Chờ... chờ đến bao giờ???

28 Tháng Ba 202110:08 CH(Xem: 6716)
                                     CHỜ... CHỜ ĐẾN BAO GIỜ???

165593236_2753897131539102_8838037253793352916_n            Sự quan trọng của các tổ chức chính trị trong việc tranh đấu và xây dựng dân chủ



Bùi Anh Thư



     Tình hình Miến Điện vẫn vô cùng hỗn loạn, biểu tình đã xảy ra liên tục kể từ ngày 1 tháng 2 khi cuộc đảo chính do quân đội thực hiện xảy ra và lên cao điểm khi phe quân đội đàn áp người biểu tình. Các cuộc đình công của nhân viên của mọi ngành nghề, tác động đến xã hội thấy rất rõ. Mọi sinh hoạt bị đình trệ, từ nhà thương đến ngân hàng đến các trao đổi thương mại quốc tế đều bị ảnh hưởng trầm trọng.
Phe đảo chính không những không nao núng trước những khuyến cáo “kiềm chế “ của thế giới và bất chấp những tác động của Phong Trào Bất Tuân Dân Sự đến xã hội Miến Điện, họ vẫn gia tăng sự đàn áp. Trước tình trạng bạo lực leo thang, người dân Miến Điện với phong trào Bất Tuân Dân Sự (Civil Disobedience Movement, gọi tắt là CDM) với lòng khao khát dân chủ họ cũng không lùi bước trước súng ống.
Miến Điện là một quốc gia đa sắc tộc, với khoảng 135 sắc dân thiểu số. Sắc tộc Burmar chiếm khoảng 2/3 dân số và giữ các địa vị then chốt quan trọng trong chính phủ và quân đội. Các sắc tộc thiểu số khác hầu hết bị đối xử tàn tệ, nghèo đói, không được sự giúp đỡ của chính quyền, quyền công dân bị hạn chế và hầu như bị đẩy ra ngoài sinh hoạt xã hội.
Vì sự sống còn, họ lúc nào cũng duy trì các đội quân vũ trang độc lập và sẵn sàng chiến đấu nên bị chính quyền Trung Ương liệt vào các nhóm khủng bố. Nhiều đảng chính trị được thành hình dựa trên sắc tộc của họ. Có 25 tổ chức sắc dân thiểu số phối hợp làm việc với nhau trong Liên đoàn Anh Em Sắc Tộc.
Các cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ- Tatmadaw với hơn 20 nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số và hàng chục nhóm dân quân xảy ra rất thường xuyên nhất là sau vụ đảo chánh năm 1962, khi quân đội nắm chính quyền sửa đổi luật lệ cắt giảm nhiều quyền của người thiểu số.
Theo hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên minh vào năm 2015 Miến Điện có 73 tổ chức chính trị. Trong số đó có 4 đảng chính hoạt động nổi bật rộng rãi tại Miến Điện:
- Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh cầm quyền (USDP)
- Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập
- Đảng Thống nhất Quốc gia (trước đây gọi là Đảng Chương trình Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện)
- Lực lượng Dân chủ Quốc gia (NDF)
Sau khi quân đội nắm quyền trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, với sự leo thang bạo lực, các sắc dân xích lại gần nhau hơn, họ ủng hộ phong trào bất tuân dân sự, cùng chia xẻ khao khát được thoát khỏi chế độ độc tài quân phiệt và mong muốn một nền dân chủ thật sự.
Quân đội Miến Điện cũng tiếp xúc với các dân tộc thiểu số để giành sự ủng hộ cho cuộc đảo chính của họ, bằng cách đề nghị cho các lãnh đạo đại diện các nhóm thiểu số có một vị trí trong chính phủ quân sự.
Vài lãnh đạo dân tộc thiểu số vì phải đối mặt với các cuộc đàn áp ngày càng bạo lực, phải quay lại ủng hộ quân đội và lên án chính phủ dân sự bị lật đổ.
Với những xung đột thường xuyên xảy ra từ nhiều thập niên trước và với những leo thang đàn áp bạo lực của quân đội Miến Điện, phong trào phản kháng Bất Tuân Dân Sự được xem như là một lối thoát, là nguồn hy vọng duy nhất, để người dân Miến Điện thoát ra khỏi sự cai trị độc tài của chính quyền quân đội.

166058570_2753897314872417_194185857745940541_o
Trong số các tổ chức chính trị ủng hộ phong trào thì có 3 tổ chức nổi bật:
- Ủy Ban Tổng Đình Công (General Strike Committee)
Quy tụ các đảng viên từ 25 nhóm chính trị bao gồm mạng lưới Nhà Sư Áo Vàng, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, Đảng Dân chủ Xã hội mới và Đảng Thống nhất Quốc gia.
Trong ủy ban còn có sự tham gia của Toàn bộ Liên đoàn Sinh viên Miến Điện và tất cả các ủy ban đình công khác từ các trường học.
- Ủy Ban Tổng Đình Công Các Sắc Tộc (General Strike Committee of Nationalities) là tiếng nói của các chủ thể chính trị và vũ trang dân tộc liên kết với nhau. Mặc dầu không được sự yểm trợ rộng rãi của quần chúng nhưng Ủy Ban Tổng Đình Công Các Sắc Tộc đã thu hút sự chú ý quốc tế, với chủ trương thành lập một Nhà nước Dân chủ Liên bang tại Miến Điện, trong đó các sắc tộc thiểu số được tham gia vào chính phủ một cách bình đẳng.
- Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện (Committee Representing the Pyidaungsu Hluttaw – CRPH) là nhóm nghị sĩ được bầu lên sau cuộc bầu cử 2020, hầu hết thuộc đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng và trở thành lãnh đạo phong trào.
Ùy Ban kêu gọi bãi bỏ Hiến pháp 2008 do quân đội dự thảo và đã sẵn sàng thành lập một Hiến pháp dân chủ liên bang.
Nhằm hàn gắn những chia rẽ giữa các sắc tộc, Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện CRPH, thông báo xóa bỏ tất cả các tổ chức vũ trang sắc tộc Ethnic Arm Organazitions (EAO) ra khỏi danh sách các nhóm khủng bố. Để tỏ thiện chí, có 10 nhóm vũ trang sắc tộc đáp ứng lời kêu gọi tuyên bố ủng hộ phong trào. Đồng thời, Ủy Ban cũng lên án và nêu đích danh quân đội Myanmar là một tổ chức khủng bố.
Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện vì có hạ tầng cơ sở khắp mọi nơi nên họ đã nhanh chóng thành lập một bộ máy chính phủ của Ủy Ban, song song với bộ máy hành chính của chính quyền quân đội đương thời để nếu chính quyền quân đội bị giải thể họ có thể lấp vào khoảng trống quyền lực vận hành quốc gia ngay tức khắc.
Những nỗ lực vận động quốc tế cũng được Ủy Ban Đại DIện cho Hạ Viện Miến Điện xúc tiến rất thành công. Ngày 26/02/2021, đại diện thường trực của chính quyền Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, ông U Kyaw Moe Tun, kêu gọi Liên Hiệp Quốc công nhận Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện CRPH là « chính phủ hợp pháp » của Miến Điện.
Dưới sự lãnh đạo của Ủy Ban chỉ trong vòng 2 tháng mà phong trào dân chủ tại Miến Điện đã có những bước nhảy vọt rất xa.
Phong trào quần chúng đóng vai trò như một chất xúc tác để kêu gọi, lôi cuốn quần chúng xuống đường nhưng để giữ cho phong trào hoạt động lâu dài thành công vẫn là một tổ chức chính trị. Nếu phong trào nổi dậy của quần chúng là trái tim thì tổ chức chính trị lãnh đạo chính là khối óc.
Ưu điểm của một đảng chính trị là có mục tiêu rõ ràng, có sách lược có cương lĩnh, có đường hướng để có thể đi đường dài mà không sợ lạc lối. Có nhân sự, có kế hoạch để đương đầu với những yếu kém bất cập, có thế hệ tiếp nối để nuôi dưỡng mục tiêu đấu tranh lâu dài, và có một vị thế để đàm phán vận động quốc tế…
Vì sức mạnh vô biên của các tổ chức chính trị như thế nên csVN đã tìm đủ mọi cách để đập tan mọi tư tưởng đảng phái chính trị khi còn trong trứng nước. Hầu hết các chính đảng thành lập trước 75 và các đảng phái sau 75 đều hoạt động công khai đều có cơ sở chính tại hải ngoại để tồn tại. Tuy cơ sở tổ chức đặt tại hải ngoại nhưng các tổ chức chính trị vẫn tìm mọi phương cách để liên lạc chuyển tải ý thức dân chủ cùng hỗ trợ các sinh hoạt đấu tranh trong nước.
Nói về các tổ chức chính trị VN tại hải ngoại thì rất là phức tạp. Ngoài một số đảng chính trị có uy tín, chúng ta có rất nhiều tổ chức chính trị bất lương, tuyên truyền bịp bợm để phục vụ ý đồ cá nhân.
Tiếc thay, vì thiếu vắng thông tin nên một số người trong nước đã lầm khi tham gia vào các tổ chức chính trị bất lương này, cuối cùng họ bị đàn áp vùi dập trong lao tù cs.
Với sự đàn áp răn đe của nhà cầm quyền VN, cộng thêm những tuyên truyền, và tình trạng vàng thau lẫn lộn tại hải ngoại đã khiến nhiều người tâm huyết bỏ cuộc.
Nhiều người có cái nhìn rất xa lạ, lạt lẽo, luôn luôn muốn đứng ngoài các tổ chức chính trị. Xa lánh các đảng phái chính trị là chúng ta đã làm mất đi cơ hội thành công của các cuộc nổi dậy quần chúng. Chúng ta vô tình bị rơi vào bẫy của bạo quyền cs khi chọn cách đấu tranh độc lập, không đảng phái.
Có nhiều người phản bác lại rằng, phong trào đấu tranh tự phát của quần chúng không có lãnh đạo có lợi điểm là phe đối nghịch không tìm được người lãnh đạo để vùi dập đàn áp phong trào. Lý giải này không thuyết phục, không hợp lý. Thử hỏi, nhà cầm quyền csVN không tìm ra các thành viên chủ chốt để trừng phạt thì họ lại tha cho những người tham gia phong trào hay sao? Cho dù có lãnh đạo hay không, nhà cầm quyền csVN vẫn đàn áp người đối lập bằng mọi hình thức tra tấn dã man nhất để giết chết tinh thần phản kháng.
Nếu không có một đảng chính trị tham gia lãnh đạo cuộc nổi dậy quần chúng, nếu Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện không có hạ tầng cơ sở khắp mọi nơi, thì làm sao họ có thể nhanh chóng thành lập một bộ máy chính phủ của Ủy Ban để có thể lấp đầy khoảng trống quyền lực kịp thời khi chính quyền quân đội cáo chung? Chỉ tổ chức chính trị mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu đấu tranh trong tình trạng cấp bách, chỉ có đảng chính trị mới có thể khả năng xây dựng hạ tầng cơ sở ở khắp mọi miền đất nước.
Vì sự xa lánh thờ ơ có ác cảm với các đảng phái chính trị nên hơn 45 đấu tranh chống bạo quyền cs, các đảng phái chính trị VN không có cơ hội phát triển và chúng ta vẫn chưa xây được một bệ phóng cho cuộc đấu tranh, bệ phóng đó chính là hạ tầng cơ sở.
Cũng xin mở ngoặc nói thêm tại hải ngoại, chưa có một tổ chức chính trị nào của VN được Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Quốc hay các quốc gia trên thế giới yểm trợ cả. Nhóm nào tuyên bố được Hoa Kỳ yểm trợ hay đang làm việc với Tổng Thống này Tổng thống nọ là những tuyên truyền láo lếu.
Một tổ chức chính trị chân chính đấu tranh cho dân chủ đất nước thì không thể là một chính phủ tự phong, không thể là tổng thống, là thủ tướng tự phong của cả triệu đồng bào VN, vì như vậy là đi ngược lại ý nghĩa và mục tiêu dân chủ mà họ theo đuổi.
Khi có một cuộc nổi dậy, nhiều thách thức, nhiều vấn đề nan giải xảy ra mà chúng ta phải đối đầu.
Chỉ sau 2 tuần thành lập Phong trào đã kéo theo sự hưởng ứng nồng nhiệt tham gia biểu tình, tham gia các cuộc đình công của đông đảo tầng lớp dân chúng trong mọi ngành nghề.
Phong trào cũng đã nhanh chóng được sự yểm trợ tiếp tay từ gần 20 tổ chức xã hội dân sự. Với sự phối hợp chặt chẽ có kế hoạch, các tổ chức dân sự đã vận động được sự ủng hộ về tài chánh rất dồi dào.
Phong trào cũng tác động mạnh lên xã hội làm tê liệt các sinh hoạt tại Miến Điện. Nhà thương thiếu nhân viên y tế, nhà bank đóng cửa không hoạt động, internet bị cắt đứt … nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều khó khăn mà phong trào phải trực diện.
Theo ước tính có hàng chục ngàn công nhân viên chức hiện đã tham gia phong trào bất tuân dân sự, nhưng vì tham gia cuộc đình công nên nhiều người đã bị mất đi sự thu nhập.
Một số người được sự yểm trợ tài chánh từ chính gia đình và bạn bè thân thiết, nhưng không phải ai cũng nhận được sự giúp đỡ từ gia đình hoặc bạn bè. Vì vậy rất nhiều người cần được hỗ trợ tài chánh trong khi họ không thể nhận lương. Do đó phong trào đã phải đối mặt với bài toán làm thế nào để tiếp tục có tài chánh để có thể hỗ trợ những công nhân đình công đang gặp khó khăn. Nếu có được sự giúp đỡ từ phong trào, họ có thể yên tâm tiếp tục đình công, ở lại với phong trào.
Ngoài những khó khăn trong việc chuyển tiền quyên góp vì hệ thống ngân hàng của đất nước đã bị tê liệt bởi những công nhân đình công, những nỗ lực để thu thập các khoản đóng góp và chuyển giao tiền bạc cũng phải đối đầu với yếu tố lòng tin.
Phía quân đội chính quyền cử người giả dạng trà trộn vào phong trào để theo dõi cung cấp thông tin và lập ra những quỹ cộng đồng giả mạo để gây xáo trộn nghi ngờ trong việc kết nối những người cần hỗ trợ tài chính với những người cung cấp các khoản đóng góp.
Vì vậy các nhóm hỗ trợ không thể tin rằng bất kỳ ai tìm kiếm sự giúp đỡ từ quỹ là hợp pháp. Điều này đưa đến tình trạng một số người phải sống bấp bênh vì không nhận được sự trợ giúp từ các nhóm hỗ trợ. Nếu người công nhân bắt đầu mất đi không chỉ thu nhập mà cả nhu cầu thiết yếu cũng gặp khó khăn thì có thể họ rời bỏ cuộc đình công trở lại làm việc để có thu nhập cho gia đình.
Cho đến nay các nhóm ủng hộ phong trào, với sự hậu thuẫn của các chính trị gia và các nhân vật nổi tiếng, họ đã huy động được một nguồn tài chánh dồi dào.
Tài chánh và lòng tin chính là huyết mạch trong việc nuôi dưỡng phong trào.
Chắc chắn nếu không có sự lèo lái của tổ chức chính trị thì các tổ chức dân sự hay chính phong trào cũng không thể giải quyết những khó khăn bất ngờ xảy đến.
Chính những thành quả đạt được từ Ủy Ban Đại DIện cho Hạ Viện Miến Điện mà đa số là những người trong đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã gây được sự tin tưởng từ phía người ủng hộ tài chánh, bồi đắp thêm sự kiên trì trong cuộc đấu tranh đẫm máu và dai dẳng, đồng thời thắp sáng niềm hy vọng cho một quốc gia dân chủ trong tương lai nơi quần chúng.
VN chúng ta chưa hề có một cuộc xuống đường nào với mục tiêu rõ ràng là đòi dân chủ. Những cuộc xuống đường vì môi trường, vì dân oan mất đất, vì dự luật Đặc khu và An Ninh Mạng v…v… rất tốt. Nhưng những cuộc xuống đường này bị giới hạn đóng khung trong tệ nạn xã hội, người biểu tình đứng vào vị thế nạn nhân, CẦU XIN sửa đổi từ chính quyền hơn là đứng vào thế chủ động QUYẾT ĐỊNH thay đổi guồng máy cai trị bạo lực bằng mọi giá.
Phong trào đấu tranh của VN chúng ta còn quá yếu, chưa đủ mạnh để lôi cuốn người dân tham dự đông đảo.
Phải chăng thất bại là vì mục tiêu đấu tranh của chúng ta còn mơ hồ chưa xác định rõ ràng? Hay vì sự thờ ơ không quan tâm của một số người? Hay vì thiếu vắng hạ tầng cơ sở của đảng phái chính trị?
Và câu hỏi tiếp theo là: Khi phong trào đấu tranh dân chủ lên cao điểm, với những yểm trợ tài chánh, liệu chúng ta đã sẵn sàng nhân sự, kế hoạch để đối đầu với những bất cập khó khăn? Và chúng ta có tạo đủ niềm tin nơi quần chúng để họ có thể kiên trì cùng chúng ta trong cuộc đấu tranh dân chủ?
Thực hiện cuộc đấu tranh dân chủ phải được xuất phát từ những tấm lòng khao khát dân chủ, ý thức rõ thế nào là tự do dân chủ, quyết không chấp nhận thứ “tự do” cá chậu chim lồng và thứ dân chủ giả hiệu. Như thế chúng ta mới có ý chí tự lực, không run sợ trước đe dọa đàn áp, mới kiên trì không bỏ cuộc.
Đã hơn 45 năm trôi qua, cuộc đấu tranh dân chủ cho VN vẫn dậm chân tại chỗ, vì nhiều lý do rất đau lòng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ cuộc, mà chúng ta ngồi chờ. Chúng ta không thể ngồi chờ, không nên đặt mọi tin tưởng vào sự can thiệp của thế giới.
Khi Bản Công bố của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (ngày 10/03/2021), chỉ lên án hành vi bạo lực của chính quyền quân đội nhắm vào những người biểu tình ở Miến Điện nhưng họ lại không dám thừa nhận có đảo chính tại Miến Điện chỉ vì Nga và Trung Cộng không tán thành khiến một sinh viên Miến Điện chua chát viết trên FB rằng:
“Tương lai Miến Điện chúng ta không thể và không nên nằm trong tay cộng đồng quốc tế ".
Tóm lại, muốn thay đổi guồng máy bạo quyền csVN thì chính chúng ta phải tự chủ động thực hiện một cuộc đấu tranh dân chủ. Nếu chúng ta ý thức được sức mạnh của một tổ chức chính trị rất cần thiết cho sự sống còn của một phong trào dân chủ, thì bằng đủ mọi cách chúng ta vẫn có thể xây dựng được một phong trào đấu tranh có tổ chức mà không tổ chức.
Chúng ta còn chờ gì nữa, và sẽ chờ đến bao giờ?
Tin tức sáng nay là Một học giả Na Uy cho biết Phong trào Bất tuân dân sự Miến Điện đã được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm 2022.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 20247:28 CH(Xem: 2363)
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 2685)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 4260)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 3741)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 2025)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 2489)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1724)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1780)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
02 Tháng Hai 20246:47 CH(Xem: 2082)
Khoan bàn đến các sai phạm, chỉ xem cách BCH TƯ đảng khóa 13 loại bỏ ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường qua phiên họp bất thường vừa được tổ chức cách nay vài ngày ắt sẽ thấy dù vẫn bi bô về “học tập và làm theo” mọi thứ từ “bác” nhưng xét cho đến cùng, “Bác” cũng chỉ được Đảng CSVN dùng như pháp sư dùng... “bùa”. Nếu BCH TƯ Đảng khóa 13 chấp nhận cho ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường “thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu” thì chẳng khác gì công nhận các thành viên trong BCH TƯ Đảng khóa 13 từ Tổng Bí thư trở xuống... thua xa...
02 Tháng Hai 20246:46 CH(Xem: 1422)
Cuộc Cách mạng Dù Vàng đã trôi qua gần 10 năm, mặc dù gần như bị thế giới quên lãng như Cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 nhưng cũng để lại những bài học quý giá cho các dân tộc còn đang bị các chế độ độc tài cai trị – Tuổi trẻ Hongkong có ý thức chính trị cao, có nhiệt huyết nhưng không có tổ chức. Muốn làm cách mạng phải có Tổ Chức, có học thuyết chính trị, phải có chuẩn bị. Không có tổ chức, cho dù cách mạng có thành công rồi cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Hơn thế nữa, cũng đừng quên rằng sự thất bại của 2 cuộc cách mạng nói trên còn có một lý do khách quan. Họ đã không nhận được sự giúp đỡ của các nước Âu, Mỹ...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 2252)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
30 Tháng Giêng 20249:05 CH(Xem: 1457)
Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra. Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.
29 Tháng Giêng 20247:36 CH(Xem: 1464)
Kinh tế thị trường là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Nếu không có tư pháp và quốc hội độc lập, không có hệ thống bầu cử khả tín, thì ‘bói đâu ra’ nền kinh tế tự do (sở hữu tư nhân, luật pháp nhất quán, rõ ràng…) Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Bắc Kinh 20 năm trước, ông Trọng khẳng định, sự hình thành kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình trong thực tiễn của Việt Nam...
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1539)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
22 Tháng Giêng 20248:30 CH(Xem: 2201)
Nhìn nhận tình trạng “không bình thường” trong đảng và lực lương “võ trang nhân dân” của Thượng Tướng Trịnh Văn Quyết cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề suy thoái không còn hạn chế trong “phạm vi nhỏ” cán bộ đảng viên mà đã lan trong diện rộng. Quan trọng là cả thành phần trẻ trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ “dự bị”, “hạt giống đỏ” của đảng cũng đã “xa đoàn”, “nhạt đảng” khiến đảng lo ngại cho tương lại của mình. Đó là những nhức nhối của đảng Cộng sản Việt Nam khi bước vào năm mới. Sư thật này đã bác bỏ sạch trơn thái độ lạc quan của Đảng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!