Ngày 30/4 “đường vinh quang xây xác quân thù”

27 Tháng Tư 20194:17 CH(Xem: 7854)

         NGÀY 30/4 “ĐƯỜNG VINH QUANG XÂY XÁC QUÂN THÙ”

 

                                za                               Ghi chú trong hình: HIGHWAY OF HORROR (Quang Tri 1972)
                                   Đại lộ Kinh Hoàng, các tháng tư đen 1972, 1975, ngày 30/4:
                                                    “Đường vinh quang xây xác dân thù
!”

 




Lê Bá Vận




“Đường vinh quang xây xác quân thù”.

Tuy gây tranh luận do mang tính man rợ, song đó là câu để tự hào, là tinh túy, là linh hồn của bài đảng ca cọng sản Việt Nam (csVN), vừa là Quốc ca Cọng hòa xã hội chủ nghĩa VN.

 

Vi diệu thay! nổi bật là xác nhân dân đồng bào trong 3 trận chiến chính.

Giới nghiên cứu quân sự thế giới về chiến tranh VN đồng ý chỉ 3 trận đánh ấy là cần quan tâm:

Trận đầu là trận Mậu Thân Huế, tháng 2- 1968. Tháng Tết đen - Huế.

Trận thứ hai là trận Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 30-4-1972. Tháng tư đen - Quảng Trị.

Trận thứ ba là trận chiến dịch Hồ Chí Minh 30-4-1975. Tháng tư đen – Ngày Quốc hận.

 

I) Trận Mậu Thân Huế, tháng Tết đen Man rợ năm 1968.

Khuya mồng một Tết Mậu Thân 1968 (đêm giao thừa theo lịch miền Bắc) lực lượng Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng bất ngờ đồng loạt tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam VN trong lúc nhân dân vững tin hưu chiến, ăn Tết năm đó tưng bừng.

Rút cục cọng sản làm chủ được Huế và toàn bộ dân cư trong 26 ngày trong tháng 2-1968.

Đến khi chúng bị đẩy lui thì nhiều ngôi mộ tâp thể chôn tử thi, ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống, được tìm thấy tại 22 địa điểm ở Huế và quanh Huế.

Tại các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai người chết, người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Đó là trận thảm sát Huế (Hue massacre).

Các tử thi đào lên, dính chùm, bị trói là dấu ấn công tác của mấy ông Việt cộng.

 

II) Trận Quảng Trị, tháng tư đen Kinh hoàng năm 1972.

Ngày 30 tháng 3-1972 , quân đội nhân dân miền Bắc nã đại pháo, hỏa tiển và tràn qua sông Bến Hải, Đông Hà thất thủ. Trong suốt tháng tư cọng sản tiến đánh Quảng Trị và đến cuối tháng tư 1972 thì giành quyền kiểm soát được toàn tỉnh Quảng Trị.

Ngày 30-4-1972 quân đội VNCH quyết định rời bỏ Quảng Trị và rút lui toàn bộ ngày 1-5.

Trong tháng 6-1972, quân lực VNCH từ Huế bắt đầu phản công và tái chiếm thành cổ Quảng Trị giữa tháng 9-1972 mà thương vong binh sĩ hai bên đều rất nặng, nhất là phía cọng sản.

 

Tuy nhiên trận đánh ở Quảng Trị được nổi danh và nhớ đến với địa danh “Đại Lộ Kinh Hoàng” (Highway of  Horror) của Mùa Hè Đỏ Lửa (Flamming Summer) 1972.

Theo thông lệ, mỗi khi bộ đội cọng sản đến giải phóng thì người dân hùa nhau bỏ chạy về phía chính quyền quốc gia. Người dân Đông Hà và Quảng Trị ở gần giới tuyến, trong nhà ngoài vườn, họ đều xây hầm trú ẩn chắc chắn phòng pháo kích, đạn lạc. Sở dĩ đồng bào bỏ nhà cửa, ra đi chỉ vì không muốn sống với cọng sản. Hình ảnh tàn ác Tết Mậu Thân cũng còn đó.

 

Đau đớn thay! trên đường đoàn người di tản, gồng gánh của cải, có khi con nhỏ, đi bộ vào Huế thì đại pháo 130 mm của trung đoàn 38 Pháo binh, súng cối bộ binh, đại liên, nã vào họ, giết chết hàng ngàn thường dân (1841 xác thối rũa được thu nhặt 2 tháng sau đó), đa số là các người già, đàn bà, trẻ con khiến đoạn đường trên 2 cây số cách thị xã Quảng Trị 10 km về hướng nam, trở thành “Đại Lộ Kinh Hoàng”, chặng đường tử khí, đi vào lịch sử. (1) (2).

 

Một câu chuyện thương tâm: “Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ, là Trung Tá Kimberly M. Mitchell, còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín…” 

Cũng tháng 4-1975, nhân dân Huế kinh sợ họa Tết Mậu Thân tái diễn, ồ ạt chạy vào Đà Nẵng.

 

III) Trận Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng tư đen Quốc hận năm 1975.

Khởi đầu từ tháng 3-1975, Tây Nguyên Ban Mê Thuột, rồi lần lượt các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị, Huế trở vào…Nha Trang (thất thủ ngày 2-4-1975). Trong tháng tư chiến cuộc diễn ra ở các tỉnh phía đông Sài Gòn, Long Khánh (Xuân Lộc 12-4), châu thổ sông Cửu Long, và đến trưa ngày 30-4-1975 thì Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh quân đội VNCH buông súng, ngừng chiến đấu. Bộ đội cọng sản tiến vào Sài Gòn ngày hôm đó và Cần Thơ ngày 1-5.

Miền Nam đã kháng chiến để tự vệ song thất bại.

 

Chiến cuộc là thế, tuy nhiên, đối với nhân dân thì chiến dịch Hồ Chí Minh là chuỗi dài “Đại Lộ Kinh Hoàng” 1972  lặp lại, những con đường ngập tràn máu và xác người khởi đầu từ ở Tây Nguyên, lan xuống miền Trung, miền Nam. Pháo thủ cộng sản đã cố tình tác xạ bừa bãi vào dòng người dân tị nạn khi biết họ bỏ chạy về hướng chính quyền Việt Nam Cọng Hòa.

 

                                                         ***

 

Ngày 30/4/1975 và xây xác miền Nam quân thù.

Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Việt cọng vào nhà bắt người như bắt cá trong rọ, hoặc gọi ra trình diện rồi đem giết, chôn tập thể. Trong các tháng tư đen 1972 và 1975 bộ đội cọng sản nã súng lớn, bé vào đoàn thường dân di tản trên các quốc lộ để giết hoặc buộc trở lui. (1) (2)

Các đám dân đó tháo chạy về bên VNCH, mặc nhiên theo địch, là quân thù đối đầu với cách mạng. Lũ dân tháo chạy vượt biển thì bắn chết bỏ. Suốt thời chiến, trước 1975, Việt cọng còn thực hiện nhiều vụ pháo kích, đặt chất nổ, gài mìn vào thường dân sống với VNCH.

 

“Đường vinh quang xây xác quân thù!” 

Than ôi! tự xưng văn minh, đạo đức nhất, song giá Đảng sửa ngôn phong, thay ngôn từ “xây xác” kinh tởm bằng “truy sát/truy quét”, hoặc “tan bóng/chiến thắng…xây đắp sơn hà”! 

Và đổi “cờ in máu chiến thắng” thành “cờ phất phới/theo gió tung bay…” 

Song Đảng sẽ đánh mất bản chất “đảng cọp sống”, bầy cọp sổng chuồng và máu xác.

 

Cải cách ruộng đất Hồ chôn xác, Sinh Bắc tử Nam, Đường Trường Sơn Hồ Chí Minh đốt xác, Lăng Ba Đình Hồ ướp xác, Đại lộ kinh hoàng Dân rữa xác, Tháng tư đen, Ngày Quốc hận, một chuỗi dài tội ác lịch sử do đcsVN tạo nghiệp, dẫn dắt đất nước bị một đảng cầm quyền độc tài phỉnh gạt, thối nát đục khoét, rơi dần vào tay kẻ láng giềng trục lợi. Ôi niềm đau Quốc hận!

 

Ngày 30/4/1975 đỉnh cao “đường vinh quang xây xác quân thù”: cọng sản miền Bắc xâm lăng và đô hộ miền Nam trù phú. Chiến thắng ấy là nhờ công ơn to lớn Tàu cọng giúp đỡ.

Điều này nằm trong sách lược Đại Hán thâu tóm toàn bộ nước VN và biển Đông.

Miền Nam còn tự do ắt sẽ giữ trường tồn sơn hà Bắc, Nam, con cháu Hồng, Lạc.

 

 

Chú Thích:

 

(1) Bi Mộ “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Lời kể lại của một nhân chứng (email 14-4-2019). 

Ha Le … [ykhoahue] ykhoahue@yahoogroups.com To: yahoogroups

Apr. 14 at 12:27 p.m. [Attachment(s) from Ha Le included below]

Qúy gởi Anh Chị Em
Năm 1972 Kim là cựu học sinh trường Thánh Tâm , Quãng Trị và đã cùng Đồng bào Cam Lộ, Đông Hà,Gia Độ, Gio Linh...thuộc vùng Trị Thiên chạy “Giặc” trên đại lộ kinh hoàng của Mùa hè đỏ lửa 1972 . Số người dân vô tội bị bom đạn giết chết dọc theo bãi cát trắng , còn nhiều hơn số người dân bị chôn sống trong chiến cuộc Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968. Viết đến đây và nhớ lại Quãng Trị thân thương đã làm cho Kim “ Khóc trong lòng” và “ruột quặn đau “, nước mắt của Kim đã tuôn ra.
Kim đã cùng với các anh chị em của nhóm Hướng Thiện , Huế... xây được 100 ngôi mộ cho các nạn nhân hữu danh vô tự, hữu tự vô danh bị giết bởi đạn đại bác 130 ly và 2 cây đại liên do địch quân bắn thẳng vào người dân, để chặn đừơng tìm tự do cuả các “ Miềng “ chạy về phiá “ Mỹ Nguỵ và sau khi cuộc tái chiếm cổ thành Quảng Trị thì đã được Nhật Báo Sóng Thần đem chôn ở Phò Trạch. Nhưng đến năm 2009 thì việc xây bi mộ bị chính quyền ra lệnh “ Tạm đình chỉ” . Ngày 11 tháng 4 năm 2019 Kim và nhóm Hướng Thiện đang tiếp tục xây bi mộ cho 450 ngôi mộ còn lại . Kim sẽ tường trình sau…. Cầu xin Bề Trên, Trời Phật phù hộ cho sự việc thành công mỹ mãn , bình an.
Ai về Đông Hà  Ai qua Cam Lộ  Ai về Gia Độ  Ai đến Gio Linh  Ai về Triệu Phong 

Quãng Trị quê Miềng  Cho xin nhắn gởi  Chút tình nhớ thương. Tình Thân.

(Chú giải: Bi碑bēi = bia đá, bia kỷ niệm. Mộ墓mù=mồ mả.  Miềng, thổ ngữ Quảng Trị = mình (chỉ người đang nói) chúng mình, người mình, đồng bào mình…)
 
(2) Một Ký Ức Buồn – Người Kể Chuyện (Viết về ngày 30/4/1975).

Khi Cộng quân tiến về Sài Gòn từ hướng Long Khánh, gia đình tôi dắt díu nhau chạy giặc về Thủ Đức. …Trong dòng người di tản đông nghẹt, chen chúc, kẹt cứng từ cầu Sài gòn kéo dài đến gần giáp ranh tỉnh Bình Dương bây giờ, tôi nghe tiếng cầu kinh, niệm Phật trong khi những quả đạn rít qua đầu nghe nổ rất gần càng tăng thêm sự lo lắng, an toàn cho dòng người nối dài trên quốc lộ. Mẹ tôi, một người từng chạy giặc Mậu Thân năm 68 dường như bà khá bình tĩnh, mắt nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm đọc kinh cầu xin Chúa che chở cho cả gia đình… 

 

--------

 

                   NGÀY 30/4 “ĐƯỜNG VINH QUANG XÂY XÁC QUÂN THÙ”

 

                                    

                             Ghi chú trong hình: HIGHWAY OF HORROR (Quang Tri 1972)

Đại lộ Kinh Hoàng, các tháng tư đen 1972, 1975, ngày 30/4:“Đường vinh quang xây xác dân thù!”

 

“Đường vinh quang xây xác quân thù”.

Tuy gây tranh luận do mang tính man rợ, song đó là câu để tự hào, là tinh túy, là linh hồn của bài đảng ca cọng sản Việt Nam (csVN), vừa là Quốc ca Cọng hòa xã hội chủ nghĩa VN.

 

Vi diệu thay! nổi bật là xác nhân dân đồng bào trong 3 trận chiến chính.

Giới nghiên cứu quân sự thế giới về chiến tranh VN đồng ý chỉ 3 trận đánh ấy là cần quan tâm:

Trận đầu là trận Mậu Thân Huế, tháng 2- 1968. Tháng Tết đen - Huế.

Trận thứ hai là trận Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 30-4-1972. Tháng tư đen - Quảng Trị.

Trận thứ ba là trận chiến dịch Hồ Chí Minh 30-4-1975. Tháng tư đen – Ngày Quốc hận.

 

I) Trận Mậu Thân Huế, tháng Tết đen Man rợ năm 1968.

Khuya mồng một Tết Mậu Thân 1968 (đêm giao thừa theo lịch miền Bắc) lực lượng Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng bất ngờ đồng loạt tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam VN trong lúc nhân dân vững tin hưu chiến, ăn Tết năm đó tưng bừng.

Rút cục cọng sản làm chủ được Huế và toàn bộ dân cư trong 26 ngày trong tháng 2-1968.

Đến khi chúng bị đẩy lui thì nhiều ngôi mộ tâp thể chôn tử thi, ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống, được tìm thấy tại 22 địa điểm ở Huế và quanh Huế.

Tại các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai người chết, người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Đó là trận thảm sát Huế (Hue massacre).

Các tử thi đào lên, dính chùm, bị trói là dấu ấn công tác của mấy ông Việt cộng.

 

II) Trận Quảng Trị, tháng tư đen Kinh hoàng năm 1972.

Ngày 30 tháng 3-1972 , quân đội nhân dân miền Bắc nã đại pháo, hỏa tiển và tràn qua sông Bến Hải, Đông Hà thất thủ. Trong suốt tháng tư cọng sản tiến đánh Quảng Trị và đến cuối tháng tư 1972 thì giành quyền kiểm soát được toàn tỉnh Quảng Trị.

Ngày 30-4-1972 quân đội VNCH quyết định rời bỏ Quảng Trị và rút lui toàn bộ ngày 1-5.

Trong tháng 6-1972, quân lực VNCH từ Huế bắt đầu phản công và tái chiếm thành cổ Quảng Trị giữa tháng 9-1972 mà thương vong binh sĩ hai bên đều rất nặng, nhất là phía cọng sản.

 

Tuy nhiên trận đánh ở Quảng Trị được nổi danh và nhớ đến với địa danh “Đại Lộ Kinh Hoàng” (Highway of  Horror) của Mùa Hè Đỏ Lửa (Flamming Summer) 1972.

Theo thông lệ, mỗi khi bộ đội cọng sản đến giải phóng thì người dân hùa nhau bỏ chạy về phía chính quyền quốc gia. Người dân Đông Hà và Quảng Trị ở gần giới tuyến, trong nhà ngoài vườn, họ đều xây hầm trú ẩn chắc chắn phòng pháo kích, đạn lạc. Sở dĩ đồng bào bỏ nhà cửa, ra đi chỉ vì không muốn sống với cọng sản. Hình ảnh tàn ác Tết Mậu Thân cũng còn đó.

 

Đau đớn thay! trên đường đoàn người di tản, gồng gánh của cải, có khi con nhỏ, đi bộ vào Huế thì đại pháo 130 mm của trung đoàn 38 Pháo binh, súng cối bộ binh, đại liên, nã vào họ, giết chết hàng ngàn thường dân (1841 xác thối rũa được thu nhặt 2 tháng sau đó), đa số là các người già, đàn bà, trẻ con khiến đoạn đường trên 2 cây số cách thị xã Quảng Trị 10 km về hướng nam, trở thành “Đại Lộ Kinh Hoàng”, chặng đường tử khí, đi vào lịch sử. (1) (2).

 

Một câu chuyện thương tâm: “Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ, là Trung Tá Kimberly M. Mitchell, còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín…” 

Cũng tháng 4-1975, nhân dân Huế kinh sợ họa Tết Mậu Thân tái diễn, ồ ạt chạy vào Đà Nẵng.

 

III) Trận Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng tư đen Quốc hận năm 1975.

Khởi đầu từ tháng 3-1975, Tây Nguyên Ban Mê Thuột, rồi lần lượt các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị, Huế trở vào…Nha Trang (thất thủ ngày 2-4-1975). Trong tháng tư chiến cuộc diễn ra ở các tỉnh phía đông Sài Gòn, Long Khánh (Xuân Lộc 12-4), châu thổ sông Cửu Long, và đến trưa ngày 30-4-1975 thì Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh quân đội VNCH buông súng, ngừng chiến đấu. Bộ đội cọng sản tiến vào Sài Gòn ngày hôm đó và Cần Thơ ngày 1-5.

Miền Nam đã kháng chiến để tự vệ song thất bại.

 

Chiến cuộc là thế, tuy nhiên, đối với nhân dân thì chiến dịch Hồ Chí Minh là chuỗi dài “Đại Lộ Kinh Hoàng” 1972  lặp lại, những con đường ngập tràn máu và xác người khởi đầu từ ở Tây Nguyên, lan xuống miền Trung, miền Nam. Pháo thủ cộng sản đã cố tình tác xạ bừa bãi vào dòng người dân tị nạn khi biết họ bỏ chạy về hướng chính quyền Việt Nam Cọng Hòa.

 

                                                         ***

 

Ngày 30/4/1975 và xây xác miền Nam quân thù.

Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Việt cọng vào nhà bắt người như bắt cá trong rọ, hoặc gọi ra trình diện rồi đem giết, chôn tập thể. Trong các tháng tư đen 1972 và 1975 bộ đội cọng sản nã súng lớn, bé vào đoàn thường dân di tản trên các quốc lộ để giết hoặc buộc trở lui. (1) (2)

Các đám dân đó tháo chạy về bên VNCH, mặc nhiên theo địch, là quân thù đối đầu với cách mạng. Lũ dân tháo chạy vượt biển thì bắn chết bỏ.  Suốt thời chiến, trước 1975, Việt cọng còn thực hiện nhiều vụ pháo kích, đặt chất nổ, gài mìn vào thường dân sống với VNCH.

 

“Đường vinh quang xây xác quân thù!” 

Than ôi! tự xưng văn minh, đạo đức nhất, song giá Đảng sửa ngôn phong, thay ngôn từ “xây xác” kinh tởm bằng “truy sát/truy quét”, hoặc “tan bóng/chiến thắng…xây đắp sơn hà”! 

Và đổi “cờ in máu chiến thắng” thành “cờ phất phới/theo gió tung bay…” 

Song Đảng sẽ đánh mất bản chất “đảng cọp sống”, bầy cọp sổng chuồng và máu xác.

 

Cải cách ruộng đất Hồ chôn xác, Sinh Bắc tử Nam, Đường Trường Sơn Hồ Chí Minh đốt xác, Lăng Ba Đình Hồ ướp xác, Đại lộ kinh hoàng Dân rữa xác, Tháng tư đen, Ngày Quốc hận, một chuỗi dài tội ác lịch sử do đcsVN tạo nghiệp, dẫn dắt đất nước bị một đảng cầm quyền độc tài phỉnh gạt, thối nát đục khoét, rơi dần vào tay kẻ láng giềng trục lợi. Ôi niềm đau Quốc hận!

 

Ngày 30/4/1975 đỉnh cao “đường vinh quang xây xác quân thù”: cọng sản miền Bắc xâm lăng và đô hộ miền Nam trù phú. Chiến thắng ấy là nhờ công ơn to lớn Tàu cọng giúp đỡ.

Điều này nằm trong sách lược Đại Hán thâu tóm toàn bộ nước VN và biển Đông.

Miền Nam còn tự do ắt sẽ giữ trường tồn sơn hà Bắc, Nam, con cháu Hồng, Lạc.

 

Lê Bá Vận.

 

   

 

1-Huế, thảm sát tết Mậu Thân 1968: Tại các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người.

2-- Ghi chú trong hình: Refugees From The Besieged Quang Tri. HIGHWAY ONE, SOUTH VIETNAM: Carrying  their possessions, and in some cases, their children, refugees  from the besieged  Quang Tri province in South Viet Nam, walk along Highway 1 toward Hue City. (Các người tị nạn từ Quảng Trị bị bao vây. QUỐC LỘ MỘT, NAM VIET NAM: Gánh theo của cải, và đôi khi con cái, các người tị nạn từ tỉnh Quảng Trị bị bao vây, miền Nam Việt Nam, đi bộ dọc theo Quốc lộ 1 hướng về thành phố Huế).

3- Đại lộ Kinh Hoàng. Tháng tư đen 4-1972 xác nhân dân chạy trốn cọng sản đến giải phóng.

4- Ngày 21/3/1975 nguyên gia đình bị cọng sản bắn chết ở quốc lộ 1, gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản. 

 

  

1- Không muốn ở lại sống với cọng sản, đoàn người di tản rời bỏ thị xã Ban Mê Thuột (11-3-1975)

(Pleiku/Buon Me Thuot, Mar 1975 (250,000 refugees, est.)

2- Tháng 3-1975, nhân dân  Huế vượt đèo trên đường di tản vào Đà Nẵng.  

3- Ngày 12/4/1975, nhân dân Xuân Lộc kéo nhau chạy trốn bộ đội cọng sản đến giải phóng.

 

Chú Thích:

 

(1) Bi Mộ “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Lời kể lại của một nhân chứng (email 14-4-2019). 

Ha Le … [ykhoahue] ykhoahue@yahoogroups.com To: yahoogroups

Apr. 14 at 12:27 p.m. [Attachment(s) from Ha Le included below]

Qúy gởi Anh Chị Em
Năm 1972 Kim là cựu học sinh trường Thánh Tâm , Quãng Trị và đã cùng Đồng bào Cam Lộ, Đông Hà,Gia Độ, Gio Linh...thuộc vùng Trị Thiên chạy “Giặc” trên đại lộ kinh hoàng của Mùa hè đỏ lửa 1972 . Số người dân vô tội bị bom đạn giết chết dọc theo bãi cát trắng , còn nhiều hơn số người dân bị chôn sống trong chiến cuộc Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968. Viết đến đây và nhớ lại Quãng Trị thân thương đã làm cho Kim “ Khóc trong lòng” và “ruột quặn đau “, nước mắt của Kim đã tuôn ra.
Kim đã cùng với các anh chị em của nhóm Hướng Thiện , Huế... xây được 100 ngôi mộ cho các nạn nhân hữu danh vô tự, hữu tự vô danh bị giết bởi đạn đại bác 130 ly và 2 cây đại liên do địch quân bắn thẳng vào người dân ,để chặn đừơng tìm tự do cuả các “ Miềng “ chạy về phiá “ Mỹ Nguỵ và sau khi cuộc tái chiếm cổ thành Quãng Trị thì đã được Nhật Báo Sóng Thần đem chôn ở Phò Trạch. Nhưng đến năm 2009 thì việc xây bi mộ bị chính quyền ra lệnh “ Tạm đình chỉ” . Ngày 11 tháng 4 năm 2019 Kim và nhóm Hướng Thiện đang tiếp tục xây bi mộ cho 450 ngôi mộ còn lại . Kim sẽ tường trình sau…. Cầu xin Bề Trên, Trời Phật phù hộ cho sự việc thành công mỹ mãn , bình an.
Ai về Đông Hà  Ai qua Cam Lộ  Ai về Gia Độ  Ai đến Gio Linh  Ai về Triệu Phong 

Quãng Trị quê Miềng  Cho xin nhắn gởi   Chút tình nhớ thương. Tình Thân.

(Chú giải: Bi碑bēi = bia đá, bia kỷ niệm. Mộ墓mù=mồ mả.  Miềng, thổ ngữ Quảng Trị = mình (chỉ người đang nói) chúng mình, người mình, đồng bào mình…)
 
(2) Một Ký Ức Buồn – Người Kể Chuyện (Viết về ngày 30/4/1975).

Khi Cộng quân tiến về Sài Gòn từ hướng Long Khánh, gia đình tôi dắt díu nhau chạy giặc về Thủ Đức. …Trong dòng người di tản đông nghẹt, chen chúc, kẹt cứng từ cầu Sài gòn kéo dài đến gần giáp ranh tỉnh Bình Dương bây giờ, tôi nghe tiếng cầu kinh, niệm Phật trong khi những quả đạn rít qua đầu nghe nổ rất gần càng tăng thêm sự lo lắng, an toàn cho dòng người nối dài trên quốc lộ. Mẹ tôi, một người từng chạy giặc Mậu Thân năm 68 dường như bà khá bình tĩnh, mắt nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm đọc kinh cầu xin Chúa che chở cho cả gia đình… 

 

--------

 

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Năm 20192:51 CH
Khách
“Đường vinh quang xây xác quân thù…”

Đó là xác hàng ngàn nhân dân chạy trốn cọng sản đến giải phóng, bị đại pháo cọng sản bắn chết, xác để thối rửa hơn hai tháng trên Đại lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa.
30 Tháng Tư 20194:29 CH
Khách
HCM tàn sát các đảng phái. CS thảm sát hàng trăm ngàn người Miền Nam trước 75.
Hai triệu bộ đội Miền Bắc sinh Bắc tử Nam.
Đối tượng mà cọng sản gọi là "quân thù” trong câu “Đường vinh quang xây xác quân thù" không ai khác hơn chính là toàn dân mà thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Chín 202011:19 CH(Xem: 12710)
Tử tế không phải là lương bổng, cũng không phải là huân chương chiến công... nhưng khi đã sống đủ phần đời của mình, có cả danh và lợi, không ít các nhà làm chính trị vẫn cố vơ vào khái niệm đó của nhân dân. Thiếu phần đó, họ có vẻ như sợ chết không yên dưới nấm mồ, có thể vì sợ nhân dân quay mặt mỉm cười. Với Nguyễn Đức Chung, từ thời làm giám đốc công an, phải nói rõ đó là một tay sắt máu. Dùng côn đồ để đánh đập luật sư, nhà báo, cựu đảng viên cộng sản… và tất cả những ai lên tiếng cho đất nước là một trong những phương thức lành nghề của ông.
19 Tháng Chín 202010:45 CH(Xem: 16819)
Đó là chưa kể đến chuyện các đoàn từ thiện đến địa phương thì bị chặn từ ngay ủy ban, các thành viên ủy ban đưa ra một danh sách riêng gồm người thân, người quen biết của họ để hoặc là đoàn từ thiện phải trao trước các suất trong danh sách rồi mới đi đến từng nhà để tặng, hoặc là quay lui xe và không được vào địa phương tặng quà. Rồi thêm chuyện các thành viên ủy ban gửi danh sách đến các doanh nghiệp để xin viện trợ bằng tiền mặt. Nhưng khi phát quà lại vài gói mì tôm, vài ký gạo. Có một ngàn lẻ một kiểu ăn bẩn, chấm mút ở các cơ quan nhà nước mỗi khi có thiên tai...
17 Tháng Chín 202010:04 CH(Xem: 7809)
Nghe Phúc và Lâm nói, mặt Trọng cứ xanh lè đi. Cũng tại ông, khi triệu tập cuộc họp, ông đã kiên quyết yêu cầu mọi người phải nói thật, không bẩm báo kính thưa, không nói lòng vòng. Ông muốn nghe sự thật, như người ăn cơm chán rồi muốn ăn phở, và sự thật bây giờ lại đang làm ông lên cơn mệt váng vất. Ông thấy mọi sự việc xảy ra gần đây đều đi ngược lại ý chí của ông. Ông linh cảm được rằng cái khuôn xanh mà lịch sử giao phó cho ông không tròn mà cũng không vuông, nó cứ méo đi một cách thảm hại, trong khi mạng sống của ông chỉ còn đang tính bằng tháng....
16 Tháng Chín 202010:05 CH(Xem: 16068)
1/ Nhật Bản thi công tuyến đường sắt Jakarta - Surabaya: - Tốc độ 160km/h - Đơn giá 6 triệu USD/km. 2/ Trung Quốc (bạn vàng) thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông: - Tốc độ 35km/h...
12 Tháng Chín 202010:21 CH(Xem: 10200)
Khi đất nước đang thời kỳ khó khăn, nhân dân lầm than, đảng viên bất mãn, kẻ thù Bắc Kinh đang xâm chiếm chủ quyền Hoàng - Trường Sa, có thể nói vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, thế mà, nguyễn phú trọng lại lên truyền hình đe dọa nhân dân đừng có thái độ chống đảng, đem cả súng đạn là quân đội, công an ra dọa dân. Một kẻ lãnh đạo cực kỳ bệnh hoạn. Trong khi giặc ở bên ngoài bờ cõi đâm chìm tàu ngư dân VN thì ông ta ngồi đây đi dọa dân, thật vô phúc cho dân tộc VN khi bị chèn ép, cai trị áp bức bởi bọn tay sai này.
11 Tháng Chín 20209:59 CH(Xem: 11211)
Đơn vị này cũng khẳng định, trong bản thiết kế không có cốt thép mà chỉ có có gạch vữa vì lý do “ít tiền, cả hàng rào và cổng bê tông chỉ khoảng mấy triệu”. Như vậy, cái cổng trường trên thực tế có mấy triệu theo đại diện công ty Mạnh Hùng lý giải là không có cốt thép cộng thêm cổng nữa. Nhưng thằng Phí Công Hoan lại kê cái cổng đó tận 72 triệu. Cổng 72 triệu mà nó chỉ bỏ ra xây có mấy triệu, để hôm nay 3 cháu bé chết hắn lại nói rất bình thường. Thứ nghiệt súc đảng viên cộng sản này nên treo cổ hắn lên. Bọn ký sinh trùng quá mất dạy, ăn không chừa thứ gì...
10 Tháng Chín 20208:26 CH(Xem: 13862)
Gía như, năm 2013 ông chịu lắng nghe nhiều ý kiến nhân sĩ trí thức đòi thay đổi những điều trong Hiến Pháp, trong đó về quyền Tư hữu đất đai và bỏ điều 4 Hiến Pháp đi thì hôm nay liệu có cảnh tang thương như ở Đồng Tâm? Một kẻ tham lam vô cùng tận, đến cuối đời nằm trên giường bệnh mà vẫn cố nắm quyền lực, xem sinh mạng Nhân dân như cỏ rác, đem sinh mạng của 4 đồng chí ra để chứng minh câu nói ‘’đảng ta đi không gì cản nổi’’, đem những người nông dân vô tội lên đoạn đầu đài để ông chứng minh cho nhân dân thấy ‘’đảng ta có sức mạnh vô địch’’. Qúa tàn bạo, quá man rợ.
10 Tháng Chín 20208:24 CH(Xem: 15334)
Theo kế hoạch, đêm ngày 08 rạng sáng ngày 09/01/2020 hàng trăm cảnh sát cơ động trang bị vũ khí tối tân tấn công vào thôn Hoành giết người. Kết quả họ giết được cụ Kình và mang xác về cơ quan phanh thây phi tan vết đạn. Còn phía họ thì bị người dân thôn hoành phản ứng phòng vệ nên 3 tên đã chết. Cái chết của 3 kẻ được gọi là “chiến sĩ” là cái chết nhục nhã khi mà chính họ mang sứ mệnh giết người bảo vệ kẻ cướp đất. Lịch sử sẽ biết về họ như vậy chứ chẳng có “hy sinh” nào ở đây cả.
10 Tháng Chín 20208:21 CH(Xem: 7030)
Dù có tàn bạo, vô nhân tính đi thế nào khi nghe đề nghị mức án tử thì khó mà giữ được bình tĩnh, đó là với người có tội, đây các anh không có tội gì cơ mà. Có thể 2 anh chứng kiến nhân tình thế thái qua tang thương, chứng kiến một xã hội vô pháp, chứng kiến những điều bất công đến quá uất ức. Nhất là trong cái đêm kinh hoàng ấy, các anh gần như chết đi sống lại, và khi tỉnh lại các anh bị tra tấn, bị đánh đập một cách tàn bạo, cho nên đứng trước cái chết các anh thấy quá bình thường hay sao?
10 Tháng Chín 20208:19 CH(Xem: 11097)
Hàng ngày điều tra viên Nguyễn Hồng Tuyến vẫn đem tôi đi thẩm vấn hỏi cung, gã điều tra viên thuyết phục tôi hợp tác mãi nhưng tôi kiên quyết không làm việc, không khai báo gì với chúng. Sau đó điều tra viên tiếp tục báo cho tôi tin: Mẹ tôi vì khóc nhiều nay sinh bệnh mù mắt để chúng thuyết phục tôi hợp tác làm việc. Tôi đứng ngồi không yên vì tin này. Tôi cũng nhận thấy vụ án này nếu làm đúng pháp luật của csVN viết ra. Với những chứng từ, tài liệu đem ra từ phía công an cs nếu được lập luận tranh cãi thì chúng không có cơ sở nào để chứng minh bài viết trên mạng là do tôi viết...
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...