã tìm họ trên khắp bờ biển để đào hào, chôn qua quýt khi đêm về.

Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ông Nguyễn Công Thiện, một người giàu lòng nhân ái đã tự bỏ một số tiền không nhỏ, sau đó kêu gọi mọi người trong làng góp thêm tiền để cải táng khu mộ tập thể cả trăm người, trong đó toàn sắc phục lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có một xác nữ quân nhân được chôn riêng, những người nam quân nhân đều chôn chung trong một túi vải bạt lớn. Những vị này sau đó được cải táng lên đồi cao, được nhang khói mỗi dịp Rằm, đầu tháng và lễ lạc, Tết nhứt.

Ông Thiện không kể gì với chúng tôi mặc dù ông từng khẳng định đã chứng kiến cả một chiếc tàu chưa kịp ra khơi thì bị pháo kích và chìm, họ chết rất nhiều, xác trôi dạt vào bờ, xác trôi theo gió mùa Tây Nam, vào tận Đà Nẵng, Quảng Nam, đặc biệt Cù Lao Chàm, Hội An cũng có rất nhiều xác mang quân phục… Chúng tôi nghe nhiều thông tin khác nhau, nhiều nguồn tin nói về cái chết của họ, có người nói vài trăm người chết, có người nói cả ngàn người chết, có người nói chừng một trăm người… Nhìn chung, số lượng người chết thì người già kể khác, trung niên kể khác. Nhưng nguyên nhân chết thì chung, đó là bị pháo kích chìm tàu, xác trôi khắp nơi.

Tháng Tư về, tự dưng tôi thấy buồn, thấy yêu và đau vì biển, biển mang nặng máu, thân xác và linh hồn của thế hệ đi trước, của những tâm hồn yêu tự do hay sợ hãi trận gió mới có gì đó tựa như thù hận và man rợ, của những linh hồn vĩnh viễn tự do nơi đại dương, tiếng hát tự do của họ hòa cùng lời ca của đại dương ẩn mật mà thiên thu sầu hận.

Tháng Tư về, tự dưng tôi thấy buồn vì nhớ bà của tôi, bà đã đi xa, thật xa, tôi không bao giờ có thể gặp bà nữa, và cũng không bao giờ được nghe bà nói đầy vẻ bí mật rằng “Con nhớ lớn lên, có vợ có con rồi cũng cố gắng đừng ăn cá vào tháng Tư nghe con, tháng đó tội lắm…”. Và tôi càng không thể hiểu hơn vì một nỗi buồn khác của bà, đầy mâu thuẫn mà tôi không tiện nêu ra ở đây. Dường như với bà, không có biên kiến, không có thù hận, không có bên thắng bên thua, chỉ có những con cá đói, vô tình đã ăn những đồng loại ngang tuổi bà hoặc đáng tuổi em út, con cháu bà trong một mùa tháng Tư. Và bà không ăn cá vào tháng này như để nhắc cho riêng mình một điều gì đó thật đau, khó nói!

Tháng Tư về, tôi buồn nhưng cũng có chút nguôi ngoai vì bà đã đi xa, thật xa trước khi biển chết, trước khi bà phải chứng kiến con cháu của bà không những ngưng ăn cá vào tháng Tư mà cả năm nay, chẳng có con cá nào trong cái nồi kho cá của bà để lại.

Tháng Tư về, biển quê hương đã chết, nó chết và mang màu tang tóc, bởi quá khứ, bởi hiện tại, bởi đâu đó vi vu trong gió chiều, trên đồi thông, bên bờ biển, tôi đã nghe những khúc hát, tôi nghe tiếng rì rào của lá, tôi nghe tiếng vi vu của điều gì đó tựa như có người đang thì thầm kể lại mỗi nỗi buồn, một nỗi oan khuất nào đó giữa trùng dương.

Tháng Tư về, tôi mặc niệm tháng Tư!

RFA Blog

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Năm 20171:21 CH(Xem: 5934)
Còn nhà nước xã nghĩa là kẻ thắng, nhưng bản chất lại đốn mạt, một nhà nước ma cô, cách mạng gì nơi các tay thổ phỉ, từ chổ buôn lao nô thâu tiền cho đầy túi tham, đến cung cấp gái mãi dâm, mặt rô không ai khác lại là nhân viên nhà nước tại những tòa đại sứ nơi đất người...
04 Tháng Năm 20174:11 CH(Xem: 6172)
Nhưng thực tế thì khác. Đảng CSVN chỉ muốn người Việt ở nước ngoài, nhất là giới chuyên gia, trí thức và các nhà kinh doanh quay đầu về “hội nhập” vào guồng máy cai trị của nhà nước để giúp mở mang dân trí, ngành nghề, nhất là hai lĩnh vực khoa học và kỹ thuật để giúp Việt Nam phát triển theo đường lối và chính sách cai trị độc tôn và đôc quyền của đảng CSVN...
01 Tháng Năm 20173:39 CH(Xem: 12725)
Man rợ, ngu dốt và khốn nạn sẽ không bao giờ rời bỏ đám mọi rợ rừng rú này....
01 Tháng Năm 20172:54 CH(Xem: 5412)
Ngày xưa trên quê hương mình, mang lấy gió bụi vào thân để nghe nặng bước chân người lính, hôm nay đường khuya xứ người cũng một ngày tháng Tư, trong cái lạnh đêm lại muốn đem thân làm cánh chim bạt gió kêu sương, lạc loài cất lên tiếng gọi thiết tha nhớ về quê cũ!
30 Tháng Tư 20171:54 CH(Xem: 7164)
hình ảnh lá cờ vàng vẫn tiếp tục tồn tại trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại nhiều quốc gia, được chính phủ nhiều nước công nhận đó là lá cờ đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn, và thậm chí, thỉnh thoảng lá cờ vàng còn xuất hiện ngay trong nước. Ngày càng ngày người dân càng mất lòng tin và ngao ngán, chán ghét chế độ, nhà cầm quyền.
30 Tháng Tư 20175:06 SA(Xem: 5139)
Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là Hoàng Mỵ Thi Thoa và Hoàng Thi Thanh bất ngờ nhìn thấy một đám đông lính Bắc Việt và những thành phần "băng đỏ" đứng trước ngôi nhà của mình tại quận 1, đập cửa, quát tháo. Hai em nhỏ vị thành niên này cùng người cậu của mình bị buộc phải ra khỏi nhà ngay lập tức vì đang ở trong "nhà của tên có tội với nhân dân Hoàng Thi Thơ, nên đã bị chính quyền cách mạng trưng thu"...
30 Tháng Tư 20174:53 SA(Xem: 15463)
Dương Quỳnh Hoa – Trí thức miền Nam gia nhập đảng Cộng Sản Pháp từ những năm sang Pháp học Y Khoa (1948), khi về nước sinh hoạt Đảng với tư cách đảng viên do Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu, và được kết nạp vào đảng CS Đông Dương 1959, và là người đứng vào hàng ngũ MTGPMN từ những ngày đầu 1960, là bác sĩ tốt nghiệp tai Pháp, là Bộ trưởng Y Tế của cái chính phủ CMLTCHMNVN
29 Tháng Tư 20171:42 CH(Xem: 5710)
Hãy dành một phút mặc niệm, suy nghĩ về quá khứ, dẫn đưa đến hiện tại đất nước hôm nay và tìm cho mình một lối đi để đồng hành cùng dân tộc...
29 Tháng Tư 20171:36 CH(Xem: 5394)
“Không quân, Bộ Binh, đều đã bỏ chúng ta, nay chúng ta tự phải lo liệu lấy, ai đi thì đi, ai ở lại thì giúp người đi…” Đó là tóm tắt những gì vị Đại tá Tham mưu phó Hành Quân, thay mặt Đô Đốc TL phát biểu đêm 29/04/1975 trước bực thềm văn phòng Tổng Hành Dinh BTL/HQ, đêm đó đoàn tàu ra khơi lần cuối!
29 Tháng Tư 20171:07 CH(Xem: 5882)
đại tá cộng sán nói đấy: Ngày 30 tháng tư hàng năm, tôi cùng hàng ngàn người Việt Nam nói tiếng nói trung thực đòi tự do dân chủ, đòi những giá trị làm người đã bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam đến bủa vây, giam cầm tại nhà thì ngày 30 tháng tư càng không thể là ngày giải phóng.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...