Hà Nội trong mắt Trump

24 Tháng Hai 20199:30 CH(Xem: 7917)

                                        Hà Nội trong mắt Trump

a (239)



Tân Phong





Hà Nội đón chờ cuôc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào cuối tháng 2/2019 trong không khí hân hoan, rộn ràng như vào mùa cưới.

Người ta bán cờ Mỹ, cờ Triều Tiên khắp phố cổ, bờ Hồ Gươm, bàn tán xôn xao từ quán trà đá vỉa hè, đến nhà hàng, quán nhậu, công viên về sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump và Kim Chính Ân sắp tới. Mọi tầng lớp người dân háo hức từng chi tiết về những chiếc C-17 Globemaster, những chiếc “quái thú”, đội đặc nhiệm lừng danh, ý nghĩa về cuộc họp lịch sử và ẩn ý của người Mỹ khi lựa chọn Hà Nội là địa điểm cho cuộc họp Mỹ Triều…

Nhiều người còn bày tỏ sự lạc quan về cơ hội “thoát Trung” đang dần hé lộ và ngợi ca sách lược “dựa Mỹ, đối Trung” của đảng CSVN khi nhận thấy dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới 17/02/2019 vừa qua, Hà Nội lần đầu tiên “lớn tiếng” tố cáo tội ác “quân bành trướng Trung Quốc”, sau đúng 40 năm “cấm khẩu”.

Những người có vẻ am hiểu chính trị Việt Nam hơn thì mỉa mai “Không biết hầu hạ ông Trump vụ này có xin xỏ được gì không? Không cẩn thận chẳng kiếm chác được gì như hồi APEC 2017, lại bị Tập nó tát cho vỡ mồm.” Không biết mấy ông bà “lãnh đạo” thì thấy sao, chứ dân đen nghe mà thấy nhục cho cái “vị thế” của nước Việt Nam mình.

Cuộc gặp gỡ Mỹ-Triều lần này tại Hà Nội là một cuộc gặp gỡ lịch sử và cũng là một cơ hội lịch sử không chỉ riêng cho bán đảo Triều Tiên. Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên về cơ bản đã không còn là vấn đề. Nó đã được giải quyết.

Vấn đề còn lại là giải pháp cho thể chế Bắc Hàn trong con đường hòa nhập với thế giới, sự tiếp tục vai trò quyền lực của gia tộc họ Kim và ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh tại Đông Bắc Á. Tất cả điều đó sẽ phải được đặt lên bàn trong những cuộc bàn soạn trước đó từ lâu.

Trung Quốc không dễ dàng buông bỏ một “tiền đồn thể chế” mà đã phải bỏ ra quá nhiều công của, xương máu suốt gần một thế kỷ qua. Việc từ vai trò là kẻ “cầm cái” trong ván cờ Triều Tiên, giờ đây Tập Cận Bình trở thành “kẻ bên lề” và ngồi nhìn Tổng thống Donald Trump và Kim Chính Ân họp thượng đỉnh tại Hà Nội mà không đếm xỉa đến mình là điều mà Bắc Kinh không thể “nuốt trôi”.

Nhiều thông tin “bên lề” cho rằng Kim Chính Ân sẽ có mặt ở Hà Nội từ hôm 24/02/2019 bằng đường bộ và toàn bộ chi phí của chuyến đi Việt Nam lần này của Kim do CSVN đài thọ bằng tiền thuế của dân Việt Nam – đúng là “bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”. Người độc mồm hơn thì nói “Sang như đĩ”.

Một diễn biến cực kỳ bất ngờ nữa là báo chí truyền thông Việt Nam ngày 21/02/2019 đăng tin ông TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm hai nước Lào và Cambodia từ 24-26/02. Như vậy, rất có thể ông ta sẽ không có mặt vào ngày 27/02/2019 để thực hiện nghi thức ngoại giao là “chủ nhà” đón tiếp hai nguyên thủ quốc gia là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Chính Ân trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Nếu điều này thực sự xảy ra, thì đây là một trò hề quá lố của CSVN. Dù với bất cứ lý do nào thì sự vắng mặt của ông “Tổng – Tịch” sẽ làm cho tính chính danh vốn đã như một cái “mền rách” của thể chế CSVN và chính cá nhân ông ta đã thực sự sụp đổ trên trường quốc tế. Hà Nội đã tự mình loại bỏ (hoặc bị loại bỏ) khỏi bàn cờ địa chính trị khu vực và thế giới kể từ sự kiện này.

Danh nghĩa “chủ nhà” của Hà Nội chính thức bị “thẻ đỏ” ở phút 90, rất có thể là hành động trả đũa của Bắc Kinh trong việc Tổng thống Donald Trump đã chơi “sát ván” khi từ chối một cuộc gặp bên lề cuộc họp thượng đỉnh với “người bạn” Tập Cận Bình ở thời điểm deadline 01/03/2019 cận kề, cũng như thói “đòn xóc hai đầu” của CSVN trong dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới 17/021979 vừa qua? Một thông điệp mang đậm “tính văn hóa” 5.000 năm lịch sử.

Việc lựa chọn Hà Nội làm địa điểm cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 chắc chắn không phải là điều gì bất ngờ với Bắc Kinh. Đó là sự lựa chọn của Bắc Kinh. CSVN chỉ đóng vai trò làm kẻ đỡ “trái bóng” được “quan thầy” tung cho. Người Mỹ mỉm cười khi nhìn “đường ban” và “thế cờ” bày sẵn.

Từ Đông Bắc Á với “lò lửa” Triều Tiên suốt 7 thập kỷ, qua tới Đông Nam Á với Việt Nam là “tử chiến địa” – nơi mà người Mỹ đã phải nếm trải “trái đắng” – chẳng phải đều là hai “quân cờ” của Bắc Kinh đấu với Phương Tây và Hoa Kỳ hay sao? Bắc Kinh đã ngạo mạn bày trận và thách đấu. Tập muốn nhắc nhở Donald Trump một cách khéo léo đầy ẩn ý “Trump, ông hãy nhớ, ở Việt Nam, người Mỹ đã thua như thế nào!” Nhưng sự ngạo mạn đó quá ấu trĩ vì thế giới đã không còn ở thế kỷ 20. Cũng giống như Napoleon Bonaparte đã chọn Waterloo cho cuộc chiến cuối cùng của đời mình, Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam.

Giới chính trị thế giới đang dồn mọi con mắt vào diễn biến của bữa tiệc “Hồng Môn Yến” với những âm mưu chính trị đỉnh cao sẽ diễn ra ở Hà Nội. Diễn biến rất khó lường nhưng cuộc họp lần này không phải là show truyền hình thực tế.

Những quyết định được đưa ra sau cuộc họp này sẽ quyết định cơ bản những vấn đề địa chính trị Đông Bắc Á và chuẩn bị cho một cuộc phân định ảnh hưởng của hai siêu cường ở bàn cờ Đông Nam Á. Dù cho Tập Cận Bình vẫn hoàn toàn nắm trong tay một “phế vương” Nguyễn Phú Trọng nhưng với Kim Chính Ân thì không. Bắc Triều Tiên đã thực sự “trở cờ” và ở tình thế không “trở cờ” cũng không xong. Kim Chính Ân chỉ quan tâm đến vấn đề duy trì quyền lực của gia tộc, thoát khỏi “móng vuốt” Trung Quốc và Donald Trump có thực sự là một đối tác tin cậy?

Ở tuổi 36, nhà độc tài máu lạnh này có những tính toán chính trị khiến cho tác giả “the Art of the deal” phải khen ngợi và rõ ràng “Rocket man” không “dễ bảo” như Nguyễn Phú Trọng chút nào. Dù vậy, Bắc Kinh vẫn muốn nắm quyền kiểm soát ván cờ địa chính trị từ Đông Bắc Á tới Đông Nam Á thông qua hai “đệ nhất chư hầu” là Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Người Mỹ đã chuẩn bị sẵn mọi phương án. Triều Tiên cũng đã biết rõ mình cần gì và phải làm gì. Kẻ thực sự đang bối rối trong cuộc sắp đặt lịch sử này là CSVN.

Bị mắc kẹt trong mối quan hệ với người “láng giếng xấu tính, to xác” và ý thức hệ cộng sản, thể chế chính trị và nền kinh tế quá mức phụ thuộc vào Trung Quốc, khiến cho Việt Nam rơi vào “bãi lầy” không lối thoát dù rằng không phải không nhìn ra viễn cảnh tăm tối của cái gọi là “vận mệnh tương quan” với “quan thầy” của mình. Cuộc hôn nhân đầy tính toán và trục lợi lẫn nhau giữa hai đảng cộng sản Việt – Trung đang đến hồi ngã ngũ.

“Cô gái đẹp” Việt Nam đã nhận ra sự tham lam và thói vũ phu của ông chồng khi suốt hơn 40 năm qua phải còng lưng trả nợ “tình phí” bằng tất cả của “hồi môn” là tài nguyên và biển đảo. Bị bạo hành tàn bạo (cuộc chiến biên giới 17/02/1979) sau cuộc “ngoại tình” với Liên Xô, Hà Nội đã cố quay trở lại với Bắc Kinh, chấp nhận mọi sự khinh bỉ và tước đoạt (Gạc Ma – Cô lin, Tư Chính, Cá Voi Xanh, Vịnh Bắc Bộ, biên giới phía Bắc và các định chế hợp tác bất bình đẳng về kinh tế). Nhưng xem ra, tất cả điều đó là không đủ với cái dạ dày không đáy của Trung Quốc.

Giờ đây, người Mỹ đến Việt Nam và đưa ra một cơ hội. Nhưng vấn đề giành được cơ hội “Tự Do và Thịnh Vượng” đó hay không thì là câu chuyện hoàn toàn khác. Người Việt Nam muốn thay đổi nhưng tập đoàn CSVN thì không. Nguyện vọng đó không bao giờ xuất phát từ giới chóp bu CSVN vì “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”. Và giấc mơ “Tự Do và Thịnh vượng” chỉ đạt được khi người dân Việt Nam phải gỡ bỏ được gông cùm vô hình mà người người cộng sản đã đeo lên cổ mình hơn 7 thập kỷ mà thôi.

Còn nhớ, vào ngày 7/7/2015, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden của chính phủ Tổng thống Obama, trong một cuộc tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng nhân sự kiện kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, đã mượn hai câu Kiều đầy ý nghĩa nói với ông ta:

Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.

Có lẽ, ông Trọng – một Maxist Leninist thuần túy – là người không thuộc Kiều và không hiểu Kiều. Cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng sau mười lăm năm xa cách, khi mà “nàng Kiều” đã “bấy chầy gió táp mưa sa; Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn” – lặn ngụp trong chốn bùn nhơ thanh lâu – chịu bao tủi nhục cay đắng, “chàng Kim” đã giang rộng cánh tay, đưa tay cho “nàng Kiều” một cơ hội để sum họp, bất chấp thân phận và quá khứ.

Có vẻ như, một lần nữa, thay vì nắm lấy cơ hội tốt đẹp, “nàng Kiều” đã quay lưng lại với mối lương duyên để quay lại “đường cũ”, tiếp tục con đường hồng trần lấm lem. Dù rằng, Hà Nội trong mắt Trump vẫn là “cô gái đẹp”, thì cũng không còn đáng để nhìn nhận nữa.


nguồn: FB. Trần Khải Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 20151:03 CH(Xem: 17614)
sức ép dành cho Nguyễn Tấn Dũng có lẽ không phải đến từ nội bộ đảng cộng sản Việt Nam mà nó đến từ tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc với mạng lưới tình báo Trung Nam Hải đang ngập tràn Việt Nam và việc triệt tiêu Nguyễn Tấn Dũng, một kẻ gió chiều nào theo chiều đó, một cái gai cần phải triệt....
20 Tháng Mười Hai 201512:57 CH(Xem: 12116)
Trong suốt thời gian có cuộc khủng hoảng Tàu cộng đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014, Quốc hội không dám ra Nghị quyết lên án Tàu cộng. Các đảng bộ địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội của đảng trong Mặt trận Tổ quốc cũng không dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh.
19 Tháng Mười Hai 20157:31 SA(Xem: 12544)
Ván cờ đã vào những nước đi cuối cùng bây giờ chỉ còn 2 giải pháp: 1/ Ba Ếch tiêu diệt đảng cộng sản Việt Nam 2/ chính y sẽ bị các đ/c của mình băm thành trăm mảnh
18 Tháng Mười Hai 20155:26 SA(Xem: 10853)
Như thế mà Nguyễn Nhâm vẫn có thể ngụy biện trên Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của đảng CSVN, rằng: “Để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa....
15 Tháng Mười Hai 20157:32 CH(Xem: 12520)
“Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?”
10 Tháng Mười Hai 20156:36 CH(Xem: 12076)
Khi hàng loạt các ban ngành khác từ trung ương đến địa phương lần lượt hết tiền, khi quản lý kinh tế đến điều hành xã hội, từ việc phân phối tiện ích công cộng, trật tự xã hội, đến duy trì an toàn giao thông, phân phối điện nước, thực phẩm... lần hồi tê liệt thì điều gì sẽ đến?
06 Tháng Mười Hai 20159:21 CH(Xem: 12884)
Đảng csVN đã nuôi một đám ăn hại đái nát mang danh tuyên giáo, bắt đầu bằng tên văn nô Tố Hữu, Xuân Diệu cho đến Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh hôm nay, chúng chỉ biết ngồi mát ăn bát vàng và tự tưởng tượng ra những gì cao đẹp nhất để che đậy cho sự thối nát mục ruỗng của chế độ...
05 Tháng Mười Hai 20158:13 SA(Xem: 11890)
04 Tháng Mười Hai 20159:03 SA(Xem: 12228)
Chính vì kiểu quan niệm đầy chất võ đoán như vậy mà hầu hết người dân luôn tỏ ra nễ phục những kẻ làm quan. Và đây là cơ hội để bọn làm quan thả sức làm càn. Vì có làm càn cỡ nào thì họ vẫn cứ là hạng sang. Họ vẫn cứ là những kẻ “vinh dự” bởi họ là quan, họ được sang. Trong khi đó, bản chất của chữ sang
02 Tháng Mười Hai 20154:29 CH(Xem: 11855)
Các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đang đấu tranh về việc này, kể cả đấu tranh về qui định trong Dự luật là không cho thành lập những hội đoàn nào mà trùng lắp với hoạt động đã có sẵn của những hội đoàn nhà nước. Nếu đúng tinh thần như vậy có thể sẽ không có một hội đoàn xã hội dân sự nào được thành lập, bên Văn Đoàn Độc lập thì trùng với Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Độc lập thì trùng với Hội Nhà báo Việt Nam…có lẽ chỉ có mỗi Hội cựu Tù nhân Lương tâm là không trùng lắp với hội nào của chính quyền.”
28 Tháng Mười Một 201510:02 SA(Xem: 13064)
Ấy vậy mà lại có mấy tờ báo của đảng vô tình đăng lên giấy trắng mực đen lời nói của một ông tiến sỹ nào đó là “Sinh hoạt chính trị của quốc hội ta gần bằng các quốc hội nước ngoài”! Thật là vô cùng dại dột với tính chất “mỉa mai” nguy hiểm của câu nói chẳng biết mang ý đồ gì!
25 Tháng Mười Một 20156:22 SA(Xem: 10653)
Tuấn chỉ đơn giản nghĩ rằng, gia đình em đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng về tài sản thì với tư cách là thành viên trong gia đình em sẽ ngăn cản và chống lại lực lượng cưỡng chế bằng mọi cách, mà không ý thức được rằng sẽ gây lại hậu quả nguy hiểm cho người khác, hay cho xã hội. Tuấn, 15 tuổi, chưa đủ ý thức đầy đủ khi gây hại cho người khác. ‘Ý thức’ của trẻ em, của người chưa trưởng thành với người lớn là cách biệt.
21 Tháng Mười Một 20158:13 CH(Xem: 12483)
Cũng như gần đây có bài viết trên báo Đảng cho là việc dùng từ ngữ Việt Cộng để gọi người đối thoại là một điều sỉ nhục đối với người đó mặc dù người đó chính là thành phần cộng sản. Vậy người ta có thể suy diễn là từ ngữ Việt Cộng hay Cộng sản mang ý nghĩa rất bẩn thỉu lẫn hàm chứa sự khinh khi nào đó. Có phải chăng tác giả bài viết đó cũng là một “nạn nhân” vốn cảm thấy bị sỉ nhục khi ai đó gọi tác giả là Việt Cộng?
15 Tháng Mười Một 20159:59 CH(Xem: 14460)
Tất nhiên đó sẽ không phải là điều tốt cho nước Việt Nam khi người dân bị buộc chọn kiếp sống bị trị và nếu có sự thay đổi nào đó thì cũng chỉ là sự chọn lựa giữa cái tệ nhất, tệ hơn và tệ mà thôi: bad, worse, and worst !
14 Tháng Mười Một 201511:39 SA(Xem: 11975)
Nhưng lời khuyên những người cầm đầu chế độ toàn trị VN phải tin vào tình bạn của Bắc Kinh còn nóng hổi thì ngay hôm sau (7.11) khi vừa từ VN sang Singapore Tập Cận Bình đã tuyên bố công khai: “Hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung quốc kể từ thời xa xưa”. Họ Tập còn đe dọa “Chính quyền Trung quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung quốc.”
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...