Nạn nhân bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”

20 Tháng Chín 20195:04 CH(Xem: 6302)

Nạn nhân bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”

 image

                                            Các đồng chí chủ trì buổi tọa đàm phịa chuyện.

 


Lê Bá Vận




Nhân kỷ niệm 100 năm ra đời tác phẩm “Yêu sách của nhân dân An Nam”, chiều 18-6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm khoa học: 100 năm bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” (18-6-1919/18-6-2019).

QĐND Online - Cách đây 100 năm, vào ngày 18-6-1919, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc để gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Hòa bình Versailles.

Báo điện tử đcsVN viết: “Trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết nên một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc và để lại dấu ấn không phai mờ trong tiến trình phát triển của nhân loại. Người trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất…”

Qua ngữ khí trên, csVN xác quyết bản Yêu sách nổi tiếng ấy do Nguyễn Ái Quốc sáng tác. CSVN nói vậy, tuy nghe rất hay song xem ra nghi vấn còn nhiều, không loại trừ khả năng một vụ tiếm danh lớn mà nạn nhân lại là Nguyễn Ái Quốc.

Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta xét một số các sự kiện lịch sử.

 

 

I) Hội Nghị Hòa Bình Versailles

Thế chiến I (1914-1918) kết thúc ngày 11/11/1918. Hội nghị Hòa bình Versailles, Paris diễn ra năm 1919 là cuộc gặp mặt của các nước thắng trận để thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918.

Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson trước đó đã có bản tuyên bố 14 điểm nổi tiếng, trong đó điểm 5 kêu gọi dàn xếp các yêu sách của thuộc địa theo quyền lợi của các dân tộc bị trị.

Nắm bắt thời cơ hội nghị, nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa gồm hội những người An Nam yêu nước đã đưa ra các bản tuyên ngôn để công khai hóa các mục tiêu của mình.

 

II) Hội Những Người An Nam Yêu Nước.

Chính yếu gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành.

 

     1) Phan Chu Trinh. (Quảng Nam, 1972-1926). Thi đỗ Phó bảng năm 1901. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế TruyềnNguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và đã gây được tiếng vang. (Wikipedia tiếng Việt).

 

     2) Phan Văn Trường . (Hà Nội, 1876-1933). Tiến sĩ Luật khoa. Là một luật sư, một nhà báo yêu nước. Hội trưởng hội những người An Nam yêu nước, ông là một trong bốn người ký tên bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam năm 1919 với bút hiệu Nguyễn Ái Quốc[6] và được coi là "kiến trúc sư" của văn bản này.[1]  (Wikipedia tiếng Việt).

Nhà ông 6 Villa des Gobelins, Paris 13là nơi hội họp và Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành đều có thời gian trú ngụ.

 

     3) Nguyễn Thế Truyền. Kỹ sư Hóa học, Cử nhân văn khoa, cử nhân triết lý. Là một nhà chính trị người Việt, nhà báo.

     4) Nguyễn Tất Thành, sinh viên, là người đến sau cùng trong nhóm tứ trụ.
4cc800ad-c9cf-487a-b6f0-a66d5bdc4d55

                1) Phan Chu Trinh. 2) Phan Văn Trường. 3) Nguyễn Thế Truyền. 4) Nguyễn Tất Thành.

 

III) Lời Bàn.

      1) Bản Yêu Sách 8 Điểm. Yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá tù chính trị - Cải cách pháp lý – Tự do báo chí và tư tưởng – Tự do lập hội và hội họp - Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương – Tự do học tập và mở mang trường học – Thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật – Có đại diện người bản xứ trong nghị viện Pháp. [3].

Văn phong và nội dung xem ra phù hợp với tư tưởng của 2 ông Phan.

Nếu Nguyễn Tất Thành soạn bản Yêu sách thì tiêm nhiễm hơi hướng đấu tranh kiểu cọng sản, với nội dung trên, thay vì bản yêu sách, Thành sẽ viết bản cáo trạng chế độ thực dân Pháp như trong bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.

Ngược lại Thành cũng có thể hèn hạ van xin, “hèn với giặc, ác với dân” như csVN hiện tại.

Ngôn từ trong bài “Việt Nam yêu cầu ca” chứng thực điều này.

 

     2) Nguyễn Ái Quấc xuất hiện. Theo lẽ thường, ký tên dưới bản Yêu sách chỉ có thể là Luật sư Phan Văn Trường, hội trưởng, có tiếng tăm và uy tín trong cộng đồng, lời nói có cân lượng, không đến phần Nguyễn Tất Thành. Hoặc dùng một danh tính biểu tượng chung.

Đúng vậy, bản Yêu sách chính thức gửi lên hội nghị Versailles là bản tiếng Pháp: “Revendications Du Peuple Annamite”.

Bản dịch gửi cho ngoại trưởng Mỹ là “Claims of the Annamite people”. (*)

Bản dịch phổ biến cho cộng đồng người Việt là “Yêu sách của nhân dân An Nam”.

 

Ký tên dưới bản tiếng Pháp là “Pour le Groupe des Patriotes Annamites, NGUYỄN ÁI QUẤC”.

Dưới bản tiếng Anh là “For the Group of Annamite Patriots, Nguyễn Ái Quấc. 56, rue Monsieur le Prince-Paris (số nhà 56 đường Monsieur  le Prince – Paris).

Dưới bản tiếng Việt là “Thay mặt cho Nhóm những người An Nam yêu nước, NGUYỄN ÁI QUẤC”.  Nguyễn Ái Quấc có nghĩa là Người Ái Quấc, yêu nước.

 

Nguyễn Tất Thành phụ trách gửi bản yêu sách đến các phái đoàn, phân phát các bản sao.

Nhiệm vụ này, công khai và hợp pháp, trao cho Thành là thích hợp.

Thành sống ở Anh, tạp dịch vất vả, tránh Thế chiến I diễn ra ác liệt ở châu Âu.

Chiến tranh gần kết thúc, bầu không khí sinh hoạt chính trị trở lại, cuối năm 1917 theo lời Phan Chu Trinh khuyên nhắn, Thành về Pháp, đến ở nhà LS Phan Văn Trường, không tốn kém.

 

     3) Nguyễn Ái Quấc thứ hai. Nguyễn Ái Quấc là tên lạ, xuất hiện trong bản Yêu sách.

Nhà cầm quyền Pháp và ở Đông Dương lập tức tiến hành điều tra để tìm hiểu gốc gác của Nguyễn Ái Quấc, hiện gây chú ý song vô hiệu quả.

Cứ như thế cho đến 2 tháng rưỡi sau, vào đầu tháng 9, đột nhiên có kẻ ra mặt tự nhận Nguyễn Ái Quấc vừa nổi danh là danh tính của cá nhân mình.

 

Nguyễn Tất Thành, từ trước đến nay vẫn là Nguyễn Tất Thành, lúc tham gia soạn thảo bản Yêu sách ngày 18/6/1919 cũng tên ấy chứ không ai khác, thì ngày 4/9/1919 tìm đến sở cảnh sát Pháp, xin làm thẻ căn cước, khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh năm 1894 tại Vinh, An-Nam. Địa chỉ: 6 Villa des Gobelins, Paris 13e. Thành xuất trình văn kiện hỗ trợ, có ông Longuet, nghị sĩ Quốc hội thuộc đảng Xã hội bảo chứng. (1).

Địa chỉ 6 Villa des Gobelins là nhà của ông Phan Văn Trường, nơi Thành trú ngụ và số nhà 56 đường Monsieur  le Prince – Paris trong bản Yêu sách không phải nơi Thành ở.

Nhẽ ra Thành nên nhờ LS Phan Văn Trường, có quốc tịch Pháp bảo chứng, lẽ nào “bụt nhà không thiêng”, song Thành giấu nhẹm việc xin làm thẻ căn cước đổi tên.

 

Nắm thẻ căn cước mới trong tay, tiến thêm một bước, “tháng 9, Nguyễn Tất Thành kết thúc việc suy đoán về tác giả bản yêu sách, trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Mỹ của một tờ báo tiếng Trung ở Paris, ông công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc” (Wikipedia tiếng Việt).

Như vậy Nguyễn Ái Quấc đã tính toán kỹ để phỗng tay trên, khéo chọn 1 tờ báo tiếng Trung.

Lấy tên họ gì là quyền của Thành và từ đó trở đi, Nguyễn Tất Thành hóa thân Nguyễn Ái Quấc, xem như cắt liên lạc với hội những người An Nam ái quốc.

Mặt khác, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền thì đều lấn lượt trở về Việt Nam, sống ở Sài Gòn, viết sách báo, diễn thuyết, tiếp tục tranh đấu.

 

Quấc lại viết bản Yêu sách dưới dạng một bài thơ: “Việt-Nam yêu cầu ca” tuy trúc trắc luộm thuộm song cũng là thơ lục bát, dưới ký tên Nguyễn- ái- Quấc. Bài thơ viết tay này đầy dẫy lỗi chính tả lắm lúc do cẩu thả khó tưởng tượng. Thí dụ nơi này Quấc viết “Dân nào, dân lành”, nơi kia thì viết “Giân Nam, công giân, tự-gio...”, tuy vậy Quấc viết “quấc âm, tổ quấc...”

Trong bản di chúc (1965-1969) viết tay Hồ Chí Minh viết “tổ quốc, zân chủ, tự zo”. (2).

Bắt chước, sửa sang, giống nhau 10 điều, chỉ 1 điều sơ suất, đã lộ là người khác. (1).

 

Các nhà văn, nhà báo Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền thời đó và nói chung các nhà văn nhà báo mọi thời đại, do tự trọng, chưa ai viết phạm lỗi chính tả, họa hoằn lắm mới có một lỗi, có đâu phạm lỗi tràn lan kiểu Hồ Chí Minh, một nhà báo lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất theo ngôn từ csVN ca tụng bừa.

Viết hay dở chưa biết, chính tả lỗi tùm lum, trình bày nhếch nhác, chẳng ai buồn đọc.

 

Nguyễn Tất Thành làm thẻ căn cước lấy tên Nguyễn Ái Quấc vừa để tiếm danh, đồng thời lại chối bỏ được tên Nguyễn Tất Thành xin học trường thuộc địa năm xưa mà Thành giấu kín, chứ thực ra thẻ căn cước mang tên Nguyễn Ái Quấc, Thành nào sử dụng!

Qua Pháp năm 1911 lấy tên Văn Ba, đi Mỹ, về sống ở Anh, xin việc ở các nhà hàng ăn, cào tuyết rồi về lại Pháp năm 1917 làm nghề chụp ảnh, đi lại, viết báo, hội họp đảng phái…Thành đâu cần đến thẻ căn cước!

Thật ngạc nhiên vào đầu tháng 9/1919 Thành đổi ý, bôn ba xin thẻ ấy, ý đồ bất thiện.

Năm 1923 Quấc sang Nga, sau đó sang Tàu, mỗi lần đều dùng sổ thông hành khác tên.

Thành vào đảng Xã hội Pháp tháng 2/1919 cũng như đi dự các đại hội thường đổi tên.

Cũng có các người khác làm như Thành.

 

Tiếp sau bản Yêu sách 8 điểm, thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quấc sinh năm 1894 tại Vinh là đầu mối để sở Mật thám Pháp tập trung truy tìm tung tích các đối tượng sinh tại Vinh và đi đến kết luận Nguyễn Ái Quấc, tên mới, chính là Nguyễn Tất Thành sinh năm 1892 trong đơn Thành xin học nội trú trường Thuộc địa. 

Ngày 6/2/1920 Tổng đốc Vinh gửi cho Pháp tài liệu về Nguyễn Sinh Sắc và 2 con trai Khiêm và Cung tức là Tất Thành hoặc Bé Côn. (1).

 

IV) Lời Kết.

     1) Bản Yêu sách lời lẽ giản dị, ôn hòa, song báo điện tử đcsVN cường điệu vớ vẩn: “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết nên một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc …”

    2) Bản Yêu sách 8 điểm và thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quấc là 2 sự kiện có liên hệ, tư liệu lịch sử trung thực, hướng dẫn các nghiên cứu, thảo luận.

Có thể nói vì có “bản Yêu sách” (là mẹ đẻ) nên mới có “thẻ căn cước” và do mối quan hệ này nên sự kiện Thành tiếm danh đã bị phanh phui phát giác.

Đã có 2 Nguyễn Ái Quấc, một đầu tiên, thứ thật, ký tên dưới bản Yêu sách, nạn nhân và một Ái Quấc thứ hai, giả mạo, đội lốt làm thẻ căn cước, kẻ tiếm danh đại tài, chết do lao phổi ở Hong Kong năm 1932, được báo chí cọng sản đăng tin chia buồn.

Đó là tiếm danh lần 1, trong đời Hồ còn lắm tuyệt chiêu tiếm danh khác, ngoạn mục.

 

     3) ĐcsVN cũng là kẻ mạo danh tiếm quyền khi tự xưng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân lao động và của dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của v.v…

Đảng viên thì quyền lực “tề thiên”, tham nhũng tạp nham, “chiếm công vi tư”, thi đua học tập Hồ tiếm danh, chiếm đoạt tài sản công làm suy yếu nặng nề đất nước.

 

     4) Nhân dân Việt không thể chấp nhận một lãnh tụ đáng khinh kiểu Hồ Chí Minh, thủ đoạn tiếm danh bẩn thỉu, viết lách chính tả cẩu thả khinh nhờn độc giả, nói năng thì Hồ cầm giấy đọc các câu trả lời khi được phỏng vấn trực tiếp, sự kiện cổ kim chưa từng xẩy, không biết ngượng mặt, làm ô nhục quốc thể. (Thông tấn Nhật Bản phỏng vấn năm 1966). (1)

 

 

Chú Thích:

 

   (1) LBV “Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc có gì lạ?” (Google).

   (2) LBV “Bản Di chúc Hồ Chí Minh & chính tả”. (Google).
71038674_2328558737241736_5281002619345567744_n

   (*) Đúng ra nên viết Annamese people (tương tự Vietnamese people).      

 

             

       1) Bản Yêu sách 8 điểm. 2) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc. 3) VN yêu cầu ca.   

 

(ĐcsVN) - Thứ Tư, 7/10/2015.  “Đã gần một thế kỷ đi qua, nhưng tác phẩm đầu tay “Yêu sách (tám điểm) của nhân dân An Nam” bằng tiếng Pháp và bản dịch thành thơ “Việt Nam yêu cầu ca” của Bác sẽ còn được truyền tụng và trường tồn mãi mãi”. 

Tuy nhiên thay vì “Yêu sách ca”, Quấc sửa tên là “Yêu cầu ca” và lời văn van xin bố thí, đánh mất khí tiết. Một vài câu như sau, có khi khó hiểu:

“Lòng thành tỏ nỗi sút sa, Giám xin đại quc soi qua chút nào...

 Giân Nam một giạ ước mơ… Giám xin bỏ giứt rộng giung dân lành...

 Rộng xin giân Pháp xét cho”. Thay vì “Giám (dám) xin” nên viết “Yêu cầu, Mong sao…”

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười Một 20194:26 CH
Khách
Bản yêu sách của nhân dân An Nam ngày 18/6/1919 được ký tên chung “Nguyễn Ái Quấc” (những người ái quốc, yêu nước).
Ngày 4/9/1919, hai tháng rưỡi sau, Nguyễn Tất Thành đến sở Cảnh sát Pháp xin làm thẻ căn cước lấy tên là “Nguyễn Ái Quấc” tức là nảy sinh ý đồ chiếm đoạt tên chung làm của tư riêng.
22 Tháng Chín 20193:35 CH
Khách
Trong "VN Yêu cầu ca" năm 1919, Quấc viết "giân Pháp"

Trong Di chúc 1965-1969, Hồ viết : "zân Fap"..

Coi bộ 2 người khác nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20248:38 CH(Xem: 78)
Máy bay chứ đâu phải Ti Vi (xài transistor đời trước năm 1975) khi mất hình – tắt tiếng, vỗ vỗ mấy cái là nó hát lại? Nên nhớ rằng, tất cả máy bay xài động cơ cánh quạt (propeller engine) đều có dây điện trở làm nóng bộ điều chế hòa khí (Carburettor heat). Lọc gió là chỗ hút không khí và lọc bụi trước khi đưa vào bộ điều chế hòa khí. Do càng bay lên cao không khí càng lạnh, lọc gió có thể bị hơi nước trong mây đông thành đá, nên có sợi dây điện trở sưởi nóng miệng hút (intake).
22 Tháng Tư 20248:22 CH(Xem: 167)
Cân gạo giờ quý như vàng. Tượng đài đến đó ngàn người đói thêm. Nhân dân nặng trĩu u phiền. Tiếp tục tìm cách kiếm tiền vượt biên. Lãnh đạo là những kẻ điên. Nghĩ đủ dự án kiếm tiền túi riêng. Dân nghệ vùng đất linh thiêng. Cùng nhau phản đối những trò dựng xây. Lenin cái tượng thối thây Các nước thế giới đập nhiều, không xây. Không tin vào mạng đó đây. Cập nhật tin tức nó liền hiện ra. Lenin giờ đã là ma. Một thời quá khứ chẳng ra cái gì. Thế giới giờ đã vứt đi. Ở ngoài bãi rác thiếu chi tượng này.
19 Tháng Tư 20247:51 CH(Xem: 300)
Những di dân Việt đi lậu theo sự điều hành của các băng nhóm tội phạm và họ thường làm việc trong các quán chăm sóc móng tay chân, tức làm nghề nail, hay trong các trại trồng cần sa hoặc hành nghề mại dâm, The Sun và Daily Mail cho hay. Họ bị các nhóm tội phạm bóc lột và phải làm việc như nô lệ để trả dần các món nợ mà họ đã vay để trang trải cho hành trình vượt biên từ Việt Nam qua các nước Đông Âu như Ba Lan hay Hungary để đến Anh.
17 Tháng Tư 20246:28 CH(Xem: 818)
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
15 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 504)
Chuyên ăn rau má, phá đường tàu! Sao gặt thành công quá ngọt ngào? Tiến sĩ lao nhao bầy láu táu! Giáo sư lúc nhúc lũ xôn xao ! Vinh quy bái tổ làng trên báo! Bảng hổ đề danh xóm dưới rao! Nếu chẳng tâm vui, lòng áo nảo! Thì xin ai đó hãy vung đao!!!
13 Tháng Tư 20245:56 CH(Xem: 482)
Mà để người lao động Nghệ An đi lại, ăn ở, làm việc ở Đài Loan dễ dàng, được đảm bảo các quyền lợi, được đối xử tốt, nhiều lao động trái phép, quá hạn… được ân xá, được tạo điều kiện gia hạn… đều nhờ rất nhiều vào những chính sách cởi mở về cấp visa và lưu trú của bà Thái Anh Văn. Không tin sang Đài Loan hỏi thì biết. Mà cần gì phải sang tận Đài Loan, chỉ cần nhìn số lượng người Nghệ An vẫn ngày ngày bất chấp hiểm nguy, tốn kém tìm mọi cách sang Đài Loan tư bản bằng được, là biết họ chán ghét hào quang khi được trong đội ngũ giai cấp vô sản đến mức nào. Tôi tin rằng ai mà nhắc đến cụ Lê Nin với họ không chừng bị ăn đấm vỡ mặt...
12 Tháng Tư 20247:34 CH(Xem: 462)
Có lẽ trong buổi giao thời, tranh tối tranh sáng, mình mới thấy được những bộ mặt “ghê tởm” nầy xuất hiện. Họ như những tên hề đứng trên sân khấu múa may mà không biết trơ trẽn, lớn tiếng chỉ trích anh em có chút máu “ngụy”, như một tay cách mạng chính hiệu. Cái trò chỉ điểm, tố cáo để kiếm điểm, tìm một chút địa vị, lúc ấy thật đáng sợ, anh em thiêm thiếp chịu trận, không dám hé răng. Cái bối cảnh lúc ấy thật nhố nhăng, thật sắt máu, nghi kỵ lẫn nhau, chà đạp nhau để vươn lên. Những người lập công cho “cách mạng” kiểu nầy dần dần bị đào thải, anh em thì xa lánh. Họ thui thủi như một bóng ma. Cho đến bây giờ thời gian quá lâu, mọi chuyện đã phôi pha, trong lòng mọi người không ai muốn nhớ lại.
12 Tháng Tư 20247:30 CH(Xem: 754)
Chuyện ngược đời ở Việt Nam ngày nay 2024: - Đà Lạt có độ cao 1.500 m so với mặt biển, nhưng mỗi lần mưa lớn bị ngập triền miên; - Đồng bằng sông Cửu Long chỉ cao hơn mặt biển độ 1,50 m thôi và nhiều nơi ngang hay thấp hơn mặt biển, nhưng vẫn bị hạn hán và ngập mặn dài dài ... Và hiện đang thiếu nước ngọt trầm trọng phải mua nước hàng 300.000 Đống VN/m3 nước. Tai sao? Xin hỏi những người đã từng cao ngạo thay Trời làm mưa đi!
11 Tháng Tư 20247:20 CH(Xem: 1402)
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 20248:47 CH(Xem: 1224)
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!