Chờ... chờ đến bao giờ???

28 Tháng Ba 202110:08 CH(Xem: 6788)
                                     CHỜ... CHỜ ĐẾN BAO GIỜ???

165593236_2753897131539102_8838037253793352916_n            Sự quan trọng của các tổ chức chính trị trong việc tranh đấu và xây dựng dân chủ



Bùi Anh Thư



     Tình hình Miến Điện vẫn vô cùng hỗn loạn, biểu tình đã xảy ra liên tục kể từ ngày 1 tháng 2 khi cuộc đảo chính do quân đội thực hiện xảy ra và lên cao điểm khi phe quân đội đàn áp người biểu tình. Các cuộc đình công của nhân viên của mọi ngành nghề, tác động đến xã hội thấy rất rõ. Mọi sinh hoạt bị đình trệ, từ nhà thương đến ngân hàng đến các trao đổi thương mại quốc tế đều bị ảnh hưởng trầm trọng.
Phe đảo chính không những không nao núng trước những khuyến cáo “kiềm chế “ của thế giới và bất chấp những tác động của Phong Trào Bất Tuân Dân Sự đến xã hội Miến Điện, họ vẫn gia tăng sự đàn áp. Trước tình trạng bạo lực leo thang, người dân Miến Điện với phong trào Bất Tuân Dân Sự (Civil Disobedience Movement, gọi tắt là CDM) với lòng khao khát dân chủ họ cũng không lùi bước trước súng ống.
Miến Điện là một quốc gia đa sắc tộc, với khoảng 135 sắc dân thiểu số. Sắc tộc Burmar chiếm khoảng 2/3 dân số và giữ các địa vị then chốt quan trọng trong chính phủ và quân đội. Các sắc tộc thiểu số khác hầu hết bị đối xử tàn tệ, nghèo đói, không được sự giúp đỡ của chính quyền, quyền công dân bị hạn chế và hầu như bị đẩy ra ngoài sinh hoạt xã hội.
Vì sự sống còn, họ lúc nào cũng duy trì các đội quân vũ trang độc lập và sẵn sàng chiến đấu nên bị chính quyền Trung Ương liệt vào các nhóm khủng bố. Nhiều đảng chính trị được thành hình dựa trên sắc tộc của họ. Có 25 tổ chức sắc dân thiểu số phối hợp làm việc với nhau trong Liên đoàn Anh Em Sắc Tộc.
Các cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ- Tatmadaw với hơn 20 nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số và hàng chục nhóm dân quân xảy ra rất thường xuyên nhất là sau vụ đảo chánh năm 1962, khi quân đội nắm chính quyền sửa đổi luật lệ cắt giảm nhiều quyền của người thiểu số.
Theo hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên minh vào năm 2015 Miến Điện có 73 tổ chức chính trị. Trong số đó có 4 đảng chính hoạt động nổi bật rộng rãi tại Miến Điện:
- Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh cầm quyền (USDP)
- Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập
- Đảng Thống nhất Quốc gia (trước đây gọi là Đảng Chương trình Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện)
- Lực lượng Dân chủ Quốc gia (NDF)
Sau khi quân đội nắm quyền trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, với sự leo thang bạo lực, các sắc dân xích lại gần nhau hơn, họ ủng hộ phong trào bất tuân dân sự, cùng chia xẻ khao khát được thoát khỏi chế độ độc tài quân phiệt và mong muốn một nền dân chủ thật sự.
Quân đội Miến Điện cũng tiếp xúc với các dân tộc thiểu số để giành sự ủng hộ cho cuộc đảo chính của họ, bằng cách đề nghị cho các lãnh đạo đại diện các nhóm thiểu số có một vị trí trong chính phủ quân sự.
Vài lãnh đạo dân tộc thiểu số vì phải đối mặt với các cuộc đàn áp ngày càng bạo lực, phải quay lại ủng hộ quân đội và lên án chính phủ dân sự bị lật đổ.
Với những xung đột thường xuyên xảy ra từ nhiều thập niên trước và với những leo thang đàn áp bạo lực của quân đội Miến Điện, phong trào phản kháng Bất Tuân Dân Sự được xem như là một lối thoát, là nguồn hy vọng duy nhất, để người dân Miến Điện thoát ra khỏi sự cai trị độc tài của chính quyền quân đội.

166058570_2753897314872417_194185857745940541_o
Trong số các tổ chức chính trị ủng hộ phong trào thì có 3 tổ chức nổi bật:
- Ủy Ban Tổng Đình Công (General Strike Committee)
Quy tụ các đảng viên từ 25 nhóm chính trị bao gồm mạng lưới Nhà Sư Áo Vàng, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, Đảng Dân chủ Xã hội mới và Đảng Thống nhất Quốc gia.
Trong ủy ban còn có sự tham gia của Toàn bộ Liên đoàn Sinh viên Miến Điện và tất cả các ủy ban đình công khác từ các trường học.
- Ủy Ban Tổng Đình Công Các Sắc Tộc (General Strike Committee of Nationalities) là tiếng nói của các chủ thể chính trị và vũ trang dân tộc liên kết với nhau. Mặc dầu không được sự yểm trợ rộng rãi của quần chúng nhưng Ủy Ban Tổng Đình Công Các Sắc Tộc đã thu hút sự chú ý quốc tế, với chủ trương thành lập một Nhà nước Dân chủ Liên bang tại Miến Điện, trong đó các sắc tộc thiểu số được tham gia vào chính phủ một cách bình đẳng.
- Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện (Committee Representing the Pyidaungsu Hluttaw – CRPH) là nhóm nghị sĩ được bầu lên sau cuộc bầu cử 2020, hầu hết thuộc đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng và trở thành lãnh đạo phong trào.
Ùy Ban kêu gọi bãi bỏ Hiến pháp 2008 do quân đội dự thảo và đã sẵn sàng thành lập một Hiến pháp dân chủ liên bang.
Nhằm hàn gắn những chia rẽ giữa các sắc tộc, Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện CRPH, thông báo xóa bỏ tất cả các tổ chức vũ trang sắc tộc Ethnic Arm Organazitions (EAO) ra khỏi danh sách các nhóm khủng bố. Để tỏ thiện chí, có 10 nhóm vũ trang sắc tộc đáp ứng lời kêu gọi tuyên bố ủng hộ phong trào. Đồng thời, Ủy Ban cũng lên án và nêu đích danh quân đội Myanmar là một tổ chức khủng bố.
Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện vì có hạ tầng cơ sở khắp mọi nơi nên họ đã nhanh chóng thành lập một bộ máy chính phủ của Ủy Ban, song song với bộ máy hành chính của chính quyền quân đội đương thời để nếu chính quyền quân đội bị giải thể họ có thể lấp vào khoảng trống quyền lực vận hành quốc gia ngay tức khắc.
Những nỗ lực vận động quốc tế cũng được Ủy Ban Đại DIện cho Hạ Viện Miến Điện xúc tiến rất thành công. Ngày 26/02/2021, đại diện thường trực của chính quyền Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, ông U Kyaw Moe Tun, kêu gọi Liên Hiệp Quốc công nhận Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện CRPH là « chính phủ hợp pháp » của Miến Điện.
Dưới sự lãnh đạo của Ủy Ban chỉ trong vòng 2 tháng mà phong trào dân chủ tại Miến Điện đã có những bước nhảy vọt rất xa.
Phong trào quần chúng đóng vai trò như một chất xúc tác để kêu gọi, lôi cuốn quần chúng xuống đường nhưng để giữ cho phong trào hoạt động lâu dài thành công vẫn là một tổ chức chính trị. Nếu phong trào nổi dậy của quần chúng là trái tim thì tổ chức chính trị lãnh đạo chính là khối óc.
Ưu điểm của một đảng chính trị là có mục tiêu rõ ràng, có sách lược có cương lĩnh, có đường hướng để có thể đi đường dài mà không sợ lạc lối. Có nhân sự, có kế hoạch để đương đầu với những yếu kém bất cập, có thế hệ tiếp nối để nuôi dưỡng mục tiêu đấu tranh lâu dài, và có một vị thế để đàm phán vận động quốc tế…
Vì sức mạnh vô biên của các tổ chức chính trị như thế nên csVN đã tìm đủ mọi cách để đập tan mọi tư tưởng đảng phái chính trị khi còn trong trứng nước. Hầu hết các chính đảng thành lập trước 75 và các đảng phái sau 75 đều hoạt động công khai đều có cơ sở chính tại hải ngoại để tồn tại. Tuy cơ sở tổ chức đặt tại hải ngoại nhưng các tổ chức chính trị vẫn tìm mọi phương cách để liên lạc chuyển tải ý thức dân chủ cùng hỗ trợ các sinh hoạt đấu tranh trong nước.
Nói về các tổ chức chính trị VN tại hải ngoại thì rất là phức tạp. Ngoài một số đảng chính trị có uy tín, chúng ta có rất nhiều tổ chức chính trị bất lương, tuyên truyền bịp bợm để phục vụ ý đồ cá nhân.
Tiếc thay, vì thiếu vắng thông tin nên một số người trong nước đã lầm khi tham gia vào các tổ chức chính trị bất lương này, cuối cùng họ bị đàn áp vùi dập trong lao tù cs.
Với sự đàn áp răn đe của nhà cầm quyền VN, cộng thêm những tuyên truyền, và tình trạng vàng thau lẫn lộn tại hải ngoại đã khiến nhiều người tâm huyết bỏ cuộc.
Nhiều người có cái nhìn rất xa lạ, lạt lẽo, luôn luôn muốn đứng ngoài các tổ chức chính trị. Xa lánh các đảng phái chính trị là chúng ta đã làm mất đi cơ hội thành công của các cuộc nổi dậy quần chúng. Chúng ta vô tình bị rơi vào bẫy của bạo quyền cs khi chọn cách đấu tranh độc lập, không đảng phái.
Có nhiều người phản bác lại rằng, phong trào đấu tranh tự phát của quần chúng không có lãnh đạo có lợi điểm là phe đối nghịch không tìm được người lãnh đạo để vùi dập đàn áp phong trào. Lý giải này không thuyết phục, không hợp lý. Thử hỏi, nhà cầm quyền csVN không tìm ra các thành viên chủ chốt để trừng phạt thì họ lại tha cho những người tham gia phong trào hay sao? Cho dù có lãnh đạo hay không, nhà cầm quyền csVN vẫn đàn áp người đối lập bằng mọi hình thức tra tấn dã man nhất để giết chết tinh thần phản kháng.
Nếu không có một đảng chính trị tham gia lãnh đạo cuộc nổi dậy quần chúng, nếu Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Miến Điện không có hạ tầng cơ sở khắp mọi nơi, thì làm sao họ có thể nhanh chóng thành lập một bộ máy chính phủ của Ủy Ban để có thể lấp đầy khoảng trống quyền lực kịp thời khi chính quyền quân đội cáo chung? Chỉ tổ chức chính trị mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu đấu tranh trong tình trạng cấp bách, chỉ có đảng chính trị mới có thể khả năng xây dựng hạ tầng cơ sở ở khắp mọi miền đất nước.
Vì sự xa lánh thờ ơ có ác cảm với các đảng phái chính trị nên hơn 45 đấu tranh chống bạo quyền cs, các đảng phái chính trị VN không có cơ hội phát triển và chúng ta vẫn chưa xây được một bệ phóng cho cuộc đấu tranh, bệ phóng đó chính là hạ tầng cơ sở.
Cũng xin mở ngoặc nói thêm tại hải ngoại, chưa có một tổ chức chính trị nào của VN được Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Quốc hay các quốc gia trên thế giới yểm trợ cả. Nhóm nào tuyên bố được Hoa Kỳ yểm trợ hay đang làm việc với Tổng Thống này Tổng thống nọ là những tuyên truyền láo lếu.
Một tổ chức chính trị chân chính đấu tranh cho dân chủ đất nước thì không thể là một chính phủ tự phong, không thể là tổng thống, là thủ tướng tự phong của cả triệu đồng bào VN, vì như vậy là đi ngược lại ý nghĩa và mục tiêu dân chủ mà họ theo đuổi.
Khi có một cuộc nổi dậy, nhiều thách thức, nhiều vấn đề nan giải xảy ra mà chúng ta phải đối đầu.
Chỉ sau 2 tuần thành lập Phong trào đã kéo theo sự hưởng ứng nồng nhiệt tham gia biểu tình, tham gia các cuộc đình công của đông đảo tầng lớp dân chúng trong mọi ngành nghề.
Phong trào cũng đã nhanh chóng được sự yểm trợ tiếp tay từ gần 20 tổ chức xã hội dân sự. Với sự phối hợp chặt chẽ có kế hoạch, các tổ chức dân sự đã vận động được sự ủng hộ về tài chánh rất dồi dào.
Phong trào cũng tác động mạnh lên xã hội làm tê liệt các sinh hoạt tại Miến Điện. Nhà thương thiếu nhân viên y tế, nhà bank đóng cửa không hoạt động, internet bị cắt đứt … nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều khó khăn mà phong trào phải trực diện.
Theo ước tính có hàng chục ngàn công nhân viên chức hiện đã tham gia phong trào bất tuân dân sự, nhưng vì tham gia cuộc đình công nên nhiều người đã bị mất đi sự thu nhập.
Một số người được sự yểm trợ tài chánh từ chính gia đình và bạn bè thân thiết, nhưng không phải ai cũng nhận được sự giúp đỡ từ gia đình hoặc bạn bè. Vì vậy rất nhiều người cần được hỗ trợ tài chánh trong khi họ không thể nhận lương. Do đó phong trào đã phải đối mặt với bài toán làm thế nào để tiếp tục có tài chánh để có thể hỗ trợ những công nhân đình công đang gặp khó khăn. Nếu có được sự giúp đỡ từ phong trào, họ có thể yên tâm tiếp tục đình công, ở lại với phong trào.
Ngoài những khó khăn trong việc chuyển tiền quyên góp vì hệ thống ngân hàng của đất nước đã bị tê liệt bởi những công nhân đình công, những nỗ lực để thu thập các khoản đóng góp và chuyển giao tiền bạc cũng phải đối đầu với yếu tố lòng tin.
Phía quân đội chính quyền cử người giả dạng trà trộn vào phong trào để theo dõi cung cấp thông tin và lập ra những quỹ cộng đồng giả mạo để gây xáo trộn nghi ngờ trong việc kết nối những người cần hỗ trợ tài chính với những người cung cấp các khoản đóng góp.
Vì vậy các nhóm hỗ trợ không thể tin rằng bất kỳ ai tìm kiếm sự giúp đỡ từ quỹ là hợp pháp. Điều này đưa đến tình trạng một số người phải sống bấp bênh vì không nhận được sự trợ giúp từ các nhóm hỗ trợ. Nếu người công nhân bắt đầu mất đi không chỉ thu nhập mà cả nhu cầu thiết yếu cũng gặp khó khăn thì có thể họ rời bỏ cuộc đình công trở lại làm việc để có thu nhập cho gia đình.
Cho đến nay các nhóm ủng hộ phong trào, với sự hậu thuẫn của các chính trị gia và các nhân vật nổi tiếng, họ đã huy động được một nguồn tài chánh dồi dào.
Tài chánh và lòng tin chính là huyết mạch trong việc nuôi dưỡng phong trào.
Chắc chắn nếu không có sự lèo lái của tổ chức chính trị thì các tổ chức dân sự hay chính phong trào cũng không thể giải quyết những khó khăn bất ngờ xảy đến.
Chính những thành quả đạt được từ Ủy Ban Đại DIện cho Hạ Viện Miến Điện mà đa số là những người trong đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã gây được sự tin tưởng từ phía người ủng hộ tài chánh, bồi đắp thêm sự kiên trì trong cuộc đấu tranh đẫm máu và dai dẳng, đồng thời thắp sáng niềm hy vọng cho một quốc gia dân chủ trong tương lai nơi quần chúng.
VN chúng ta chưa hề có một cuộc xuống đường nào với mục tiêu rõ ràng là đòi dân chủ. Những cuộc xuống đường vì môi trường, vì dân oan mất đất, vì dự luật Đặc khu và An Ninh Mạng v…v… rất tốt. Nhưng những cuộc xuống đường này bị giới hạn đóng khung trong tệ nạn xã hội, người biểu tình đứng vào vị thế nạn nhân, CẦU XIN sửa đổi từ chính quyền hơn là đứng vào thế chủ động QUYẾT ĐỊNH thay đổi guồng máy cai trị bạo lực bằng mọi giá.
Phong trào đấu tranh của VN chúng ta còn quá yếu, chưa đủ mạnh để lôi cuốn người dân tham dự đông đảo.
Phải chăng thất bại là vì mục tiêu đấu tranh của chúng ta còn mơ hồ chưa xác định rõ ràng? Hay vì sự thờ ơ không quan tâm của một số người? Hay vì thiếu vắng hạ tầng cơ sở của đảng phái chính trị?
Và câu hỏi tiếp theo là: Khi phong trào đấu tranh dân chủ lên cao điểm, với những yểm trợ tài chánh, liệu chúng ta đã sẵn sàng nhân sự, kế hoạch để đối đầu với những bất cập khó khăn? Và chúng ta có tạo đủ niềm tin nơi quần chúng để họ có thể kiên trì cùng chúng ta trong cuộc đấu tranh dân chủ?
Thực hiện cuộc đấu tranh dân chủ phải được xuất phát từ những tấm lòng khao khát dân chủ, ý thức rõ thế nào là tự do dân chủ, quyết không chấp nhận thứ “tự do” cá chậu chim lồng và thứ dân chủ giả hiệu. Như thế chúng ta mới có ý chí tự lực, không run sợ trước đe dọa đàn áp, mới kiên trì không bỏ cuộc.
Đã hơn 45 năm trôi qua, cuộc đấu tranh dân chủ cho VN vẫn dậm chân tại chỗ, vì nhiều lý do rất đau lòng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ cuộc, mà chúng ta ngồi chờ. Chúng ta không thể ngồi chờ, không nên đặt mọi tin tưởng vào sự can thiệp của thế giới.
Khi Bản Công bố của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (ngày 10/03/2021), chỉ lên án hành vi bạo lực của chính quyền quân đội nhắm vào những người biểu tình ở Miến Điện nhưng họ lại không dám thừa nhận có đảo chính tại Miến Điện chỉ vì Nga và Trung Cộng không tán thành khiến một sinh viên Miến Điện chua chát viết trên FB rằng:
“Tương lai Miến Điện chúng ta không thể và không nên nằm trong tay cộng đồng quốc tế ".
Tóm lại, muốn thay đổi guồng máy bạo quyền csVN thì chính chúng ta phải tự chủ động thực hiện một cuộc đấu tranh dân chủ. Nếu chúng ta ý thức được sức mạnh của một tổ chức chính trị rất cần thiết cho sự sống còn của một phong trào dân chủ, thì bằng đủ mọi cách chúng ta vẫn có thể xây dựng được một phong trào đấu tranh có tổ chức mà không tổ chức.
Chúng ta còn chờ gì nữa, và sẽ chờ đến bao giờ?
Tin tức sáng nay là Một học giả Na Uy cho biết Phong trào Bất tuân dân sự Miến Điện đã được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm 2022.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười 20167:00 CH(Xem: 11190)
Còn nếu không có tiền, mà lại ở tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì nếu bịnh nặng, hiểm nghèo coi như cầm chắc cái chết, khi mà hệ thống y tế ở VN còn có một khoảng cách rất xa về cơ sở vật chất, điều kiện chữa trị giữa các thành phố lớn với thành phố nhỏ, nông thôn…
01 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 10456)
Hãy nhìn cách mà báo chí mô tả những tên công an khát máu đánh chết người trong đồn tạm giam, thường được mô tả bằng từ ngữ rất dè dặt và thân tình như “bị coi là làm chết người”, “bị coi là đã ép cung”… thậm chí mới đây, khi có đủ hình ảnh, âm thanh và giờ hành động của tay công an Bùi Xuân Hải ở phường 6 quận 3 đánh đập một người phụ nữ bán hàng rong ở Hồ Con Rùa, báo chí vẫn thêu hoa dệt gấm bằng cách gọi y là “người mặc đồ giống công an”.
29 Tháng Chín 20166:00 CH(Xem: 10260)
Về chuyện đi kiện, nhân dân ta có các câu: “Đồng bạc ném toạc tờ giấy” và “Con kiến mà kiện củ khoai”. Nghe đâu Formosa không dùng đồng bạc hoa xòe mà dùng tượng HCM bằng vàng (người này bảo 15 Kg, người khác viết 50 Kg) để ném thì không phải một vài tờ mà mấy xấp giấy của dân e không giữ nguyên được.
25 Tháng Chín 20166:00 CH(Xem: 9208)
Chửi từ ông Tổng ông Thủ chửi xuống. Chửi từ đám công an, tuyên giáo, đám quan chức văn hóa, giáo dục… chửi lên. Nếu tiếng chửi mà làm sụp được một chế độ thì chắc chế độ này đã sụp. Nhưng như đã nói, tiếng chửi không đủ làm cho một chế độ sụp đổ, và nhà nước cộng sản VN thì rất hiểu điều đó.
23 Tháng Chín 20166:30 CH(Xem: 10291)
Chúng tôi có bị hạ nhục không?“Anh là cộng sản nòi” – Câu đó đúng là sỉ nhục thật, nhưng tôi không thanh minh. Một ông tướng QĐND, nguồn gốc bần cố nông, có câu nói nổi tiếng:– Tiểu tư sản 10 năm lên 1 cấp là nhanh. Bần cố nông 1 năm lên một cấp là chậm. Bố tôi, học xong Lục quân năm 1950 (pháo binh), khi phong quân hàm là trung úy, sau 30 năm quân ngũ đúng là lên được 3 cấp. Vẫn nhanh. Chúng tôi có bị sỉ nhục không?
22 Tháng Chín 20166:00 CH(Xem: 10558)
Cấn Thị Thêu là cái tên thân yêu của họ, bà đại diện cho lớp người không những cùng khổ mà còn bị bất công chà đạp. Cấn Thị Thêu hiện nay là hình ảnh của người đàn bà nổi tiếng khác: Aung San Suu Kyi. Không phải ở trí thông minh, nghị lực sắc sảo hay gia thế nổi tiếng và từng đoạt Nobel hòa bình, nhưng Cấn Thị Thêu được người nông dân Dương Nội khẳng định bằng thái độ của họ: sống chết gì cũng đứng phía sau bà Thêu.
21 Tháng Chín 20166:15 CH(Xem: 11054)
Vì sao tôi lại nói Việt Nam sớm chạm tay vào dân chủ? Và vì sao cây dân chủ Việt Nam chưa bị chết non? Ở câu hỏi thứ nhất vì sao Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào dân chủ, có ba dấu hiệu căn bản để nhìn thấy điều đó: Sự bất tín nhiệm của người dân đối với nhà nước theo chiều kích phân tích, mổ xẻ; Người dân Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn hỗn mang của đám đông và tĩnh tại hơn; Ý thức về bản thân và xã hội mà mình đang sống.
20 Tháng Chín 20166:45 CH(Xem: 13418)
Ông Trịnh-gì-nhỉ có thể lấy cảm hứng hậu duệ, rủ tất cả các quan Trịnh đang trốn nã ở nước ngoài (Đàng Ngoài) lập chính phủ lưu vong chống các quan Nguyễn đang ngồi lên pháp luật ở trong nước (Đàng Trong). Song cá nhân tôi tin rằng show Trịnh-Nguyễn đang diễn này chỉ đủ bi hài nhí nhố cho một vụ chém gió (chém cũng là một động từ đặc trưng) không đáng một ghi chú của lịch sử. Lịch sử đã dành một chương lớn cho nhà Tây Sơn, những lãnh tụ của dân, đứng ra dẹp cả Nguyễn lẫn Trịnh.
19 Tháng Chín 20166:45 CH(Xem: 11336)
Rõ ràng là Trung Quốc lo lắng điên cuồng để tránh bị mang tiếng là kẻ vi phạm luật quốc tế. Dù vậy, khi các người ủng hộ Trung Quốc chỉ ra rằng cách đây ba thập kỷ trong cuộc tranh chấp với Nicaragua, Hoa Kỳ bỏ qua một phán quyết của Tòa Quốc tế Công lý, sau khi tòa bác bỏ yêu sách của Hoa Kỳ cho rằng tòa thiếu thẩm quyền tài phán.
14 Tháng Chín 20166:30 CH(Xem: 17197)
Từ một tên tội phạm kinh tế, lợi dụng quyền hành để tham nhũng thế nhưng lại có một thầy cãi tại đất nước Lá Phong giới thiệu sẽ làm hồ sơ xin cấp quy chế tỵ nạn chính trị cho Trịnh Xuân Thanh, chúng ta hãy cùng chờ xem chính phủ Canada sẽ bị ông Lật sư này xỏ mũi hay họ sẽ rút cái bằng luật sư đã cấp cho ông này...
14 Tháng Chín 20166:00 CH(Xem: 11318)
Mâu thuẫn thì lúc nào chẳng có và đấy chỉ là một mâu thuẫn tầm thường của phe nhóm và chẳng mang một ý nghĩa chính trị hay lý tưởng cao cả gì. Bất luận điều gì xảy ra thì cũng chỉ ảnh hưởng tới các đồng chí, người dân chẳng liên quan. Có thể việc xin ra khỏi đảng đơn thuần chỉ là một nước cờ để Thanh xin tị nạn chính trị. Nhưng điều này khó bởi không thể chỉ dựa vào một hành động đơn lẻ để làm căn cứ chấp nhận một người làm tị nạn chính trị. Quan hệ ngoại giao, luật pháp nước sở tại không cho phép như vậy.
13 Tháng Chín 20166:00 CH(Xem: 12171)
còn những con sâu mang tên Nguyễn Phú Trọng với việc ăn vụng biết chùi mép, con sâu Nguyễn Tấn Dũng ôm khối tài sản khổng lồ, con sâu Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn văn Đua, Lê Đức Thúy đã hạ cánh an toàn và những con giòi đang bò lúc nhúc trong cơ thể Mẹ Việt Nam với cái vỏ bọc cán bộ, an ninh, công an, cảnh sát, bác sỹ, kỹ sư….
11 Tháng Chín 20168:37 SA(Xem: 10731)
Người dân kêu gào cho sự sống và tồn vong của đất nước, còn những kẻ có quyền thì mê mị đám đông bằng những ngôn từ của rắn, rồi lặng lẽ hành động với âm mưu đã định. Một cuộc thăm dò trên báo Lao Động cho biết có đến 93% bạn đọc đã nói không với Cà Ná, nhưng cũng ngay lúc ấy, nhưng ông Trương Thanh Hoài – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, đại diện cho Bộ Công Thương vẫn nói như đinh đóng cột “Hoa Sen không làm, Thép Cà Ná vẫn vào quy hoạch”
09 Tháng Chín 20167:49 CH(Xem: 11810)
Trang mạng Quyền Được Biết kiến nghị đến chính phủ Anh không nên tài trợ cho yêu cầu này vì những số tiền của quý vị sẽ rơi vào túi tham không đáy của tập đoàn cộng sản Việt Nam trong khi người dân trong nước hoàn toàn không có một quyền lợi nào.
09 Tháng Chín 201610:10 SA(Xem: 10822)
Để sản xuất chừng ấy thép, mỗi ngày cần có 180.000 m3 nước ngọt, tức hơn 60 triệu m3/năm, nguồn nước này lấy từ đâu khi mà Ninh Thuận có lượng mưa thấp nhất cả nước? Trong hai năm liên tục vừa qua, quân đội phải chở nước đến cấp cho dân ngay tại huyện Thuận Nam, nơi triển khai dự án thép Hoa Sen. Tổng dung tích thiết kế toàn bộ hơn 20 hồ chứa nước hiện có tại Ninh Thuận chỉ hơn 190 triệu m3, có nghĩa là thép Hoa Sen sẽ cần sử dụng đến 30% tổng dung tích thiết kế của các hồ chứa nước ở Ninh Thuận.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...