Từ câu chuyện của đạo diễn Chloe Zhao: Quê hương không phải chốn nương thân

28 Tháng Tư 202110:21 CH(Xem: 8092)
Từ câu chuyện của đạo diễn Chloe Zhao: Quê hương không phải
chốn nương thân

safe_image.php                                                               Hình từ bài chủ



Tuấn Khanh

FB. Song Chi



Câu chuyện của nữ đạo diễn Chloe Zhao (Triệu Đình) bị Bắc Kinh chỉ đạo không cho hệ thống truyền thông toàn Trung Quốc loan tin về việc bà được vinh danh tại giải Oscar lần thứ 93, không chỉ là việc kiểm duyệt nhân thân, mà còn lại mở ra nhiều cánh cửa hậu trường chính trị.
Cuốn phim Nomadland của bà Chloe Zhao giành giải Đạo diễn giỏi nhất, Phim hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Không phải chuyện kinh động từ bộ phim có một ngân sách thấp chỉ 5 triệu USD, mà vấn đề là lần đầu tiên, một phụ nữ Châu Á nhận giải, và người gốc Trung Quốc thứ hai, sau đạo diễn Ang Lee (Lý An). Gọi là gốc Trung Quốc, vì tuy sinh ra ở Bắc Kinh, nhưng bà Chloe Zhao sống ở Mỹ và muốn coi nơi này là một quê hương của mình.
Theo tờ The Wall Street Journal, một phóng viên giấu tên ở Trung Quốc cho biết, mọi phương tiện truyền thông nhà nước đều nhận được tin nhắn, nhắc nhở là không được nói gì về giải thưởng Oscar của bà Chloe Zhao, kèm theo giải thích ngắn là do có một số “dư luận trước đó”.
Cái loa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo là nơi duy nhất được lệnh viết bài về phim của bà Chloe Zhao, nhưng chê và nói Nomadland “đặc trưng của người Mỹ và khác xa với cuộc sống thực của người Trung Quốc”. Cũng trong bài báo ấy, tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn dạy dỗ bà Chloe Zhao rằng “Chúng tôi hy vọng bà ta có thể ngày càng trưởng thành hơn. Trong thời đại mà cuộc đối đầu Trung – Mỹ ngày càng gay gắt, cô ấy có thể đóng vai trò trung gian trong hai xã hội và tránh trở thành điểm tạo ra những mâu thuẩn. Cô ấy không thể thoát khỏi cái nguồn gốc của mình, và cô ấy nên tích cực sử dụng nó”.
Bộ phim Nomadland kể một câu chuyện tĩnh lặng và dịu dàng về sự sụp đổ kinh tế của một thị trấn công ty ở vùng nông thôn Nevada, từ đó bà Fern (Frances McDormand) quyết định lái chiếc xe tải của mình và lên đường khám phá cuộc sống bên ngoài xã hội, thảnh thơi như một người du mục thời hiện đại. Bộ phim chứa đầy sự cô đơn của một người đứng trước cánh cửa tuổi xuân khép lại, cô đơn và tìm kiếm những cảm nhận nội tâm. Phim còn có cảnh tuyệt đẹp và sâu thẳm của miền Tây nước Mỹ.
Phim chỉ vậy thôi. Chẳng chính trị chính em gì, nhưng Bắc Kinh không chỉ thất vọng vì phim bởi một người Trung Quốc, mà chẳng nói gì về Trung Quốc để họ có thể dựa dẫm vinh quang – kiểu rất thường thấy ở các nhà nước độc tài và cộng sản: Luôn xua người tài khác quan điểm chính trị ra đi, nhưng khi họ thành đạt thì luôn cố vơ vào như thân thiết lắm. Điều tức giận của Bắc Kinh, mà theo đài ABC của Úc tiết lộ, là bà Chloe Zhao từng có quan điểm ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Chính vì vậy, nên lúc này không phải là lần đầu tiên Nomadland bị truyền thông Trung Quốc tìm cách xóa đi trên tin tức. Tháng trước, hãng Associated Press cũng ghi nhận thấy rằng các bài đăng trên mạng xã hội và các bài báo công khai khác về bộ phim đã bị các cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc xóa bỏ. Lý do bắt nguồn từ những bình luận của bà Chloe Zhao trên các phương tiện truyền thông phương Tây trước đây, bày tỏ quan điểm chính trị của mình về chế độ cộng sản. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2013 với tạp chí Filmmaker, bà nói rằng Trung Quốc là “nơi có những lời nói dối ở khắp mọi nơi”. Dĩ nhiên, bình luận đã gây ra phản ứng dữ dội với bộ máy cầm quyền cộng sản Trung Quốc.
Thế là bộ máy Ngũ Mao Đảng, tức Đảng 5 xu, lực lượng dư luận viên hùng hậu của đảng vào cuộc để tranh cãi, chửi bới tục tĩu bất kỳ ai khen ngợi phim hay tài năng của bà Chloe Zhao. Còn các dư luận viên cao cấp có lý luận thì viết bài dài trên các trang mạng như Weibo, Douban… chê bai kiểu có kiến thức. Những cuộc tranh luận dữ dội nói trên, ngược lại bộc lộ cho thấy những lo lắng sâu sắc của người dân Trung Quốc tỉnh táo về vấn đề văn hóa được kiểm duyệt dưới ánh sáng cộng sản, khiến cảm giác “cái gì vui, mới cũng có”, như thật ra nhu cầu “tự tin về văn hóa” của một dân tộc đang là vấn đề.
“Nhà nước cộng sản không thích một người từ đất nước, lớn lên bằng học thức tự do và trở nên có quyền lực với công chúng, đứng ngoài sự kiểm soát chính trị đã hình thành lâu nay của đảng”, một người bình luận có tên Nangxi trên trang Weibo, viết như vậy, “đặc biệt khi bà Chloe Zhao nói coi nước Mỹ như một quê hương”.
Sự kiện này nhắc về chuyện Việt Nam, cũng bẽ bàng không kém.
Vào năm 2013, trong danh sách đề cử giải Oscar, người ta thấy tên một người Việt, đó là đạo diễn Kim Nguyễn khi bộ phim “War Witch” (Phù thủy chiến tranh) lọt vào top 5 đề cử Phim nước ngoài hay nhất. Lập tức, như vớ được vàng, báo chí truyền thông Việt Nam hết đợt này đến đợt khác ngợi ca bộ phim về đề tài chiến tranh ở Congo, Châu Phi và luôn nhấn mạnh ý đạo diễn mang dòng máu Việt, tài năng gốc Việt… Thế nhưng sau một lần phỏng vấn trực tiếp, Kim Nguyễn nói rằng anh không muốn mình bị gán vào chữ gốc Việt, bởi anh sinh ra vào năm 1974 ở Canada, bởi từ ba anh, một kinh tế gia Việt Nam có nhiều hiểu biết về Việt Nam sau 1975, chia sẻ với anh. Thế là từ đó, Kim Nguyễn mất tích trên truyền thông Việt Nam, mặc dù anh ta vẫn là một trong những đạo diễn tên tuổi ở Montreal, Quebec, và vẫn hoạt động thường xuyên. Phim mới nhất của anh là The Hummingbird Project, hoàn thành vào năm 2018.
Trước đó, câu chuyện của nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn cũng là một ví dụ khó quên. Ông là người Châu Á đầu tiên đoạt giải cuộc thi Chopin lần thứ 10 ở Warsaw, Ba Lan, năm 1980. Bố của Đặng Thái Sơn là Đặng Đình Hưng, một nhà thơ nổi danh ở Hà Nội. Ông thật sự là một người đa tài với hội họa, âm nhạc và cả kiến trúc. Năm 1956, tại miền Bắc Việt Nam, nhà thơ Đặng Đình Hưng cùng nhiều nhà văn, nghệ sĩ đã đứng lên tham gia một phong trào văn học có tên là Trăm hoa đua nở, để nói thẳng, viết thật. Những cái tên đứng cùng ông lúc đó có Phan Khôi – Chủ nhiệm tạp chí Nhân Văn, Trần Duy – Thư ký tòa soạn, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Văn Cao, Nguyễn Tuân, bà Thụy An. Có nhiều nhà trí thức, không phải văn nghệ sĩ, như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu cũng tham gia phong trào này và mọi người biết đến nó dưới cái tên là nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”.
Số phận của phong trào này, bị đàn áp và tù tội như thế nào, đó là một câu chuyện dài khác. Sau đó, ông Hưng chọn ly dị vợ là nghệ sĩ piano Thái Thị Liên để bà cùng 3 đứa con được yên thân trong giai đoạn kinh hoàng ấy. Cuộc đời của Đặng Thái Sơn tưởng chừng như đã chìm vào bóng tối, nếu như không được vị giáo sư âm nhạc người Nga, gốc Do Thái tên là Isaac Katz, vô tình nghe thấy tiếng đàn qua một buổi tập.
Năm 1976, Đặng Thái Sơn được đi du học Liên Xô theo bảo lãnh của ông Isaac Katz, sau khi ông làm áp lực với phía Hà Nội, rằng nếu không đưa Sơn đi học được, thì ông cũng sẽ tác động Bộ Văn Hóa Nga ngừng các suất học bổng cho các “con ông cháu cha” thời đó.
Khi đi trên đường đi thi bằng hỏa xa, Đặng Thái Sơn viết thư cho bố mình, ông Đặng Đình Hưng rằng ““Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vác-sa-va (tiếng Ba Lan – Warzawa) quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-tan-xon (Natanson) một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… Trong cơn sốt 39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có – Con tham dự với tư cách thí sinh tự do…”
Khi giành giải nhất ở Warsaw, thoạt đầu do không có quốc tịch rõ ràng, ban tổ chức định giương cờ Nga Sô (vì lý lịch là được các giáo sư Nga đỡ đầu giới thiệu, và là thí sinh từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Tchaikovsky với hạng xuất sắc), nhưng Đại sứ quán Việt Nam đã ngay lập tức điện về Hà Nội xin ý kiến và can thiệp, yêu cầu giương cờ Việt Nam, giới thiệu là thí sinh Việt Nam.
Và cuối cùng, thí sinh Việt Nam đó, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, cùng với người mẹ, bà Thái Thị Liên đã chọn định cư tại Montreal và xin nhập quốc tịch Canada, coi đó như một quê hương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 5316)
Không phải cứ áo trắng cổ cồn, khoác cái bộ mặt lãnh đạo là có thể xóa sạch quá khứ, lừa mị được người dân, bởi cái lịch sử đảng đĩ này tội ác quá dầy, quá nhiều thì làm sao mà xóa hết cho được, đó là còn chưa nói đến việc cái đảng đĩ này đặt người dân ra ngoài vòng quyền chính trị của mình, theo đó người dân VN không có quyền ý kiến, phản đối, biểu tình mà chỉ phái chấp nhận những gì mà đảng thi hành thì cho dù bọn lãnh đạo đảng có khoác cái gương mặt nguyên thủ như thế nào lên truyền hình phát biểu thì người dân họ cũng ngó qua như xem bọn hề rẻ tiền hài nhảm...
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 816)
Nếu có đa đảng thì mới có sự cạnh tranh thì đất nước mới tốt đẹp lên được. Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi. Do đó, khi kiều bào về xây dựng uy tín cho đất nước, là họ xây dựng uy tín cho đảng cầm quyền mà thôi. Chúng tôi về đóng góp xây dựng đất nước là chỉ xây dựng cho Đảng của họ thêm lớn mạnh thôi.”
06 Tháng Hai 20248:43 CH(Xem: 1252)
Trước hết, như mọi ngành nghề khác, muốn làm CSGT cũng đòi hỏi sự đam mê. Từ thuở bé tôi đã được mẹ hát ru :”Tài xế là chùm khế ngọt, cho cảnh sát giao thông trèo hái mỗi ngày “ Rồi lớn lên, muốn vô ngành đâu phải dễ. Phải thuộc diện con ông cháu cha, hoặc phải có bác hồ soi đường chạy ghế. Việc cầm sổ đỏ cho ngân hàng để đổi lấy một chân trong lực lượng CSGT là chuyện nhỏ. Tôi còn nhớ, lúc đưa tiễn tôi vô ngành, mẹ dặn “giao thông nếu con không thổi, sẽ không lớn nổi thành người “. Rồi chúng tôi ai cũng có một gia đình phải lo. Phải có tiền cho gấu mẹ chơi lô đề. Phải có tiền cho gấu con đi uống trà sữa. Mà làm giao thông thì...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 2233)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
31 Tháng Giêng 20246:51 CH(Xem: 582)
Cô vợ nghe xong ngồi thừ ra, mãi sau cô mới nói, giọng nghẹn ngào : - Phải chi số tiền biếu tết cho xếp đưa cả cho bà Vân để bà ấy chữa trị cho con thì hay biết mấy. Điều trị phỏng tốn kém lắm anh ạ. Chứ còn thế này có khác gì cảnh “bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”. Anh chồng nhăn mặt : - Đấy, em cứ nói cái kiểu ấy. Rồi đến tai người ta. Không trách được chúng nó tinh giản biên chế em, thất nghiệp ở nhà mấy tháng nay rồi. - Em thế đấy. Sống mà không được nói ra điều mình nghĩ thì khốn nạn quá. Xã hội gì kỳ quặc. Còn anh nếu không nuôi được em thì để em về ở tạm nhà ba mẹ, chừng nào có chỗ gọi em đi làm thì em sẽ trở về với anh.
26 Tháng Giêng 202410:00 CH(Xem: 2404)
Nói về công lao cho đất nước thì Nguyễn Phú Trọng không có gì. Lý do là ông chỉ thụ hưởng di sản quyền lực của Hồ Chí Minh và những lãnh tụ CS tiền nhiệm. Tuy nhiên, từ khi nắm được quyền lực tối cao, ông đã đánh mất nhiều cơ hội canh tân cải tổ đất nước. Có 3 cơ hội lớn ông đã đánh mất trong nhiệm kỳ của mình: Trước hết, vào năm 2013, khi chấp bút bản hiến pháp hiện hành, ông có thể từng bước cởi trói cho dân tộc bằng cách không hiến định hóa Điều 4 hiến pháp, tư hữu hóa sở hữu đất đai và củng cố khái niệm kinh tế thị trường chân chính thay vì tái “định hướng xã hội chủ nghĩa”...
23 Tháng Giêng 20248:35 CH(Xem: 1400)
Trở lại căn biệt phủ âm u ở Hà Nội. Bên trong nhà, Tuấn Anh đang nằm vật mình ra thở nhè nhẹ như chó. Vợ Tuấn Anh ngồi gần đó, vừa gắn lông mi giả vừa khuyên chồng “Việc gì anh phải buồn? Ở chế độ này có thằng bộ trưởng nào không đi tù đâu ? Cùng lắm là anh theo chân thằng bộ trưởng tiền nhiệm Vũ Huy Hoàng, ăn cho dữ vô rồi đi tù 10 năm thôi, có gì đâu mà phải suy nghĩ cho hao gầy tấm thân“. Tuấn Anh nghẹn ngào “Anh đi tù thì được rồi, chỉ lo cho em thôi “. “Anh yên tâm”, vợ Tuấn Anh, người mẫu ảnh, từng có một đời chồng bán phở ở Tuyên Quang, dịu dàng bảo “Anh không việc gì phải lo, em ở ngoài lấy ai mà chẳng được…”
20 Tháng Giêng 20244:53 CH(Xem: 1157)
Để nhồi sọ đảng csVN thi hành chương trình từ rất sớm, những bài hát ca ngợi lãnh tụ như:” Ai yêu bác hcm như thiếu niên, nhi đồng…”, “bác đang cùng chúng cháu hành quân” ra rả từng ngày từng giờ đã làm nhiễm độc đầu óc các đứa trẻ mới sinh ra và khi lớn lên một chút thì đeo khăn quàng đỏ hô vang khẩu hiệu: “Vì tổ quốc VN xhcn – Vì lý tưởng của bác hồ vỹ đại: Hãy sẵn sàng…”; và sau đó các công dân đỏ này bị đảng lợi dụng, ném vào chiến tranh hoặc sẽ trở thành những Hồng Vệ Binh chống lại sự tiến bộ của loài người để bảo vệ đảng...
18 Tháng Giêng 20245:53 CH(Xem: 1588)
Khế: - "Mọi người đừng có chửi tui nghen, tội nghiệp, cái này là tui học tập, làm theo tấm gương vô đạo cáo hồ nè. Khi xưa lão tự sướng viết sách ca tụng mình "Vừa đi đường - Vừa chém gió", thì nay tui ký bằng khen tự tặng mình có gì sai?!"
16 Tháng Giêng 20248:09 CH(Xem: 1935)
Nhục nhã nhất là vụ: “Phó Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu Châu Văn Mỹ ra tòa với cáo buộc nhận hối lộ cả tình lẫn tiền của một đương sự chạy án từ tù giam thành tù treo. Ông Mỹ đã nhận 100 triệu đồng của một đương sự trong vụ án. Vị Phó Chánh án này cũng đòi quan hệ tình dục với đương sự”. Về vụ Hồ Duy Hải: Chánh án NHB nói: “Về hung khí, khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết cái thớt(dính đầy máu nằm cạnh đầu cô Hồng) là hung khí, nên người ta đã dọn đi. Còn về con dao, “Vì họ sơ suất vứt con dao đi nên cơ quan điều tra không tìm được”(Tạp chí Tri Thức ngày 15/6/2020 đưa tin.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!