Ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư?
Hình TTV+.
Phạm Trần
Việt Báo
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi. không còn điều kiện tái ứng cử sau 3 lần làm Tổng Bí thư từ năm 2021. Có 3 người đứng sau ông Trọng gồm Chủ tịch nước Võ Văn Thường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có đủ điều kiện làm Tổng Bí thư.
ÔNG TRỌNG CHỌN NGƯỜI
Theo thông lệ , tất cả danh sách đề cử của địa phương được gửi về Bộ Chính trị cứu xét trước khi đưa ra Trung ương thảo luận. Sau đó, danh sách dự kiến Trung ương XIV được thông qua để bầu Bộ Chính trị và 4 chức danh được gọi là “chủ chốt” gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.
Những tiêu chuẩn về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống được đặt xuống bàn cân khi lựa chọn. Đứng đầu là phải: “Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.” Sau đó là không tham nhũng, được mọi người yêu mến, có khả năng hoàn tất nhiệm vụ giao phó và kiên quyết chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Theo quyết định của Trung ương, ông Trọng vừa là Trưởng Tiểu ban Nhân sự và Trưởng Tiểu ban Văn kiện của Đại hội đảng XIV. Tiểu ban Nhân sự có nhiệm vụ xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương; kế hoạch giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng nhiệm kỳ 2026-31; báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa mới trình Đại hội XIV của Đảng. Trong khi Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ xây dựng báo cáo chính trị và báo cáo tổng kết những thành tựu, kết quả của 40 năm đổi mới (1986-2026), trình Đại hội XIV của Đảng.
Như vậy, quyền chọn người và tương lai của đảng hoàn toàn nằm trong tay ông Trọng, một ngưởi nổi tiếng độc tài và là đệ tử trung thành của Chủ nghĩa Cộng sản.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
Từ bản tính “không tin ai” và lập trường chính trị “đảng phải chi phối toàn diện” của cá nhân, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, khoảng 200 người “chính thức” và “dự khuyết”, trên căn bản “chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.” Riêng lối 20 Ủy viên “dự khuyết” còn có tiêu chuẩn “trẻ” để kế thừa lớp cha anh.
Sau Ban Chấp hành Trung ương là đến việc cơ cấu khoảng 20 Ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan quyết định mọi việc của đảng và nhà nước. Các Ủy viên Bộ Chính trị bầu ra Tổng Bí thư. Sau đó Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, nhưng phải được đồng ý trước của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị.
Như vậy, ai sẽ thay ông Trọng giữ chức Tổng Bí thư khóa đảng XIV, trong số ba ông Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?
Theo Quy định 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 thì tiêu chuẩn của 4 chức danh chủ chốt như sau:
– Tổng Bí thư: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Người này cũng phải “Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…”
– Chủ tịch nước: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp…”
– Thủ tướng Chính phủ: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…”
– Chủ tịch Quốc hội: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.”
Nhìn chung, cả 3 ông Võ Văn Thưởng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ có những ưu điểm giống nhau, nhưng ai sẽ lọt vào “mắt xanh” của ông Trọng còn là nghi vấn. Và, liệu người này có được lòng của Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XIV hay không?
Vì vậy, trước thềm Hội nghị Trung ương XIV, nếu có những cuộc vận động âm thầm nhưng gay gắt diễn ra giữa các ông Thưởng, Chính và Huệ cũng là việc bình thường.
Theo Tiểu sử cá nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thạc sỹ, sinh ngày 13 tháng 12, 1970 , tại Hải Dương, miền Bắc nhưng trưởng thành và xây dựng sự nghiệp chính trị trong Nam. Có tin đồn ông là con của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Phạm Minh Chính,Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 10 tháng 12, 1958 (68 tuổi) tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 15 tháng 3, 1957, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Trong 3 ứng viên, nếu nói về tiêu chuẩn địa phương thì ông Thưởng có ưu điểm sinh ra ở Bắc và được lòng người miền Nam hơn hai ông Chính và Huệ. Tuy nhiên, cũng có người đề cập đến nhược điểm là ông Thưởng còn trẻ (54 tuổi), ít kinh nghiệm điều hành việc nước hơn hai ông Chính và Huệ. Ngược lại, chưa hẳn hai ông Chính và Huệ đã được lòng phe miền Bắc và Nam trong cuộc chạy đua hiện nay.
Những tiêu chuẩn về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống được đặt xuống bàn cân khi lựa chọn. Đứng đầu là phải: “Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.” Sau đó là không tham nhũng, được mọi người yêu mến, có khả năng hoàn tất nhiệm vụ giao phó và kiên quyết chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Theo quyết định của Trung ương, ông Trọng vừa là Trưởng Tiểu ban Nhân sự và Trưởng Tiểu ban Văn kiện của Đại hội đảng XIV. Tiểu ban Nhân sự có nhiệm vụ xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương; kế hoạch giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng nhiệm kỳ 2026-31; báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa mới trình Đại hội XIV của Đảng. Trong khi Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ xây dựng báo cáo chính trị và báo cáo tổng kết những thành tựu, kết quả của 40 năm đổi mới (1986-2026), trình Đại hội XIV của Đảng.
Như vậy, quyền chọn người và tương lai của đảng hoàn toàn nằm trong tay ông Trọng, một ngưởi nổi tiếng độc tài và là đệ tử trung thành của Chủ nghĩa Cộng sản.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
Từ bản tính “không tin ai” và lập trường chính trị “đảng phải chi phối toàn diện” của cá nhân, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, khoảng 200 người “chính thức” và “dự khuyết”, trên căn bản “chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.” Riêng lối 20 Ủy viên “dự khuyết” còn có tiêu chuẩn “trẻ” để kế thừa lớp cha anh.
Sau Ban Chấp hành Trung ương là đến việc cơ cấu khoảng 20 Ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan quyết định mọi việc của đảng và nhà nước. Các Ủy viên Bộ Chính trị bầu ra Tổng Bí thư. Sau đó Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, nhưng phải được đồng ý trước của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị.
Như vậy, ai sẽ thay ông Trọng giữ chức Tổng Bí thư khóa đảng XIV, trong số ba ông Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?
Theo Quy định 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 thì tiêu chuẩn của 4 chức danh chủ chốt như sau:
– Tổng Bí thư: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Người này cũng phải “Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…”
– Chủ tịch nước: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp…”
– Thủ tướng Chính phủ: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…”
– Chủ tịch Quốc hội: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.”
Nhìn chung, cả 3 ông Võ Văn Thưởng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ có những ưu điểm giống nhau, nhưng ai sẽ lọt vào “mắt xanh” của ông Trọng còn là nghi vấn. Và, liệu người này có được lòng của Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XIV hay không?
Vì vậy, trước thềm Hội nghị Trung ương XIV, nếu có những cuộc vận động âm thầm nhưng gay gắt diễn ra giữa các ông Thưởng, Chính và Huệ cũng là việc bình thường.
Theo Tiểu sử cá nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thạc sỹ, sinh ngày 13 tháng 12, 1970 , tại Hải Dương, miền Bắc nhưng trưởng thành và xây dựng sự nghiệp chính trị trong Nam. Có tin đồn ông là con của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Phạm Minh Chính,Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 10 tháng 12, 1958 (68 tuổi) tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 15 tháng 3, 1957, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Trong 3 ứng viên, nếu nói về tiêu chuẩn địa phương thì ông Thưởng có ưu điểm sinh ra ở Bắc và được lòng người miền Nam hơn hai ông Chính và Huệ. Tuy nhiên, cũng có người đề cập đến nhược điểm là ông Thưởng còn trẻ (54 tuổi), ít kinh nghiệm điều hành việc nước hơn hai ông Chính và Huệ. Ngược lại, chưa hẳn hai ông Chính và Huệ đã được lòng phe miền Bắc và Nam trong cuộc chạy đua hiện nay.
Gửi ý kiến của bạn