Miền nam trước năm 1975 có là "phồn vinh giả tạo"? -

29 Tháng Năm 20238:22 CH(Xem: 3355)
        MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 CÓ LÀ "PHỒN VINH GIẢ TẠO"? 

350530346_633633178677048_589554070561534222_n




Tuấn Khanh




Sau năm 1975, một trong những cách mô tả của báo chí nhà nước mới về sự thịnh vượng của miền Nam là một xã hội “phồn vinh giả tạo”. Cách dẫn giải của cụm từ này, đơn giản là do đô-la của đế quốc Mỹ đổ vào, sự ăn xài phủ phê có tính giai đoạn, quan chức tham nhũng giàu có, bọn tư bản mua bán lũng đoạn… nên xã hội miền Nam Việt Nam có vẻ đầy sức sống nhưng trong lòng của xã hội là sự nghèo kém và lạc hậu vì bị áp bức, bóc lột.
Những quan điểm như vậy, dù thiếu tính nghiên cứu khoa học và được dẫn đường bằng cái nhìn đay nghiến vô cớ, cũng khiến không ít người tin vào điều này, thậm chí là căn bản lý luận của những luận văn gọi là khảo sát miền Nam hoặc báo chí trong suốt trong một thời gian dài.
Cho đến khi ngôn luận đời sống xã hội được mở rộng, đặc biệt là sau khi các mạng xã hội, blog… phát triển, luận điệu này chìm dần, nhưng không có ai nói lại, xin lỗi hoặc có một sự tự trọng nhất định để cải chính về đời sống thật của người dân miền Nam, nếu không nói đó là loại ngôn luận phủ định đầy xúc phạm.
Mới đây, trong một bài viết của nhà báo Trương Huy San, có nói về thời kỳ phát triển viễn thông sau 1975 với một số quan chức có ý thức về tương lai đất nước, bài viết có dẫn con số về đầu điện thoại sử dụng ở hai miền trước 1975. Theo bài viết, con số thống kê được chính quyền mới ghi nhận lại, cho thấy trong thập niên 1960, điện thoại tư nhân đã tăng rất nhanh ở miền Nam: Năm1965, 23.377; năm 1966, 24.837; năm 1967, 27.082; năm 1968, 30.964; năm 1969, 36.150; năm 1970, 34.889; năm 1971; 38.133 máy.
Những con số này cho thấy sự phổ biến trong đời sống dân sự Việt Nam. Đồng thời gian, các tài liệu về lịch sử viễn thông – phương tiện điện thoại cố định ở Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba,Thái Lan… cho thấy điện thoại cố định (landline telephone) là hầu như chỉ dành cho các văn phòng công sở, không phổ biến cho dân dụng. Dĩ nhiên, miền Bắc thì lại càng không có, do mọi nguồn lực đều tập trung phục vụ cho chiến tranh chứ không là phát triển truyền thông đại chúng. Bên cạnh, việc quản lý nghiêm ngặt các phương tiện liên lạc này vì sợ gián điệp, cảnh giác… khiến điện thoại chỉ có ở các cơ quan, nhưng không đều.
Trong bài viết, nhà báo Trương Huy San lập lại vài chi tiết mà nhiều người miền Nam đã biết, là “ngày 30 tháng Một 1966, lần đầu tiên người dân Sài Gòn được xem một bộ phim Mỹ, vừa có tiếng Việt vừa có tiếng Anh, qua 1.000 máy vô tuyến truyền hình được đặt ở những địa điểm đông người tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Tín hiệu được phát đi từ hai máy bay hiệu Constellation bay vòng quanh Sài Gòn. Hôm sau, ngày 31 tháng Một 1966, Tháp vô tuyến truyền hình đã được khánh thành tại số 7 đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Cuối thập niên 1960, máy vô tuyến truyền hình trở thành phổ biến ở các đô thị lớn và bắt đầu về tới các vùng nông thôn miền Nam.
Ngày 7 Tháng Chín 1970, miền Bắc mới cho phát thử một chương trình truyền hình đen trắng và phải sau ngày 30 tháng Tư 1975, một số người dân ở Hà Nội, mới được “xem vô tuyến” nhờ các máy thu hình đưa từ miền Nam ra chuyển hệ hoặc đưa từ Liên Xô và các nước Đông Âu. Truyền thông báo chí, ngay cả của nhà nước cũng phát triển rất hạn chế ở miền Bắc. Trong thập niên 1960, trong một xã may ra có ông chủ tịch hay bí thư là có được chiếc máy thu thanh hiệu Xiong Mao hoặc Orionton. Sau năm 1975, những chiếc radio bán dẫn Nhật như Standard, National… được các anh bộ đội, các cán bộ vào Nam công tác đưa ra nhưng nó vẫn là một mặt hàng bị “nhà nước quản lý”. (trích)
Trong ký ức nhạt nhòa, tôi vẫn còn nhớ những buổi chiều chủ nhật đón xem các bộ phim cao bồi và siêu nhân trên truyền hình ở Sài Gòn. Bọn trẻ con vẫn hò hét và tán chuyện với nhau về những tình tiết hấp dẫn trên TV. Truyền hình là phương tiện giải trí mắc tiền và riêng tư nhiều hơn cả điện thoại gia đình, nhưng theo một bài viết của nhà báo Phạm Công Luận, thì lúc đó, “Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu tiên, năm 1966. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30.000 đồng… Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tuyến truyền hình, chương trình cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, ti vi – một danh từ mới – đã được “khán thính giả” VN chiếu cố kỹ. Nhà nhà đều có ti vi. Ai không có thì đi coi cọp. Ăng ten mọc như mắc cưởi, hướng loạn trên các mái nhà, nhất là ở các tỉnh. Chương trình được hâm mộ nhất là… cải lương và… đài Mỹ. Batman xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm. Lúc đó điện còn yếu, mỗi nhà một survolteur cho ti vi”. Một thống kê khác, cho thấy lúc đó sức mua của người dân miền Nam rất mạnh, nên cho đến đầu thập niên 70, cứ 50 người thì có một gia đình sở hữu truyền hình.
Năm 1980 chính quyền mới thử nghiệm phát truyền hình màu lần đầu, cố gắng nối kết giữa các hệ phát hình xã hội chủ nghĩa và tư bản như NTSC, Secam, Pal… Năm 1983, ông thầy của tôi làm việc ở Sài Gòn, gom góp tiền bạc mua được chiếc tivi màu 14 inch JVC vỏ đỏ. Ông kể chuyện mình dành dụm mãi mới mua với giá gần 1, 4 lạng vàng. Mua xong, ông gửi về quê ở Hà Nội để cho ông cụ thân sinh xem giải trí, vốn cả đời chưa thấy truyền hình màu là gì. Thế nhưng chỉ qua tháng sau, ông nhận lại chiếc truyền hình ấy với thùng, bao còn mới tinh. Hỏi ra mới biết, khi ông cụ nhận được quà không bao lâu, thì xóm làng biết chuyện. Phía hội, đoàn, cả công an khu vực cũng ghé nhà, thuyết phục cụ mỗi đêm nối dây mang ra sân cho cả xóm mấy mươi người cùng xem vì tình nghĩa xóm làng. Đột nhiên từ chỗ có của, nhưng không được vui hưởng, mà trở thành người hàng đêm phải quét sân, dọn tivi ra, rồi hết giờ lại dọn vào… quá mệt mỏi nên ông cụ gửi trả tivi về Sài Gòn, nói rằng ông chỉ muốn được yên.
Về điện thoại cố định, từ giữa những năm 80, khi liên lạc viễn thông không còn bị nhìn với ánh mắt nghi kỵ, và nằm trong kế hoạch phát triển 1995-2000, với mục tiêu 100 người dân/1 điện thoại, người Sài Gòn dù trải qua nhiều đợt vô cùng khốn khó, đã dẫn đầu cả nước để đóng tiền “cọc”, đưa điện thoại cố định về nhà. Cần phải nói, mỗi điện thoại lúc đó bị yêu cầu thế chân 4 đến 5 triệu đồng, tương đương 4-5 cây vàng (năm 2005, giá vàng là 955.000 đồng/chỉ), nhưng đến giờ, hầu như không ai lấy lại được số tiền thế chân đó.
Chắc là Sài Gòn không chỉ là “phồn vinh giả tạo” đâu, vì sau năm 1980, ở các chợ điện tử của quận 5, quận 1, quận 10… mọc lên như nấm các cửa hàng chuyển hệ truyền hình của phương Tây, sang các hệ màu xã hội chủ nghĩa đang phát. Sự phát triển của các của hàng này cũng chứng mình một điều là các phương tiện bị gọi là xa xỉ vào lúc đó, đều là tài sản có sẳn của nhiều gia đình miền Nam, còn lại sau các chiến dịch đánh tư sản X1, X2, X3 mà khiến bộ mặt xã hội trở nên mệt mỏi và kiệt quệ… Cái cách sống và chọn tiện nghi cho mình, đắt tiền nhưng vẫn chấp nhận sau giai đoạn chiến tranh kết thúc, rõ là một xã hội đã quen với nhu cầu và mức sống như vậy. “Phồn vinh giả tạo” quả là không có ý nghĩa gì, khi ít phút nhìn lại lịch sử bằng sự thật.
--------
Ảnh: Một cửa hàng bán truyền hình ở Sài Gòn, trước năm 1975.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 20238:20 CH(Xem: 1774)
Lấy nhân dân làm động lực đổi mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, đất nước và xã hội lên một tầm cao mới. Những lời nói trên chỉ là lời nói xuông không có thực tế với một đất nước do một tập đoàn lãnh đạo đảng csVN, nó cũng khác xa với sự suy nghĩ và nhận biết của người dân trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đã từ lâu người dân Việt Nam không còn tin vào chế độ CS độc tài và tham nhũng, chúng ta cứ nhìn tấm hình trong bài viết đã hiểu rõ về bản chất của những con người CS tham lam và độc ác.
23 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 2100)
Chiều 4/1/2019, từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, TTA đã dùng xe công biển xanh ra đón vợ tận chân cầu thang máy bay, ngang với nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, TTA đã không có trên chuyến bay này. Người được đón lại là nàng Thủy Hương – vợ Trần Tuấn Anh. Việc làm này đã bị dư luận cả nước lên án và khinh bỉ. Nói đến TTA, người ta nhớ đến sự nổi tiếng về thói ăn chơi khi còn du học ở Pháp. Một số Việt kiều tại Pháp kháo nhau rằng: “Thằng con cụ là Trần Đức Lương sang đây đốt tiền như đốt pháo”. TTA sinh 1964, tuổi con rồng. Vào Bộ Chính trị ở độ tuổi còn khá trẻ, mới 57 tuổi, được dư luận cho là đầy triển vọng leo lên các chức vụ hàng đầu tại kỳ đại hội Đảng kế tiếp vào năm 2026 mà khi đó ông 62 tuổi.
22 Tháng Mười Hai 20237:26 CH(Xem: 1929)
Ngoại giao cây tre theo đúng hình ảnh của loài thảo mộc này. Có nghĩa là gió chiều nào thì theo chiều ấy để sống còn, không một lập trường nào nhất định cả. Thuật ngữ này được TBT Nguyễn Phú Trọng chính thức hóa tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào ngày 22 tháng 8 năm 2016. Sách lược này không phải sáng kiến của Nguyễn Phú Trọng mà liên hệ mật thiết đến Ông Hồ Chí Minh và 70 năm cầm quyền của CSVN Báo chí CSVN gần đây khoe khoang ưu điểm sách lược ngoại giao này không tiếc lời và một số bình luận gia quốc tế cũng cho rằng đây là một sách lược thông minh của CSVN...
21 Tháng Mười Hai 20238:54 CH(Xem: 5749)
Nhân loại đã chứng minh không có cái gì mãi mãi trường tồn ngoài chân lý tôn giáo, đã có những quốc gia cộng sản đi trước VN, trong đó những tên độc tài đã dùng quân đội để đàn áp chính người dân của mình, và sau đó chúng đã bị chính cái quân đội của mình giết chết như hai vợ chồng tên TBT đảng cs Rumani Ceausescu năm 1989, cái kết thúc đó cũng sẽ diễn ra cho những tên lãnh đạo đảng csVN khi những quân nhân mang trong tim mình chữ “Nhân Dân” đúng nghĩa hiểu được trách nhiệm đích thực của mình.
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1138)
Bạn Tập sang đây chơi, chúng tôi mang cái lịch thiệp của người Việt ra mà đãi đằng. Ấy là nếu đối đãi không hậu thì sợ chúng tôi bớt đẹp, chứ hổng có phải vì yêu thương gì bạn. Bạn đừng có hiểu nhầm rồi bày đặt miệng lưỡi cú diều “cộng đồng chung vận mệnh”. Bạn đi cướp biển, cướp đảo người ta xong kêu chung vận mệnh là chung sao? Chúng tôi người văn hiến, sao lại chung vận mệnh với cướp được (8)? Có người nhận định như Lao Ta: Chẳng có tình hữu hảo, cùng chung hệ giá trị hay vận mệnh gì hết. Ông đạp xe xích lô, bà nhặt ve chai Hà Nội cũng biết rõ như vậy nhưng hòa bình là thứ mà chúng ta theo đuổi, cho đến khi hết...
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1282)
Như vậy, hợp tác giữa hai Bộ Công an với “đường giây nóng” để “bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ… chống can thiệp, chống ly khai..” là thỏa hiệp mới và có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Điều này cho thấy Việt Nam đã được Trung Quốc giúp “bảo vệ chính quyền và bảo vệ chế độ” như chính Trung Quốc bảo vệ mình. Đó là hai nước vẫn do đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chia sẻ tình báo về an ninh chính trị để chống “diễn biến hòa bình” là nhằm chống lại những mưu toan nổi dậy tự phát đã từng làm...
19 Tháng Mười Hai 20237:15 CH(Xem: 1091)
Mấy chục năm nay, các đảng cộng sản thường nói hay, nói đẹp nhưng hành động không đi đôi với lời nói. Muốn xây dựng niềm tin thì phải có hành động cụ thể. Thứ nhất, Trung Quốc công nhận chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển 200 dặm và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Thứ hai, Trung Quốc tham gia làm một thành viên có trách nhiệm trong Ủy ban quốc tế sông Mekong, thông báo đầy đủ các số liệu về nước đến các quốc gia nằm dọc theo dòng sông để kịp thời chuẩn bị tránh hạn hán hoặc lũ lụt, tham khảo các quốc gia liên quan trước khi xây đập chận nước hoặc đào kênh lấy nước của dòng sông. Đó là những hành động cần làm để có sự tin tưởng.
19 Tháng Mười Hai 20237:07 CH(Xem: 1509)
Đã bao giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp thu hay không thì không ai biết cả. Những người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động" và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp 2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
17 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2496)
Việc đảng csVN thừa nhận Đài Loan là một phần của TQ là một việc làm ngu xuẩn, nó cho thấy cái gọi là ‘ngoại giao cây tre” của đảng cs chỉ là một thứ ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của một bè lũ hèn nhát, vong nô. Nếu chọn trung lập thì đ0ảng csVN vẫn có thể đẩy đưa vấn đề Đài Loan một cách khéo léo hơn, vừa không mất lòng TQ và vẫn giữ thể diện cho Đài Loan, bởi vì Đài Loan thuộc về hay không thuộc về TQ thì đó không phải là vấn đề để đảng cs phải ra mặt công nhận cùng tên giặc bá quyền Tập Cận Bình.
17 Tháng Mười Hai 202312:27 SA(Xem: 3132)
Hãy nhìn một đất nước có gần 100 triệu dân, phương tiện giao thông đa phần là xe máy, thế nhưng cả gần 50 năm đảng vẫn không phát triển được công nghệ sản xuất cho riêng mình mà chỉ là một đất nước gia công lắp ráp, đánh thuế, thu tiền, cả xe hơi, máy bay, tàu thủy, bất cứ cái gì cũng không cần phải có một kế hoạch lâu dài phát triển nhằm cho ra sản phẩm tốt, giá thành hạ, mà cứ canh me thu thuế, thu phí mà sống thì lời hứa hẹn của Tập Cận Bình trong cơn hấp hối không khác nào một loại thuốc hồi sinh. VN tham gia vào sáng kiến của họ Tập chứng minh rằng đảng csVN chỉ là một loại giây leo, sống thực vật, ăn bám vào nhân dân và thế giới...
15 Tháng Mười Hai 20239:42 CH(Xem: 1367)
Tại sao “sáp nhập các đơn vị hành chính” mới thực hiện được… “dân chủ ở cơ sở”? Ở những đơn vị hành chính đã hoặc sắp sáp nhập dân có… biết, có… bàn, có… giám sát và thực sự đã “đồng thuận cao nhất” với tình trạng mà TH QHVN khái quát về các công thự dôi dư sau sáp nhập “chết yểu – cửa đóng then cài – rong rêu bu bám – hư hỏng, sập đổ trong sự hoang tàn hiển hiện”. Giới nào của dân dại dột đến mức xem sự lãng phí, đồng nghĩa với việc tước đoạt các phúc lợi trong giáo dục, y tế, an sinh mà lẽ ra họ phải được hưởng là nền tảng “tao sự ổn định và đem lại động lực mới”? “Dân chủ” mà tốn kém đến mức quái gở như vậy, giới nào của dân mới… thích?
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 1052)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 2940)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 958)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1585)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...