Bảy tổ chức kêu gọi VN minh bạch nguyên nhân cái chết của năm tù nhân chính trị

31 Tháng Giêng 20238:50 CH(Xem: 5292)
  • Tác giả :
Bảy tổ chức kêu gọi VN minh bạch nguyên nhân cái chết
của năm tù nhân chính trị


35cd5cbd-fa7f-409a-8f50-4a1ea2a3b48e
Mục sư Đinh Diêm bị bắt hồi tháng 1/2018 và qua đời trong Trại giam số 6 ngày 5/1/2023 
Hình TT Việt cộng.



RFA



Bảy tổ chức nhân quyền, nghề nghiệp và chính trị trong và ngoài nước cùng ký thông cáo chung công bố trong ngày 30/1, nêu lên tình trạng đối xử vô nhân đạo của nhà tù ở Việt Nam đối với tù nhân và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng để nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á cải thiện chế độ giam giữ.

Các tổ chức yêu cầu chính quyền Việt Nam phải minh bạch hóa nguyên nhân cái chết của năm trường hợp tù nhân chính trị, tôn giáo trong trại giam, và bồi thường tương xứng cho gia đình các nạn nhân, đồng thời cải thiện điều kiện giam giữ trong các trại tạm giam và nhà tù trên toàn quốc.

Theo thông cáo, các tổ chức lo ngại về sức khoẻ và mạng sống của các tù nhân lương tâm đang còn thụ án trong các nhà tù khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là sau cái chết của mục sư Tin lành Đinh Diêm, người vừa qua đời hôm 5/1/2023 ở Trại giam số 6, Nghệ An.

Ngoài ra còn có bốn trường hợp khác được ghi nhận như nhà giáo Đào Quang Thực qua đời năm 2019, nhà báo tự do Đỗ Công Đương mất năm 2022, hai tù nhân của tổ chức Phật giáo Ân Đàn Đại Đạo (Công án Bia Sơn) là ông Phan Văn Thu qua đời năm 2022 ở Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), và ông Đoàn Đình Nam ở Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) năm 2019.

Tra tấn và biệt giam

Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban Điều hợp của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một trong bảy tổ chức ký tên, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết tù nhân lương tâm ở Việt Nam bị giam giữ trong điều kiện vô cùng hà khắc: bị đối xử vô nhân đạo như nhục hình và biệt giam, đày đi những trại giam xa gia đình, bị buộc lao động khổ sai, chế độ dinh dưỡng tồi tàn, không được khám chữa bệnh kịp thời và đầy đủ.

“Đối với tù nhân nói chung, việc áp dụng biện pháp nhục hình là một chính sách nhằm khuất phục tù nhân của cán bộ coi tù.

Họ có thể dùng bất cứ nhục hình nào, cả tâm lý và thể lý mà họ có thể tưởng tượng ra,” ông Tùng khẳng định.

Ông Tùng là người chủ trì viết báo cáo hàng năm về hồ sơ nhân quyền của Hà Nội cho tổ chức nhân quyền có trụ sở tại California cho rằng, mặc dù phải làm việc vất vả, các tù nhân phải sống trong điều kiện rất tồi tề về mọi mặt, từ nơi ở, thực phẩm, đến vệ sinh y tế.

Giám thị Trại giam số 6 ngày 5/1 thông báo cho gia đình mục sư Đinh Diêm biết ông đã qua đời khi đang thụ án, tuy nhiên ngày hôm sau khi người thân lên nhà xác phát hiện các dấu vết bất thường trên thi thể. 

Bà Đinh Thị Xa, vợ của tù nhân tôn giáo này cho biết, lần thăm gặp trước đó sức khỏe của ông bình thường, tuy nhiên ông có nhắn ra báo động về việc ông bị phân biệt đối xử trong trại và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng. Bà Xa nói qua điện thoại:

"Khi mình thăm gặp rất là hạn chế trong chuyện đó, không dám nói (về tình hình trong trại giam - PV), khi ông nói thẳng ra là họ (cán bộ quản giáo - PV) đập bàn, không cho nói.

Ông có nói là bị đối xử phân biệt rất khắc nghiệt, ông chỉ báo được bấy nhiêu thôi và nhờ Hội thánh Chúa và mọi người cầu nguyện cho ông được bình an."

Theo bà Xa, cán bộ quản giáo mai táng cho mục sư Tin Lành ngay tại nghĩa trang của Trại giam số 6 và gia đình được thông báo đến ba năm sau mới được nhận hài cốt của người thân.

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải (tức Hải Điếu cày), người từng trải qua sáu năm trong các nhà tù khác nhau của Việt Nam cho biết, trong thời hạn điều tra, người tù chính trị không được gặp thân nhân và không được tiếp xúc với luật sư, trong khi phần lớn trong số họ bị biệt giam, cách ly với thế giới bên ngoài.

Chính vì vậy, theo ông Hải những tù nhân bất đồng chính kiến rất dễ là đối tượng của hành vi tra tấn về thể xác và tinh thần.

Họ (tù nhân lương tâm- PV) bị nhốt trong khu an ninh- mối liên hệ giữa khu an ninh với bên ngoài chỉ qua quản giáo hoặc tù hình sự.

Khu an ninh bị cách ly với phần còn lại của nhà tù, nó trở thành nhà tù trong nhà tù.”

Vẫn theo ông Hải, trại giam của Việt Nam còn buộc tù nhân lương tâm phải nhận tội, và tìm mọi biện pháp để khuất phục họ, kể cả giam trong buồng kỷ luật hoặc sử dụng tù hình sự để đánh đập và khủng bố họ.

Bị đày đi xa gia đình

Sau khi đã bị kết án bằng những bản án nặng nề trong các phiên tòa thiếu minh bạch, tù nhân lương tâm còn bị đưa đi thi hành án cách rất xa gia đình, người ở miền Bắc bị đưa vào giam ở miền Trung hoặc miền Nam trong khi người ở miền Nam bị đưa đi tới các khu vực khác cách xa cả ngàn cây số.

Mục tiêu của nhà chức trách Việt Nam là làm khó cho gia đình họ trong việc thăm nuôi và gây tốn kém, khiến nhiều gia đình không thể kham nổi trong thời gian dài và nhiều tù nhân lương tâm không được thăm gặp và tiếp tế thường xuyên.

Gần đây, ngay sau khi mãn hạn tù, hai cựu tù nhân lương tâm Lê Thị Bình và Đặng Thị Huệ đã phản ánh việc tù nhân nam và nữ bị buộc lao động khổ sai ở trong trại giam An Phước (Bình Dương), Trại giam số 5 (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá), và Trại giam Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình).

Nếu tù nhân lương tâm nào từ chối lao động, họ sẽ bị giam trong phòng kín và ít khi được đi ra ngoài để tránh không khí ngột ngạt trong phòng giam.

Bà Đặng Thị Huệ vừa ra tù trong tháng 1/2023, bà là người đấu tranh không khoan nhượng với các trạm thu phí BOT đặt không đúng vị trí, cho biết ở Trại giam số 5 có hàng ngàn tù nhân nhưng đội ngũ y tế chỉ có vài người với chuyên môn hạn chế và trang thiết bị lạc hậu.

Chỉ có không quá hai loại thuốc giảm đau để điều trị cho tất cả loại bệnh tật, và do vậy, nhiều tù nhân không khỏi bệnh và chỉ được đưa đi chữa trị ở bệnh viện khi đã quá muộn.

Trong thông cáo về năm trường hợp tử vong bất thường của các tù chính trị, bảy tổ chức yêu cầu Chính quyền Việt Nam minh bạch hóa các trường hợp chết bí ẩn ở trại giam gần đây và bồi thường tương xứng cho gia đình các nạn nhân, đồng thời cải thiện điều kiện giam giữ tù nhân trong các trại tạm giam và nhà tù trên toàn quốc.

Cộng đồng quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ đối với những vi phạm nhân quyền của Hà Nội, và sử dụng các đòn bẩy kinh tế và thương mại để buộc Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, thông cáo nói.

Phóng viên gọi điện thoại và gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị họ bình luận về nội dung của thông cáo báo chí của bảy tổ chức nêu trên nhưng chưa nhận được phản hồi.

Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Việt Nam đang giam giữ ít nhất 150 tù nhân chính trị, Hà Nội luôn nói Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ có người bị cầm tù vì vi phạm luật pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười 202012:03 SA(Xem: 6579)
Cục trưởng, phó cục trưởng, giám đốc phòng chống thiên tại lũ lụt công tác và làm việc ở Thành phố và chẳng phải đi đâu xa, đôi giày cũng không hề bị dính nước lũ lụt thiên tai bao giờ cả, bọn chúng đang hưởng một cuộc sống giàu sang phú quý, nhà cao cửa rộng, tiền bạc rất nhiều đếm mãi mà không hết. Số tiền đó là được ăn chia trong các dự án xây dựng đập thủy điện mà ra. Có lẽ Trung ương thành lập Tổng cục phòng chống thiên tai để bảo vệ cho các thủy điện vừa và nhỏ đang xây dựng khắp đất nước VN, cấu kết với nhiều thành phần để chặt phá rừng lấy gỗ quý.
30 Tháng Mười 202011:37 CH(Xem: 15169)
Điều buồn cười và trớ trêu hơn nữa, theo nền tảng pháp luật văn minh hiện đại, sự tách bạch, độc lập của ngành tư pháp và lập pháp là nguyên tắc quan trọng hàng đầu để bảo đảm pháp luật, công lý đươc thực thi minh bạch thì ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại. Chủ tịch Quốc hội đi thăm trụ sở mới của Tòa án tối cao {4}, dự đại hội thi đua, trao danh hiệu cho ngành Tòa án với lời khen vàng ngọc còn những vụ án oan tiếp tục được ngâm tôm. Hội nghị Trung ương 14 và đại hội đảng 13 sắp diễn ra với những pha đấu đá nghẹt thở ở hậu trường. Những lễ nghị long trọng hữu hảo, những lời khen có cánh này là gì?
29 Tháng Mười 202011:05 CH(Xem: 17323)
Qua cái chết của 17 thường dân và 13 cán bộ quan chức trong vụ lở đất Rào Trăng 3 đã cho ta thấy rất rõ rằng, chính quyền chỉ quý sinh mạng người đảng viên của họ, còn mạng dân thì chẳng khác nào cỏ rác. Họ chỉ tổ chức truy điệu quan chức còn dân thì không, trong khi đó mạng dân cũng là sinh mạng, mạng quan cũng là sinh mạng nhưng trong mắt CS, chỉ có mạng quan là giá trị. Với tư tưởng như thế, thì liệu CS có thể vì người dân mà phòng thiên tai cho tốt được không? Chắc chắn là không.
27 Tháng Mười 20209:37 CH(Xem: 12458)
bác mới chính là một anh hùng Núp thứ thiệt, núp hẳn hoi dưới hầm đàng quàng à nha, ngày giặc Tàu kéo cái giàn khoan HD 981 vào khai thác tại Vịnh Bắc Bộ bác núp trong tòa nhà chính phủ kiên cố và thì thào: “Nếu bất ổn xảy ra thì liệu chúng ta có yên ổn ngồi đây họp được không…”, bác núp mọi nơi mọi lúc, người dân biểu tình chống TQ bác núp, người dân nổi loạn Bình Thuận bác núp, đại dịch Cô Vi xảy ra bác còn núp kín hơn dưới ba tầng hầm, thở oxy, ăn cháo yến mạch cầm lòng, nín thở qua truông và tồi bại hơn khi bão về miền Trung mấy thằng đàn em của bác chúng nó sợ sập mấy cái thủy điệm lởm đến không thể...
27 Tháng Mười 20209:36 CH(Xem: 10612)
Tiền hỗ trợ lũ lụt miền Trung do một số nước như Nhật Bản, Mỹ, hàn Quốc và Đài Loan đã gửi tới Chính phủ VN nhằm giúp đỡ bà con vùng lũ lụt, cùng với nhiều ban ngành, cán bộ nhân viên nhà nước đóng góp ủng hộ bà con miền Trung đó là một số tiền của rất nhiều người đóng góp vào trong đó. Nhưng cái thằng có gương mặt như thằng nông thôn đội nón cối mà khôn ranh đáo để, hắn ta mượn hoa cúng phật nhằm đánh bóng tên tuổi cho hắn. Mỗi một thùng hỗ trợ, hay một phong bì đều viết tên của hắn như thể rằng tiền của hắn bỏ ra làm từ thiện.
25 Tháng Mười 20208:33 CH(Xem: 6757)
Thủy điện tồn tại, giá điện vẫn tăng, trong khi các công trình điện gió, điện năng lượng mặt trời không có đường ra, một bài toán nan giải cho điện Việt Nam chỉ vì các công trình thủy điện và nhiệt điện liên tục báo lỗ, cần thu hồi vốn. Trong khi đó, nếu làm một cuộc điều tra nghiêm túc thì các chủ đầu tư thủy điện có lãi từ lúc thủy điện chưa hoạt động. Lãi từ rừng lòng hồ, lãi từ việc trồng rừng, lãi từ khai thác quặng… Và khi thủy điện hoạt động, nguồn điện được bán cho các nước khu vực, chủ yếu là bán cho nước bạn Lào, nó không có tính hiệu dụng cho dân sinh Việt Nam. Và đương nhiên lợi nhuận chỉ rơi vào tay nhà đầu tư...
24 Tháng Mười 202011:03 CH(Xem: 12161)
mụ ngồi trên chiếc ghế được gọi là ‘rồng đỉnh’, bằng gỗ cẩm lai được rao bán trên mạng với giá 1,59 tỉ tiền hồ, tương đương 68.500 đô Mỹ hay 96.600 đô Úc. Lũ từ phá rừng mà nên, và những biệt phủ dinh thự cất bằng hàng trăm khối gỗ quý ngàn năm, những bộ bàn ghế khủng chạm rồng mây trong các nhà quan đỏ, là những chứng tích phá rừng khó chối. Lần này không chỉ mỗi người dân vô tội phải chịu nạn vì lũ, nhà cửa hoa màu lẫn con người bị lũ cuốn, mà có cả tướng lẫn tá của chúng đền tội, chết rồi vẫn còn đây đầy lời nguyền rủa. Nên cho lính tháo cất giấu những tranh, vật trang trí bằng gổ quý, nhưng đã muộn....
24 Tháng Mười 202011:02 CH(Xem: 15110)
Bản chất của chính quyền này là một cỗ máy tham nhũng khổng lồ, bất kỳ thứ gì ăn được cho vào thì luôn bị vô số lưỡi dao xén từng phần, thượng tầng cũng có dao, trung tầng cũng có dao và hạ tầng cũng có dao và chúng thi nhau xén nếu có cơ hội. Vì vậy, có thể nói lượng tiền cứu trợ 10 phần thì chưa chắc gì người dân hưởng được 1 phần. Thực tế cho thấy, dân chọn người nổi tiếng để gởi gắm đồng tiền tình thương là sáng suốt, không nên nhét tiền vào cỗ máy xén của CS để rồi dân thì vẫn đói còn quan chức thì cứ béo mập lên.
23 Tháng Mười 202011:34 CH(Xem: 10528)
Ông bà xưa luôn dạy chúng ta rằng “dục tốc bất đạt”. Vâng! Hãy đừng bổ người lung tung mà để cho người ta quản lý một ngành hay một địa phương đủ lâu để họ có cơ hội theo đuổi một chính sách dài hơi để mang lại kết quả tốt. Với chính sách “luân chuyển cán bộ” và thêm chính sách “giao quyền phê duyệt dự án thủy điện nhỏ” cho tỉnh thì có thể nói, ĐCS đã tạo nên một cỗ máy phá hoại mà họ không hề lường trước. Với CS, cách điều hành đất nước của họ chỉ có biết “thích gì làm đó” mà không hề lường trước được hậu quả. Đã 75 năm rồi nhưng họ vẫn không hề nhận ra.
23 Tháng Mười 202011:33 CH(Xem: 20477)
Chúng ta đã chứng kiến trong mấy ngày qua các chính quyền địa phương cố tình tìm mọi cách ngăn chặn làm khó dễ cho các đoàn xe ở các tỉnh thành khác đến miền Trung hỗ trợ lũ lụt, có nhiều đoàn xe và người đi cứu trợ họ đã bị các cán bộ địa phương chặn lại, sống trong chế độ cộng sản Chủ nghĩa là thế đấy, thương xót cho đồng bào vùng lũ. Chính quyền địa phương khu vực vùng lũ lụt còn trục lợi trong như đứng ra tổ chức cho thuê xuồng máy cano, thuyền di chuyển đến vùng điểm lũ với giá 4 triệu đồng cho một đợt mà chỉ chuyển được khoảng 25 xuất hàng hỗ trợ.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...