Từ Khánh Ly, Thanh Tuyền đến Nguyễn Hữu Liêm và nghị quyết 36
V+ công khai đây, sao người Việt hải ngoại không lên án tên này?
Nguyễn Tiến Cường
Buổi trình diễn ca nhạc Dấu Chân Kỷ Niệm dự trù vào ngày 22.10.2022 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng của ca sĩ Thanh Tuyền đã bị hủy bỏ vào giờ phút chót. Live show Dấu Chân Kỷ Niệm chắc chắn sẽ trở thành kỷ niệm khó quên và khó chịu cho bà Thanh Tuyền.
Một “sự cố” văn nghệ tương tự khác xẩy ra trước đó. Sau khi hát bản Gia Tài Của Mẹ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một đêm trình diễn tại Đà Lạt vào cuối tháng 06.2022, bà Khánh Ly bị chế độ CS Hà Nội hủy một loạt các show diễn dự trù trong tháng 07.2022 với lý do đầu tiên là...cúp điện, sau đó là cúp luôn micro, khỏi hát cho khỏe. Thế là bà Khánh Ly đành phải “giã từ nơi khởi đầu, trở về nơi kết thúc”.
Có môt chuyện ngẫm thấy vui vui. Cách đây hơn một tuần, trước khi buổi ca nhạc của bà Thanh Tuyền bị hủy bỏ, ông luật sự, tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm - thầy dậy triết cho một số sinh viên từng qua Mỹ thụ giáo, hiện đang là những cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp của chế độ CS Hà Nội - tổ chức một cuộc họp “bỏ túi” giữa đại diện của bộ ngoại giao Việt Nam, đặc trách kiều bào với một số nhân sĩ gốc miền Nam (VNCH hay không thì chẳng ai biết, cũng không ai cần biết).
Gọi là họp bỏ túi vì số người tham dự, kể cả chủ nhân chỉ khoảng 10 người nhằm mục đích đánh giá thành quả nghị quyết 36 – chữ của “nông dân” là...thu hoạch. Trong buổi họp, theo những gì ông Liêm viết “tổng kết” đăng trên BBC Tiếng Việt, báo Tiếng Dân..., ông Liêm có đề xuất đảng CSVN nên có một Tân Nghị Quyết về chính sách đối với NVHN, thay đổi nghị quyết 36 – Người viết đồng ý quá sức (lẽ) mình, nên mạo muội đề xuất thêm là nên lấy tên là nghị quyết 35.
Đề nghị của ông Liêm không biết đã về đến trung ương đảng, bộ chính trị, văn phòng thủ tướng, quốc hội Việt Nam...đã có lãnh đạo nào ở trung ương đảng, bộ chính trị...nghe báo cáo hay đọc bài viết về buổi họp mặt chưa thì đã xẩy ra “sự cố” hủy bỏ show của bà Thanh Tuyền.
Quyết định hủy bỏ buổi trình diễn ca nhạc Dấu Chân Kỷ Niệm của bà Thanh Tuyền hoàn toàn không dính dáng gì đến chính trị bởi bà Tuyền từ ngày chạy qua Mỹ không hề có những tuyên bố sốc nổi, gây dị ứng, khó chịu cho cán bộ, lãnh đạo CSHN như bà Khánh Ly. Do đó, nguyên nhân hủy bỏ chỉ có thể là do trâu cột ghét trâu ăn, hoặc có thể do ban tổ chức buổi ca nhạc đã không sử dụng nguyên tắc “đầu tiên” với sở văn hóa và du lịch, các sứ quân của thành phố Đà Lạt. Cũng có thể còn một nguyên nhân khác nữa là do đám chống Cộng Hòa cực đoan ở Đà Lạt có chủ trương muốn chứng tỏ quyền lực và sự kiên định của họ với chủ nghĩa Mác-Lê, hễ nghe nhạc vàng là...ngứa.
Chịu thiệt hại vật chất đầu tiên, nặng nề nhất trong “sự cố” này đương nhiên là bà Thanh Tuyền, ban tổ chức show, bao nhiêu tiền bạc, thời gian đầu tư, tập dợt, chuẩn bị... bỗng chốc bốc hơi. Về mặt tinh thần thì sẽ gây nỗi thất vọng lớn lao cho bà Thanh Tuyền lẫn khán giả ái mộ. Người duy nhất cảm thấy được an ủi trong “sự cố” hủy sô của bà Thanh Tuyền có thể là bà Khánh Ly – chí ít bà Khánh Ly có thể tự nhủ lòng: ”- Chúng nó không chỉ...hận thù, căm ghét mình ta”.
Theo nhận định của người viết, người bực tức, buồn bã nhất trong vụ hủy “sô” của bà Thanh Tuyền có lẽ là...ông Triết gia còi hụ Nguyễn Hữu Liêm. Không biết có ai trong trong trung ương đảng CSVN đọc đề xuất của ông chưa mà đám cường hào, ác bá địa phương ở Đà Lạt, Lâm Đồng đã đá ông Liêm một cú giò lái thật đẹp.
Là người đã tự hào với biệt danh Triết gia còi hụ, khoe về Việt Nam được chế độ CS tiếp đón, ngồi trên xe có cảnh sát dẫn đường, hụ còi inh ỏi, một mình khệnh khạng đi tham dự các phiên tòa xử tù nhân chính trị trong bộ vó veston “luật sư Việt Kiều ở Mỹ”, được tặng thêm biệt danh Kẻ đánh giầy bằng lưỡi, Người cầm đèn chạy trước ô-tô...ông Nguyễn Hữu Liêm đau thì có đau, tức thì có tức nhưng không dễ gì bị chao đảo, thương tổn tinh thần khi bị trúng đòn của đám “nông dân ít học” ở Đà Lạt. Nhiều lắm ông chỉ chửi thầm trong lòng “- ĐM! Mấy thằng bần cố nông làm ăn như con củ...c!”.
Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận, “sự cố” hủy bỏ hai buổi ca nhạc Nhớ Mùa Thu Hà Nội của bà Khánh Ly, Dấu Chân Kỷ Niệm của bà Thanh Tuyền ngoài những mặt tiêu cực, cũng có mặt tích cực. Đó là bài học thực tiễn cho người Việt hải ngoại, những ai còn tin tưởng sự hòa hợp, hòa giải của người cộng sản VN - qua nghị quyết 36 được chế độ cộng sản ban hành năm 2004 - đang muốn theo chân Nguyễn Hữu Liêm, về quê hương đánh đu với tinh.
Hãy nhìn lại bài học của vua chả giò Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình hay cha Nhẫn Hòa Trần Trường của phái Thiền Vô Vi của ông Lương Sĩ Hằng - cay đắng, khốn khổ, nhục nhã hơn nhiều. Bài học thực tiễn nhưng có học hay không lại là chuyện khác – bởi đó là Quyền Tự Do Cá Nhân.