Trung Quốc có chèn ép Việt Nam sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ?

22 Tháng Tư 20236:25 CH(Xem: 2174)

Trung Quốc có chèn ép Việt Nam sau chuyến thăm Hà Nội
của Ngoại trưởng Mỹ?


download (12)Một cuộc biểu tình ở Hà Nội phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc - Hình BBC





  Hải Lê
VOA Blog



Ông Blinken chưa về đến Washington, vì còn phải ghé qua Nhật dự Hội nghị G7, nhưng từ Hà Nội đã có tin, Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm vận hành thí điểm khu du lịch Thác Bản Giốc.

Hải Lê

Có phải tại vì những dự án cấp tốc này cần được triển khai sớm, hay vì một lý do kinh tế hay chính trị nào đấy, hoặc vì lý do cấp thiết hơn là do Trung Quốc đang ép Việt Nam phải “để dành” các dự án trên cho Bắc Kinh, mà không được ưu tiên cho các đối tác nào khác? Nhưng tại sao Trung Quốc lại chèn ép Việt Nam vào lúc này? Giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng khi biết rằng, đằng nào thì cũng không ngăn cản được sự tiến triển tất yếu của bang giao Việt – Mỹ, nay Trung Quốc chèn ép tiếp Việt Nam bằng một số đòi hỏi về kinh tế?

Vận hành khu du lịch Thác Bản Giốc

Để trả lời câu hỏi trên đây, nên tìm hiểu ngọn ngành của các dự án từng bị tai tiếng ngay từ trước khi đưa ra công luận. Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt – Trung nên có 2 tên. Nếu nhìn từ chân thác thì có phần thác bên trái (gọi là thác phụ) và phần bên phải (gọi là thác chính). Thác phụ và một nửa thác chính bên tay trái thuộc về chủ quyền Việt Nam. Nửa còn lại bên phải của thác chính thuộc về Trung Quốc. Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam, còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác. Nay Trung Quốc dường như sẵn sàng khai thác nốt cả phần thác phụ trên lãnh thổ Việt Nam.

Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc từ lâu là đề tài tranh luận. Tranh chấp với Trung Quốc về Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974 – 1975 nhưng lên cao điểm vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979. Khu vực Bản Giốc và cửa sông Ka Long là những khu vực rất nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời. Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước, là hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trước đây, các khu vực này đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều vòng đàm phán của Ủy ban Liên hợp Phân giới cắm mốc Việt – Trung nhưng chưa giải quyết được. Tại hai khu vực này đã từng xảy ra tranh chấp phức tạp và kéo dài. Từng có nhiều dư luận cho rằng chính phủ Việt Nam đã “bán đất cho Trung Quốc”. Những tố cáo này đã viện dẫn các tư liệu lịch sử, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 1970 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.

Ngày 18/4, Hội thảo “Triển khai vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc – Đức Thiên” đã diễn ra do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức. Báo “Quốc Tế” loan tin trong cùng ngày và dẫn phát biểu của Thứ trưởng Thường trực BNG Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng, vừa thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai lân bang, vừa thúc đẩy hợp tác biên giới. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh thì hoạt động vừa nêu thuộc khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Bảo vệ & Khai thác Tài nguyên Du lịch thác Bản Giốc – Đức Thiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là hiệp định đầu tiên về hợp tác du lịch xuyên biên giới giữa hai phía.

Nhưng từ thời điểm đầu năm 2008, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ở Pháp, trong một trả lời phỏng vấn Đài RFA, khẳng định Hà Nội đã bị mất phân nửa thác Bản Giốc, mà trước đây nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam ít nhất hai cây số. Còn theo ông Nguyễn Minh Vũ, hội thảo vừa qua nhằm tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn để đưa vào vận hành thí điểm “Khu cảnh quan thác Bản Giốc” trong năm 2023. Việc đưa dự án này vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp Cao Bằng phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa các địa phương biên giới. Nhưng liệu rồi đây, có ai dám đảm bảo rằng, nếu để Trung Quốc quản lý chúng cả phần trên lãnh thổ Việt Nam thì tỉnh Cao Bằng có cách nào để bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia?

Đường sắt đô thị Hà Đông – Xuân Mai

Báo mạng “Nhân Dân” – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam – vừa loan tin về cuộc gặp được gọi là “chào xã giao” giữa đại sứ Trung quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, với lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rằng, dựa trên nền tảng quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Trung Quốc” và chính sách mở cửa trở lại của Bắc Kinh sau đại dịch COVID-19, thành phố Hà Nội tin thời điểm này là thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể với các địa phương Trung Quốc. Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu ra một số đề xuất cụ thể để có thể triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Đông – Xuân Mai.

Người tinh ý phải đặt ngay câu hỏi, tuyến Hà Đông – Cát Linh có chiều dài 13,5 km, được khởi công từ tháng 10/2011. Đây chính là tuyến đường sắt được xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc. Tuyến đường sắt này được phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là hơn 13.800 tỷ đồng (669,62 triệu USD). Sau 8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, dự án này bị xem là “biểu tượng trễ hẹn và đội vốn”. Qua 5 đời Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, lỗ 160 tỷ trong năm đầu hoạt động. Dự án đội vốn hơn 205%. Đến giữa năm 2021, Bộ Tài chính Việt Nam phải ứng tiền từ quỹ tích lũy để trả nợ gốc khoản vay từ Trung Quốc. Nếu bây giờ phía Trung Quốc tiếp tục triển khai dự án đường sắt Hà Đông – Xuân Mai dựa trên “kinh nghiệm dự án Hà Đông – Cát Linh” thì còn gì mỉa mai hơn? Trong khi Đại sứ Trung Quốc vẫn cho rằng, đấy là biểu trưng của tình hữu nghị Việt – Trung. Thật ra, đấy là cái vòng kim cô để Trung Quốc khống chế, tạo ra vấn nạn kinh tế không những chỉ cho lãnh đạo Hà Nội, mà còn cho toàn thể nhân dân Việt Nam, là những người phải nai lưng ra đóng thuế để trả giá cho cái tình hữu nghị viển vông ấy.

Điều lãnh đạo Việt Nam sợ nhất trong vụ đường sắt Cát Linh là Trung Quốc có thể cho công khai những khoản hối lộ khổng lồ dẫn đến vỡ tiến độ dự án. Theo TS. Lê Dăng Doanh, Trung Quốc là “bậc thầy đút lót” bằng tiền tươi thóc thật để doanh nghiệp của họ được thắng thầu trong nhiều dự án. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia khác, việc thắng thầu ở những dự án khác của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đều như vậy cả. Nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết, Trung Quốc sẵn sàng “lại quả” tối thiểu 30% bằng “tiền tươi”. Thử làm con tính đơn giản, mức thấp nhất, 30% của gần 700 triệu USD nói trên sẽ liên luỵ đến bao nhiêu “lãnh đạo nguồn” suốt trong ngần ấy thời gian. Quá nguy hiểm, nếu như không giữ được ghế cho các đồng chí “phe mình” chưa bị lộ còn “nằm trong nhiều đống rơm”!

Công ty Yongjin Metal đầu tư 125 triệu USD

Ngày 17/4 mới đây, trong khi Gang Thép Thái Nguyên vừa báo cáo thua lỗ, thì Công ty Yongjin Metal của Trung Quốc lại thông báo sẽ đầu tư tiếp 125 triệu USD để xây dựng một nhà máy thép mới tại Việt Nam. Nhà máy mới sẽ có công suất 260.000 tấn/năm. Hiện Yongjin Metal đã có một nhà máy tại Việt Nam và bắt đầu hoạt động sản xuất từ tháng tư năm ngoái. Sản phẩm của nhà máy này là thép không gỉ được xuất sang các thị trường EU, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Còn nhà máy sắp đầu tư sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa Việt Nam. Được biết, Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Tisco) báo cáo lỗ 19 tỷ đồng trong quý 1 năm 2023. Báo cáo tài chính của công ty này cho thấy doanh thu thuần trong quý một giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo báo cáo, hàng tồn kho trong quý 1/2023 của Tisco tăng 21% so với thời điểm đầu năm; như vậy hàng tồn kho đang chiếm hơn 73% tài sản ngắn hạn của Gang Thép Thái Nguyên.

Chỉ điểm sơ qua ba dự án mà phía Trung Quốc vừa được “bật đèn xanh”, các chuyên gia kinh tế đều giật mình. Phía Việt Nam nói là “mong muốn Trung Quốc vào các dự án” này, nhưng đằng sau hậu trường ai cũng biết là Trung Quốc đã “lobby” lãnh đạo các cấp, từ trung ương xuốn địa phương để giành giật các dự án ấy về mình như thế nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201512:57 CH(Xem: 12111)
Trong suốt thời gian có cuộc khủng hoảng Tàu cộng đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014, Quốc hội không dám ra Nghị quyết lên án Tàu cộng. Các đảng bộ địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội của đảng trong Mặt trận Tổ quốc cũng không dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh.
19 Tháng Mười Hai 20157:31 SA(Xem: 12542)
Ván cờ đã vào những nước đi cuối cùng bây giờ chỉ còn 2 giải pháp: 1/ Ba Ếch tiêu diệt đảng cộng sản Việt Nam 2/ chính y sẽ bị các đ/c của mình băm thành trăm mảnh
18 Tháng Mười Hai 20155:26 SA(Xem: 10849)
Như thế mà Nguyễn Nhâm vẫn có thể ngụy biện trên Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của đảng CSVN, rằng: “Để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa....
15 Tháng Mười Hai 20157:32 CH(Xem: 12508)
“Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?”
10 Tháng Mười Hai 20156:36 CH(Xem: 12075)
Khi hàng loạt các ban ngành khác từ trung ương đến địa phương lần lượt hết tiền, khi quản lý kinh tế đến điều hành xã hội, từ việc phân phối tiện ích công cộng, trật tự xã hội, đến duy trì an toàn giao thông, phân phối điện nước, thực phẩm... lần hồi tê liệt thì điều gì sẽ đến?
06 Tháng Mười Hai 20159:21 CH(Xem: 12881)
Đảng csVN đã nuôi một đám ăn hại đái nát mang danh tuyên giáo, bắt đầu bằng tên văn nô Tố Hữu, Xuân Diệu cho đến Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh hôm nay, chúng chỉ biết ngồi mát ăn bát vàng và tự tưởng tượng ra những gì cao đẹp nhất để che đậy cho sự thối nát mục ruỗng của chế độ...
05 Tháng Mười Hai 20158:13 SA(Xem: 11884)
04 Tháng Mười Hai 20159:03 SA(Xem: 12216)
Chính vì kiểu quan niệm đầy chất võ đoán như vậy mà hầu hết người dân luôn tỏ ra nễ phục những kẻ làm quan. Và đây là cơ hội để bọn làm quan thả sức làm càn. Vì có làm càn cỡ nào thì họ vẫn cứ là hạng sang. Họ vẫn cứ là những kẻ “vinh dự” bởi họ là quan, họ được sang. Trong khi đó, bản chất của chữ sang
02 Tháng Mười Hai 20154:29 CH(Xem: 11854)
Các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đang đấu tranh về việc này, kể cả đấu tranh về qui định trong Dự luật là không cho thành lập những hội đoàn nào mà trùng lắp với hoạt động đã có sẵn của những hội đoàn nhà nước. Nếu đúng tinh thần như vậy có thể sẽ không có một hội đoàn xã hội dân sự nào được thành lập, bên Văn Đoàn Độc lập thì trùng với Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Độc lập thì trùng với Hội Nhà báo Việt Nam…có lẽ chỉ có mỗi Hội cựu Tù nhân Lương tâm là không trùng lắp với hội nào của chính quyền.”
28 Tháng Mười Một 201510:02 SA(Xem: 13043)
Ấy vậy mà lại có mấy tờ báo của đảng vô tình đăng lên giấy trắng mực đen lời nói của một ông tiến sỹ nào đó là “Sinh hoạt chính trị của quốc hội ta gần bằng các quốc hội nước ngoài”! Thật là vô cùng dại dột với tính chất “mỉa mai” nguy hiểm của câu nói chẳng biết mang ý đồ gì!
25 Tháng Mười Một 20156:22 SA(Xem: 10645)
Tuấn chỉ đơn giản nghĩ rằng, gia đình em đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng về tài sản thì với tư cách là thành viên trong gia đình em sẽ ngăn cản và chống lại lực lượng cưỡng chế bằng mọi cách, mà không ý thức được rằng sẽ gây lại hậu quả nguy hiểm cho người khác, hay cho xã hội. Tuấn, 15 tuổi, chưa đủ ý thức đầy đủ khi gây hại cho người khác. ‘Ý thức’ của trẻ em, của người chưa trưởng thành với người lớn là cách biệt.
21 Tháng Mười Một 20158:13 CH(Xem: 12474)
Cũng như gần đây có bài viết trên báo Đảng cho là việc dùng từ ngữ Việt Cộng để gọi người đối thoại là một điều sỉ nhục đối với người đó mặc dù người đó chính là thành phần cộng sản. Vậy người ta có thể suy diễn là từ ngữ Việt Cộng hay Cộng sản mang ý nghĩa rất bẩn thỉu lẫn hàm chứa sự khinh khi nào đó. Có phải chăng tác giả bài viết đó cũng là một “nạn nhân” vốn cảm thấy bị sỉ nhục khi ai đó gọi tác giả là Việt Cộng?
15 Tháng Mười Một 20159:59 CH(Xem: 14455)
Tất nhiên đó sẽ không phải là điều tốt cho nước Việt Nam khi người dân bị buộc chọn kiếp sống bị trị và nếu có sự thay đổi nào đó thì cũng chỉ là sự chọn lựa giữa cái tệ nhất, tệ hơn và tệ mà thôi: bad, worse, and worst !
14 Tháng Mười Một 201511:39 SA(Xem: 11964)
Nhưng lời khuyên những người cầm đầu chế độ toàn trị VN phải tin vào tình bạn của Bắc Kinh còn nóng hổi thì ngay hôm sau (7.11) khi vừa từ VN sang Singapore Tập Cận Bình đã tuyên bố công khai: “Hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung quốc kể từ thời xa xưa”. Họ Tập còn đe dọa “Chính quyền Trung quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung quốc.”
12 Tháng Mười Một 20157:21 CH(Xem: 11629)
Giờ đây khách đi rồi. Cả hội trường không những lặng thinh mà cả Thủ đô Hà Nội cũng im lìm thấm thía để hậm hực với tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Tập Cận Bình.
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...