Trung Quốc hãy mang 4 tốt 16 vàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam!

26 Tháng Năm 20238:21 CH(Xem: 1853)

       Trung Quốc hãy mang 4 tốt 16 vàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam!

tbt_3_1                                                         Hình Internet - QĐB biên tập.





Nguyễn Viện
     RFA




Ngay sau khi người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông (25/5/2023), thì ngay ngày 26/5/2023 Trung Quốc nói tàu khảo sát của họ hoạt động hợp pháp và có quyền tài phán.

Quyền của Trung Quốc là quyền gì?

Ở đây cần nhắc lại Phán quyết của Toà Trọng tài quốc tế vào tháng 7/2016. Theo Thông cáo báo chí của Tòa Trọng tài, nội dung của Phán quyết đã đề cập đầy đủ bảy nội dung mà Tòa Trọng tài đã lựa chọn thuộc thẩm quyền xét xử của mình trong số 15 điểm của đơn khởi kiện của Philippines. Nội dung Phán quyết của Tòa chỉ tập trung phán xét về việc giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển, không liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp về việc phân định các vùng chồng lấn, một trong những điểm quan trọng là bác bỏ “quyền lịch sử của Trung Quốc đối với tài nguyên trong đường 9 đoạn”…

Phía Trung Quốc thì tiếp tục nhai lại những luận điệu cũ.

Trên trang web của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRIonline) ngày 17/3/2009 có bài: “Cội nguồn của vấn đề Biển Nam và lập trường nguyên tắc của Trung Quốc”. Bài này có đoạn viết: “Trên vấn đề Biển Nam, Trung Quốc xưa nay đều có chủ quyền không thể tranh cãi, đồng thời chủ trương giải quyết sự tranh chấp quốc tế qua đàm phán hòa bình.

Trung Quốc là nước phát hiện và đặt tên sớm nhất cho quần đảo Nam Sa [quần đảo Trường Sa của Việt Nam], đồng thời cũng là nước thực thi chủ quyền sớm nhất và bền vững nhất đối với quần đảo Nam Sa. Việc này đã được chứng minh bằng lịch sử và căn cứ pháp lý đầy đủ, nhận được sự công nhận lâu dài của cộng đồng quốc tế. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng phần lớn khu vực của Trung Quốc, trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. “Tuyên bố Cai-rô” và “Thông cáo Potsdam” cùng các văn kiện quốc tế khác đã quy định rõ việc trao trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc từng bị Nhật cướp đoạt năm xưa, dĩ nhiên trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. Tháng 12 năm 1956, Chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ đã chỉ định quan chức cấp cao tiếp quản quần đảo Nam Sa, đồng thời đã tổ chức lễ bàn giao trên đảo, cắm mốc kỷ niệm và cử quân đội đến đóng tại quần đảo Nam Sa. Năm 1952, Chính phủ Nhật Bản chính thức bày tỏ “từ bỏ tất cả mọi quyền lợi, danh nghĩa và yêu sách về quyền lợi đối với Đài Loan, các hòn đảo Bành Hồ và quần đảo Nam Sa”, từ đó quần đảo Nam Sa đã chính thức trở về với Trung Quốc.

Trong quãng thời gian khá dài sau chiến tranh, hoàn toàn không tồn tại cái gọi là vấn đề Biển Nam. Về các khu vực xung quanh Biển Nam cũng chưa có bất cứ một nước nào đưa ra ý kiến bất đồng đối với việc Trung Quốc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa và các vùng biển xung quanh quần đảo này. 

Trước năm 1975, Việt Nam đã rõ ràng công nhận Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Nam Sa. Trước thập niên 70 thế kỷ 20, các nước Philippines, Malaysia v.v không có bất cứ văn bản pháp luật và bài phát biểu của nhà lãnh đạo nào nói đến phạm vi lãnh thổ nước họ bao gồm quần đảo Nam Sa. Nghị quyết của Chính phủ nhiều nước và cộng đồng quốc tế cũng công nhận quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thí dụ như, Hội nghị hàng không khu vực Thái Bình Dương thuộc tổ chức hàng không dân dụng quốc tế triệu tập tại Ma-ni-la vào năm 1955 đã thông qua nghị quyết số 24, yêu cầu nhà đương cục Đài Loan Trung Quốc tăng cường việc quan trắc khí tượng trên quần đảo Nam Sa, tại hội nghị không có bất cứ một đại biểu nào đưa ra ý kiến bất đồng hoặc ý kiến bảo lưu về việc này. Bản đồ do nhiều nước xuất bản cũng ghi rõ quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Trong đó có “Tập bản đồ mới Thế giới” do Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ohira Masayoshi đề nghị xuất bản vào năm 1962, bản đồ thế giới do Việt Nam lần lượt xuất bản vào năm 1960 và năm 1972 v.v. Từ thế kỷ 20 đến nay, bách khoa toàn thư có thẩm quyền của rất nhiều nước như “Bách khoa toàn thư Liên Xô” xuất bản năm 1973 và “Niên giám Thế giới” do Hãng Kyoto Nhật xuất bản năm 1979 đều thừa nhận quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…

Sự thật lịch sử như thế nào?

Năm 1945 Nhật Bản bị các nước Đồng minh đánh bại trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương phải đầu hàng. Một trong những việc nước này phải làm khi đầu hàng là từ bỏ các đất đai ở ngoại quốc mà Nhật Bản đã chiếm được trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ quân phiệt, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo này là khi trong một cuộc họp báo ở Manila ngày 17/5/1949 Tổng thống Philippines Quirino đã tuyên bố là vì quần đảo Trường Sa ở kế cận quần đảo Philippines nên nó phải thuộc về Philippines. Hai ngày sau, ngày 19 tháng 5, Bắc Kinh đã có phản ứng. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố như sau:

“Lời tuyên truyền vô lý của Chính phủ Philippines đối với lãnh thổ của Trung Quốc rõ ràng là sản phẩm chỉ thị của Chính phủ Hoa kỳ. Bọn khiêu khích Philippines và những kẻ Hoa Kỳ ủng hộ chúng phải bỏ ngay mưu đồ mạo hiểm đó đi, nếu không thì hành động này có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không bao giờ để cho bất cứ một ngoại bang nào xâm lược quần đảo Nam Sa hay bất cứ đất đai nào khác thuộc về Trung Quốc”.

Tuy nhiên Trung Quốc chỉ nói chứ không đưa ra được một bằng chứng nào, dù là lịch sử hay pháp lý, cho thấy Trường Sa thuộc quyền Trung Quốc làm chủ.

Đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính phủ Hoa kỳ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị Hòa bình nhóm họp ở thành phố San Francisco (Hoa kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhật Bản. Điểm đáng chú ý là cả Trung Quốc và Đài Loan đều không được mời tham dự hội nghị. Trong hội nghị, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12/7/1951. Ngày 8/9/1951, ngoại trừ Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc, các nước tham dự hội nghị đã ký hòa ước với Nhật Bản.

Vì thấy mình bị Hoa Kỳ gạt ra ngoài hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay từ cuối năm 1950 đã có phản ứng. Một mặt họ ra một số tuyên bố chính thức, mặt khác họ cho đăng các bài báo để lên án việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị và để trình bày quan điểm của Trung Quốc về một số vấn đề cần phải được thảo luận, trong đó có vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao, trong bản tuyên bố đầu tiên của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đã nêu ra căn bản chính để ký một hòa ước với Nhật Bản:

“Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng đã được các quốc gia trong Ủy hội Viễn đông thỏa thuận và thông qua ngày 19/6/1947 các văn kiện quốc tế mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết là căn bản chính cho một hòa ước liên hợp với Nhật Bản”.

Chu Ân Lai còn nói thêm:

Nhân dân Trung Quốc rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia đồng minh khác trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được qui định trong các văn kiện này”.

Tuy bản tuyên bố trên của Trung Quốc không đề cập đến vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ đề cập tới các vấn đề khác, nhưng vì nó đã nêu ra quan điểm chính yếu của Trung Quốc nên chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ nó cùng với bản tuyên bố ngày 15/8/1951 là tuyên bố chính thức của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tìm hiểu giá trị các luận cứ của Trung Quốc.

Thực vậy, khi nghiên cứu dự thảo hòa ước San Francisco của Anh - Mỹ gửi cho các quốc gia được mời tham dự hội nghị, Chính phủ Trung Quốc thấy điều 2 của bản dự thảo này không quy định là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản từ bỏ phải được trao cho quốc gia nào. Vì thế ngày 15/8/1951, sau khi đề cập tới quan điểm của Trung Quốc về từng vấn đề một được nêu trong bản dự thảo.  Chu Ân Lai đã tuyên bố:

“... Dự thảo Hiệp ước qui định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly-Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (quần đảo Paracel-Hoàng Sa), nhưng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Thực ra, cũng như các quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa và đảo Nam uy lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc. Dù các đảo này đã có lúc bị Nhật Bản chiếm đóng trong một thời gian trong trận chiến tranh xâm lăng do đế quốc Nhật Bản gây ra, sau khi Nhật Bản đầu hàng Chính phủ Trung Hoa đã thu hồi những đảo này.

"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do đó tuyên bố: dù Dự thảo Hiệp ước Anh-Mỹ có chứa đựng các điều khoản về vấn đề này hay không và dù các điều khoản này có được soạn thảo như thế nào, chủ quyền bất khả xâm phạm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên đảo Nam Uy và quần đảo Tây Sa sẽ không vì thế mà bị ảnh hưởng”. 

Chu Ân Lai sau đó kết luận vấn đề này bằng cách phủ nhận giá trị bất cứ một thỏa ước nào ký với Nhật Bản mà không có sự tham dự của Trung Quốc:

“Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký hòa ước với Nhật Bản dù nội dung và kết quả một hiệp ước như vậy có như thế nào, Chính phủ Nhân dân Trung ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy sẽ vô hiệu”.

Tuy rằng lời kết luận này nhằm toàn thể hòa ước với Nhật Bản, nó cũng bao trùm luôn cả vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong bản tuyên bố này chúng ta nhận thấy có những điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, tuy tuyên bố là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc, Chu Ân Lai lại không nêu ra một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này.

Sự không dẫn chứng của Chu Ân Lai đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải chăng vì Trung Quốc biết không có một căn cứ nào vững vàng, về pháp lý cũng như về lịch sử, để chứng minh chủ quyền này nên Trung Quốc phải bỏ không viện dẫn chứng cớ.

Thứ hai, bản tuyên bố này, cũng như các bản tuyên bố khác sau này của Trung Quốc, và cả của Đài Loan, đã đề cập tới việc Chính phủ Trung Hoa thu hồi Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945.

Chúng ta biết rằng năm 1938, trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nói là để khai thác thương mại nhưng thực ra chính là để lập căn cứ chiến lược làm bàn đạp tấn công vùng Đông Nam Á. Theo R. Serene thì “Năm 1938 Nhật Bản mượn cớ khai thác thương mại đã chiếm đảo Phú Lâm để bành trướng sự kiểm soát tới các đảo Cam Tuyền và Linh Côn…”. Rồi đến ngày 31/3/1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra một thông cáo loan tin là ngày hôm trước ( 30/3/1939).

Nhật Bản đã quyết định đặt quần đảo Trường Sa dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản vì lý do tại đây đã thiếu một chính quyền hành chính địa phương nên đã làm thiệt hại đến quyền lợi của Nhật Bản. Trong suốt thời gian của Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã đóng quân trên hai quần đảo này cho tới khi đầu hàng quân đội Đồng minh.

Vào cuối năm 1943, trong lúc chiến tranh đang ở mức độ ác liệt nhất thì các nhà lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Dân Quốc đã bí mật gặp nhau tại Cairo, thủ đô nước Ai Cập, từ 23 đến 27 tháng 11 năm 1943 để thảo luận các chiến lược tiêu diệt phe Trục (Đức- Ý- Nhật). Ngày 26-11-1943, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã ký một bản tuyên cáo chung (thường được gọi là Tuyên cáo Cairo) trong đó có một đoạn như sau:

“Đối tượng của các nước này (tức là của ba nước Đồng minh) là phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các đảo ở Thái Bình dương mà nước này đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã cướp của người Trung Hoa, như là Mãn châu, Đài Loan và Bành Hồ, phải được hoàn trả Trung Hoa Dân Quốc. Nhật Bản cũng sẽ phải bị trục xuất khỏi các lãnh thổ khác đã chiếm được bằng võ lực và lòng tham”.

Đọc đoạn trích dẫn trên chúng ta thấy Tuyên cáo Cairo có hai quy định quan trọng. Thứ nhất, chỉ có các đất Mãn châu, Đài Loan và Bành Hồ được hoàn trả cho Trung Quốc thôi. Thứ hai, còn các lãnh thổ khác mà Nhật Bản chiếm được thì bản tuyên cáo này chỉ quy định việc trục xuất Nhật Bản, chứ không hề nói tới việc hoàn trả chúng cho Trung Quốc. Chỉ có điều đáng tiếc, và đó cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tranh chấp về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau này, là Tuyên cáo Cairo đã không nói các lãnh thổ khác ấy phải được hoàn trả cho nước nào.

Quyết định của Tam cường tại Hội nghị Cairo được tái xác nhận trong một hội nghị thượng đỉnh Tam cường khác nhóm tại Potsdam từ 17/7 đến 2/8/1945 để ấn định các điều kiện cho Nhật Bản đầu hàng. Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Anh và Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đã ra một tuyên ngôn (thường gọi là Tuyên ngôn Potsdam) ngày 26/7/1945 trong đó có ghi là “Các điều khoản của bản Tuyên cáo Cairo sẽ được thi hành”.

Tại hội nghị Potsdam này các nhà lãnh đạo Tam cường đã quyết định chia Đông Dương làm hai khu vực để cho tiện việc giải giới quân đội Nhật Bản đóng tại đây. Vĩ tuyến thứ 16 được chọn làm ranh giới: việc giải giới ở khu vực Bắc vĩ tuyến ủy thác cho quân đội Trung Hoa (quân Tưởng Giới Thạch) và ở khu vực phía Nam do liên quân Anh-Ấn đảm nhận. Vì quần đảo Hoàng Sa nằm ở giữa hai vĩ tuyến thứ 15 và 17 nên việc giải giới quân đội Nhật trú đóng ở đây thuộc thẩm quyền của quân Tưởng. Trái lại, việc giải giới ở quần đảo Trường Sa phải do liên quân Anh-Ấn đảm nhận do lẽ quần đảo này nằm giữa hai vĩ tuyến thứ 8 và 12.

Nhật Bản khi đầu hàng đã chịu điều kiện quy định trong bản Tuyên cáo Cairo và ghi nhận trong Văn kiện đầu hàng ngày 2/9/1945. Đồng thời, khi ra lệnh cho quân đội Nhật Bản ở nước ngoài đầu hàng và nộp vũ khí cho quân đội Đồng minh, Nhật hoàng Hirohito đã ban hành Tổng Mệnh lệnh số 1, trong đó điều I khoản (a) qui định là:

“Các tư lệnh Nhật Bản và tất cả lục, hải quân cùng các lực lượng phụ thuộc ở trên đất Trung Hoa (ngoại trừ Mãn châu), Đài Loan và Đông Pháp ở 16 độ bắc vĩ tuyến đầu hàng Đại Nguyên soái Tưởng Giới Thạch”.

Bản Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam hoàn toàn không đề cập tới vấn đề hoàn trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản đã xâm lược vào đầu Chiến tranh thế giới thứ 2. Sự thiếu sót này có phải là do các nhà lãnh đạo đồng minh sơ ý hay quên không? Lẽ dĩ nhiên là không. Trái lại, chúng ta phải giải thích là các nhà lãnh đạo Tam cường đã không quan niệm hai quần đảo này là phần lãnh thổ của Trung Quốc. Điểm đặc biệt đáng chú ý hơn nữa là chính Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Đại Nguyên soái Tưởng Giới Thạch, đã tham dự cả hai hội nghị và đã ký vào cả Tuyên cáo Cairo lẫn Tuyên ngôn Potsdam, chứ không phải một người đại diện nào khác để nói là có thể đã không thi hành đúng chỉ thị của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực sự thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì không có lý gì họ Tưởng chỉ đòi hoàn trả có Mãn châu, Đài Loan và Bành Hồ thôi mà lại không đòi luôn Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn nữa, trong bản văn của Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam chúng ta cũng không thấy từ “vân vân” để có thể nói là vấn đề đã được bao hàm trong hai văn kiện này.

Mười hai năm sau khi tham dự Hội nghị Cairo và ký bản Tuyên cáo, ngày 8/2/1955 Tưởng Giới Thạch vẫn còn nhắc lại là:

“Trong thông cáo công bố vào lúc bế mạc hội nghị, chúng tôi đã tuyên bố là tất cả các lãnh thổ do Nhật Bản ‘cướp’ của Trung Hoa, kể cả Đông Tam Tỉnh, Đài Loan và Bành Hồ phải được hoàn trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc. Lời tuyên bố này đã được bản Tuyên ngôn Potsdam công nhận và Nhật Bản chấp nhận khi nước này đầu hàng”.

Một lần nữa, ông hoàn toàn không nói gì đến việc phải hoàn trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Vào lúc ông nói lời trên ông không phải là không biết có sự tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo này mà cả chính phủ của ông lẫn chính phủ của Mao Trạch Đông đang đòi.

Như chúng ta được biết, cả Tuyên cáo Cairo lẫn Tuyên ngôn Potsdam chỉ cho phép Trung Hoa Dân Quốc giải giới quân đội Nhật Bản ở quần đảo Hoàng Sa thôi, chứ không hề cho phép Trung Hoa Dân Quốc thu hồi quần đảo này cùng là giải giới quân đội Nhật Bản ở quần đảo Trường Sa hay thu hồi quần đảo đó. Vì thế việc chiếm đóng và thu hồi hai quần đảo này của Trung Hoa Dân Quốc là bất hợp pháp và vi phạm trầm trọng luật quốc tế vì đi trái với quyết định của Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam.

Vì các lý do vừa kể trên, chúng ta phải nhìn nhận rằng lời tuyên bố ngày 15/8/1951 của Chu Ân Lai đã mâu thuẫn với lời tuyên bố ngày 4/12/1950 cũng của họ Chu. Một bên Trung Quốc đòi các quốc gia phải tuân theo hai văn kiện quốc tế này và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng, trong đó việc chia đôi Đông Dương để giải giới quân đội Nhật Bản đóng tại đây cũng là một chính sách căn bản, một bên lại cho việc tiếp thu hai quần đảo không hề được qui định trong hai văn kiện quốc tế là một hành vi hợp pháp.

Thực vậy, điều 2 của Hòa ước San Francisco sau khi đã nói về việc Nhật từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ nào không phải là lãnh thổ chính của Nhật Bản mà nước này đã chiếm được từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến khi chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ 2 đã quy định thêm trong đoạn (f) như sau:

“Nhật Bản khước từ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa”. 

Các qui định trong điều 2 như vậy đã theo đúng với quyết định của Hội nghị Cairo năm 1943 được diễn tả trong bản Tuyên cáo Cairo mà Trung Quốc vẫn luôn đòi phải được coi là căn bản chính cho một hòa ước ký với Nhật Bản đã nói ở bên trên. Nói cách khác, chính Trung Quốc đã coi quyết định của các đại cường là hợp lý, hợp tình và hợp pháp.

Về quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề giá trị của hai văn kiện quốc tế quan trọng này, chúng ta đã thấy:

(a) khi cuộc tranh luận tại Liên Hiệp Quốc về địa vị của đảo Đài Loan đang tiến hành, ngày 24/8/1950 Trung Quốc đã gửi một bức công điện cho tổ chức quốc tế này trong đó có đề cập tới Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam mà các quốc gia ký kết phải tôn trọng và tuân hành 

(b) hoặc như qua lời tuyên bố ngày 4/12/1950 của Chu Ân Lai nói trên, 

(c) cũng như trong lời tuyên bố ngày 15/8/1951 của Chu Ân Lai như sau:

Dù xét về thủ tục mà hòa ước được chuẩn bị hay về nội dung, ta thấy Dự thảo Hòa ước Anh-Mỹ trắng trợn vi phạm các thỏa ước quốc tế quan trọng, mà Anh-Mỹ đều là phe kết ước, như là ... bản Tuyên cáo Cairo, ... bản Tuyên ngôn Potsdam ...

Vi phạm sự thỏa thuận theo bản Tuyên cáo Cairo và bản Tuyên ngôn Potsdam, Dự thảo Hòa ước chỉ qui định là Nhật Bản sẽ khước từ các quyền đối với Đài Loan và Bành Hồ”.

Hòa ước San Francisco là một văn kiện quốc tế nhằm thi hành những quyết định của Hội nghị Cairo 1943, nó cũng phải có hiệu lực như bản Tuyên cáo Cairo.

Hơn một tháng sau khi lên tiếng ngày 15/8/1951 về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói trên, khi bình luận về việc ký Hòa ước San Francisco, trong một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/9/1951, Chu Ân Lai không hề nói gì về vấn đề hai quần đảo này cả mà chỉ lập lại lập trường cũ, phủ nhận giá trị và hiệu lực của hòa ước vì đã được ký kết mà không có sự tham dự của Trung Quốc.

Sự im lặng này càng khó hiểu hơn nữa khi chắc chắn là Trung Quốc phải biết rằng Hội nghị San Francisco đã bác bỏ đề nghị của phái đoàn Liên Xô đòi trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc và về phản ứng của phái đoàn Quốc gia Việt Nam.

Thực vậy, ngày 5/9/1951, trong phiên họp khoáng đại hội nghị thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh-Mỹ để ký với Nhật Bản đã đưa ra một đề nghị bảy điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Điểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo này cho Trung Quốc. Nhưng hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với với 46 phiếu chống (3 phiếu thuận là Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, 1 phiếu trắng và 1 không bỏ phiếu).

Hai ngày sau, 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau:

“Et comme il faut franchement profiter de toutes occasion pour étouffer les germes de discorde, nous afirmons nos droits sur les iles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet-Nam”.

(tạm dịch là: “Cần nói thật rằng phải lợi dụng tất cả mọi trường hợp để chặn đứng những mầm xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh thổ Việt Nam”)

Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco long trọng ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn, không có một phái đoàn nào phản đối.

Sự im lặng lại càng trở nên khó hiểu hơn nữa khi trong bản tuyên bố ngày 5/5/1952 về hòa ước mà Trung Hoa Dân Quốc đã ký với Nhật Bản ngày 28/4/1952, Chu Ân Lai không nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù hai quần đảo này đã được đề cập tới trong điều 2 của hòa ước như sau:

“Điều 2. Hai bên nhìn nhận là theo điều 2 Hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8 tháng chín năm 1951 tại San Francisco ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã khước từ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên quan đến Đài Loan (Formosa) và Bành Hồ (the Pescadores), cũng như quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Theo điều khoản này, Nhật Bản chỉ nhắc lại việc khước từ chứ không nói rõ là Nhật Bản hoàn trả hai quần đào này cho Trung Hoa Dân Quốc. Chính vì vậy trên trang mạng Japan Focus ngày 21/03/2009 đăng nghiên cứu của Kimie Hara cho rằng các vụ tranh chấp trên Thái Bình Dương từ Đông Bắc xuống Đông Nam Á, gồm cả vùng Trường Sa, là di sản của Hiệp ước San Francisco năm 1951.Bài viết nói các cường quốc sau Thế Chiến 2 đã không ghi rõ chi tiết chủ quyền nhiều đảo và quần đảo qua việc đặt tuyến phân ranh giới Acheson Line. Sau đó, tác động của việc hoạch định lằn ranh bao vây nước Trung Hoa cộng sản và Bắc Triều Tiên lại tạo thêm sự phức tạp cho vấn đề.Tác giả cho rằng nay, để giải quyết các vấn đề, mọi bên đều cần có sự nhượng bộ và giải pháp đa phương, gồm cả Nhật Bản, nước thua trận trong Thế Chiến 2.

Kết luận

Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Mới đây nhất, ngày 25/5/2023, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung tâm Bảo đảm an toàn hàng hải (Bộ GTVT Trung Quốc) tiến hành lắp đặt ba phao đèn báo hiệu tại một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Việc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá trị pháp lý”.

Tất cả các vấn đề trên là quá rõ ràng, những luận cứ và luận chứng mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra trong vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam chỉ có thể lừa được một số người chứ không thể phủ nhận được các văn kiện của Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và sự thật lịch sử. Chính phủ Trung Quốc hãy chấm dứt ngay mọi hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 20247:28 CH(Xem: 2357)
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 2682)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 4254)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 3732)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 2023)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 2487)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1723)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1779)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
02 Tháng Hai 20246:47 CH(Xem: 2081)
Khoan bàn đến các sai phạm, chỉ xem cách BCH TƯ đảng khóa 13 loại bỏ ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường qua phiên họp bất thường vừa được tổ chức cách nay vài ngày ắt sẽ thấy dù vẫn bi bô về “học tập và làm theo” mọi thứ từ “bác” nhưng xét cho đến cùng, “Bác” cũng chỉ được Đảng CSVN dùng như pháp sư dùng... “bùa”. Nếu BCH TƯ Đảng khóa 13 chấp nhận cho ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường “thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu” thì chẳng khác gì công nhận các thành viên trong BCH TƯ Đảng khóa 13 từ Tổng Bí thư trở xuống... thua xa...
02 Tháng Hai 20246:46 CH(Xem: 1421)
Cuộc Cách mạng Dù Vàng đã trôi qua gần 10 năm, mặc dù gần như bị thế giới quên lãng như Cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 nhưng cũng để lại những bài học quý giá cho các dân tộc còn đang bị các chế độ độc tài cai trị – Tuổi trẻ Hongkong có ý thức chính trị cao, có nhiệt huyết nhưng không có tổ chức. Muốn làm cách mạng phải có Tổ Chức, có học thuyết chính trị, phải có chuẩn bị. Không có tổ chức, cho dù cách mạng có thành công rồi cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Hơn thế nữa, cũng đừng quên rằng sự thất bại của 2 cuộc cách mạng nói trên còn có một lý do khách quan. Họ đã không nhận được sự giúp đỡ của các nước Âu, Mỹ...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 2244)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
30 Tháng Giêng 20249:05 CH(Xem: 1455)
Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra. Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.
29 Tháng Giêng 20247:36 CH(Xem: 1462)
Kinh tế thị trường là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Nếu không có tư pháp và quốc hội độc lập, không có hệ thống bầu cử khả tín, thì ‘bói đâu ra’ nền kinh tế tự do (sở hữu tư nhân, luật pháp nhất quán, rõ ràng…) Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Bắc Kinh 20 năm trước, ông Trọng khẳng định, sự hình thành kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình trong thực tiễn của Việt Nam...
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1534)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
22 Tháng Giêng 20248:30 CH(Xem: 2200)
Nhìn nhận tình trạng “không bình thường” trong đảng và lực lương “võ trang nhân dân” của Thượng Tướng Trịnh Văn Quyết cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề suy thoái không còn hạn chế trong “phạm vi nhỏ” cán bộ đảng viên mà đã lan trong diện rộng. Quan trọng là cả thành phần trẻ trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ “dự bị”, “hạt giống đỏ” của đảng cũng đã “xa đoàn”, “nhạt đảng” khiến đảng lo ngại cho tương lại của mình. Đó là những nhức nhối của đảng Cộng sản Việt Nam khi bước vào năm mới. Sư thật này đã bác bỏ sạch trơn thái độ lạc quan của Đảng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!