Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: “Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất”

08 Tháng Chín 202111:00 CH(Xem: 6877)

Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch:
“Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất”

_111420826_5c8b5dae-96d3-4ba1-a85d-71ca8c3c2d27                   Người lao động đói khát, vất vưởng trên đường trở về quê - Hình Internet




Tuấn Khanh

  RFA Blog




    Năm 2020, Việt Nam là một câu chuyện được bàn tán về việc thành công trong ngăn chận COVID-19, thế nhưng các đợt phong toả mới nhất, khiến việc mọi người không thể bước chân ra khỏi nhà, ngay cả khi đi tìm thức ăn, đang khiến hàng chục nghìn người lâm vào cảnh thiếu đói.

Sau những lệnh cấm nghiêm ngặt nhất được áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh, thì cho đến nay, cô Hảo, một công nhân nhà máy, được chính quyền cho biết rằng sẽ giúp cho cô và gia đình cô phần thực phẩm đủ trong khi phải ở nhà cho vụ phong tỏa. Nhưng trong hai tháng qua, gia đình cô đã thật sự thiếu thốn đủ mọi thứ.

Cô đã bị công ty cho nghỉ việc, không lương hay trợ cấp gì từ Tháng Bảy, trong khi chồng cô, một công nhân xây dựng, đã không kiếm được việc làm trong nhiều tháng. Họ đang nợ tiền thuê nhà, cùng với một khoản thanh toán khác sẽ sớm đến hạn. “Tôi đang cố gắng cầm cự càng lâu càng tốt, nhưng không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo,” cô Hảo nói. “Tôi không biết phải nói sao bây giờ? Tôi chỉ muốn hỏi rằng: Sao chính phủ chẳng hỗ trợ gì cả? Chính phủ nói rằng họ sẽ gửi những phần hỗ trợ cho những người như tôi, nhưng tới nay vẫn không có gì cả,” cô nói. "Tất cả mọi người sống xung quanh tôi đang đối mặt với đủ thứ nguy khó".

Nhưng cô Hảo không phải là người duy nhất. Thành phố lớn nhất của Việt Nam đang bị khóa chặt, người dân không được phép ra khỏi nhà ngay cả khi đi tìm kiếm thức ăn. Các hạn chế hiện tại có thể kéo dài đến ngày 15 tháng 9, vào giai đoạn có tin các nhà lãnh đạo thành phố đề nghị nối lại hoạt động kinh tế. Ngay cả trước khi có lệnh "ai ở đâu ở yên đó", vào ngày 23 tháng 8, cô Hảo cũng như hàng triệu người khác, đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Chính quyền cứ hứa sẽ cung cấp thức ăn cho tất cả mọi người, và đem cả quân đội vào thành phố để giúp cung cấp nguồn thực phẩm cho những người có nhu cầu, nhưng rất đông dân chúng lại không nhận được gì. Tuần trước, báo chí Việt Nam cũng đưa tin hơn 100 người dân ở một huyện trong thành phố đã xuống đường biểu tình vì quá thiếu thốn.

Chính phủ Việt Nam đã từng được ca ngợi là một câu chuyện thành công toàn cầu trong việc giải quyết đại dịch vào năm 2020. Vào lúc các quốc gia trên thế giới thương khóc những người chết vì đại dịch, và áp đặt các lệnh cấm vận trên toàn quốc, thì có vẻ như chính phủ Việt Nam đã ngăn chặn virus bằng cách dựa vào các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, truy vết những người nhiễm bệnh và cô lập các địa phương.

Tính đến đầu Tháng Năm năm nay, Việt Nam đã ghi nhận có dưới 4.000 ca nhiễm và 35 ca tử vong. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi, biến thể Delta đang gây náo loạn tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận. Trong tháng qua, cả quốc gia ghi nhận có đến 299.429 trường hợp mắc mới và 9.758 trường hợp tử vong. Ở Hồ Chí Minh, số trường hợp tử vong chiếm 4,2% số trường hợp được ghi nhận; Hơn 200 người chết và 5.000 trường hợp mới được báo cáo hàng ngày trong thành phố. Tỉnh lân cận Bình Dương cũng có con số tương tự.

Khi các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn được áp dụng kể từ đầu Tháng Sáu, người nghèo là những phía bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà máy và nơi buôn bán đã được lệnh đóng cửa và kéo theo hàng ngàn người mất việc. Tài xế taxi, người bán hàng rong, công nhân nhà máy và công nhân xây dựng... vốn đã cận kề mức nghèo khổ, nay lại không thể kiếm ra đồng nào trong nhiều tháng. Hơn nữa, họ lại bị mắc kẹt trong những khu nhà ở chật chội và đông đúc ở các điểm lây nhiễm Covid bùng phát.

Số liệu thống kê chính thức cho biết, chỉ riêng tại Tp Hồ Chí Minh đã có 3-4 triệu người rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính do đại dịch.

Các tổ chức xã hội dân sự ở thành phố đang bị ngập lụt với hàng chục ngàn lời xin trợ giúp thực phẩm mỗi ngày, mà không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu. Food Bank Vietnam, một doanh nghiệp xã hội do Nguyễn Tuấn Khôi, người cũng có công việc kinh doanh riêng, đang hỗ trợ 10.000 người mỗi ngày. Trang web và các kênh truyền thông xã hội của tổ chức này xác nhận họ nhận được yêu cầu nhiều gấp đôi hoặc gấp ba lần khả năng của mình.

Các con số kêu cứu mới bắt đầu tăng vào tháng trước, nhưng giờ thì đã tăng vọt trong hai tuần qua. Khôi nói “Đại dịch này đã ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của mọi người. Việc phong tỏa hoàn toàn đã khiến nguồn cung cấp thực phẩm bị gián đoạn. Chúng tôi và các tổ chức từ thiện khác đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận những người cần sự giúp đỡ. Nhu cầu hiện nay là rất lớn ”.

Trong 20 năm làm từ thiện, Khôi chưa bao giờ trải qua chuyện như thế này. Anh nói: “Người Việt Nam đã trải qua những ngày khó khăn nhất trong vài tuần qua. Tôi chưa bao giờ thấy số lượng người chết và mất mát như vậy, điều mà tôi nghĩ là không thể nào lại có thể vậy được. Trước đại dịch, chúng ta có đói và nghèo, nhưng ít ra lương thực vẫn dễ dàng cho nhiều người. Tôi sinh ra sau chiến tranh, vì vậy những khó khăn xung quanh cái chết và cái đói là điều chúng tôi chỉ nghe kể và đọc trong sách. Giờ tôi mới hiểu được thế nào là khốn khó ”.

Saigon Children, nơi giúp đỡ những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn được học hành và đi làm, đã hoàn toàn bị hút bởi nhu cầu này. Damien Roberts, giám đốc tổ chức từ thiện, nói: “Thông thường, chúng tôi đang xây dựng trường học, thực hiện những nhu cầu đặc biệt. Bây giờ 90% công việc của chúng tôi là cứu trợ Covid. Đói khổ đang lan rộng vào lúc này".

“Tôi không biết rõ con số cần giúp là bao nhiêu nhưng chỉ trong tám tuần qua, chúng tôi đã giúp 16.000 người, nhưng cảm thấy như mình chưa làm được gì cả.”

Các ứng dụng trên điện thoại như Zalo và SOSmap.net, mỗi ứng dụng hàng ngày đưa tin ở thành phố có đến hàng chục nghìn người kêu cứu trên toàn thành phố.

Chính quyền thành phố nói rằng đến ngày 26 tháng 8, được báo cáo đã cung cấp hỗ trợ bao gồm 1,2-1,5 triệu đồng (khoảng 50 USD) và một túi thực phẩm thiết yếu cho hơn 1,2 triệu người gặp khó khăn. Nghe nói họ đang đề xuất chi thêm 9,2 tỷ đồng để hỗ trợ người dân bị phong tỏa.

Song song với nạn đói là hệ thống y tế trở nên quá tải. Các bệnh viện đang thiếu nhân sự, không đủ thuốc men, việc cung cấp ôxy chỉ cầm chừng. Các phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập những câu chuyện về những người kêu cứu mà không được giúp đỡ, cũng như những hình ảnh và video đáng lo ngại về những người xếp hàng vào lò hỏa táng và những người nằm gục trên đường phố.

Bác sĩ Trần Hoàng Đăng Khoa, bác sĩ hồi sức tích cực của một bệnh viện điều trị những ca Covid nặng nhất, phụ trách 14 bệnh nhân trong mỗi ca và nói ông đã kiệt sức. Ông Khoa kể rằng 700 giường luôn kín chỗ, mỗi ngày lại có thêm nhiều ca; Một nửa trong số những người mà anh ta tiếp nhận là không qua khỏi.

Bác sĩ nói: “Hệ thống y tế của chúng tôi không được chuẩn bị cho điều này và nguy hơn là chúng tôi còn chưa đạt đến đỉnh dịch. Chúng tôi thiếu mọi thứ - nhân viên, thuốc men và máy thở - nhưng tôi biết đổ lỗi cho ai bây giờ”.

Tình hình hiện tại, cũng phản ánh sự chậm trễ đối với chương trình tiêm chủng toàn dân của Việt Nam. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, một chuyên gia y tế công cộng của Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Hà Nội thì “Tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao,” cô nói, “nhưng chúng tôi không có đủ vắc xin được cung cấp trong nước. Bất kể cam kết từ các nhà cung cấp vắc xin, cũng như Covax, số lượng vắc xin đến với người dân, thực tế thấp hơn so với dự kiến ​​”.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 1/9, Việt Nam đã xuất ra 20 triệu liều vắc xin Covid-19. Nhưng chỉ 3,6% dân số 75 triệu người trưởng thành nhận được hai mũi tiêm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số ước tính từ 10 đến 13 triệu, 5,8 triệu người trưởng thành đã tiêm mũi đầu tiên và 337.134 người đã tiêm cả hai mũi. Chương trình tiêm chủng đang bị trì trệ bởi bộ máy hành chính cồng kềnh, dẫn đến sự chậm trễ, theo một tuyên bố từ Bộ vào tháng Sáu.

Các nỗ lực đang tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bác sĩ Thu Anh nói, virus đã lây lan vượt dự tính. “Vấn đề là chúng tôi đang cố gắng phân bổ vắc xin cho TP.HCM. Số lượng phân bổ cho các tỉnh khác là khá ít, vì vậy đó lại là một thách thức khác nữa".

Bên ngoài các thành phố lớn, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng còn tồi tệ hơn nhiều. Các bác sĩ cũng như giới chuyên gia đang lo sợ ảnh hưởng của Covid đối với các cộng đồng ở đó.

Trong căn phòng 15 mét vuông ở Thành phố Hồ Chí Minh, cô Hảo cùng chồng và con trai 8 tuổi của cô đang mắc kẹt trong một tòa nhà , cùng hàng trăm công nhân nhà máy khác. Hảo đang tuyệt vọng chờ đợi để được trở lại làm việc. Kỳ học mới sắp bắt đầu trực tuyến, nhưng cô ấy không có máy tính và vì vậy hiện tại, việc học của con trai cô ấy sẽ phải lùi lại.
“Tôi không biết nghĩ sao nữa về việc học của con trai tôi ngay bây giờ", cô nói. “Tôi còn phải lo lắng về việc kiếm bữa ăn tiếp theo của cả gia đình, và tiền thuê nhà tháng này”.

Bên kia thị trấn, Nguyễn Lâm Ngọc Trúc, 21 tuổi, cũng nói mình cần kiếm tiền trở lại. Cô sống trong một khu ổ chuột bên bờ sông cùng với 30-40 gia đình khác. Cô bán hàng rong cho sinh viên nhưng không làm gì ra tiền từ Tháng Sáu. Ba mẹ và anh trai của cô ấy cũng mất việc. Họ sống sót lâu này nhờ gạo và mì gói được phát từ các tổ chức từ thiện và hàng xóm.

Trong khu vực lân cận của cô Trúc sống, hàng xóm cũng là một trong cộng đồng di cư khổng lồ của thành phố. Nhiều người trong số họ không có giấy tờ gì và do đó không được quản lý, và cũng vô hình đối với chính quyền trong danh sách cứu trợ.
Cô Trúc nói: “Chính phủ nên giữ lời hứa khi họ nói rằng sẽ hỗ trợ mọi người. Họ nên đưa thức ăn đến cho mọi người. Không ai nói cho chúng tôi biết khi nào thì mình được cứu giúp”.

 

Tổng hợp theo Guardian
Tên của những nhân vật trong bài đã được thay đổi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Bảy 202110:57 CH(Xem: 7842)
Khỏi phải nói cả hệ thống xúm lại ca tụng hết sức công phu bài viết như thế nào. Những cái đầu của các “Nhà lý luận Mác – Lê” xơ cứng, gạo cội đã “tắt đài” từ rất lâu trước thực tế cuộc sống đã từng phỉ nhổ vào mớ lý thuyết Mác – Lenin mà cả đời họ đã theo đuổi và mê hoặc, tự huyễn hoặc hoang tưởng không chỉ bản thân mà cả xã hội như Nguyễn Đức Bình và nhiều nhiều bộ óc “đồ cổ” khác đã lại được dịp moi lên, phủi bụi và đánh bóng mớ lý luận của mình nhằm tô vẽ thêm cho bài viết.
27 Tháng Bảy 202110:22 CH(Xem: 6643)
Tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã quyết y án phúc thẩm bất chấp những sai phạm nghiêm trọng trong quy trình tố tụng hình sự. Điều đáng nói là Nguyễn Hòa Bình đã quyết thì 16 thẩm phán khác cũng gật theo. Nguyễn Hòa Bình như tướng xung trận, chính ông ta đạp lên công lý để đi thì cả đám thuộc hạ đi sau cũng đạp lên công lý mà tiếp bước. Chỉ mới nắm chức ủy viên trung ương đảng mà Nguyễn Hòa Bình đã chăn dắt được một đám thẩm phán dưới quyền đi theo sự điều hướng của y thì thử hỏi, với chức ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền lực thì...
27 Tháng Bảy 202112:00 SA(Xem: 8892)
Sự hy sinh đó là một tổn thất lớn của dân tộc, nó cần được các thế hệ sau biết ơn và thờ cúng. Nhưng phải chăng tuyên truyền CS trong nhiều năm đã làm cho mọi người, kể cả những người đã đóng góp tính mạng, xương máu, hiểu sai ý nghĩa mục đích của sự hy sính ấy. Hy sinh cho độc lập thống nhất chỉ là phần phụ còn chủ yếu là hy sinh để Đảng giành chính quyền, áp đặt sự thống trị lên toàn quốc, để Đảng có đủ điều kiện thực thi Chủ nghĩa Mác Lê, để được bám gót Trung cộng theo ý thức hệ cộng sản, áp đặt lên toàn dân một thứ đã bị nhân loại tiến bộ vứt vào đống rác.
24 Tháng Bảy 20219:52 CH(Xem: 10635)
Xã hội VN dưới chế độ do đảng CS lãnh đạo là một xã hội có hai giai cấp: cai trị và bị trị. Quan chức cộng sản từ trung ương đến địa phương, tầng lớp giàu có thân chính quyền, đám con ông cháu cha… là những kẻ ăn trên ngồi trước, hưởng mọi quyền lợi, còn dân chúng thì không có được bất cứ quyền gì, kể cả quyền được mở mồm. Và không những thế, sự bất công không chỉ giữa các thành phần trong xã hội mà còn giữa thủ đô với những thành phố khác, giữa vùng này với vùng khác, thiệt thòi nhất vẫn là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
23 Tháng Bảy 202111:08 CH(Xem: 8453)
Tại sao nhà nước CS lại giao độc quyền cho VNVC làm mà không để cho nhiều doanh nghiệp khác vào gánh vác trách nhiệm này? Nếu nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào việc nhập, bảo quản và phân phối vaccine thì lượng vaccine mới đủ cấp để nhà nước đẩy nhanh tiến độ chích ngừa toàn dân. Nếu việc nhập, bảo quản và phân phối vaccine chỉ trao độc quyền cho VNVC thì lượng vaccine đưa ra chích ngừa toàn dân bị bóp lại và từ đó tiến độ chích ngừa sẽ bị kéo dài. Mà tiến độ bị kéo dài thì phải trả giá bằng mạng dân.
23 Tháng Bảy 202111:03 CH(Xem: 6136)
Sáng qua công ty cho xe về san lấp ruộng để lấy mặt bằng thì Bà con nông dân ra đấu tranh bảo vệ đất bị lực lượng công an, an ninh đàn áp, bắt bớ nhiều người Dân lên đe doạ bỏ tù nếu không nhận tiền đền bù. Sáng nay, bà con đã xuống đường yêu cầu Thanh tra toàn bộ số tiền do công ty này chi trả mà bị quan chức đút túi chia nhau. Nhìn bà con nông dân đấu tranh với bọn cướp đất, bọn cướp tư liệu sản xuất bao đời săn sóc. Nhìn cảnh dầm mưa sao mà quặn thắt quá. Ngày xưa thời phong kiến, thực dân đâu ác ôn như vậy đâu? Ác ôn hơn lợi dụng dịch để tranh thủ cướp đất thì...
22 Tháng Bảy 202111:00 CH(Xem: 8477)
Bản thân người viết bài này đã từng chứng kiến một ông trật tự khu phố, mặt như đâm lê, lạnh lùng đá tung gánh cá quả của một bà già nông thôn ngay tại vỉa hè của phố Tô Hiến Thành, Hà Nội. Những con cá quả bắn tung trên mặt đường khiến bà già xót của phải nằm bò ra để ngăn chúng khỏi lao xuống rãnh thoát nước, bất chấp bị kẻ “bảo vệ mình” đạp thêm cho mấy cái vào mạng sườn. Không biết khi hành động như vậy, ông trật tự kia đang nghĩ gì trong đầu? Trước mắt ông ta là người dân lành, khốn khổ kiếm sống và vì thế mà mắc lỗi hay là kẻ thù nguy hiểm...
22 Tháng Bảy 202110:59 CH(Xem: 6221)
Vậy là chú phải đi bộ bơm nước chứ không thể không bơm vì cả trang trại vịt còn đó vậy mà phạt thêm một lần nữa là 2 lần, không đi bơm nước thì đàn vịt ra sao? Mặc dù Ủy ban BR-VT ra công văn những trường hợp chăn nuôi, ra đồng để tăng gia sản xuất như Chú Ba đây đều được phép đi lại. Thế mà chúng nó quyết phạt bất chấp trái luật để... cho đủ chỉ tiêu. Phạt kiểu bất chấp thế này là ăn cướp chứ không có thi hành nhiệm vụ gì cả. Sao các ông lại ác quá vậy?
21 Tháng Bảy 202111:49 CH(Xem: 9383)
Thằng ăn trộm nó lén lấy tài sản người ta rồi âm thầm bán tiêu xài, xét hành động âm thầm rút lấy vaccine đang giành cho người tuyến đầu rồi giấu diếm chích cho đồng bọn, thì ĐCS có khác gì phường trộm cướp? Nói cho cùng, CS xuất hiện ở đất nước này thì nó có làm gì ngoài 2 từ “trộm” và “cướp” đâu?! Cướp chính quyền, cướp cơ hội của dân, cướp đất đai, cướp tiền dân bằng BOT, cướp tiền dân bằng hàng trăm thuế phí vô lí vv...; Trộm ngân sách rồi giờ trộm vaccine. Thật là khốn khổ cho dân tộc này, dính họa CS đế 76 năm chưa rũ bỏ được.
21 Tháng Bảy 202111:46 CH(Xem: 15276)
Vũ Phương Anh, một nhà báo của Đảng, có bố làm tại bệnh viện hữu nghị Việt Xô. Nhờ vào mối quan hệ này, bà Phương Anh “tranh thủ” chích thuốc ngừa Covid, sau đó bà ta đăng ảnh, khoe trên mạng xã hội. Giám đốc bệnh viện trần tình với báo chí rằng, liều thuốc Pfizer này chích cho bà ta là liều thuốc còn sót lại sau khi chích cho một đoàn cán bộ cao cấp. Một lần nữa, có thể thấy hình bóng “giai cấp mới” của Djilas trong câu chuyện này. Một hình ảnh hoàn chỉnh. Nếu Vũ Phương Anh là lớp dưới, chuyên “hưởng xái” của giai cấp này, thì cả đoàn “cán bộ cao cấp” “được” chích Pfizer là tầng lớp trên, đầy quyền lực của “giai cấp mới.”
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...