Việt Nam đã vướng vào "bẫy nợ" của Trung Quốc như thế nào?

17 Tháng Giêng 20209:06 CH(Xem: 8182)

Việt Nam đã vướng vào "bẫy nợ" của Trung Quốc như thế nào?


78722497_149832236318257_2355451547929804800_n



Trần Thảo Vy

     RFA



Chính sách ngoại giao bẫy nợ là gì?

Trong Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 của Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đã cảnh báo là Trung Quốc đang sử dụng chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” để nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược tại khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu.[1] Một trong những hình thức của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” đó chính là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được giăng ra với các nước đang và chậm phát triển.

“Chính sách ngoại giao bẫy nợ” được một số nhà nghiên cứu của Trường đại học Harvard giải thích “là một kỹ nghệ đang được Trung Quốc gia tăng áp dụng để tận dụng các khoản nợ cộng dồn lại, từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đã đặt ra”.[2] Theo đó, có 3 mục tiêu chiến lược quan trọng mà các “bẫy nợ” của Trung Quốc giăng ra để đạt được, đó là: 1) Thiết lập trên thực tế chiến lược “chuỗi ngọc trai” để có thể chi phối được khu vực châu Á; 2) Làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, để Trung Quốc có thể nắm ưu thế tại biển Đông; 3) Hỗ trợ Hải quân Trung Quốc vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất để có thể vươn ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương.

Cách thức thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: “Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rõ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…”[3]

Một nhóm người Srilanka đang đứng nhìn tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động ở cảng Hambantota hôm 25/3/2010 Reuters

Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc như trường hợp Srilanka đối với việc phải bắt buộc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, câu chuyện Việt Nam lại gần như không được nhắc tới như các “nạn nhân” của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” này của Trung Quốc.

Việt Nam vướng vào “bẫy nợ” của Trung Quốc

Mặc dù báo chí nước ngoài không nhắc tới, báo chí Việt Nam thì không được phép nhắc tới việc này, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu để thấy được thực sự Việt Nam đã và đang trở thành “nạn nhân” của chính sách này hay không.

Với vị trí là một quốc gia có bờ biển chạy dọc biển Đông, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các quốc gia ven biển Đông, và Việt Nam cũng đang là một bên “cứng đầu” chống lại tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông. Chính vì vậy, các quan hệ ngoại giao hay kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng không thể tách ra khỏi bối cảnh này. Và vì thế cũng không có chuyện, Trung Quốc chỉ áp dụng chính sách “ngoại giao bẫy nợ” với các quốc gia khác, mà hơn hết, Trung Quốc hiểu rằng khó có thể dùng biện pháp quân sự với Việt Nam, nhưng dùng các “biện pháp kinh tế cưỡng đoạt” thì dễ hơn nhiều.

Báo chí Việt Nam gần đây đang xôn xao về một loạt sự kiện liên quan đến các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Trong khuôn khổ bài báo này, sẽ điểm một số trường hợp cụ thể để xem xét. Tiêu biểu là trường hợp tuyến đường sắt nội ô Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội; Dự án đường sắt Lào cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nhà máy đạm Ninh Bình và Nhà máy gang thép Thái Nguyên.

  1. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Dự án này khởi công từ năm 2011 và đến nay vẫn chưa thể vận hành, nhưng đã đến hạn phải trả tiền lãi cho Ngân hàng Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm.[4]

Hình minh họa. Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội AFP

2. Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải phòng

Cuối tháng 11/2019, dư luận Việt Nam rộ lên việc Bộ giao thông vận tải Việt Nam đang triển khai lập kế hoạch chi tiết cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thông tin từ báo chí cũng cho biết là Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tài trợ số tiền 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 33,4 tỉ đồng để khảo sát lập quy hoạch cho dự án này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuyến đường sắt này thực sự không đáp ứng nhu cầu đi lại cùa người dân mà chiếm vốn đầu tư ban đầu lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng là quá phung phí. Chưa kể như người phương Tây hay nói “không có bữa trưa nào là miễn phí” để giải thích việc không phải bỗng dưng mà phía Trung Quốc “cho không” hơn 33 tỉ đó.

3. Nhà máy đạm Ninh Bình

Theo phân tích của các chuyên gia thì nhà máy Đạm Ninh Bình đang phải gồng mình trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm cho Ngân hàng Eximbank Trung Quốc. Và nguồn vốn mà Chính phủ Trung Quốc cho phía Việt Nam vay đầu tư nhà máy Đạm Ninh Bình thông qua Eximbank không phải là vốn ODA.

Theo thông lệ quốc tế, ODA là hình thức cho vay đặc biệt bởi tính lợi nhuận không cao, nó là các quan hệ hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Các nước đi tiên phong thường viện trợ hoặc cho các nước chậm phát triển vay ưu đãi, hỗ trợ họ nhanh chóng ngang bằng với các nước khác ở nhiều phương diện nhằm tạo ra một hệ thống phát triển tương đồng hơn.

Nhưng khi vay tiền của Exim bank Trung Quốc, một trong những điều kiện của họ là Việt Nam phải sử dụng nhà thầu của họ.

Tờ báo Đất Việt cho biết: “Ban đầu phía Việt Nam tưởng có lợi khi được vay với lãi suất 4%, dù không thấp nhưng vẫn rẻ hơn so với vay thương mại, tuy nhiên nó lại đi kèm với điều kiện phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dùng máy móc, thiết bị thay thế của Trung Quốc...

Đó là những ràng buộc khiến bên đi vay "sập bẫy" và khi ấy công cụ tài chính của Trung Quốc đã vượt khỏi mục tiêu kinh tế đơn thuần. Đằng sau đó là vấn đề chính trị, nền móng của sự phát triển. Quan hệ giữa hai bên cũng không phải là hai đối tác bình thường, sòng phẳng và bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, giữa người cho vay và bên đi vay nữa mà nó đã mang tính chất giữa hai chính phủ, hai quốc gia.”[5]

4 Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thài Nguyên giai đoạn 2

Thông tin về dự án này trên báo Pháp luật TPHCM như sau: “dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2005; giao VNS tổ chức thẩm định, xem xét phê duyệt; Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư (TMĐT) được HĐQT VNS phê duyệt là 3.843 tỉ đồng, gồm hai gói thầu chính: (1) Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là 224 tỉ đồng; (2) Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim (143 triệu USD, sau là 160,9 triệu USD) đấu thầu rộng rãi, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá 160,9 triệu USD.

Sau ký hợp đồng, MCC đã được tạm ứng 35,6 triệu USD; tiếp đó TISCO và MCC ký 10 phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của hợp đồng EPC đã ký.

Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.100 tỉ đồng (tăng 4.200 tỉ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động. Thực tế, gói thầu EPC đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành.

Hình minh họa. Dự án mở rộng ở nhà máy Gang Thép Thái Nguyên Courtesy of toquoc.vn

TISCO đã thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là 4,737 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD (42 xe ô tô là 1,033 triệu USD, năm đầu máy toa xe là 5,4 triệu USD…).”[6]

Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải - đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật.

Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: “trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc. Trong đó, nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; nhà máy Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên bị đội vốn từ hơn 3.800 tỷ đồng ban đầu lên hơn 8.100 tỷ đồng; dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn gấp đôi từ 175 triệu USD lên hơn 335 triệu USD.”[7]

Các khoản vay từ Trung Quốc “lãi suất cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với các thị trường khác; điều kiện vay kém ưu đãi; yêu cầu chỉ định thầu cho các công ty Trung Quốc; các dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện thường xuyên bị chậm tiến độ, đội vốn…”[8]

Kết luận

Qua khảo sát 4 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu gần đây đã cho thấy, các cảnh báo từ phía các nhà nghiên cứu và chính khách Hoa Kỳ về “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Tất cả các dự án sai phạm lớn của Việt Nam mà bài này đã nêu đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc…Tất cả những yếu tố này được Trung Quốc triển khai trong bối cảnh chính quyền thiếu minh bạch, công khai và không loại trừ việc các bên ký kết các hợp đồng như vậy có bóng dáng của tham nhũng.

Những lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc “vướng vào” tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do. Chính vì vậy, nếu chính quyền Việt Nam thực tâm muốn vượt qua “bẫy nợ” này thì chỉ có công khai, minh bạch các thông tin, tôn trọng sự phản biện từ các chuyên gia mới có thể thực hiện được.

 


[1] U.S. Department of Defense. Summary of the 2018 National Defense Strategy of The United States of America, 19 Jan. 2018.

[2] https://www.belfercenter.org/sites/default/files/files/publication/Debtbook%20Diplomacy%20PDF.pdf

[3] Tillerson, Rex W. “U.S.-Africa Relations: A New Framework.” 6 March 2018, George Mason University, Fairfax, VA.

[4] https://soha.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dong-vay-trung-quoc-14-ngan-ty-chua-biet-bao-gio-xong-20191101152927474rf20191101152927474.htm

[5] https://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/dam-ninh-binh-nang-no-trung-quoc-sap-bay-the-nao-3317025/

[6] https://plo.vn/thoi-su/sai-pham-khung-tai-du-an-gang-thep-thai-nguyen-876355.html

[7] https://trithucvn.net/kinh-te/1-3-so-du-an-thua-lo-nganh-cong-thuong-co-von-vay-tu-trung-quoc.html

[8] https://trithucvn.net/kinh-te/1-3-so-du-an-thua-lo-nganh-cong-thuong-co-von-vay-tu-trung-quoc.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 20235:35 CH(Xem: 274)
Tại VN đảng chỉ mong có một thứ tôn giáo duy nhất là “Đạo Đảng”, phải nói rõ là đạo đảng chứ không phải “Đạo hồ, đạo Hẹ” gì cả. Trước đây cũng có mấy tên cơ hội đem hình ảnh tên hồ ra làm màu để khai sinh ra cái đạo Hoàng Thiên Long, trong đó bọn chúng sao chép, xuyên tạc giáo lý Đạo Phật thành Đạo hồ, thế nhưng như đã nói đảng cs làm sao mà cho phép khi đạo này lôi kéo được tín đồ và ẳm bộn bạc, cho nên chỉ sau một thời gian thì Đạo hồ bị giật sập và chìm vào dĩ vãng, chỉ còn một loại đạo hiện diện, thường trực, thường xuyên là đạo đảng mà người dân trong nước bắt buộc phải nghe theo hàng ngày, phải tin theo những gì đảng nói...
25 Tháng Ba 20235:33 CH(Xem: 75)
Theo luật hàng không của Pháp, luật lệ áp dụng trên các phi cơ có quốc tịch Pháp là luật quốc gia của Pháp. Suy diễn ngược lại, có thể Pháp mặc nhiên nhìn nhận họ “không có thẩm quyền” đối với những chiếc phi cơ của Vietnam Airlines và nhân viên của hãng này. Dĩ nhiên ngoại trừ các trường hợp các chuyến bay của Vietnam Airlines đe dọa đến an ninh quốc gia Pháp. Theo luật hải quan của Pháp (Việt Nam cũng vậy luôn), pháp nhân “gian lận thuế quan” bị bắt quả tang sẽ không được áp dụng nguyên tắc “suy diễn vô tội”. Bởi vì khi quá cảnh, pháp nhân đã phải thông qua các thủ tục kê khai hàng hóa của mình. Khai gian, nguyên tắc luật...
22 Tháng Ba 20238:42 CH(Xem: 309)
Cái trò này cũng như khi thằng tư bản đỏ Phạm Nhật Vũ làm thua lỗ vụ AGV hàng ngàn tỷ đồng nhưng được thằng anh thái giám Phạm Nhật Vượn vào lạy lục van xin tên TBT Nguyễn Phú Trọng tha chết, sau đó bọn chúng làm lên một luận điệu là Phật Tử, Hội Phụ Huynh Học Sinh, có đơn xin giảm án cho tên Vũ, cuối cùng nó chỉ ở tù có vài ba năm là được ra sống sung sống sướng! Đó chính là nét đặc thù của một quốc gia độc tài, theo đó dù có phạm tội tày đình thì cũng hóa vô tội, còn người vô tội mà bọn chúng muốn diệt trừ thì đủ lý do mà có tội. Đó cũng là lý do vì sao mà đảng csVN e sợ tiến trình đa đảng phái, vì nếu có đảng đối lập cùng...
22 Tháng Ba 20238:41 CH(Xem: 183)
“Tôi vô cùng thất vọng về câu trả lời của Chính phủ Việt Nam. Phản hồi này lờ đi các bằng chứng. Bảy tháng sau khi đưa Đổng Quảng Bình ra khỏi phòng trọ, Chính phủ Việt Nam nói họ không biết ông ta ở đâu. Chính phủ Việt Nam cần có thái độ trách nhiệm trước việc này." Sheng Xue cho RFA biết một ngày sau khi ông mất tích, đích thân bà nhờ ba người bạn tới toà nhà mà ông tạm trú để hỏi thăm thì được chủ nhà và cư dân ở đó cho biết ông bị hơn một chục công an Việt Nam bắt đi.
21 Tháng Ba 20238:17 CH(Xem: 244)
Ăn hết, bán hết từ tài nguyên thiên nhiên cho tới bây giờ cả cát cũng bán, cả sức lao động của người dân cũng đem bán đi làm thuê cho nước người. Phá hết rừng đến biển, phá nát những di tích lịch sử, những công trình kiến trúc cổ, băm nát “bộ mặt” của các thành phố cho tới thôn quê, nặng nề hơn là phá nát văn hóa, giáo dục, đạo đức xã hội, lương tri, những bản chất tốt đẹp của con người… Người ta cứ hay nói đến tội ác của chế độ phát xít nhưng các chế độ phát xít thì bạo phát bạo tàn, còn các chế độ cộng sản, đặc biệt nếu cầm quyền lâu dài như Cu Ba, Bắc Hàn, Trung Cộng, Việt Nam… thì sức tàn phá và di hại của nó đối với đất nước...
21 Tháng Ba 20238:17 CH(Xem: 203)
Ông Y Wơ Niê, người dân tộc Ê-đê, vào ngày 20/5/2022, bị tuyên bốn năm tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Cáo trạng nêu rằng vào năm 2020, Y Wo Nie đã báo cáo những vụ vi phạm nhân quyền “bịa đặt” cho “các đối tượng phản động ở nước ngoài” thông qua các ứng dụng nhắn tin và gặp gỡ các nhà ngoại giao. Điều này bị cho là làm ảnh hưởng đến “an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,” “làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chế độ”…
21 Tháng Ba 20238:06 CH(Xem: 196)
“…Việt Nam vừa ra sách trắng về tôn giáo, tôi nghĩ đây có lẽ là một cách để họ chống chế việc vừa rồi bị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào danh sách SWL. Thực tế vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam xưa nay vẫn vậy… Sách trắng với nội dung tuyên truyền mà xưa nay họ tuyên truyền rằng “Việt Nam có tự do tôn giáo”, “Nhà nước tôn trọng tự do tôn giáo”…” “Họ có thể dùng quyển sách này để trưng ra cho thế giới thấy rằng Việt Nam có tự do tôn giáo như những gì họ viết. Nhưng thực tế thì không đúng như những gì họ viết”.
21 Tháng Ba 20238:02 CH(Xem: 167)
Trong thư gửi cho phía Việt Nam, ba quan chức nhân quyền của LHQ nói rằng họ “quan ngại sâu sắc” về những gì dường như là “việc giam giữ tùy tiện, cưỡng bức mất tích” của ông Đổng. Bức thư ghi nhận sự việc diễn ra ở Hà Nội ngày 24/8/2022 với sự chứng kiến của một số nhân chứng: “Người ta nhìn thấy ông Đổng lần cuối cùng khi ông bị còng tay và bị bịt mắt, bước lên một xe cảnh sát và bị khoảng chục công an thuộc Bộ Công an Việt Nam hộ tống”.
19 Tháng Ba 20235:16 CH(Xem: 288)
Nội dung chính sách “học tập cải tạo” của CSVN cho thành phần cựu công nhân viên chức và lính của VNCH cũng có thể là một ác chiến tranh. Nhưng người “học tập cải tạo” đã bị đối xử như tù khổ sai và biệt xứ trong rất nhiều năm. Nhũng người này đã bị giam giữ một cách tùy tiện, không thông qua bất kỳ một bản án của một tòa án nào. Ngoài ra chính sách “tẩy não”, không chỉ cho tập thể quân nhân công chức VNCH cũ, mà mở rộng ra toàn thể dân chúng VNCH cũng là một tội ác chiến tranh.
19 Tháng Ba 20235:14 CH(Xem: 262)
Không biết nhân viên tên Sơn đã dựa vào công văn hay chỉ thị nào mà dám phát ngôn theo kiểu độc tài như thế! Nếu có một văn bản hành chính nào có quy định như vậy thì tôi rất quan ngại về vấn đề tự do ngôn luận, văn bản ấy đang biến người Chăm thành kẻ câm trong việc quảng bá di sản tổ tiên mình đến với bạn bè trong và ngoài nước. Văn bản ấy, vô tình tước đi quyền tham gia và thụ hưởng văn hoá của người Chăm trên di sản tổ tiên mình. Cũng xin hỏi nhân viên tên Sơn trên tháp Po Ina Nagar rằng, văn hoá và lịch sử Chăm nó rộng và rất bao la, anh dựa vào nghiên cứu nào để làm chuẩn và cấm người Chăm kể về văn hoá mình...
25 Tháng Ba 2023
Tại VN đảng chỉ mong có một thứ tôn giáo duy nhất là “Đạo Đảng”, phải nói rõ là đạo đảng chứ không phải “Đạo hồ, đạo Hẹ” gì cả. Trước đây cũng có mấy tên cơ hội đem hình ảnh tên hồ ra làm màu để khai sinh ra cái đạo Hoàng Thiên Long, trong đó bọn chúng sao chép, xuyên tạc giáo lý Đạo Phật thành Đạo hồ, thế nhưng như đã nói đảng cs làm sao mà cho phép khi đạo này lôi kéo được tín đồ và ẳm bộn bạc, cho nên chỉ sau một thời gian thì Đạo hồ bị giật sập và chìm vào dĩ vãng, chỉ còn một loại đạo hiện diện, thường trực, thường xuyên là đạo đảng mà người dân trong nước bắt buộc phải nghe theo hàng ngày, phải tin theo những gì đảng nói...
24 Tháng Ba 2023
Vì vậy, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt) đã đưa tin ngày 03/05/2022: “Trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí năm 2022, Việt Nam xếp hạng 174, ngay dưới Cuba (173) và trên Trung Quốc (175), hai quốc gia cùng do Đảng Cộng sản cầm quyền như Việt Nam. Với vị trí này, Việt Nam tăng một bậc so với năm trước, trong bối cảnh mà RSF, tổ chức Ký giả không biên giới có trụ sở ở Paris, nhận định rằng các nền dân chủ trên toàn cầu bị suy yếu trong sự trỗi dậy của các thể chế độc tài.” “Dù tiến hơn một bậc so với những năm trước đó, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới, tức danh sách đỏ của bảng Chỉ số, gồm những nước có tình hình báo chí “rất tồi tệ”, với Triều Tiên đứng cuối bảng (180).”
22 Tháng Ba 2023
Cái trò này cũng như khi thằng tư bản đỏ Phạm Nhật Vũ làm thua lỗ vụ AGV hàng ngàn tỷ đồng nhưng được thằng anh thái giám Phạm Nhật Vượn vào lạy lục van xin tên TBT Nguyễn Phú Trọng tha chết, sau đó bọn chúng làm lên một luận điệu là Phật Tử, Hội Phụ Huynh Học Sinh, có đơn xin giảm án cho tên Vũ, cuối cùng nó chỉ ở tù có vài ba năm là được ra sống sung sống sướng! Đó chính là nét đặc thù của một quốc gia độc tài, theo đó dù có phạm tội tày đình thì cũng hóa vô tội, còn người vô tội mà bọn chúng muốn diệt trừ thì đủ lý do mà có tội. Đó cũng là lý do vì sao mà đảng csVN e sợ tiến trình đa đảng phái, vì nếu có đảng đối lập cùng...
16 Tháng Ba 2023
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm. Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
16 Tháng Ba 2023
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
15 Tháng Ba 2023
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
13 Tháng Ba 2023
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
12 Tháng Ba 2023
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
11 Tháng Ba 2023
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.
09 Tháng Ba 2023
Họ quần quật bốc vác sắt thép, phụ hồ trộn bê tông khuân cột xi măng trên công trường. Trồng trọt trong trang trại. Tận tụy chăm sóc người già, chăm chút bữa ăn cho gia đình người khác trong khi chính con cái mình ở nhà thèm đến đứt ruột một bữa cơm mẹ nấu. Nước mắt, mồ hôi, máu, cả tủi nhục. Nhưng họ chịu đựng tất cả để có một ngày thực hiện được những gì đã ước mơ. Cho dù ước mơ đó chỉ là miếng cơm manh áo cho gia đình, nhưng ai dám cười nó không cao cả và vĩ đại?