Về ngôi nhà cổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã “hai lần gạ mua”

05 Tháng Tư 20166:24 SA(Xem: 10851)
Về ngôi nhà cổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã “hai lần gạ mua”

20141111165131-n-1




Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

Như quý độc giả đã biết: Bài viết về “Nhà cổ triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng” đã đăng trên Việt Nam.net từ ngày 21/11/2014  02:00 GMT+7

 

nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/206609/nha-co-trieu-do-khong-ban-cua-lao-nong-xu-quang.html.

 

Ngay từ lúc đọc được bài này, vì tôi là người đã được sinh ra và trưởng thành tại làng Thạnh Bình, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Đến thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã đổi thành Xã Phước Thạnh, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, rồi thành tỉnh Quảng Tín. Sau 30/04/1975, nhà cầm quyền cộng sản đã cải danh thành “xã Tiên Cảnh” quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Thế nhưng, từ lúc còn bé cho tới lớn, tôi chưa hề nghe nói đến câu chuyện này. Vì thế, trước đây, khi đọc bài “báo” này, tôi đã gọi điện thoại sang Hoa Kỳ, để hỏi Anh Huỳnh Xanh, vì Anh từng là Xã trưởng kiêm Đại đội trưởng Nghĩa Quân tại xã Phước Thạnh (tức “xã Tiên Cảnh” ngày nay).

Xin nói rõ để quý độc giả được biết: Xã Phước Thạnh, vốn là tên cũ của làng Thạnh Bình, nơi có căn nhà của Cụ Huỳnh Thúc Kháng. Và Anh Huỳnh Xanh là một trong những người cháu gọi Cụ Huỳnh là Ông Cố.

Đồng thời, tôi cũng gọi sang Hoa Kỳ cho Ông Phan Văn Diễn; bởi Ông Phan Văn Diễn cũng là người xã Phước Mỹ (nay là xã “Tiên Mỹ”, quận Tiên Phước, Ông Phan Văn Diễn từng là Phó Quận Trưởng Hành Chánh quận Tiên Phước qua nhiều năm dài, cho tới ngày 30/04/1975. Và Ông đã phải vào nhà tù T.154, tức “Trại cải tạo Tiên Lãnh” tại thôn 03, xã Phước Lãnh cũ; sau 1975, bị đổi lại là xã “Tiên Lãnh” quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Do vậy, nên thường được gọi là “Trại cải tạo Tiên Lãnh”.

Ông Phan Văn Diễn và Anh Huỳnh Xanh cũng là cựu Tù Nhân Chính Trị tại “Trại cải tạo Tiên Lãnh” đã cùng gia đình sang Hoa Kỳ theo diện “H.O”.

Và vào thời điểm ấy, lúc bài viết về “Nhà cổ triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng” đã đăng trên Việt Nam.net từ ngày 21/11/2014  02:00 GMT+7, khi tôi gọi điện thoại xin ý kiến, thì tôi đã được Anh Huỳnh Xanh và Ông Phan Văn Diễn đều trả lời là “Không hề nghe nói chuyện này, không hiểu tại sao “thằng Hoan” nó nói như vậy” (Xin lỗi, “lão nông” Nguyễn Đình Hoan, vì tôi chỉ viết lại nguyên văn của hai vị này)

Trước đây, vào thời điểm 21/11/2014, khi đọc bài về “ngôi nhà cổ…”, tôi nghĩ không cần phải lên tiếng. Thế nhưng, mới đây, vì có người đưa lại bài này lên các diễn đàn, nên câu chuyện được lan truyền, và đã có nhiều ý kiến, thiện ý cũng như ác ý.

Còn đây, là ý kiến của Giáo sư Nhà văn Nguyễn Thùy; anh Nguyễn Thùy, cũng là dân tại xã Phước Kỳ cũ, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Sau 1975, bị đổi thành xã “Tiên kỳ”. Nhà của Giáo sư Nguyễn Thùy, cách nhà của tôi là bến Tiên Giang hạ.

Giáo sư Nhà văn Nguyễn Thùy đã viết cho tôi một email như sau:

“Chuyện TổngThống Ngô Đình Diệm mua ngôi nhà có thực không? Tôi ở Tiên Phước chưa hề nghe nói về vụ nầy. Lại thêm một chuyện “bịa đặt” để bài bác Tổng Thống Ngô Đình Diệm chăng? Bài của ông Huy Thái quả là một ngón đòn của các Sư Phật giáo Ấn Quang, luôn tìm cách bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Hàn Giang Trần Lệ Tuyền có biết sự việc mua nhà nầy không? Liệu Lệ Tuyền có một bài trả lời cho các người nói đến việc mua nhà nầy để bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nếu quả Tổng Thống muốn mua ngôi nhà mà ông chủ nhà không bán  thì nếu quả Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “kẻ độc tài, đầy tam độc” (tham, Sân, Si) thì với quyền hạn Tổng Thống, ông Diệm thừa  đủ mọi cách bắt buộc chủ nhà phải bán hoặc “cưỡng chế” như thế nào đó, để biến ngôi nhà nầy thành “di tích lịch sử” được lắm chứ, như Cộng Sản đã cưỡng chế đất đai, ruộng vườn, nhà cửa của hàng vạn dân oan. Các người Phật giáo như Huy Thái... cứ lấy việc bôi nhọTổng Thống Ngô ĐìnhDiệm, một người Công giáo, để đề cao Phật giáo (!) chứ không bao giờ nói đến những “tham, Sân, Si” của Cộng sản cả.

Đọc cho biết và Lệ Tuyền xem có thể viết bài phản bác được không?

Nguyễn Thùy

***

Bây giờ, tôi xin trích đoạn của bài “báo” đã viết về “ngôi nhà cổ”, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm “đã hai lần gạ mua nhưng không được…” như dưới đây:

“Nhà cổ triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng” đã đăng trên Việt Nam.net từ ngày 21/11/2014  02:00 GMT+7,

 

“Lão nông Nguyễn Đình Hoan, người thừa kế tự ngôi nhà cổ độc đáo, nhớ mãi lời dặn của tổ tiên, rằng bằng cách nào cũng phải gìn giữ báu vật vô giá này. Vì thế, thời tao loạn, cha con lão nông Nguyễn Đình Hoan đã từng lấy mạng sống của mình ra bảo vệ căn nhà.

 

Đó là vào năm 1939, Ngô Đình Diệm lúc đó là thượng thư, vào Quảng Nam chơi với anh mình là tổng đốc Ngô Đình Khôi, nghe tiếng ngôi nhà tìm đến thương lượng mua cho bằng được.

 

Cha tui kể: Vào buổi trưa, cả làng Lộc Yên náo loạn khi Tri huyện Tiên Phước Phạm Xuân Chánh dẫn đầu đoàn người ngựa đi trước, phía sau là Thượng thư Ngô Đình Diệm. Vào đến nhà, ông Chánh mới nói: Cụ thượng muốn mua lại căn nhà! Cha tui dứt khoát từ chối rồi chỉ lên câu đối treo trên cột và đọc sang sảng ‘Tổ đức càn khôn đại. Tôn công nhật nguyệt đường’ (Tạm dịch: Căn nhà ông cố để lại coi như được dựng nên từ phước đức ông bà, không thể bán được).

 

Không thuyết phục mua được căn nhà, trưa hôm đó Ngô Đình Diệm nghỉ ngay trên bộ phản nay vẫn còn, đem thức ăn tự mang theo ra ăn rồi về.

 

Đến năm 1960, khi đã làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm một lần nữa nhờ người mai mối tìm mua lại căn nhà này nhưng cũng bị từ chối thẳng thừng. Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép nhưng ông nói ‘Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà”, ông Hoan nhớ lại.”

 

Khi nhắc lại ngôi nhà này, đối với tôi, không hề xa lạ. Bởi, Ngày xưa, nhà của tôi tại làng Thạnh Bình, cách nhà của Cụ Nguyễn Đình Anh (chủ ngôi nhà cổ ấy) là làng Lộc Yên, chỉ cách nhau một con suối nhỏ.

Thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã sát nhập các làng như: Thạnh Bình, Bình Yên, Lộc Yên, An Sơn, An Trung và Đại Trung thành các thôn như Thôn Thạnh Bình, thôn Lộc Yên, thôn Bình Yên, thôn An Sơn, thôn An Trung và thôn Đại Trung, thành xã Phước Thạnh, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Đến Đệ nhị Cộng Hòa, thì đổi từ thôn Thạnh Bình theo thứ tự bằng các thôn 01, thôn 02, thôn 03… và vẫn giữ tên xã Phước Thạnh. Chỉ sau ngày 30/04/1975, mới bị đổi thành xã “Tiên Cảnh”, mà một số vị là Sĩ Quan QLVNCH sinh trưởng tại đây, rất ghét cái tên “Tiên Cảnh” vì chẳng những  các vị  bị vào tù “cải tạo” mà cả gia đình của các vị lại còn bị đày ải, đói rách triền miên trong cái xã gọi là “Tiên Cảnh!”.

Trở lại với ngôi nhà cổ của Cụ Nguyễn Đình Anh. Cụ có người con cả tên Nguyễn Tưu, là Thiếu úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã tử trận trước 30/04/1975. Và không hiểu tại sao cụ Nguyễn Đình Anh lại đặt tên các con, (chỉ trừ cậu con út là Nguyễn Đình Hoan (còn các anh chị của cậu đều có tên theo vần Ưu. Ở quê tôi, mọi người đều gọi tên các ông bà là chủ gia đình theo tên người con Cả. Vì thế, dân làng thường gọi cụ Nguyễn Đình Anh là “Ông Tưu, bà Tưu”, lớp người nhỏ tuổi ít ai biết tên thật của cụ là Nguyễn Đình Anh.

Về các con của cụ Nguyễn Đình Anh: Kế tiếp anh Nguyễn Tưu là các em có tên theo vần Ưu, là chị Nguyễn Thị Vưu, anh Nguyễn Sưu, cô Nguyễn Thị Khưu là bạn học cùng lớp với tôi. Kế Khưu là em gái tên Nguyễn Thị Mưu; nhưng đến cậu con trai út thì không có vần Ưu nữa, mà tên là Nguyễn Đình Hoan.

Theo bài báo cho biết, là do “lời kể của lão nông Nguyễn Đình Hoan”. Và Nguyễn Đình Hoan đã kể câu chuyện vào năm 1939. Lúc này, Cha tôi chưa cưới Mẹ của tôi, nên tôi chưa ra đời. Còn cậu Nguyễn Đình Hoan chắc chắn là nhỏ tuổi hơn tôi; vì tôi học cùng lớp với cô bạn Nguyễn Thị Khưu, rồi đến chị kế là Nguyễn Thị Mưu hai chị ruột của cậu Hoan.

Vậy thì, câu chuyện vào năm 1939, tôi không nói tới.

Nhưng, riêng về câu chuyện vào năm 1960, mà theo như “lão nông” Nguyễn Đình Hoan đã kể:

“Đến năm 1960, khi đã làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm một lần nữa nhờ người mai mối tìm mua lại căn nhà này nhưng cũng bị từ chối thẳng thừng. Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép nhưng ông nói ‘Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà”, ông Hoan nhớ lại.”

 

Với câu chuyện này, thì năm 1960, cậu Nguyễn Đình Hoan không còn bé nữa, thì tại sao cậu  Hoan không nói rõ tên họ những người đã “mai mối” (sao nghe như chuyện của mấy “bà mối”), cũng như của: “Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép nhưng ông nói “Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà”.

 

“Lão nông Nguyễn Đình Hoan” đã kể, nhưng không cho biết, “Chính Quyền địa phương” là ai?

Vậy thì, nhân đây, tôi xin viết rõ tên họ của các vị trong Chính Quyền địa phương vào thời điểm 1960 như sau:

 

Quân trưởng quận Tiên Phước, là Ông Nguyễn Kim Khánh (1). Sau ngày nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, Ông Quận Trưởng Nguyễn Kim Khánh, đã cáo bệnh về nghỉ ở Đà Nẵng. Sau một thời gian, Ông cùng vợ mở Nhà Hộ Sinh Khánh Vân, tọa lạc tại Ngã Tư Thanh Khê, Đà Nẵng.

Phó Quận Trưởng Hành Chánh cho đến ngày mất nước, là Ông Phan Văn Diễn.

Xã trưởng kiêm Đại đội trưởng Nghĩa Quân xã Phước Thạnh (tức xã “Tiên cảnh” ngày nay)  cho tới ngày 30/04/1975, là Ông Huỳnh Xanh.

Ngoài ra, còn có Giáo Sư Đồng Triết, từng là Bí thư Việt Nam Quốc Dân Đảng, Quận bộ Tiên Phước, và cũng là vị Thầy dạy học của tôi và của Nguyễn Thị Khưu, chị ruột của “lão nông” Nguyễn Đình Hoan. Người đã kể ra câu chuyện: “Nhà cổ triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng” đã đăng trên Việt Nam.net từ ngày 21/11/2014  02:00 GMT+7,

 

Tưởng cũng nên nói rõ: Giáo Sư Đồng Triết và nhị vị Trưởng Nam - Thứ Nam của Giáo Sư cũng từng là cựu tù “cải tạo” sau ngày 30/04/1975.

Vậy, “lão nông” Nguyễn Đình Hoan  đã kể câu chuyện: “Đến năm 1960, khi đã làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm một lần nữa nhờ người mai mối tìm mua lại căn nhà này nhưng cũng bị từ chối thẳng thừng. Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép nhưng ông nói ‘Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà”.

 

Tại sao “lão nông” Nguyễn Đình Hoan không nói rõ, cái gọi là “Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép…”, vào năm1960, là những vị nào???

 

Tạm kết:

 

Theo tôi, nhà cầm quyền Cộng sản tại địa phương, của xã Phước Thạnh cũ, tức xã “Tiên Cảnh” hiện nay,  đã “công nhận ngôi nhà cổ của cụ Nguyễn Đình Anh là di tích văn hóa” rồi, thì sớm hay muộn, “lão nông” Nguyễn Đình Hoan cũng sẽ được sự “trợ giúp” để “trùng tu” lại ngôi nhà cổ. Đâu cần phải kể ra những chuyện, mà chính mình không biết, hay vì một lý do nào đó, thì khó có thể giải thích.

Tuy nhiên, có một chuyện do “lão nông” Nguyễn Đình Hoan đã kể, mà tôi muốn nhắc lại như sau:

“Không thuyết phục mua được căn nhà, trưa hôm đó Ngô Đình Diệm nghỉ ngay trên bộ phản nay vẫn còn, đem thức ăn tự mang theo ra ăn rồi về.”

Câu chuyện này, (nếu có thật) thì đã chứng minh rằng: Một vị Quan Đầu Triều-Thượng Thư Ngô Đình Diệm, và sau này là là Vị Nguyên Thủ Quốc Gia duy nhất trên quả địa cầu này, khi “đi thuyết phục mua nhà cổ không được” thì “trưa hôm đó, Ngô Đình Diệm nghỉ ngay trên bộ phản” lại còn “đem thức ăn tự mang theo ra ăn rồi về.”

 

Những người có kiến thức, có lương tri, chắc chắn phải thấy, phải ngưỡng phục trước tấm gương của một vị Quan Đầu Triều-Thượng Thư Ngô Đình Diệm, mà chỉ “nghỉ ngay trên bộ phản”. Đồng thời, “quan Thượng Thư Ngô Đình Diệm” cũng “đã đem thức ăn tự mang theo ra ăn ăn rồi về”; chứ không “hạ lệnh” cho “thần dân” phải hầu hạ bản thân một chút gì hết.

Ôi! Trên quả đất này, có một vị  quan đầu triều nào mà “đã đem thức ăn tự mang theo ra ăn rồi về”, chứ không “hạ lệnh” cho “thần dân” phải phục vụ ăn uống cho mình; kể cả sau này là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1960, như lời của “lão nông” Nguyễn Đình Hoan, mà khi muốn “mua ngôi nhà cổ” không được thì thôi, chứ chẳng làm một điều gì có hại cho gia chủ cả!

 

Chỉ chừng ấy thôi, đã chứng minh cho Đức Liêm-Khiết Vẹn-Toàn của vị Nguyễn Thủ Quốc Gia sau này: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà muôn kiếp sau cũng không bao giờ tìm thấy được!

Đến đây, tôi xin lập lại một đoạn kết trong bài viết: Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam tự Do Sụp Đổ như sau:

 

Như Nhân loại đã từng chứng kiến, kể từ thời Sáng Thế, từ Đông sang Tây. Lịch sử đã chứng minh, hễ cái gì nó đã trở thành chân lý, thì con người có dùng mọi thủ đoạn gian manh đến đâu, cũng không bao giờ thay đổi được chân lý đó.

Bởi vậy, mà cho dù bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều kẻ manh tâm đã từng dùng những ngụy bút, ngụy sách, ngụy báo, để cố tình bịa đặt, xuyên tạc, để bôi nhọ, mục đích là để hạ thấp Uy Danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để mong làm “tróc thủy” phần nào của một tấm gương; nhưng  cho dù đến ngày tận thế, thì bọn chúng cũng đừng hòng được toại ý, vì tấm gương ấy quá toàn bích!

 

Chính vì thế, mà tôi đoan chắc rằng: Không phải riêng đối với những tên gian manh kia, mà cả trên quả địa cầu này, cũng không một ai có thể làm nổi chuyện đó, bởi lịch sử vốn công bằng, bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm Người đã có Công Nghiệp Vĩ Đại, là đã khai sáng nước Việt Nam Cộng Hòa. Đã một thời xây dựng được một Miền Nam Tự Do Thanh Bình thực sự. Và với Tài-Đức, Liêm-Khiết, Nhân-Từ: Người đã tận hiến cả đời mình cho Quốc Gia và Dân Tộc. Với chân lý đó, thì:

Đời Đời hình ảnh của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Bậc Anh Hùng đã Vị quốc Vong Thân vẫn mãi mãi uy-nghi, ngời sáng và Bất-Tử trong tâm trí của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính!

 

 

Paris 04/04/2016

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền


(1) Trong bài này có nhắc đến tên ông cựu quận trưởng Nguyễn Kim Khánh bạn tôi
, nên tôi muốn nói rõ thêm. Ông người làng Tam Tòa, bên cạnh thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình,hiện cư trú tại một vùng khai thác dầu lửa (?) thuộc tiểu bang Texas, cách khá xa thị trấn Houston, cùng với gia đình vợ và 11 người con. (Lê Hùng Bruxelles.)

 

 

 

Nhà cổ triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

 

 

21/11/2014  02:00 GMT+7

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/206609/nha-co-trieu-do-khong-ban-cua-lao-nong-xu-quang.html

 

 

- “Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng cha ông để lại đến tôi là đời thứ 4. Khi chết tôi sẽ chuyển lại cho con cháu và quyết tâm gìn giữ như một báu vật...” - lão nông Nguyễn Đình Hoan (Quảng Nam) nói.

Nhà cổ có một không hai

Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng Lộc Yên, thôn 4 xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) được nhiều nhà nghiên cứu và giới sưu tầm khẳng định là độc nhất vô nhị.

Theo ông Hoan, ngày còn sống, cha ông là Nguyễn Huỳnh Anh kể rằng ngôi nhà được xây năm 1850, từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng - từng giữ chức Cửu phẩm bá hộ thời đó. Nhà do nhóm thợ làng mộc Vân Hà, Tam Thành, Tam Kỳ (nay là huyện Phú Ninh) xây dựng rõng rã suốt 3 năm trời.

Ngôi nhà có kiến trúc nhà rường Quảng Nam với 3 gian 2 chái, 8 cây cột nhất gỗ mít ròng, 16 cây cột nhì, 12 cây cột chái và vì kèo, xuyên, trính, đầu hồi... chạm trổ công phu được dựng trên khu đất có thế đắc địa về phong thuỷ.

Trước cửa nhà là dãy núi Hòn Ngang làm bình phong che chắn, sau lưng tựa vào núi Gò Tròn làm điểm tựa. Bước qua ngõ đá rêu phong là Vũng Trâu Lội - nơi thuỷ tụ từ hai con suối nhỏ không tên giao nhau.

 

Trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà đã nhiều lần sữa chữa nhưng những giá trị kiến trúc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Đặc biệt, ngôi nhà ấn tượng ở không gian kiến trúc, với những nét chạm khắc tinh vi trên từng vì kèo. Các đầu kèo, đuôi kèo được trang trí hình con Giao và lá Cúc cách điệu. Phần bụng kèo là chim trĩ, tùng lộc, nho - sóc, cổ đồ, hoa lan, mai, quả điệp... bụng kèo chạm lộng dây hoa cúc cách điệu, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Chuyện lão nông chê tiền tỷ

Lão nông Nguyễn Đình Hoan, người thừa kế tụ ngôi nhà cổ độc đáo, nhớ mãi lời dặn của tổ tiên, rằng bằng cách nào cũng phải gìn giữ báu vật vô giá này. Vì thế, thời tao loạn, cha con lão nông Nguyễn Đình Hoan đã từng lấy mạng sống của mình ra bảo vệ căn nhà.

Đó là vào năm 1939, Ngô Đình Diệm lúc đó là thượng thư, vào Quảng Nam chơi với anh mình là tổng đốc Ngô Đình Khôi, nghe tiếng ngôi nhà tìm đến thương lượng mua cho bằng được.

Cha tui kể: Vào buổi trưa, cả làng Lộc Yên náo loạn khi Tri huyện Tiên Phước Phạm Xuân Chánh dẫn đầu đoàn người ngựa đi trước, phía sau là Thượng thư Ngô Đình Diệm. Vào đến nhà, ông Chánh mới nói: Cụ thượng muốn mua lại căn nhà! Cha tui dứt khoát từ chối rồi chỉ lên câu đối treo trên cột và đọc sang sảng ‘Tổ đức càn khôn đại. Tôn công nhật nguyệt đường’ (Tạm dịch: Căn nhà ông cố để lại coi như được dựng nên từ phước đức ông bà, không thể bán được).

Không thuyết phục mua được căn nhà, trưa hôm đó Ngô Đình Diệm nghỉ ngay trên bộ phản nay vẫn còn, đem thức ăn tự mang theo ra ăn rồi về.

Đến năm 1960, khi đã làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm một lần nữa nhờ người mai mối tìm mua lại căn nhà này nhưng cũng bị từ chối thẳng thừng. Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép nhưng ông nói ‘Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà", ông Hoan nhớ lại.

Rồi chiến tranh bom đạn cày xới vùng đất này, nhưng đến nay, ngôi nhà vẫn vẹn nguyên.

 20141111165226-n-21

                         Lão nông Nguyễn Đình Hoan, người thừa kế đời thứ 4 ngôi nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 20247:42 CH(Xem: 2011)
Sau ngày cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ thì khẩu hiệu “chủ nghĩa Marx Lenin bách chiến bách thắng” đã không còn hợp thời, nên 1992 Hiến Pháp của Đảng được sửa đổi và trong đó có thêm phần “tư tưởng Hồ Chí Minh.” Nhưng rồi Đảng lại không biết trình bày cái tư tưởng đó như thế nào, ngoài những khẩu hiệu kêu gọi toàn dân nên như thế này, thế kia… Ông Trần Ngọc Thành, quê Nghệ An, một cựu đảng viên, hiện sống tại Ba Lan, cho rằng ông chỉ thấy “tư tưởng Hồ Chí Minh” chỉ là những câu như: cần kiệm, chí công vô tư, chủ nghĩa yêu nước… Ông nói đó là những thứ sáo rỗng.
14 Tháng Ba 20247:38 CH(Xem: 1375)
Bọn truyền thông giẻ rách hải ngoại luôn mồm ca tụng quê hương giàu đẹp, bọn dư luận viên láo toét về con đường đi lên XHCN, bọn Vịt kiều thân cộng, ở xứ người no cơm ấm cật thích về thăm VN khoe mẽ, nói chung tất cả những đứa nào hay ca ngợi VN hôm nay giàu đẹp thì hãy chống mắt lên mà nhìn, nhìn xong rồi ngọng luôn chứ hùng biện, ngụy biện, xảo biện gì nổi nữa?! Sự thật đằng sau những tòa nhà cao tầng, những hào nhoáng giả tạo thì đời sống người dân trong nước vẫn mãi nghèo hèn, nhà cầm quyền csVN hoàn toàn ngó lơ, nếu có trợ cấp thì chỉ vài ba trăm ngàn tương đương 2, 30 chục đô la một tháng...
14 Tháng Ba 20247:33 CH(Xem: 800)
Đang yên, đang ổn trong rừng Nó đào, nó bới, nó bưng về thành Nó chặt, nó tỉa bớt cành Nó chôn xuống đất, ghi danh... sếp trồng Bu đầy, cả một đám đông Vỗ tay tán thưởng, nức lòng ngợi ca Một rừng cờ phướng, áo hoa Có cả bóng áo cà sa niệm bùa Mỗi năm có biết bao mùa Mùa chặt, mùa đốt... và mùa trồng cây Chặt phá loang lổ, tầy huầy Muốn đốt cho sạch phải xây nhiều lò Muốn trồng, phải trồng cây to Chóng thành củi gộc thồn lò cháy ngon Ngu gì trồng mớ cây con Hết nhiệm kỳ, nó chả còn sống đâu
13 Tháng Ba 20248:03 CH(Xem: 1322)
Ôi, có gì không rõ mà phải làm rõ, ông Phó Chủ tịch ơi! Lý do chắc là tại họ làm biếng, không chịu về nước xây dựng CNXH cho mấy ông đó thôi. Có lẽ ai đó đã làm cho họ hoang mang, dao động, khi nói rằng: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa“. Nhân loại đã đi được gần ¼ đoạn đường trong thế kỷ này. Còn hơn ¾ đoạn đường nữa mới hết thế kỷ, nhìn đoạn đường hơn 76 năm còn lại, có lẽ họ ngẫm nghĩ: Chẳng biết mình có sống được chừng tới đó hay không mà về đó để xây dựng, cho dù đến hết thế kỷ này có xây CNXH thành công đi nữa...
12 Tháng Ba 20248:07 CH(Xem: 2013)
Bà Lan vừa chỉ cho đàn em từng kỷ vật, vừa thuyết minh: “Đây là bác Trọng tặng nhé, bác Nguyễn Phú Trọng tặng cho em bút bằng vàng với kim cương để ký các quyết định lớn. Đây, chính đích thân bác Trọng ký, em có hình ảnh luôn. Đây, chữ ký của bác Nguyễn Phú Trọng”. “Đây, cái này là của bác Phạm Minh Chính… Em có hết, tứ trụ triều đình em có hết, không có thiếu cái gì hết…” “Tay sờ mắt thấy…”; “Tiền không có thiếu đâu”; “Đừng có phát tán nhé…” “Tặng cho em trai một cái nè. Bằng vàng thật đấy nhé!” Phía trên là những lời của bà Lan, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, một khúc củi tươi mới vào lò. Bác Cả chống tham nhũng kiểu này thì …
11 Tháng Ba 20249:08 CH(Xem: 1671)
- Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi: Mời Bác nghỉ - Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Hàng bác cứ... lòng thòng Thì phải làm... kách mệnh Em Xuân nằm chân gác, Em Ngát ngủ tê hê Em Lạc cùng em Khai vẫn còn chờ ở đó... Đường kách mệnh gian khó Bác phải gắng cho xong Đầu gối bác muốn long Toàn thân thì uể oải Nhưng bác không trễ nãi Nhiệm vụ... đảng đã giao Bác phải cố cho mau.
11 Tháng Ba 20249:03 CH(Xem: 808)
Phản động không rao giảng đạo đức Không việc làm táng tận lương tâm. Phản động không bao giờ bán nước Quỳ dưới chân bọn giặc ngoại bang. Phản động biết bạn, thù rành rẽ Không gộp chung như mớ bòng bong. Phản động không bao giờ chạy án Không ăn tiền cả triệu đô la. Phản động không chơi gôn, đánh bạc Không giống như tướng cướp côn đồ. Phản động không nhà lầu, xe hơi , gái gú Không thẻ xanh, mua chức, mua quyền . Phản động chỉ nói lên sự thật Không nói lời nịnh hót , bưng bô. Vậy phản động không theo ý đảng Nên phản động "xứng đáng" vào tù.
09 Tháng Ba 20246:24 CH(Xem: 1880)
Ví dụ B: (1) Thanh niên phải yêu nước. (2) Láng giềng thì phải bảo bọc, tối lửa tắt đèn có nhau. (3) Anh em phải kính trọng nhường nhịn nhau đó là đạo lý Á Đông. Cả (1), (2), và (3) đều có lý. Giờ thì (4) Việt Nam nhỏ hơn nên là em, Trung Quốc lớn nên là anh (5). Em phải kính trọng anh. Kaka, (4) và (5) thì bắt đầu xàm. Ở đâu ra cái so sámh quan hệ hai quốc gia, hai thể chế chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp như quan hệ anh em? Ai bảo nhỏ hơn về diện tích, dân số thì là em? Mà em thì phải kính trọng anh, nghĩa là gì? Là nó đưa quân đánh mình hàng ngàn năm thì mình đứng yên cho nó đánh và kính nó à?
09 Tháng Ba 20246:21 CH(Xem: 2656)
Một đại diện của MSFJ hôm 6/3 nói với VOA rằng các thành viên của nhóm này “không liên quan gì đến vụ xả súng” ở Đắk Lắk, vốn khiến 9 người thiệt mạng, gồm 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã. Đại diện này cũng phủ nhận bất kỳ liên quan gì tới nhóm MSGI và cho biết họ đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa cũng như không ủng hộ bạo lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong email gửi VOA, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “tiếp tục quan ngại sâu sắc và thẳng thắn lên án những cuộc tấn công” ở Đắk Lắk.
08 Tháng Ba 20248:12 CH(Xem: 1736)
Ủa, nếu không biết không đến được, hay thời gian để đến được nó dài nhiều thế hệ thì sao không quăng cái CNXH đó vào thùng rác đi và đi theo con đường dân chủ của các quốc gia văn minh giàu có? Dĩ nhiên là đảng biết chắc về con đường XHCN vô vọng của mình sẽ chẳng đi được tới đâu, nhưng ngu gì mà nói? Ngu gì mà từ bỏ, cứ hô hào toàn dân kiên định, còn chúng ta cứ tiếp tục cai trị, bốc hốt, làm giàu, hy sinh đời bố củng cố đời con, của nã ăn mười đời còn không hết, còn lũ dân đen thì chúng mày cứ ngóng cổ lên mà chờ, khi nào đến được cái thiên đường XHCN đó thì hẳng biết…
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...